Bệnh Viện Ung Bướu Tp.HCM
Tiền thân của Bệnh viện Ung bướu là Trung tâm Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào năm 1985, trên cơ sở kết hợp ba đơn vị: (1) Bệnh viện Ung thư Thành phố Hồ Chí Minh (2) Viện Ung thư Việt Nam và (3) Khoa Ung bướu của Bệnh viện Bình Dân.
Bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh là bệnh viện chuyên khoa hạng I, là cơ sở khám bệnh chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, làm nhiệm vụ khám, chữa bệnh chuyên ngành ung bướu cho nhân dân và chỉ đạo tuyến, được Bộ Y tế phân công phụ trách các tỉnh thành phía Nam.
Địa chỉ: 03 Nơ Trang Long , Phường 7 , Quận Bình Thạnh, Tp.HCM
Tel : (08) 38412637, (08) 38433021, (08) 38433022 Fax : (08) 38412636
Khoa Nội Ung bướu vệ tinh:
Được sự quan tâm và chỉ đạo của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố và Sở Y tế TPHCM, Bệnh viện Ung Bướu đã được xây dựng khoa Nội Ung Bướu Vệ tinh trong khuôn viên Bệnh viện Quận 2 với quy mô 1 trệt, 3 lầu, 150 giường.
Địa chỉ: Khoa Nội Ung bướu vệ tinh: 130 Lê Văn Thịnh, Phường Bình Trưng Tây, Quận 2, Hồ Chí Minh.
Giờ khám bệnh của bệnh viện Ung Bướu TPHCM như thế nào, có làm việc ngoài giờ không, có làm việc thứ 7 và Chủ nhật không?
Giờ khám bệnh
– Giờ lấy số thứ tự miễn phí bắt đầu : từ 4h30 Sáng
– Khám bệnh thông tầm : từ 6h – 70h30
– Giờ khám bệnh hành chính buổi Sáng : từ 7h30 – 12h
– Giờ khám bệnh hành chính buổi Chiều : từ 13h – 16h30
Chi phí giá khám bệnh như sau:
Khám bệnh cũ qua tổng đài 1080
Để tiết kiệm thời gian chờ đợi khi đi TÁI KHÁM Quý khách vui lòng gọi tổng đài(08)1080. Gọi bất cứ lúc nào , trước ngày khám ít nhất 1 ngày.
- Từ máy di động bấm: 08 1080
- Từ máy cố định ở Tỉnh: 08 1080
- Từ máy cố định tại TP.HCM: 1080
Cung cấp thông tin cho Tổng đài : Số Lưu trữ (số hồ sơ) , Họ tên bệnh nhân, Năm sinh, Địa chỉ, SĐT liên lạc, Chuẩn đoán. Đúng hẹn Bệnh nhân đến QUẦY TIẾP NHẬN để hoàn thiện thủ tục.
Giá cước gọi tổng đài 1080:
- Gọi từ máy cố định VNPT 2.000đ/phút
- Di động, Liên tỉnh,… 3.000đ/phút
- CĐ, DĐ mạng Viettel 4.000đ/phút
Chăm sóc giảm nhẹ tại nhà
Bệnh nhân tham gia dịch vụ chăm sóc tại nhà xin liên hệ số điện thoại 08 38418469 để có thông tin chi tiết. Trước khi đến chăm sóc tại nhà, khoa Chăm Sóc Giảm Nhẹ sẽ điện thoại báo trước:
Ngày giờ đến thăm khám, chăm sóc.
Tên Bác Sĩ , Điều Dưỡng tham gia chăm sóc.
Quy trình khám bệnh có xét nghiệm cận lâm sàng
Bước 1 Quầy đăng ký khám bệnhThu tiền khám bệnh
Bước 2 Các buồng khám bệnh chỉ định cận lâm sàng (chuyên khoa Ung Bướu)
Bước 3 Thu viện phí cận lâm sàng
Bước 4 Xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh (hoặc thăm dò chức năng)
Bước 5 Có kết quả xét nghiệm, quay về buồng khám bệnh ở bước 2
Bước 6 Lấy toa thuốc, đóng viện phí thuốc
Bước 7 Phát – lĩnh thuốc tại
+ Khoa dược (nếu có Bảo hiểm y tế)
+ Nhà thuốc bệnh viện (nếu không có Bảo hiểm y tế)
Quy trình khám bệnh không có xét nghiệm cận lâm sàng
Bước 1 Quầy đăng ký khám bệnh (thu tiền khám bệnh)
Bước 2 Các buồng khám bệnh (chuyên khoa ung bướu)
Bước 3 Thu viện phí
Bước 4 Phát lĩnh thuốc tại
+ Khoa dược (nếu có Bảo hiểm y tế)
+ Nhà thuốc bệnh viện (nếu không có Bảo hiểm y tế)
Có được khám bảo hiểm tại bệnh viện Ung Bướu Không?
