Archive for the Bệnh chuyên khoa khác Category

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt siêu vi và cách chăm sóc, phòng tránh

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt siêu vi và cách chăm sóc, phòng tránh

Trẻ em thường bị mắc bệnh sốt siêu vi trùng (sốt virus) ít nhất một lần trong đời. Bệnh tuy kéo dài nhưng thường không gây nguy hiểm đến tính mạng vì hết đợt sốt thì bé lại khỏe mạnh bình thường mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách để bé bị sốt siêu vi kèm theo một bệnh khác thì triệu chứng có thể nặng nề hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nhiều hơn. Vậy làm sao nhận biết dấu hiệu trẻ bị sốt siêu vi và cách chăm sóc như thế nào là đúng cách? Mời các bạn theo dõi bài viết sau. Thế nào là sốt siêu vi? Sốt siêu vi là thuật ngữ chỉ chung những trường hợp sốt do nhiễm các loại siêu vi trùng (virut) khác nhau. Một số trường hợp sốt siêu vi có thể chẩn đoán rõ ràng nhờ đặc điểm dịch tễ và các biểu hiện của bệnh. Nhiều trường hợp khác không thể chẩn đoán nguyên nhân. Hầu hết các trường hợp sốt siêu vi có biểu hiện đau đầu, đau nhức mình mẩy và nổi ban. Loại bệnh này chỉ điều trị triệu chứng như hạ sốt, chống mất nước, nghỉ ngơi, cách ly tránh lây nhiễm để tránh bùng phát dịch bệnh. Phần lớn sốt siêu vi không nguy hiểm và có thể tự hết, tuy nhiên cũng có một số bệnh nhanh chóng đưa đến tử vong đặc biệt là đối với trẻ em. Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt siêu vi: Các biểu hiện chung thường thấy ở bệnh nhân nhiễm siêu vi là sốt cao (từ 39-40 °C) kèm theo mệt mỏi, đau cơ, đau họng, chán ăn, đối với trẻ thì có quấy khóc. Ở trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi), khi sốt cao không được hạ sốt kịp thời, trẻ dễ bị co giật. Đáng lưu ý là khi trẻ bị co giật nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến suy hô hấp, thiếu ôxy não, làm suy giảm trí tuệ hay nặng hơn là để lại di chứng nặng nề về não. Một số biểu hiện cụ thể là: Sốt cao: Đây là biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt do virut, thường từ 38-39 °C, thậm chí lên đến 40-41 °C. Đau đầu: Đây cũng là biểu hiện thường gặp, bệnh nhân thường có dấu hiện quay cuồng, nhức đầu dữ dội, trong đầu có cảm giác chao đảo, nguyên nhân do sốt nên tuần hoàn máu mạnh và mạch máu căng ra. Khi sờ vào hai huyệt thái dương của người bệnh đang đau đầu thì có thể cảm giác thái dương đập mạnh. Người đau đầu có xu hướng nhắm nghiền mắt và nằm co lại, li bì đi vì choáng váng. Lúc này trông người bệnh khuôn mặt như phù nề, mắt sưng húp. Đối với […]

Đọc toàn bài

Trẻ bị thuỷ đậu cần kiêng làm gì và kiêng ăn những loại thực phẩm gì?

Trẻ bị thuỷ đậu cần kiêng làm gì và kiêng ăn những loại thực phẩm gì?

