Bé nhà mình thường xuyên ho quanh năm, từ mùa đông đến mùa hè. Mỗi lần bé ho là minh sốt
Bài thuốc dân gian hiệu quả cho trẻ bị ho
Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
1. Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá
Rau diếp cá và nước vo gạo là vị thuốc quý, lành tính có tác dụng đặc trị ho. Tuy nhiên vì rau diếp có vị tanh nên đa phần bé sẽ không hợp tác với mẹ. Một chiêu nhỏ sẽ giúp các mẹ làm giảm vị tanh của rau diếp chính là đun sôi thì vị tanh kia sẽ mất và rất dễ uống.
Cách thực hiện: Một nắm lá diếp cá, rửa sạch, giã nhuyễn. Sau đó, lấy một bát nước vo gạo trộn đều với diếp cá đã giã nhuyễn, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Cuối cùng, mẹ chỉ cần lọc lấy nước cho bé uống.
Mỗi ngày mẹ cho bé uống khoảng 3 lần. Nên cho bé uống sau mỗi bữa ăn khoảng 1 giờ để thuốc phát huy tác dụng. Lưu ý là khi chữa ho bằng rau diếp cá và nước vo gạo, các mẹ hạn chế cho bé ăn đồ tanh như tôm cua, thịt gà. Thức ăn của bé nên xay nhuyễn để bé dễ nuốt, dễ tiêu, đề phòng gợn cổ khi bé nôn trớ ra đờm. Nên cho bé uống nhiều nước cam hoặc nước chanh. Nếu bé nôn trớ nhiều, bổ sung men tiêu hóa từ sữa chua. Chữa bệnh bằng rau diếp cá rất an toàn và hiệu quả cho bé. Ngoài tác dụng trị ho rau diếp cá còn có tác dụng chữa cảm sốt rất hiệu quả.
2. Lá húng chanh lợi phế, thông cổ
Lá húng chanh có vị hơi chua, the cay, dễ trồng. Lá húng chanh có tác dụng trị đờm, lợi phế, thông cổ.
Cách làm thuốc đơn giản. Các mẹ chỉ cần hái một nắm lá húng chanh, rửa sạch, mang thái nhỏ. Sau đó, cho vào chén, thêm một ít đường phèn hoặc mật ong mang đi hấp cách thủy hoặc cho vào nồi cơm điện hấp. Để nguội rồi cho trẻ uống, mỗi ngày 2 lần.
3. Cây xương sông trị tiêu đờm, viêm thanh quản
Cây xương sông ngoài tác dụng trị cảm sốt thì còn có công dụng tiêu đờm, trị khản tiếng, viêm thanh quản.
Cách thực hiện: Nên sử dụng lá non xương sông non kết hợp với lá hẹ, rửa sạch, thái nhỏ, cho thêm ít đường, hấp cách thủy và trẻ uống nhiều lần trong ngày. Mùi vị cây xương sông rất dễ uống.
4. Quất xanh chữa ho nhiễm lạnh
Dùng quất xanh hấp đường phèn hoặc mật ong sẽ có tác dụng chữa ho do nhiễm lạnh.
Cách thực hiện: 2-3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt ngang, để nguyên cả vỏ và hạt. Mang quất trộn với đường phèn hoặc mật ong rồi hấp cách thủy đến khi quất chín. Lưu ý là dằm cả vỏ, bỏ hạt, để nguội cho trẻ uống nhiều lần trong ngày. Đối với hạt của quất xanh các mẹ không nên bỏ đi vì nó có tác dụng làm tiêu đờm và ấm thanh quản khi trẻ bị ho. Mùi vị quất có thể hơi khó uống đối với trẻ nên khi cho trẻ uống có thể cho thêm ít đường.
5. Trà cam thảo dịu cổ họng
Cam thảo có chứa thành phần kháng khuẩn, làm dịu cổ họng. Trà cam thảo có vị ngọt, nên mẹ yên tâm khi cho trẻ uống, kể cả trẻ sơ sinh. Loại trà này sẽ giúp cơ thể trẻ ấm hơn và dịu họng hơn.
6. Hoa hồng bạch chữa ho hiệu quả
Lấy cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với một ít đường phèn, cộng với một ít nước lọc, đem hấp cách thủy. Cho bé uống mỗi lần 1 thìa, mỗi ngày từ 3 đến 4 lần.
