Cảnh báo: Một số bệnh dễ bùng phát vào hè

Ở trẻ em, do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên vào mùa nắng nóng có nguy cơ cao mắc một số bệnh nguy hiểm. Số lượng trẻ em đến khám tại các trung tâm y tế tăng cao vào mùa hè, đặc biệt và những ngày nắng nóng kéo dài. Vì đây là thời điểm thuận lợi nhiều bệnh do vi nhiễm virut, vi khuẩn, ký sinh trùng, dễ thành dịch như: tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm… Trong khi đó, không ít bệnh tưởng đơn giản nhưng có thể dẫn đến tử vong.

1. Dịch bệnh tay chân miệng

bệnh tay chân miệng

Tại Việt Nam, dịch tay chân miệng bắt đầu tăng cao trong những năm 2011, 2012 và tiếp tục đà này đến nay. Khoảng 90 đến 95% trẻ mắc bệnh tay chân miệng sẽ tự khỏi. Biểu hiện của bệnh thường là những mụn nước, bọng nước ở tay, chân và niêm mạc miệng. Bệnh lây qua đường ăn uống, tiêu hóa.

Nguyên nhân gây bệnh là virus đường ruột, lây lan theo đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi họng, nước bọt, dịch nốt phỏng, phân của người nhiễm virus (người bệnh và người lành mang trùng). Có nhiều tuýp virus gây bệnh, một người có thể mắc nhiều tuýp khác nhau, thường gặp nhất là coxsackievirus A16, đôi khi do enterovirus 71 (EV71) gây nên. EV 71 là virus gây bệnh nguy hiểm dễ dẫn tới viêm não và tử vong.

Bệnh lây từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết mũi, họng, dịch của các bọng nước khi vỡ hoặc qua đường phân – miệng tức là mắc bệnh do ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm virus (vì virus tồn tại trong nước, đất, rau và các loại thức ăn khác).

Ðây là bệnh dễ trở nên nguy hiểm vì có thể diễn tiến rất nhanh với các biến chứng nặng như suy tuần hoàn, suy hô hấp, hôn mê, co giật và dẫn đến tử vong trong vòng 48 giờ. Bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 3 tuổi, đặc biệt là các cháu đang đi nhà trẻ, mẫu giáo.

Bệnh chưa có văcxin phòng và thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, 90 đến 95% trẻ mắc sẽ tự khỏi. Vì thế với trẻ mắc bệnh ở thể nhẹ – sốt nhưng vẫn ăn, chơi ngoan – thì cha mẹ nên chăm sóc tại nhà. Khi bé có biểu hiện sốt cao từ 39 đến 40 độ, nôn, tiêu chảy, ăn ngủ kém, ngủ hay giật mình thì nên đưa đến các cơ sở y tế để khám và điều trị ngay.

Cách phòng bệnh là: tránh tiếp xúc với các nguồn lây theo đường tiêu hóa; tăng cường vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (nhất là sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt). Rửa sạch sàn nhà, vật dụng đồ chơi của trẻ, lau sàn nhà bằng dung dịch sát khuẩn Cloramin B 2%. Khi có trẻ bị bệnh phải cách ly tại nhà, không cho đến nhà trẻ, trường học trong tuần đầu tiên của bệnh.

Khuyến cáo phòng bệnh tay chân miệng của Bộ Y tế:

– Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

– Vệ sinh ăn uống: Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải được rửa sạch sẽ (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống.

– Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt: Hộ gia đình, nhà trẻ cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà… bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

– Quản lý chất thải: Chất thải phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu đủ tiêu chuẩn vệ sinh.

– Theo dõi phát hiện sớm: Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện bệnh.

– Cách ly, điều trị khi phát bệnh: Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất 10 ngày từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.

Xem thêm: các bài viết chuyên đề bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ để tìm hiểu các nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị.

2. Sốt xuất huyết

phong-tranh-benh-mua-he

Hiện nay sốt xuất rải rác hầu như quanh năm và có xu hướng tăng mạnh vào các tháng hè. Bệnh sốt xuất huyết có thể gây tử vong và gây thành dịch lớn, hiện chưa có vaccine phòng bệnh.

Sốt xuất huyêt là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virut dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virut sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do muỗi Aedes aegypti.

