BV phụ sản Trung Ương (Viện C): Giờ làm việc mới nhất 2017, chia sẻ kinh nghiệm sinh con, khám chữa bệnh

Bệnh viện Phụ – Sản Trung ương hay còn gọi là Viện C là bệnh viện đầu ngành trực thuộc Bộ Y tế, chuyên chăm sóc sức khỏe sinh sản, khám bệnh, chữa bệnh cho phụ nữ, bà mẹ và trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

Bệnh viện Phụ – Sản Trung ương
Trụ sở: số 43, Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 04. 38252161 – Fax: 04. 38254638
Số FAX: 04.38254638 – Văn thư: 04.3934674
Số máy đường dây nóng: 04.39363427

I. Lịch làm việc và sơ đồ phòng khám, chữa bệnh:

– Thứ 2 đến thứ 6: Từ 6h30 đến 16h30
– Khám dịch vụ mở cửa thứ 7, chủ nhật.
– Có phòng khám sản phụ khoa dịch vụ do các bác sỹ viện C mở tại 56 Hai Bà Trưng.

Một số thông tin cho người khám chữa bệnh tại bệnh viện Phụ Sản Trung ương:

1. Nhà G: Tầng 1 nhà G: Lịch khám sáng 7h30 – 11h30, chiều 1h30 – 16h30

  • Khám thai trên 3 tháng, Soi Cổ tử cung, Hội chẩn, Khám vô sinh nam, Khám khoa phụ III.
  • Trả giấy ra viện
  • Giải quyết bảo hiểm y tế

2. Nhà A:

– Tầng 1 Nhà A

  • Cấp cứu, xét nghiệm (làm trong giờ hành chính và ngoài giờ hành chính)
  • Tư vấn trong và ngoài giờ hành chính

– Tầng 2 nhà A: Lịch khám sáng 6h30-7h30, chiều 16h30-19h30, thứ 7 và chủ nhật từ 7h30 – 12h

  • Phòng 13 : Khám ngoài giờ hành chính
  • Phong 14 -phong 19: Khám phụ khoa, khám thai dưới 3 tháng, Khám vô sinh, Khám mãn kinh

– Tầng 3 Nhà A: Huyết học, Sinh hóa

3. Nhà H:

  • Tầng 1 Nhà H: Siêu âm, XQ..
  • Tầng 2 nhà H: Khoa sản nhiễm khuẩn
  • Tầng 3 nhà H: Trung tâm kế hoạch hóa gia đình và Trung tâm chuẩn đoán trước sinh
  • Tầng 4 nhà H: Phụ khoa nội tiết

4. Nhà E: Dịch vụ chăm sóc sức khoe sinh sản tại nhà, làm việc tất cả các ngày trong tuần từ 7h30 – 17h30 số điện thoại (043).9343536

5. Một số người khám bệnh có thẻ Bảo Hiểm y tế: Được hưởng đúng tuyến cần phải lưu ý một số điểm sau:

  • Có giấy chuyển viện từ cơ sở đăng ký khám ban đầu trên thẻ bảo hiểm y tế. Nếu thẻ BHYT đăng ký khám ban đầu tại trung tâm y tế huyện thì có giấy chuyển từ huyện lên bệnh viện tỉnh, sau đó giấy chuyển từ bệnh viện tỉnh lên bệnh viện phụ sản trung ương.
  • Mang tất cả các kết quả điều trị ở tuyến dưới
  • Thẻ BHYT còn thời hạn
  • Chứng minh thư nhân dân hoặc giấy tờ có ảnh đóng dấu giáp lai của các cơ quan thẩm quyền như: thẻ đảng, thẻ hưu trí có ảnh, thẻ cựu chiến bính;

6. Bệnh nhân cấp cứu: Bệnh nhân được tiếp đón tại tầng 1 nhà A

Làm thủ tục: Nộp từ 3 triệu – 5 triệu đồng. Nếu bệnh nhân có Bảo hiểm y tế có thể hoàn hiện giấy tờ sau 24 tiếng.