Thuỷ đậu là một bệnh lành tính, tuy nhiên nếu như chế độ chăm sóc, dinh dưỡng không được áp dụng đúng cách sẽ để lại sẹo lõm, gây mất thẩm mỹ. Vậy khi trẻ bị thuỷ đậu cần kiêng làm gì và kiêng ăn những loại thực phẩm gì là câu hỏi được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Mời các bạn theo dõi bài viết sau nhé. Những điều tuyệt đối kiêng kị khi bị thủy đậu Vì là một bệnh do virus gây ra, vì thế, việc lây lạn bệnh rất dễ dàng và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, vì thế, khi bị thủy đậu, người bệnh cần kiêng kị một số điều sau: – Không ra chỗ đông người: Vì việc tiếp xúc với người khác có thể lây bệnh, vì virus có thể ủ bệnh từ 1 – 2 tuần, do đó, rất nguy hiểm khi bạn tiếp xúc với quá nhiều người, việc bùng nổ thành dịch là có xác suất rất cao – Không dùng chung đồ với người khác: Chính vì cơ chế lây lan rất nhanh nhạy, nên khi bị thủy đậu bạn không được dùng chung đồ với người khác: khăn mặt, bát đũa, cốc uống nước, nằm chung giường… – Tuyệt đối không được gãi, việc gãi có thể làm cảm giác ngứa nhưng không chấm dứt ngứa, đồng thời khi làm vỡ các nốt bọng nước, thì chắc chắn sẽ để lại sẹo, và khả năng lan ra vùng da bên cạnh là rất lớn. – Cắt móng tay, móng chân tránh trường hợp “ngứa tay” gãi làm vỡ các bọng nước sẽ rất nguy hiểm. Bên cạnh đó phải giữ gìn vệ sinh cơ thể, tắm rửa thường xuyên bằng nước ấm, tránh việc để cơ thể bị bẩn và nhiễm trùng những mụn nước sẽ gây nguy hiểm. Trẻ bị thủy đậu nên kiêng ăn gì? Trong khoảng thời gian ủ bệnh kéo dài từ 10 – 12 ngày, người bị bệnh thủy đậu cần tránh ăn: Thịt gà có tính ôn (ấm) mà bệnh thủy đậu phát sinh do phong nhiệt độc. Nếu ăn vào, bổ sung nhiệt thì bệnh có thể tiến triển xấu thêm. Thịt chó có tính nóng mà thủy đậu thì nguyên nhân gây bệnh là do phong nhiệt. Nếu ăn thịt chó, người bệnh thủy đậu có nguy cơ bội nhiễm và biến chứng. Hải sản chứa nhiều histamine (chất gây dị ứng, ngứa) dễ làm vết thương ngứa hơn, nhất là người tiền sử có cơ địa dị ứng. Vì vậy người bị thủy đậu cần kiêng món này Các chế phẩm từ sữa như sữa, phô mai, kem và bơ nếu ăn vào sẽ làm cho làn da bị nhờn, gây ngứa nhiều hơn. Thức ăn ngọt, béo, mặn sẽ chỉ khiến bệnh tình thêm nặng. Nhất là thực phẩm chứa nhiều muối, sẽ làm trầm trọng thêm các mụn nước, gây ngứa nhiều hơn và để lại […]

Đọc toàn bài

Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết trẻ bị thuỷ đậu và cách điều trị tại nhà

Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết trẻ bị thuỷ đậu và cách điều trị tại nhà

Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính toàn thân do virus varicella zoster. Khi đã mắc bệnh, con người sẽ có miễn dịch lâu dài suốt đời và ít khi bị lại lần hai. Tuy nhiên, vẫn có thể gặp những trường hợp tái nhiễm có hay không có biểu hiện lâm sàng. Bệnh thường xuất hiện vào cuối đông đầu xuân, kéo dài sang hè. Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu Bệnh thủy đậu do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên, thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền. – Virus gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp (hoặc không khí), người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi… nhất là trẻ em. -Một số cách lây nhiễm khác có thể xảy ra nếu chúng ta không cẩn thận khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu như: bệnh có thể lây từ bóng nước khi bị vỡ ra, lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét từ người mắc bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không may bị nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây cho thai nhi thông qua nhau thai. Triệu chứng bệnh thủy đậu – Khi khởi phát, người bệnh có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, một số trường hợp nhất là trẻ em có thể không có triệu chứng báo động… – Khi bị thủy đậu, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ”. Đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12 – 24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước. – Sau đó cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ”. Đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12 – 24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước. Nốt rạ có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể, số lượng trung bình khoảng 100 – 500 nốt. Trong trường hợp bình thường những mụn nước này khô đi, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4 – 5 ngày. Ở trẻ em, thủy đậu thường kéo dài khoảng 5 – 10 ngày dẫn đến việc phải nghỉ học hoặc nghỉ đến nơi giữ trẻ. Một số rất ít trường hợp, bệnh nhân có thể bị bệnh mà không thấy phát ban. Ban thuỷ đậu thường dưới dạng những chấm đỏ lúc đầu, sau đó phát triển thành mụn nước, vỡ ra thành vết lở, rồi đóng vảy. Thường phát ban đầu tiên ở da đầu, xuống thân mình (nơi ban trổ nhiều nhất), sau cùng xuống đến tay chân. Những phần da nào sẵn bị kích ứng như hăm tã, eczema, cháy nắng v.v. thường bị ban thuỷ đậu tấn công nặng nhất. Ban thuỷ […]