Dấu hiệu lâm sàng của bệnh không rõ ràng, giống như sốt thông thường vì thế bệnh khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu. Người bệnh thường có biểu hiện: sốt cao đột ngột, 39-40 độ C, kèm các triệu chứng như: mệt mỏi, chán ăn, đau người, đau cơ, thường sau 2 – 3 ngày da mới xung huyết hoặc có phát ban.

Tiến trình của bệnh

Bác sĩ Nguyễn Thành Úc – phó khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang cho biết, thông thường sốt xuất huyết cần phải được xác định trong 3 ngày đầu tiên kể từ khi khởi sốt.

Ngày thứ 1:  Bệnh nhân sốt cao, đột ngột, liên tục, sốt không ớn lạnh, mặt ửng đỏ, họng đỏ không đau.

Ngày thứ 2: Bệnh nhân tiếp tục sốt cao, liên tục. Hãy cố gắng tìm các dấu hiệu xuất huyết trên cơ thể như xuất huyết dưới da trên bụng, tay chân, mí mắt, cổ.

Ngày thứ 3:  Dấu hiệu sốt xuất huyết trở nên rõ ràng hơn rất nhiều. Bệnh nhân vẫn còn sốt cao, có thể xuất huyết da niêm mạc như chảy máu mũi, máu răng. Nếu trẻ trên tuổi dậy thì hỏi thêm về kinh nguyệt có ra huyết bất thường không? Bệnh nhân có thể cảm giác khó chịu, đau bụng nhợn ói. Hãy làm xét nghiệm máu, kết quả máu nếu có Hct tăng 39-40%, tiểu cầu giảm dưới 150.000 tế bào/mm3 là chẩn đoán SXH chính xác đến trên 90%.

Sang ngày thứ 4, thứ 5 các triệu chứng rõ ràng nhất.

Tùy từng người mà bệnh diễn tiến nặng nhẹ khác nhau. Với những người có biểu hiện rất nhẹ chỉ sốt thì có thể tự theo dõi và điều trị tại nhà, khi thấy dấu hiệu nặng hơn mới nhập viện. Ở nhà, bệnh nhân cần nằm nghỉ ngơi tuyệt đối, ăn các chất dễ tiêu, đặc biệt là uống nhiều nước. Tuy nhiên, dù thế nào người bệnh cũng không được chủ quan. Nguy hiểm thường ở ngày thứ 3-6, lúc đó, người bệnh mệt lả đi, đái ít, tiểu cầu sụt giảm, xuất hiện nguy cơ chảy máu, sốc.

Ðể phòng bệnh sốt xuất huyết, người dân cần loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thường xuyên thu gom, tiêu hủy các đồ phế thải chứa nước như lốp xe, chai lọ vỡ, vỏ đồ hộp, gáo dừa… Thường xuyên thau rửa chum vại, bể nước mưa, lọ hoa, úp ngược các vật dụng chứa nước không dùng đến như xô, chậu, chén bát, máng nước uống của gia súc, gia cầm. Tổ chức phun hóa chất diệt muỗi quy mô cộng đồng hoặc phun diệt muỗi trong nhà bằng các bình xịt muỗi cầm tay.

 Xem thêm các bài viết khác về bệnh sốt xuất huyết, nguyên nhân và phương pháp điều trị

4. Liên cầu khuẩn

Các ca bệnh nhiễm liên cầu lợn ghi nhận rải rác tất cả các tháng trong năm. Từ đầu năm đến nay tại Hà Nội cũng đã ghi nhận 4 ca mắc tại Ba Vì, Chương Mỹ, Gia Lâm, Phú Xuyên, trong khi cùng kỳ năm ngoái không có ca nào. Nguyên nhân có thể do ăn thịt lợn bệnh chưa được nấu chín, ăn tiết canh hoặc tiếp xúc với máu, dịch tiết của lợn qua các vết thương ở da, đường hô hấp.

Bệnh lây từ lợn bệnh sang người gồm 3 thể: nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Tùy từng thể mắc mà bệnh diễn biến nặng hay nhẹ. Tuy nhiên, bệnh có thể gây tử vong nếu điều trị muộn. Tỷ lệ tử vong khoảng 7%.

Vi khuẩn gây bệnh liên cầu cư trú trong đường hô hấp, đường tiêu hóa… của lợn. Vì thế, để phòng bệnh, người dân không nên giết mổ lợn ốm, chết, không xử lý sản phẩm sống từ lợn với tay trần, nhất là khi có vết thương ở tay. Rửa tay sạch sau khi chế biến. Không ăn lợn bệnh, thịt lợn sống, tiết canh, nội tạng lợn chưa nấu chín và đặc biệt không ăn thịt lợn ốm, chết. Trong bất cứ trường hợp tiếp xúc với lợn ốm, chăm sóc, nuôi hoặc giết mổ, tiêu hủy thì nên có các phương tiện phòng hộ.