7. Phòng khám 56 Hai Bà Trưng – Bệnh viện phụ sản Trung ương

  • Khám sản, phụ khoa, khám và điều trị vô sinh
  • Các biện pháp sinh đẻ có kế hoạch như: hút thai dưới 12 tuần, phá thai bằng thuốc, đắt tháo DCTC
    Siêu âm 2 chiều, 4 chiều.
  • Các loại xét nghiệm: Huyết học, sinh hóa, miễn dịch, vi sinh;
  • Các loại thủ thuật: Đốt cổ tử cung (CTC), Hút BTC, Xoắn popp CTC

benh-vien-phu-san-trung-uong

II. Hướng dẫn người bệnh đến khám chữa bệnh tại khoa khám bệnh

Benh vien Phu san TW - Quy_trinh_BN_kham_benh

1. Lấy số khám và mua sổ y bạ tại Bàn hướng dẫn (tầng 1 nhà G).
2. Ngồi ghế đợi được gọi đến các bàn kính để lấy phiếu khám và mua hoá đơn khám bệnh.
3. Đến khám bệnh tại phòng khám được ghi trên phiếu khám.
4. Khi có chỉ định xét nghiệm và siêu âm thì trở lại Bàn hướng dẫn để lấy số và ngồi đợi mua hoá đơn.
5. Siêu âm: đến phòng lấy số siêu âm ở tầng 1 nhà H, sau đó đến siêu âm tại phòng siêu âm được ghi trên phiếu.
6. Xét nghiệm: lấy máu và bệnh phẩm tại đơn vị lấy máu và bệnh phẩm tập trung (tầng 1 nhà A), đợi lấy kết quả tại “Nơi trả kết quả xét nghiệm”. Kết quả xét nghiệm của người bệnh đến khám thai được trả về đúng phòng mà người bệnh được khám thai.
7. Sau khi có kết quả xét nghiệm và siêu âm, bác sỹ đọc kết quả và kê đơn thuốc, hẹn khám lại hoặc chuyển người bệnh đến các buổi khám chuyên khoa, khám hội chẩn. Người bệnh nào có chỉ định nhập viện thì theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

III. Hướng dẫn người bệnh có thẻ BHYT đến khám chữa bệnh tại khoa khám bệnh

Benh vien Phu san TW - Quy_trinh_BN_kham_BHYT

1. Lấy số khám và mua sổ y bạ tại Bàn hướng dẫn (tầng 1 nhà G).
2. Đến các bàn kính số 21 và 22 để làm thủ tục BHYT và lấy phiếu khám.
3. Đến khám bệnh tại phòng khám BHYT – phòng 6 nhà A.
4. Khi có chỉ định xét nghiệm và siêu âm thì trở lại bàn kính số 21 và 22 để làm thủ tục BHYT.
5. Siêu âm: đến phòng lấy số siêu âm ở tầng 1 nhà H, sau đó đến siêu âm tại phòng siêu âm được ghi trên phiếu.
6. Xét nghiệm: lấy máu và bệnh phẩm tại đơn vị lấy máu và bệnh phẩm tập trung (tầng 1 nhà A), đợi lấy kết quả tại “Nơi trả kết quả xét nghiệm”. Kết quả xét nghiệm của người bệnh đến khám thai được trả về đúng phòng mà người bệnh được khám thai.
7. Sau khi có kết quả xét nghiệm và siêu âm, bác sỹ đọc kết quả và kê đơn thuốc, hẹn khám lại hoặc chuyển ng­ười bệnh đến các buổi khám chuyên khoa, khám hội chẩn. Ng­ười bệnh nào có chỉ định nhập viện thì đến lại bàn kính số 21 và 22 để được hướng dẫn thủ tục nhập viện.
8. Người bệnh có đơn thuốc BHYT thì đến bàn kính số 3 và 4 để đóng tiền, sau đó quay lại bàn kính số 21, 22 để được hướng dẫn tiếp và lấy lại thẻ BHYT. Người bệnh lấy thuốc BHYT tại khoa Dược – Tầng 2 nhà G.
9. Khi hoàn tất việc khám bệnh, người bệnh trở lại bàn kính số 21 và 22 để làm các thủ tục BHYT và lấy lại thẻ BHYT.

IV. Các loại xét nghiệm người bệnh đến khám chữa bệnh vô sinh cần biết

1. Khám phụ khoa.
2. Siêu âm tiểu khung và làm các xét nghiệm sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (HIV, lao, giang mai, viêm gan B, Clamydia).
3. Xét nghiệm tinh dịch đồ.
4. Chụp tử cung – vòi trứng: sau khi sạch kinh, đã tránh quan hệ tình dục và không viêm nhiễm đường sinh dục.
5. Xét nghiệm nội tiết ngày thứ 2 hoặc 3 của vòng kinh nếu kinh nguyệt không đều hoặc người bệnh từ 40 tuổi trở lên.
6. Khi có tất cả các kết quả xét nghiệm, bác sỹ sẽ chẩn đoán nguyên nhân vô sinh và cho hướng điều trị tiếp theo.