Nhiều ngày có mặt tại Bệnh viện Ung bướu, chúng tôi chứng kiến nhiều bệnh nhân nghèo phải ứa nước mắt, chấp nhận bỏ BHYT, chi nhiều tiền để dùng đủ loại dịch vụ.
Sáng 4-11, tại quầy hướng dẫn siêu âm, hễ bệnh nhân nào đưa sổ khám bệnh BHYT ra thì hai nhân viên nữ liền tỏ vẻ khó chịu. Nhận sổ khám từ anh Thành (43 tuổi, quê Trà Vinh), nhân viên tên C. cau mày: “Làm ngoài giờ hay trong giờ? Trong giờ phải chờ lịch hẹn, ngoài giờ làm sớm hơn. Chọn loại nào?”.
Anh Thành hỏi làm trong giờ sao phải chờ. Nhân viên này lớn giọng: “Người ta đăng ký siêu âm BHYT mấy ngày nay mà chưa tới lượt. Làm bảo hiểm thì chiều mai. Còn làm dịch vụ thì được làm trong hôm nay hoặc 6g ngày mai. Chọn giờ nào? Có bỏ bảo hiểm hay không?”.
Anh Thành suy nghĩ hồi lâu rồi trả lời: “Thôi cô cho tôi làm dịch vụ, chứ chờ đến ngày mai thì tối nay ngủ ở đâu”. Nhân viên này yêu cầu anh Thành ký vào một tờ giấy với nội dung tự nguyện chuyển sang dùng dịch vụ…
Chưa hết, nhân viên khu siêu âm còn thông báo cho bệnh nhân nếu siêu âm BHYT thì… ba ngày sau mới có kết quả, còn siêu âm dịch vụ chỉ 15 phút lấy kết quả nên không ít người ở tỉnh khác đành bỏ BHYT qua khám dịch vụ.
Theo quan sát của chúng tôi, trong hai giờ (từ 8g-10g ngày 4-11), 50 bệnh nhân đăng ký siêu âm thì có đến 36 người có BHYT phải chuyển sang dịch vụ. Trong khi đó tại khu vực này, lượng bệnh nhân siêu âm trong giờ hành chính khá thưa thớt, không hề quá tải như lý do nhân viên đưa ra.
Hiện tượng đẩy bệnh nhân BHYT qua dịch vụ
“Bảo hiểm xã hội TP.HCM có biết bệnh nhân BHYT đến Bệnh viện Ung bướu TP phải đóng thêm tiền dịch vụ mới được siêu âm trong ngày và được uống đồng vị phóng xạ sớm? Trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội TP trong việc bảo vệ quyền lợi của người tham gia BHYT thế nào?”.
Trả lời câu hỏi này của chúng tôi, bà Lưu Thị Thanh Huyền – phó giám đốc Bảo hiểm xã hội TP – nói: “Dù hết sức chia sẻ với sự quá tải của Bệnh viện Ung bướu, nhưng chúng tôi không thể nào đồng tình với việc đẩy bệnh nhân BHYT sang dịch vụ để bệnh nhân phải đóng thêm tiền chênh lệch”.
Theo bà Huyền, ai cũng biết bệnh nhân ung thư phải tốn kém rất nhiều chi phí, không phải chỉ tiền điều trị bệnh mà còn cả tiền đi lại, ăn ở. Do vậy, bà Huyền cho rằng dù có khó khăn, quá tải, bệnh viện cũng không nên thu thêm dịch vụ mà nên triển khai siêu âm BHYT rộng rãi hơn nữa. Trường hợp người bệnh tự nguyện khám, chữa bệnh dịch vụ thì cũng nên minh bạch và giải thích rõ ràng với bệnh nhân. Nếu bệnh nhân không đồng ý dùng dịch vụ thì bệnh viện có thể chuyển bệnh nhân đến bệnh viện khác có điều kiện phục vụ người bệnh.
“Chúng tôi sẽ làm việc với bệnh viện để tìm hiểu vì sao bệnh nhân BHYT không có đồng vị phóng xạ để uống, bị vướng ở chỗ nào. Nếu bệnh viện thiếu máy siêu âm, có thể chuyển bệnh nhân BHYT đến bệnh viện xung quanh vì không chỉ có Bệnh viện Ung bướu mới có thể phát hiện và theo dõi được di căn ung thư” – bà Huyền nói.
Khám bằng thẻ bảo hiểm y tế 30 ngày sau mới có thuốc?
Sáng 28-10, hơn chục bệnh nhân đang điều trị tại khoa y học hạt nhân Bệnh viện Ung bướu vây quanh bàn quầy hướng dẫn để làm thủ tục đều được thông báo phải chờ một tháng sau mới được uống thuốc iôt phóng xạ!
Trong số đó có chị T.T.L.H. (ngụ Q.12, bị ung thư tuyến giáp) với khuôn mặt xanh xao, chui đầu hẳn vào ô kính để đăng ký uống thuốc iôt phóng xạ và xạ hình toàn thân.