Khi có biểu hiện sốt cao (40-41 độ C), xuất hiện các mảng xuất huyết hoại tử dưới da, tiêu chảy, cứng cổ…, có thể khó thở, người dân nên đến bệnh viện sớm, tránh nguy cơ tử vong.

5. Viêm màng não do não mô cầu

Tại nước ta, viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu là một bệnh tương đối phổ biến, đứng thứ ba trong các căn nguyên gây viêm màng não mủ do vi khuẩn. Bệnh thường xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ, đặc biệt 3-12 tháng tuổi. Tại Hà Nội từ đầu năm đến nay cũng đã ghi nhận 1 ca tử vong ở quận Ba Đình.

Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với các hạt nước bọt và dịch tiết mũi họng của bệnh nhân. Vi khuẩn dễ bị diệt bởi các thuốc khử khuẩn thông thường.

Vì thế, để phòng bệnh, người dân cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, xúc họng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường… Ngoài ra có thể tiêm vắcxin phòng bệnh. Khi thấy sốt cao, đau họng, đau đầu, cổ cứng, nôn… thì người dân cần đi khám ngay để được chẩn đoán sớm và điều trị đúng, tránh dẫn biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong…

Xem thêm: các bài viết chuyên đề bệnh viêm não, viêm màng não để tìm hiểu các nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất ở trẻ nhỏ.

 6. Tiêu chảy cấp

tre bi roi loan tieu hoa - tre bi tieu chay

Nguyên nhân gây tiêu chảy có thể là vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn (lỵ, thương hàn, tả…) hoặc virut, nấm, ký sinh trùng đường ruột. Cơ chế gây bệnh có thể do độc tố của vi khuẩn gây ra, triệu chứng thường xuất hiện sớm (dưới 6 giờ sau khi nhiễm bệnh), hoặc do vi khuẩn trực tiếp gây tổn thương hệ thống tiêu hóa, triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện muộn hơn. Bệnh tả là bệnh tối nguy hiểm có thể gây tử vong cao. Mùa hè ở nước ta có khí hậu nóng ẩm nên các loại vi khuẩn dễ phát triển trong thực phẩm, thức ăn, làm cho thức ăn nhanh bị hỏng, bị ôi, thiu, là nguyên nhân gây nên nhiều trường hợp bị tiêu chảy. Mặt khác, sau những ngày mưa bão, lũ lụt thì các vi khuẩn càng có điều kiện sinh sôi, phát tán trong môi trường đất, nước, thực phẩm, làm cho số người mắc tiêu chảy càng tăng cao.

Tiêu chảy cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Tác nhân gây tiêu chảy thường gây bệnh bằng đường phân – miệng: phân người bị tiêu chảy làm nhiễm bẩn thức ăn, nước uống hoặc do tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, việc quan trọng nhất là đánh giá mức độ mất nước và bù nước điện giải bằng đường uống dung dịch oresol, truyền dịch chỉ thực hiện khi mất nước nặng, trẻ nôn nhiều, không thể uống được hoặc đi ngoài rất nhiều không thể bù kịp bằng đường uống. Việc sử dụng kháng sinh vàcác men tiêu hóa vi sinh cần phải theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không đượctự ý dùng thuốc trị tiêu chảy.

Ðể tránh không bị tiêu chảy hoặc tả, lỵ thương hàn, chúng ta cần: Tăng cường vệ sinh cá nhân. Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch đặc biệt là trong mùa mưa bão, sát khuẩn nước bằng Cloramin B, không đổ chất thải, nước giặt, rửa xuống giếng, ao, hồ, sông, suối. Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm như ăn chín, uống chín, không ăn rau sống, không uống nước lã, không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn như mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua. Bên cạnh đó, cần tránh tập trung ăn uống đông người trong các dịp ma chay, cưới xin, cúng giỗ…, hạn chế tiếp xúc với người bệnh.

7. Bệnh ngoài da

cach-tri-rom-say-hieu-qua-cho-be-mua-nang-nong

Bệnh ngoài da hay gặp nhất là rôm. Đây là hiện tượng viêm các nang tuyến chân lông khiến chúng lồi lên mặt da thành các bọc nước nhỏ, đỏvà ngứa ngáy.