7. Trị ho bằng lá hẹ và đường phèn
Chọn khoảng 5-10 lá hẹ và một ít đường phèn. Tất cả cho vào bát, rồi mang hấp cách thủy. Sau đó bỏ xác lấy nước cho bé uống. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa. Cách này được các mẹ hay dùng vì khá đơn giản và hiệu quả.
8. Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn
Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn bỏ vào bát sứ, thêm một ít nước lọc và một ít mật ong đem hấp cách thủy cỡ 10-15 phút đưa ra cho bé uống, mỗi lần 2-3 thìa cà phê, uống 3 lần/ một ngày.
9. Củ nghệ tươi
Củ nghệ tươi (người ta thường gọi củ nghệ cái), đem giã nhỏ, thêm nước lọc vào, 5g đường phèn đưa vào chưng cách thủy 10 phút cho bé uống, mỗi lần uống ½ thìa cà phê tùy vào độ tuổi của bé. Cứ như thế ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.
10. Hạt quả quất xanh
Đối với hạt của quất xanh các mẹ không nên bỏ đi vì nó có tác dụng làm tiêu đờm và ấm thanh quản khi trẻ bị ho. Mùi vị quất có thể hơi khó uống đối với trẻ nên khi cho trẻ uống có thể cho thêm ít đường.
11. Lê + đường + xuyên bối
Chọn trái lê to, bỏ vỏ, cắt nắp, khoét bỏ lõi. Bỏ vào bên trong lê 2-3 cục đường phèn nhỏ. 5-6 hạt xuyên bối (mua ở quầy thuốc Đông y). Cho lê vào hấp cách thuỷ chừng 30 phút. Ngày cho bé ăn 2 lần. Có tác dụng chữa ho, viêm phổi, tiêu đờm.
Củ cải trắng, cắt chừng 4-5 lát cho vào một nồi nhỏ, châm bát nước, đun sôi, sau đó để lửa liu riu thêm 5-10 phút. Cho bé uống nước này khi còn nóng điều trị ho, khô mũi, đau hong, ho khan, có đờm.
13. Nước tỏi hấp trị ho cho trẻ
Lấy 2-3 tép tỏi, đập dập, cho vào bát, thêm một nửa bát nước, 1 viên đường phèn, hấp cách thuỷ 15 phút. Không cần cho bé ăn tỏi, chỉ cần uống nước tỏi hấp này khi còn ấm, ngày 2-3 lần, vửa tốt cho dạ dày, phổi, vừa trị được ho, cảm lạnh.
14. Tỏi và mật ong
– Công thức 1: Tỏi, mật ong hấp cách thủy: Bóc 5 tép tỏi rồi cho vào chén giã nhuyễn. Hòa lẫn 3 thìa cafe mật ong vào khuấy đều và cho vào nồi hấp cách thủy khoảng 10 phút, đến khi hỗn hợp dậy mùi thơm là được. Ngày bạn cho bé (trên 1 tuổi) uống 3 lần, mỗi lần khoảng 25ml hỗn hợp. Người lớn có thể uống nhiều hơn (5 lần). Trước khi uống, nên cho bé uống nước lọc.
– Công thức 2:
– Hành tím 1 củ
– Tỏi nhỏ 2 củ hoặc tỏi to 1 củ
– Hành tỏi bóc vỏ rửa sạch, thái khoanh tròn.
– Cho hành tỏi đã thái vào lọ, đổ mật ong ngập miệng rồi ngâm qua đêm hoặc 12 tiếng.
– Chắt hành tỏi bỏ đi, lấy nước siro cho con uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 thìa cafe. Bảo quản trong nhiệt độ phòng.
15. Húng chanh và quất
Chọn khoảng 15 – 16 lá húng chanh và từ 4 – 5 quả quất xanh, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó tất cả cho vào bát, thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho.
Bí quyết ngâm mật ong chanh đào hiệu quả và đúng cách cho trẻ bị ho
Bí kíp lựa chọn chanh đào cho mục đích ngâm mật ong đường phèn bao gồm: Nếu chọn chanh đào để ngâm mật ong đường phèn chữa ho thì không nên tham quả quá to và mọng: “Giống chanh đào vỏ mỏng hơn rất nhiều so với chanh thường. Tuy nhiên nếu mua chanh đào ngâm làm thuốc chữa ho thì cứ chọn quả dày vỏ một chút, kích thước vừa phải thôi, tầm 20 quả/kg. Vì quả chanh quý nhất ở tinh dầu trong vỏ và cái hạt chanh khi chữa bệnh hô hấp nên khi mua, đừng quá tham quả to, mọng nước, loại này mua uống giải khát thì hợp hơn”.