Đọc toàn bài

Kỹ năng sơ cứu khi trẻ bị bỏng nhiệt, bỏng bô xe máy, bỏng do điện giật

Kỹ năng sơ cứu khi trẻ bị bỏng nhiệt, bỏng bô xe máy, bỏng do điện giật

Trẻ em thường rất hiếu động, chỉ một phút lơ là bất cẩn là bé có thể chịu những tổn thương ngoài da do chạy nhảy, nghịch ngợm. Trong đó, tình trạng trẻ bị bỏng là thường gặp nhất. Trẻ có thể bị bỏng do nhiều nguyên nhân như bỏng bô xe máy, bỏng nước sôi, hóa chất, bỏng nắng … Tùy trường hợp mà các bậc phụ huynh sẽ phải có hướng xử lý nhanh và kịp thời để sơ cứu cho bé. Mời các bạn theo dõi bài viết sau nhé. Xem thêm các bài viết khác chuyên đề: Kỹ năng sơ cấp cứu khi trẻ gặp tai nạn Bé bị bỏng lửa, nước sôi: Khi trẻ không may bị bỏng lửa, nước sôi, cha mẹ và người thân cần nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi nguồn gây bỏng và thực hiện các bước sau: – Làm mát vết bỏng, tránh cho da khỏi bị rộp bằng cách mở vòi nước cho chảy chầm chậm lên vết bỏng khoảng 15 – 20 phút. Nước sạch vừa có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm, giảm độ sâu của vết thương. Không dùng nước lạnh, nước đá (trong tủ lạnh) để làm mát da cho trẻ. – Nhẹ nhàng tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giầy, dép, vòng trước khi vết bỏng sưng nề. – Che phủ vùng bỏng bằng gạc vô khuẩn. Nếu không có gạc có thể dùng vải sạch. – An ủi trẻ, cho uống nước và đặt trẻ ở tư thế nằm. – Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ, tổn thương có thể tự liền nhờ quá trình biểu mô hóa, thì sau khi sơ cứu có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu nặng hơn thì ngay sau khi sơ cứu cần chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ điều trị kịp thời. Nếu quần áo trẻ bị cháy: Nếu quần áo trẻ bị bắt lửa, điều trước tiên là phải giữ yên trẻ. Bất cứ sự chuyển động nào cũng sẽ làm ngọn lửa đáng sợ hơn. 1. Chặn bé lại, không để bé hốt hoảng chạy quanh vì như thế sẽ thổi bừng ngọn lửa. Đặt bé nằm trên sàn, phần bị bỏng ở phía trên. 2. Bọc bé trong một cái áo hay một tấm mền thô dày bằng len dạ để dập lửa. Đừng bao giờ dùng hàng nilon vì nó dễ bắt lửa. 3. Lăn bé trên sàn nhà để ngọn lửa tắt hẳn. Dội nước hoặc chất lỏng không bắt lửa, nếu có, lên người bé. Lưu ý: Không cởi đồ bé ra. Quần áo có thể dính sát vào da, cởi quần áo sẽ càng gây tổn thương nhiều hơn. Điều quan trọng là cần phòng tránh nguy cơ gây bỏng cho trẻ. Trẻ nhỏ vốn hiếu động, tò mò,… do đó cha mẹ cần […]