Nguyên nhân chủ yếu của rôm là do bít tắc lỗ chân lông bởi các chất bẩn. Đặc biệt khi thời tiết nắng nóng, cơ thể tăng cường hoạt động của các tuyến mồ hôi và tuyến nhầy trong cơ chế tăng thải nhiệt. Xử trí rôm chỉ đơn giản là tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng hay quả chanh nhằm thông các ống thoát đổ ra ngoài của các tuyến trên bề mặt da.

Khi nặng hơn và cần thiết thì có thể bôi các loại kem chống viêm chứa sterocorticoid. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, nếu không chú ý lau sạch vàkhô mồ hôi thì chỉ sau vài giờ những vùng da kín như bẹn, nách cổ (dưới cằm),khe mông có thể nổi mụn ngứa, thậm chí loét chợt da. Ngoài rôm sảy, mùa hè nóng ẩm là điều kiện tốt cho các loại nấm phát triển (hắc lào, lang ben, nấm kẽ, nấmtóc…), viêm nang lông, kể cả các ký sinh trùng trên da (ghẻ lở, chấy, rận…)hay kích hoạt các quá trình viêm da do dị ứng (chàm eczema…). Ngoài việc giữ gìn vệ sinh cho trẻ, các bậc cha mẹ cần kiểm tra thường xuyên những vùng da kín, đặc biệt khi trẻ có biểu hiện ngứa để phát hiện và điều trị sớm các bệnhngoài da. Biểu hiện chủ yếu khu trú ở vùng da kín như bẹn, nách, cổ, kẽ ngónchân, tay, mang tai. Điều trị các bệnh này thường phải bôi kem có chứa thuốc chống viêm steroid, chống nấm và kháng sinh theo chỉ định của thầy thuốc.

8. Say nắng

Đây hiện tượng do nhiệt độ và tia cực tím (tia tử ngoại) củamặt trời gây ra. Tia tử ngoại có khả năng xuyên qua lớp sừng của da tới hạ bìgây cháy da (bỏng độ I) và say nắng. Nhiệt độ cao làm giãn mạch não gây ra tăngáp lực sọvà làm nhức đầu, có thể kèm theo nôn mửa hay hôn mê, co giật do ức chếvỏ não – làm tăng các hoạt động thần kinh tự động dưới vỏ. Phòng say nắng ch trẻbằng cách không cho trẻ chơi ngoài nắng gắt; cho trẻ uống nhiều nước. Trong dịphè, cần đặc biệt lưu ý khi cho trẻ về quê hoặc đi tắm biển không cho trẻ chơingoài nắng nhiều trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Ngoàira, nên tăng cường các thức ăn có thể hỗ trợ giúp cơ thể chống lại các ảnh hưởngcủa ánh nắng và chống sự ôxy hóa như: các thức ăn giàu caroten (dưa hấu, dưavàng, rau ngò, cải bó xôi…); vitamin E (dầu đậu nành, hạt điều, hạt dẻ…);vitamin C (trà xanh, trái cây tươi, rau cải xanh…).

6. Bệnh dại

Theo số liệu của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, từ năm 2007 đến nay, các ca bệnh dại trên người có chiều hướng tăng rõ rệt, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Số người tử vong do bệnh dại luôn ở mức trên 100 ca/năm. Trong số 571 ca tử vong trên cả nước thì 72% xảy ra tại miền Bắc.

Tại nhiều vùng nước ta vẫn có tập quán thả rông chó, mèo nên việc tiêm phòng và quản lý đàn chó tại cơ sở gặp rất nhiều khó khăn. Người dân còn thiếu  kiến thức, chủ quan khi bị chó, mèo cắn… đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, người dân tộc.

Thời kỳ ủ bệnh từ 30 đến 90 ngày. Mới đầu vết cắn bị đau nhức, sưng tấy và kèm theo các triệu chứng như bồn chồn, thổn thức, chán nản vô cớ… Sau đó, bệnh nhân sẽ bị co cứng, co thắt cơ thực quản và hô hấp, sợ gió, hạ huyết áp, giãn đồng tử, phản ứng cơ thể dữ tợn…

Vì thế, khi đã bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn, người bệnh phải rửa ngay vết thương bằng nước xà phòng hay nước muối hòa đặc, dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn… Xử lý tại chỗ vết thương càng sớm thì tác dụng sát khuẩn, phòng virus dại tán phát càng hiệu quả. Sau đó, nạn nhân phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị dự phòng.