1/ Cách ngâm mật ong chanh đào thái lát
Chanh rửa sạch, pha một ít muối với nước sôi để nguội, ngâm quả chanh khoảng 30 phút rồi vớt ra để thật khô. Cắt chanh thành những miếng mỏng (ngâm cả hạt).
Bình thủy tinh đã được rửa sạch, để khô ráo.
Đường phèn đập nhỏ, đổ một lớp đường vào lọ, đến một lớp chanh (cứ làm như vậy cho đến hết).
Cuối cùng cho mật ong vào, lấy vỉ nan nén chanh xuống để khoảng 3 tháng sẽ dùng được.
Trong cách ngâm này, có thể làm siro chanh mật ong và đường phèn bằng cách cho chanh, mật ong, đường phèn vào máy xay sinh tố, xay nhỏ. Khi uống, bạn chỉ việc hòa vài thìa siro với nước ấm. Nếu cần giải khát thì nhớ cho thêm một chút xíu muối tinh.
2/ Ngâm mật ong chanh đào để nguyên quả
Chanh rửa sạch, pha một ít muối với nước sôi để nguội, ngâm quả chanh khoảng 30 phút rồi vớt ra để cho ráo nước. Khía dọc quả chanh vài đường khía.
Bình thủy tinh đã được rửa sạch, để khô ráo.
Đường phèn đập nhỏ, hoặc mua loại hạt nhỏ sẵn. Đổ một lớp đường vào lọ, đến một lớp chanh (cứ làm như vậy cho đến hết chanh và đường). Cuối cùng cho mật ong vào, lấy vỉ nan nén chanh xuống để 6 tháng sau sẽ dùng được. Thời gian đầu mới ngâm nên kiểm tra bình thường xuyên, nếu sau vài ngày thấy sủi bọt thì hớt đi.
Lưu ý: Không để chanh nổi lên khỏi vỉ vì sẽ dễ bị mốc, nổi váng. Nên ngâm chanh càng lâu càng tốt, mới đầu chanh còn tươi thì ăn hơi đắng nhưng sau một thời gian dài chanh đào ăn như ô mai, vừa tốt cho họng, vừa tăng cường sức khỏe. Nên sử dụng bình thủy tinh. Mua bình to hơn lượng chanh ngâm một chút vì sau một thời gian bình sẽ lên men, nước chanh tiết ra nhiều
Bởi tính chất và công dụng của mật ong và chanh đào là tự nhiên và cực tốt cho mọi gia đình, không sợ phản ứng phụ … đây có thể coi là một bài thuốc hợp với mọi gia đình đặc biệt là nhà có con nhỏ từ 2 tuổi trở lên. Vào ngày thời tiết lạnh hay khi trẻ mới chớm ho thì buổi sáng ngủ dậy lấy một thìa cho trẻ uống, với người lớn thì cắt lát quả chanh ngâm rồi trộn đều với nước trong bình, sau đó nhai và ngậm khoảng 20 phút, rồi nuốt, ngày làm vài lần. Nếu bị ho nặng mới sử dụng chanh đào ngâm mật ong, đường phèn sẽ không có tác dụng. Đối với người bị nhiệt miệng thì không nên dùng chanh đào ngâm mật ong mà nên dùng chanh đào ngâm với muối, đường.
Chia sẻ của các mẹ đầy kinh nghiệm ở Webtretho
Mẹ Gaponk:
Dạo này mùa mưa nên các bé dễ bị ho lắm. Mấy lần bé e bị ho khúc khắc e đều dùng theo mẹo dưới đây để chữa trước, chừng nào bệnh nặng mới lôi đi bác sĩ. mẹo này e cũng mách cho bạn bè, thấy kết quả cũng khả quan lắm, các mẹ thử xem nhé
B1: Lấy 1 củ gừng giã nát (50g), 1 nhúm muối hột (20g) cho vào 1 chậu nhựa, pha với 1 lít nước sôi rồi để nguội về khoảng 40 độ. Chậu nhựa nên chọn loại vừa hoặc nhỏ để nước ngâm ngập chân bé. Trong trường hợp chậu to thì phải nghiêng chậu hoặc tăng dung dịch lên theo tỷ lệ nói trên.
B2: Ngâm chân bé vào chậu, dùng tay massage gan bàn chân cho bé. Ngón cái tì lên mu bàn chân của bé, các ngón còn lại bóp nhẹ vào gan bàn chân, đi dọc từ gót chân lên gần ngón chân. Cũng có thể dùng gừng massage vào lòng bàn chân của bé.