Đọc toàn bài

Chữa bệnh quai bị cho trẻ bằng Đông y hiệu quả, tránh biến chứng vô sinh

Chữa bệnh quai bị cho trẻ bằng Đông y hiệu quả, tránh biến chứng vô sinh

Trẻ bị quai bị thường gặp ở lứa tuổi 5 -14 và vào thời điểm trời chuyển lạnh do đây là lúc trẻ dễ mắc các bệnh liên quan đến hô hấp. Bệnh quai bị chưa có thuốc đặc trị mà chủ yếu là điều trị triệu chứng trong khi đó bệnh lại dễ gây biến chứng nặng nề nếu chăm sóc không đúng cách. Sau đây, mời các bậc phụ huynh tham khảo phương pháp chữa bệnh quai bị bằng thuốc Đông Y hiệu quả lại an toàn của các bác sĩ y học cổ truyền. Dấu hiệu nhận biết và triệu chứng bệnh quai bị Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây truyền qua đường hô hấp hoặc do tiếp xúc với nước bọt của người bệnh. Bệnh do một loại vi-rút thuộc họ Paramyxo gây ra, thường ảnh hưởng đến tuyến nước bọt trong má hay còn gọi là tuyến mang tai gây đau, sưng vùng dưới hàm 1 hoặc 2 bên. 25% các trường hợp nhiễm quai bị không có biểu hiện rõ rệt, nhưng phần lớn sẽ xuất hiện các triệu chứng sau đây: – Sốt cao, thậm chí có thể lên đến 40 độ – Sưng một hoặc hai tuyến mang tai ở phía trước của tai và khoanh vào các góc của hàm – Ho hoặc sổ mũi – Đau đầu và nhức mỏi các cơ – Đau bụng, chán ăn Sau 14-24 ngày tiếp xúc với vi-rút gây bệnh, bé có thể bị sốt nhẹ kèm theo cảm giác đau họng, khó chịu, biếng ăn. Sau đó, tuyến mang tai bắt đầu sưng to 1 hoặc 2 bên trong vòng 3 ngày rồi giảm dần. Vùng sưng có thể lan đến má, hàm dưới, thậm chí lan đến ngực gây phù xương ức. Biến chứng bệnh quai bị ở trẻ em có nguy hiểm? Bệnh quai bị thường lành tính và có thể tự khỏi trong vòng 10 ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn xảy ra các biến chứng nghiêm trọng, nhất là ở trẻ em. – Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn: 20-35% mắc bệnh quai bị sau tuổi dậy thì thường bị viêm tinh hoàn hoặc mào tinh hoàn sau một đợt viêm sốt kéo dài khoảng 7 ngày. 50% các trường hợp teo tinh hoàn có thể làm giảm số lượng tinh trùng và gây vô sinh. – Viêm buồng trứng: 7% các bé gái mắc bệnh quai bị sau tuổi dậy thì có thể dẫn đến viêm buồng trứng. Tuy nhiên, nguy cơ gây vô sinh trong các trường hợp này thường rất hiếm gặp. – Gây tổn hại hệ thần kinh, dẫn đến viêm màng não, viêm não hoặc mất khả năng điều hành tiểu não. – Nhồi máu phổi: Là biến chứng xảy ra sau viêm tinh hoàn, gây thiếu máu nuôi dưỡng phổi, dẫn đến hoại tử mô phổi. Chăm sóc trẻ bị quai bị như thế nào? – Khi […]