Sai lầm của mẹ khi phòng bệnh mùa hè cho con

Bỏ qua những ổ bệnh mùa hè từ bên ngoài

Thông thường các mẹ vẫn còn khá chủ quan trước những “ổ bệnh” tiềm ẩn trong môi trường sống. Thay vì việc chỉ quan tâm đến “ăn chín, uống sôi”, chọn những thực phẩm bổ dưỡng mà quên rằng mầm bệnh có thể xuất phát từ trường mầm non hay bất kì nơi đông người nào. Thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện cho nhiều mầm bệnh mùa hè trú ngụ và sinh sôi, trẻ con lại không có ý thức giữ vệ sinh nên chỉ cần một chút sơ ý là có thể “rước” nhiều bệnh nguy hiểm.

Đánh giá bệnh mùa hè bằng mắt thường, cảm tính

Sai lầm phổ biến nhất là các mẹ là vẫn luôn lấy tiêu chuẩn “nhìn thấy sạch” để đánh giá hoặc cho trẻ vệ sinh qua loa. Tuy nhiên, chính những vi khuẩn, virus, ký sinh trùng không thể nhìn thấy được bằng mắt thường là mối nguy hại tiềm ẩn cho trẻ em.

Đôi khi, một số mẹ vẫn nghĩ bệnh cảm mạo thông thường là “xoàng xĩnh” nên sẵn sàng bỏ qua một số triệu chứng khác thường kèm theo hoặc tự “chẩn đoán” và điều trị tại nhà đến khi nhập viện thì bệnh đã trở nặng.

Cho trẻ ăn đồ lạnh thỏa thích trong mùa hè

Không khí mùa hè nóng nực dẫn đến sinh hoạt , thói quen ăn uống hàng ngày của các gia đình thay đổi. Đặc biệt là thói quen hay dùng đồ lạnh như dùng nước đá, nước giải khát như nước cam, chanh hoặc luôn luôn dùng nước mát lạnh mỗi khi khát nước, tắm, sử dụng quạt gió cũng như máy điều hòa nhiệt độ.

Tuy nhiên, nếu trẻ dùng đồ ăn, nước uống lạnh liên tục trong nhiều ngày thì rất có thể khiến các bộ phận rất nhạy cảm của đường hô hấp dưới cũng bị tổn thương. Biểu hiện là viêm họng, hầu hoặc viêm thanh quản hoặc viêm amiđan, viêm VA. Và từ các bệnh này, trẻ sẽ bị viêm phổi từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng nếu không phát hiện kịp thời.

Liên tục sử dụng điều hòa nhiệt độ quá thấp

Một thói quen trong mùa hè của hầu hết bậc phụ huynh và được trẻ rất hưởng ứng là sử dụng điều hòa liên tục, thậm chí hay để nhiệt độ quá chênh lệch so với nhiệt độ ngoài trời.

Qua nghiên cứu cho thấy nếu trẻ ở trong phòng có máy điều hòa nhiệt độ thấp liên tục trên 4 giờ thì da, họng hầu, đường hô hấp của trẻ sẽ bị khô và rất dễ để các loại vi sinh vật tấn công, nhất là các loại vi khuẩn đã có sẵn ở đường hô hấp trên của trẻ như H. influenzae, phế cầu…

Hơn nữa, khi cho trẻ ra vào phòng điều hòa liên tục nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định thì trẻ sẽ dễ bị cảm lạnh do thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột, nhất là đang lạnh đột ngột lại bị nóng làm xuất hiện viêm đường hô hấp trên, thậm chí cả viêm phổi cấp tính.

Cho trẻ tắm quá lâu

Trời nóng nực, trẻ thường được tắm, thậm chí tắm nhiều lần trong ngày, đặc biệt là khi trẻ được đi tắm biển. Nếu tắm nhiều lần trong ngày hoặc ngâm mình dưới nước biển với thời gian lâu thì trẻ cũng rất dễ bị cảm lạnh gây viêm họng, viêm amiđan hoặc nặng hơn là viêm phổi. Nếu không phát hiện kịp thời và có biện pháp xử trí thích đáng thì bệnh tình của trẻ sẽ nặng thêm mà biểu hiện là thân nhiệt tăng cao, ho cũng tăng lên, li bì, khó thở nhiều, liên tục.