B3: Sau khi ngâm chân xong, lấy khăn lau khô 2 bàn chân bé. Nếu bé dưới 1 tuổi và da nhạy cảm thì người lớn xoa dầu gió vào lòng bàn tay của mình trước rồi massage lại lên lòng bàn chân của bé. Nếu bé lớn hơn thì có thể nhỏ dầu gió trực tiếp vào gan bàn chân và massage nhẹ lòng bàn chân để dầu lan tỏa hết vào gan bàn chân sau đó đi tất mỏng cho bé.
Trong trường hợp bé ho nhiều thì có thể làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau 3-4 tiếng. Nếu bé mới ho, hoặc ho đã giảm thì mỗi ngày nên làm 1 lần trước khi đi ngủ để trị ho dễ dàng.
Thông thường, việc trị ho theo biện pháp này chỉ cần 3-5 ngày là bé khỏi hẳn. Trong trường hợp ngâm chân như vậy mà bé vẫn còn ho nhiều thì bố mẹ nên cho con đi khám vì lúc đó khả năng cao không phải do bé ốm bình thường mà có thể mắc dị vật đường thở hoặc là ho đã lâu làm hệ hô hấp bị biến dạng v.v. cần can thiệp bằng Tây y.
Bài thuốc ngâm chân này hoàn toàn áp dụng được cho người lớn, chỉ cần tăng nhiệt độ nước cho phù hợp, thể tích dung dịch cần dùng và massage mạnh hơn là được.
À bản thân e thì ko thích mùi dầu gió nên e toàn thay bằng dầu khuynh diệp thôi, đối với các bé dưới 1 tuổi có thể nhỏ vài giọt khuynh diệp vào nước tắm hàng ngày, vừa thơm vừa sạch vừa phòng bệnh hô hấp rất tốt nha, trộm vía con e dưới 1 tuổi tắm nước dầu khuynh diệp chả sao, lên 2 tuổi đi học mới bắt đầu bị bệnh đó.
Comment của mẹ “Toiyeuchanhdao”
mình thấy cách này rất hay bạn ah! mình cũng hay làm cho bé nhà mình. Ngoài ra mỗi sáng mình thường cho con uống 1 thìa mật ong chanh đào ngâm pha với 1 chén nước ấm. Trộm vía bé từ lâu đã không còn ho và sổ mũi nữa. mình rất ngại cho con dùng thuốc kháng sinh vì sợ con bị kháng thuốc( bố cháu là người kháng với tất cả các loại thuốc kháng sinh chỉ vì bị viêm họng). Nhà mình có ngâm rất nhiều chanh đào tươi với mật ong và đường phèn cho cả gia đình dùng. có mẹ nào có nhu cầu dùng cho con mình sẽ chia sẻ nhé! đây là bài thuốc dân gian rất hiệu quả mà mình đã dùng cho cả gia đình. Mình rất mong các mẹ thông thái và nhiều kinh nghiệm ủng hộ!!!
Comment của mẹ “bill-ty”
Bé nhà mình ho sổ mũi mình hay lấy rau tần chưng với vỏ tắc, bỏ ruột hết, thêm tý gừng đường phèn cho bé uống. bé không chịu được chua, mà vỏ tắc trị ho đờm , ho hen rất tốt, rau tần thì khỏi nói rồi. Mà tùy cơ địa từng bé, như bé mình ho hen, sổ mũi mình thử đu đủ đực , bông khế , tía tô mà k hết , mà mình làm rau tần như vậy bé lại hết, mà bệnh giảm từ từ, phòng luôn biến chứng sang viêm phổi và phế quản, mỗi lần mình chưng 50 lá, tắc 5 trái lấy vỏ, tý gừng, cho uống luôn 1 ngày, mỗi lần uống 3-4 muỗng.
Học hỏi cách mẹ Nhật trị ho cho con bằng cam nướng
Thời tiết Hà Nội những hôm nay quả là khó chịu. Trời bắt đầu chuyển đông, gió lạnh tràn xuống nhanh quá khiến em chẳng kịp trở tay. Mới tối hôm trước cho Bin đi ngủ, chỉ nghĩ đơn giản đắp cho con cái chăn mỏng là xong, quần áo vẫn mặc đồ cộc tay. Vậy mà sáng hôm sau, em và ông xã đã được đánh thức bằng tiếng ho như cuốc kêu của anh chàng và cái không khí lạnh đến tê người. Nhìn sang giường con, em “tá hỏa” khi thấy Bin đã đạp chăn ra từ lúc nào, chân tay lạnh ngắt.