“Đúng 13g30 ngày 25-11 chị đến đây sẽ được uống thuốc. Còn nếu không chờ được thì chuyển sang dịch vụ, đóng liền 4 triệu đồng sẽ được xạ hình toàn thân ngay và năm ngày sau sẽ được uống thuốc” – một nhân viên nói lạnh lùng.
Đắn đo một hồi, chị H. quyết định uống thuốc dịch vụ, còn xạ hình sẽ làm BHYT thì nhân viên này tắc lưỡi, giọng bực dọc: “Không, rắc rối lắm. Cái dịch vụ, cái bảo hiểm lôi thôi lắm. Người ta đăng ký một loạt như vậy, chị làm nửa vời sẽ nhầm. Người làm quyết toán cũng nhầm. Đây là quy định chung của bệnh viện”.
Nói xong, nhân viên này bỏ đi lên lầu. Chị H. lật đật chạy theo năn nỉ cho được xạ hình toàn thân theo diện BHYT nhưng không được nên đến quầy dịch vụ đóng trọn 4 triệu đồng!
Lấy sổ xong rồi ngủ tiếp
Ghi nhận của chúng tôi cho thấy, mặc dù hầu hết bệnh viện (BV) ở TP.HCM 6 giờ sáng mới bắt đầu khám bệnh, nhưng từ 3 – 4 giờ sáng đã có rất đông người xếp hàng. Tại BV Ung bướu TP.HCM lúc 4 giờ, người chờ lấy số đã ngồi kín gần hết các dãy ghế, ai nấy trông đều mệt mỏi vì thiếu ngủ. Chị Nguyễn Thị Thanh Thúy (quê Long An) cho biết chị đến BV lúc 3 giờ 30. “Nếu không chịu khó đi sớm thì chờ lâu lắm, vì BV lúc nào cũng đông đúc, quá tải. Nhiều người ở xa hơn tôi họ còn đi từ lúc nửa đêm. Mình mà đi muộn, bốc số lớn thì có khi đến chiều tối mới khám xong”. Tương tự, chị Mai (quê Lâm Đồng) đến BV Ung bướu từ khuya 24.3 để kịp khám vào sáng 25.3 cho hay: “Ở xa mà, phải chịu thôi, đông quá ai cũng vậy”.
Mới gần 6 giờ sáng, số thứ tự khám bệnh ở BV Ung bướu đã lên đến gần 500, bằng 1/3 số bệnh nhân được khám trong ngày.
BV lúc nào cũng đông đúc, quá tải.
Nhiều người ở xa hơn tôi họ còn đi từ lúc nửa đêm. Mình mà đi muộn, bốc số lớn thì có khi đến chiều tối mới khám xong
Tại Viện Tim TP.HCM, nhiều người cũng có mặt lấy số thứ tự từ lúc 3 giờ sáng. Lấy số xong, họ trải ni lông hoặc khăn nằm ngủ ngay ở cổng viện. Có lẽ vì đã quen với hình ảnh những bệnh nhân xếp hàng chờ đợi mệt mỏi và tranh thủ ngủ nên các bảo vệ nơi đây không xua đuổi hay làm khó họ. Đến từ tỉnh Kiên Giang, cô Phù Thị Ngọc Bích chia sẻ: “Tôi lên để kiểm tra hoạt động của máy trợ tim và xét nghiệm lại. Nhưng nếu đi xe ban ngày thì không kịp vì còn phải bốc số thứ tự nữa, nên tranh thủ đi xe đêm mặc dù phải thức. Phải tranh thủ, vì nếu đi trễ, kéo dài đến hôm sau thì mệt mỏi và tốn kém lắm!”. Nói xong, cô Bích đi đến mép tường gần cổng viện ngồi gục xuống ngủ.
Ở BV Đại học Y Dược, mới hơn 3 giờ sáng người chờ lấy số thứ tự đã xếp hàng dài từ trong ra tận cổng BV. Chị Huỳnh Thị Mai (quê Sóc Trăng) vui vẻ nói: “Tôi tới đây lúc 3 giờ, cũng may vừa kịp lúc xếp hàng nên khi phát số thứ tự tôi được số 2. Mọi lần lên trễ xếp hàng thôi cũng đủ mệt. Giờ có số rồi, tranh thủ ngủ đợi 6 giờ 30 vào khám”. Cũng lấy được số thứ tự nhỏ, nhưng khá mệt vì một chuyến đi dài, ông Nguyễn Văn Chọi (tỉnh Cà Mau) vừa dụi cặp mắt đỏ hoe vì thiếu ngủ, vừa ngáp dài chia sẻ: “Hai bố con đi từ 8 giờ tối qua để sáng vào kịp giờ lấy số thứ tự nhỏ. Đi xa, say xe không ngủ được, giờ phải đợi đến 6 giờ 30, thật là mệt mỏi”.