Đọc toàn bài

Trẻ bị quai bị: Nguyên nhân, cách điều trị và chăm sóc tại nhà

Trẻ bị quai bị: Nguyên nhân, cách điều trị và chăm sóc tại nhà

Bệnh quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp và thường gặp ở trẻ em từ 4 – 15 tuổi. Bệnh lây lan nhanh và nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ gây biến chứng và để lại những hậu quả nặng nề cho trẻ. Vậy làm sao nhận biết trẻ bị quai bị? Những biến chứng của bệnh quai bị hay cách chăm sóc và điều trị cho trẻ bị quai bị như thế nào? Mời các bậc phụ huynh theo dõi bài viết sau nhé. Thế nào là bệnh quai bị Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus gâv ra, bệnh thường lành tính với tổn thương chính là viêm tuyến nước bọt. Mầm bệnh là một virus RNA thuộc họ Paramyxovirus. Người là ký chú tự nhiên, virus được thải qua đường hô hấp, chúng dễ dàng được cấy trên tế bào thận khí, phôi gà… Quai bị xảy ra ở khắp thế giới, nhiều nhất là vào mùa đông. Khoảng 30% trẻ em mang virus mà không có triệu chứng. Nguồn lây bệnh: Tré bệnh, nhất là 6 ngày trước và 2 – 3 tuần sau khi tuyến nước bọt sưng. Đường truyền nhiễm: Virus trong tuyến nước bọt, rời người bệnh khi ho, hắt hơi. Khối mẫn cảm: Trẻ em 4 – 16 tuổi hay bị bệnh nhất. Bệnh xảy ra quanh năm. Sau khi nhiễm, người bệnh có miễn dịch suốt đời. Nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh quai bị Trẻ bị bệnh quai bị rất dễ lây cho trẻ khác, tuy nhiên sẽ cho miễn dịch bền vững sau khi khỏi bệnh (không mắc lại bệnh lần thứ hai). Bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp bởi các giọt nước bọt nhỏ li ti bắn ra khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi… Bệnh có khả năng lây từ 7 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên và 7 ngày sau khi hết triệu chứng. Người bệnh chính là nguồn bệnh và các vật dụng có nhiễm nước bọt của người bệnh. Điều khó khăn trong việc cách ly nguồn bệnh là thời gian 7 ngày trước khi có biểu hiện lâm sàng. Trẻ em trong độ tuổi 5-15 dễ bị bệnh quai bị nhất (khi chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh), do là một loại bệnh dễ lây nên đa số các trẻ nhỏ bị mắc bệnh này. Qua điều tra nghiên cứu thấy trên 85% người trưởng thành đang khỏe mạnh đã có tiền sử mắc bệnh quai bị. Những nguy cơ mắc bệnh quai bị cá biệt cũng có thể gặp ở trẻ nhỏ hơn, thậm chí mới có 5- 6 tháng tuổi do kháng thể chống quai bị được hưởng thụ từ máu và sữa mẹ cũng đã bị suy giảm và hết. Nên trong thời gian có dịch và nguy cơ nhiễm bệnh lớn cũng phải chú ý bảo vệ các đối tượng […]