Bin nhà em đã được 2 tuổi rưỡi rồi. Trước giờ em vẫn rất tự tin là mình chăm con chẳng bao giờ bị ốm. Vậy nhưng lần này thì quả đúng là “nhân tính không bằng trời tính”. Bin ho ghê lắm, cả ngày sù sụ như ông cụ. Trong họng con lại có đờm, nên càng khó chịu. Mẹ cứ xúc cháo xúc sữa cho là con đẩy ra không chịu ăn. Ông xã em xót con lắm, cứ giục em đưa con đi viện. Vậy nhưng em không đồng ý. Em cũng làm trong nghành y em biết, đã đi khám là thể nào cũng bị bác sĩ kê kháng sinh. Trẻ con một khi đã động vào kháng sinh rồi, là lần sau cũng cứ phải “nã” kháng sinh liên tục mới khỏi được.
Con thì vẫn cứ ho, chồng thì giận dỗi vợ thích “công thức hóa mọi chuyện”, chanh đào mật ong thì giờ ngâm đâu còn kịp, em đành lên mạng “bán than” với cô bạn thân hiện đang ở bên Nhật. Biết chuyện Bin bị ho, cô bạn cũng ủng hộ em rằng không nên cho Bin uống kháng sinh vội. Nói đoạn, cô nàng mách ngay cho em một mẹo trị ho cho con bằng cam nướng. “Mẹ Nhật bên này khi con ốm toàn cho bé dùng cam nướng, vừa nhanh lại hiệu quả. Người lớn như mình, mấy hôm húng hắng ho cũng dùng. Tốt lắm!”cô bạn khoe.
Vừa may trong nhà lại có mấy quả cam em vừa đi siêu thị hôm qua mua về để pha nước cho Bin uống. Nghe lời mách của bạn, em cũng lấy ra trong tủ một quả cam tươi vỏ vàng, rửa dười vòi rồi ngâm cam với nước muối cho tan hết chất bẩn. Sau đó cho cam vào lò nướng, vặn chế độ 10 phút. Chỉ một lúc sau, mùi cam nướng thơm phức đã lan tỏa khắp phòng. Bin thấy thơm quá, cũng chạy ra quanh quẩn ở chân mẹ và bập bẹ “Món gì thế mẹ?” rất yêu.
Cam chín thơm, em nhanh tay lấy ra, để nguội bớt rồi bóc cả vỏ cả múi cho Bin ăn như cô bạn mách. Để Bin dễ ăn và trị ho tốt hơn, em còn chấm cho con xiu xíu muối tinh. Cam nướng thơm lừng chấm tí muối ăn ngọt hơn và trị ho hay hơn so với uống thuốc. Bin thích thú ăn hết cả múi.
Tác dụng của việc ăn cam nướng vô cùng rõ rệt. Những triệu chứng ho đờm của Bin giảm hắn, đờm trong họng cũng tiêu tan. Con lại còn rất thích ngày nhâm nhi 2,3 lần cam nướng chấm muối. Mẹo này còn công hiệu cả với bố Bin bị lây con nữa.
Với chị em không có lò nướng, ta có thể hấp cách thủy cam thay vì nướng. Em xin mách chị em cách làm được em học mẹo của cô bạn ở bên Nhật:
Bước 1:
Mẹ chọn cam tươi màu vàng, rửa và ngâm nước muối thật sạch.
Bước 2:
Dùng dao sắc cắt một phần chóp cam rồi bỏ muối vào.
Bước 3:
Dùng đũa nhọn trộn đều cam với muối
Bước 4:
Cho cam vào một cái bát sứ hấp cách thủy trong 15 phút.
Bước 5:
Khi cam chín, mẹ bỏ vỏ, cho con ăn xơ tép bên trong và uống nước cam muối đó.
Mùa lạnh đến trẻ rất hay bị ho và cảm. Mẹ hãy chú ý giữ gìn sức khỏe cho bé và thử làm món cam nướng hoặc cam hấp muối này cho con ăn xem sao nhé!
Trên đây là tổng hợp những bài thuốc dân gian hiệu quả cho trẻ bị ho, các mẹ tham khảo để làm cho bé uống nhé.
Xem thêm: Trẻ bị ho do viêm phổi, viêm phế quản phải làm sao trị dứt điểm trong chuyên mục Sức khỏe – Bệnh hô hấp.