V. Quy trình khám thai

Người bệnh đến khám thai tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương cần biết quy trình khám thai như sau:

Thai 3 tháng đầu:

  • Chậm kinh 7 đến 10 ngày nên đi khám thai và siêu âm thai để đánh giá tình trạng sức khoẻ của mẹ, xác định thai trong tử cung và được bác sỹ kê đơn thuốc vitamin.
  • Khám thai, siêu âm hình thái thai và làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh lúc thai 12-14 tuần
  • Được dự kiến ngày sinh.

Thai 3 tháng giữa:

  • Khám thai và siêu âm hình thái thai lúc thai 22 tuần
  • Tiêm phòng uốn ván.
  • Làm các xét nghiệm cơ bản.
  • Làm nghiệm pháp tăng đường huyết lúc thai 24-28 tuần nếu có chỉ định.
  • Làm hồ sơ quản lý thai.

Thai 3 tháng cuối:

  • Khám định kỳ theo hẹn của bác sỹ.
  • Khám thai và siêu âm hình thái thai lúc thai 32 tuần.
  • Làm xét nghiệm nước tiểu mỗi lần đến khám.
  • Tư vấn giảm đau trong đẻ.
  • Khi thai quá ngày dự kiến sinh: theo dõi siêu âm thai và Monitor sản khoa mỗi 48 giờ.

Hỏi đáp: Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương (Viện C) có khám bệnh vào thứ 7, chủ nhật hay không?

Các mẹ co em hỏi bệnh viện phụ sản trung ương (viện C) có khám bệnh vào thứ 7, chủ nhật không nhỉ? Em đi làm hành chính, mà đầu năm đến giờ em xin nghỉ quá nhiều rồi nên xin nghỉ hơi ngại mà khó, chỉ mong BV làm việc cả thứ 7, chủ nhật để đi khám thôi, mẹ nào biết chỉ em với nhé (em mổ chửa ngoài tử cung, giờ lại bị viêm lộ tuyến nữa) nên rất muốn khám ở viện C xem sao.

Trả lời:

Mẹ ThuCuc: Mình mới gọi điện được tới số điện thoại tư vấn, họ nói viện C có làm việc cả thứ 7, chủ nhật, nhưng phí khám dịch vụ sẽ cao hơn, ví dụ như 30k/1 phiếu khám, thì chủ nhật sẽ là 100k/ phiếu khám. Giá cả thì cũng đã cập nhật lâu rồi nên bây giờ chi phí khám có thể tăng chút đỉnh nhé mẹ.

Mẹ Bin: Ngày thứ 7 và chủ nhật vẫn làm bình thường kể cả các xét nghiệm, chỉ có điều là theo phí dịch vụ nhé. Nhưng theo mình thấy thứ 7, cn vắng làm rất nhanh.

Mẹ Hương: Bạn qua khám dịch vụ ở 56 Hai Bà Trưng, thứ 7 họ có khám đấy. Đắt hơn 1 chút nhưng cũng là của bệnh viện C.

7 Comments
  1. Ai có sđt phòng khám 56 hai bà trưng không, cho mình xin với

  2. Chào bác sĩ!
    Bác sĩ cho cháu hỏi cháu bị chậm kinh bây giờ cháu muốn xét nghiệm nội tiết tố nữ thì cần phải làm những gì? Và chi phí hết khoảng bao nhiêu ạ?
    Cháu cảm ơn nhiều ạ!!!!!

  3. E muốn hỏi: E muốn làm các cets nghiệm về bệnh xã hội thì thủ tục như thế nào ạ? Khi nào xét nghiệm là hợp lí nhất? Chi phí xét nghiệm là bao nhiêu?

  4. E bị óng dẫn trứng thông yếu thì diều trị theo phuong pháp nào là tốt nhât.

  5. Cho Em hỏi với: tại bệnh viện Phụ sản trung ương thì sau khi sinh các cháu được tiêm những mũi tiêm phòng nào ạ? con em sinh ở đó nhưng trong hồ sơ không ghi rõ nên giờ không biết cháu đã tiêm cái nào rồi.
    Nếu ai có số điện thoại của khu chăm sóc trẻ sơ sinh thì cho em xin em hỏi với. Cảm ơn cả nhà nhiều!

  6. Cho e hỏi phòng khám có nổ nội soi u xơ tử cung không ạ?nếu mổ thì với chi phi cho ca phật thuật là bao nhiêu ạ

  7. E bị ra kinh nguyệt không đều và bị rong kinh gần nửa tháng rồi mà chưa hết và ra ồ ạt rất nhiều còn có những cục máu đông đóng thành tảng rất to ạ…Bác sĩ cho e biết nguyên nhân vì sao và cách chữa trị với ạ

Leave a Reply