Để phòng tránh các bệnh trong mùa hè, các mẹ Việt cần lưu ý:

 

1. Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm

Để phòng bệnh mùa hè chúng ta phải làm tốt công vệ sinh sạch sẽ nơi ở, ăn chín uống sôi,  thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm trong mùa hè là cách tốt nhất để phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm đường ruột, trong đó có một tỷ lệ đáng kể viêm não mà thủ phạm là virut đường ruột (như Enterovirut, ECHO, Coxackie…).

Ngoài ra, để tránh trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ nên chú ý giữ gìn vệ sinh ăn uống cho trẻ, nếu trẻ bị tiêu chảy nên bù nước cho đủ. Ngoài nước mát do nắng nóng kể trên, nên bù nước cho trẻ bằng việc cho uống thêm nước có pha oresol (có hướng dẫn sử dụng sẵn trên bao gói).

2. Vệ sinh thân thể sạch sẽ

Tắm gội hằng ngày tránh để ngứa ngáy, khó chịu do bụi bậm, mồ hôi ứ đọng, nhất là trẻ em; năng thay quần áo mỗi khi bị mưa ướt hay ra nhiều mồ hôi nhất là những trẻ hiếu động để tránh bị cảm lạnh, chốc lở, nhiễm nấm; cũng không để trẻ gãi hay “giết” rôm (sẩy) để tránh làm tổn thương da, nhiễm trùng da.

Tránh cho trẻ nghịch đất, cát bẩn. Không đi nằm sau khi tắm xong; không đột ngột ra – vào phòng điều hòa để tránh bị cảm lạnh.

Ngoài việc giữ gìn vệ sinh cho trẻ, các bậc cha mẹ cần kiểm tra thường xuyên những vùng da kín, đặc biệt khi trẻ có biểu hiện ngứa để phát hiện và điều trị sớm các bệnh ngoài da.

3. Đưa trẻ đi tiêm phòng theo đúng quy định của Bộ Y tế

Biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm văcxin phòng viêm não Nhật Bản nhằm tạo miễn dịch chủ động. Liệu trình tiêm phòng cần đủ 3 liều: 2 mũi đầu cách nhau 1-2 tuần, mũi thứ 3 nhắc lại sau 1 năm. Văcxin viêm não Nhật Bản bắt đầu tiêm khi trẻ được 1 tuổi.

4. Uống nhiều nước

Mùa hè, thời tiết nắng nóng, mồ hôi tiết ra nhiều khiến cơ thể mất đi lượng lớn nước. Vì thế, cần uống đủ nước khi làm việc hay đi học, nhớ đội nón, đội mũ rộng vành… để không bị say nắng.

Tuyệt đối không uống nhiều nước đá, không ăn những thức quá lạnh. Không để quạt điện xối thẳng vào người, nhất là trẻ nhỏ vì trẻ dễ bị cảm lạnh, càng không nên bật quạt, đi nằm sau khi vừa tắm xong.

5. Tiến hành diệt muỗi, bọ gậy quanh khu vực nơi ở

Diệt bọ gậy (lăng quăng), loại trừ nơi muỗi sinh đẻ, trú ngụ là biện pháp tích cực và hiệu quả nhất. Điều này đặc biệt cần thiết để phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

– Khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm quanh nhà, quanh làng bản; loại bỏ những vật dụng quanh nhà, trong vườn (như thùng chứa nước tưới, gáo dừa, mảnh vỡ chai lọ bát đĩa, ly, chén, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, mảnh ni-lông…)  đọng nước mưa; đậy kín chum, vại, bể chứa nước để muỗi không còn nơi đẻ; hàng tuần nhớ cọ rửa các đồ chứa nước để loại bỏ trứng muỗi, thả cá cờ để diệt bọ gậy.

– Sắp xếp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, thoáng mát; không treo mắc quần áo để  muỗi không còn chỗ đậu.

– Tránh để muỗi đốt: xua muỗi, đốt hương trừ muỗi, xoa thuốc chống muỗi lên những phần da hở; cho trẻ mặc quần dài, áo dài tay; không để trẻ chơi ở ngoài trời khi xẩm tối, không để trẻ ở trần hay chơi ở những xó xỉnh, tối tăm, ẩm thấp; cho trẻ ngủ màn kể cả những giấc ngủ ban ngày nhất là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

 

1 Comment
Leave a Reply