Đọc toàn bài

Trẻ bị tay chân miệng có thể tử vong, viêm não nếu chăm sóc không đúng cách

Trẻ bị tay chân miệng có thể tử vong, viêm não nếu chăm sóc không đúng cách

Bệnh tay chân miệng (TCM) là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột của họ Picornaviridae gây ra. Giống vi rút gây bệnh TCM phổ biến nhất là Coxsackie A và virus Enterovirus 71 (EV-71). Đây là một bệnh thường gặp ở nhũ nhi và trẻ em mà không phải ông bố bà mẹ nào cũng có đầy đủ hiểu biết để chăm sóc trẻ đúng cách. Mời các bậc phụ huynh tham khảo tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa sau đây nhé. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sớm trẻ bị tay chân miệng Bệnh tay chân miệng do vi trùng đường ruột Ente’virus (E71) và Coxcakieruses gây nên. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá, từ người sang người nên các yếu tố sinh hoạt tập thể như ở trường học khiến nguy cơ lây bệnh tăng cao, đặc biệt là trong các đợt bùng phát bệnh. Triệu chứng đầu tiên thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng. Một đến hai ngày sau khi xuất hiện sốt trẻ bắt đầu đau miệng. Khám họng trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước và thường tiến triển đến loét. Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má. Ban da xuất hiện trong vòng 1 đến 2 ngày với các tổn thương phẳng trên da hoặc có thể gồ lên, máu đỏ và một số hình thành bọng nước. Ban này không ngứa và thường khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Như vậy ban điển hình thường xuất hiện ở các vị trí tay, chân và miệng nên bệnh có tên Bệnh Tay – Chân – Miệng. Tuy nhiên ban có thể xuất hiện ở mông. Một số trường hợp, ban chỉ xuất hiện ở miệng mà không thấy ở các vị trí khác. Các biểu hiện của bệnh tay chân miệng bao gồm: Sốt Nhức đầu Ói mửa Mệt mỏi Khó chịu Đau lan lỗ tai Đau họng Thương tổn đau rát ở răng và miệng Phát ban không ngứa toàn thân, kèm theo đó là nhiều nốt mụn trên lòng bàn tay và lòng bàn chân Loét miệng Mụn lở và giộp da trên xuất hiện trên mông của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi trở nên khó chịu Biếng ăn Tiêu chảy Thời kỳ ủ bệnh thường thấy (thời gian từ khi nhiễm bệnh và bắt đầu có triệu chứng) là 3-7 ngày. Triệu chứng ban đầu có thể là sốt thường kèm theo một cơn đau họng. Chán ăn và khó chịu nói chung cũng có thể xảy ra. Từ một đến hai ngày sau khi bị sốt, các nốt mụn lở đau rát (tổn thương) có thể xuất hiện trong miệng và / hoặc cổ họng. Chứng phát ban có thể nhìn thấy rõ ràng trên bàn tay, […]

Đọc toàn bài

Làm gì khi trẻ bị sốt cao tay chân lạnh, phải dùng thuốc hạ sốt như thế nào?

Làm gì khi trẻ bị sốt cao tay chân lạnh, phải dùng thuốc hạ sốt như thế nào?

Hầu hết các mẹ đều rất lo lắng khi thấy bé bị sốt rất cao nhưng tay chân lạnh ngắt. Vậy khi trẻ bị sốt tay chân lạnh như thế này có nguy hiểm không? Nhiều mẹ đôi khi còn hiểu sai, thấy con lạnh lại ủ ấm thêm cho bé làm cho bệnh tình lại càng nặng. Mời các mẹ tham khảo tư vấn của các bác sĩ sau đây để biết cách xử trí khi bé sốt cao tay chân lạnh nhé. Hỏi bác sĩ: Vì sao bé bị sốt mà chân tay lạnh? Con gái em được 14 tháng, nặng 10.8kg, cao 78cm. Cho em hỏi bé như vậy có phải suy dinh dưỡng không? Bé bị sốt mà bàn tay, bàn chân lạnh nhưng đầu thì nóng như vậy có sao không BS? Ở nhà cũng cho uống thuốc hạ sốt rồi nhưng hạ xong rồi lại sốt. BS cho em hỏi bé bệnh gì? Trả lời của bác sĩ nhi khoa: Chào em, Với cân nặng và chiều cao trên ở bé gái 14 tháng tuổi, cho thấy bé phát triển thể chất khá tốt theo tuổi rồi em, chứ không phải suy dinh dưỡng như em lo nghĩ. Vấn đề bé sốt cao nhưng tay chân lạnh là do rối loạn vận mạch, lúc này em cần nhanh chóng hạ sốt xuống thì biểu hiện trên sẽ hết, nhưng nếu em cho mặc ấm hoặc trùm thêm chăn mền thì bé càng lạnh run và sốt càng cao hơn dẫn đến co giật. Còn sốt do bệnh gì thì em nên đưa bé đi khám BS chuyên nhi, nếu cần phải làm thêm xét nghiệm máu em nhé! Trẻ bị sốt cao, kèm theo chân tay lạnh, mẹ chớ coi thường Theo Bác sĩ Tiến, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc BV Nhi Đồng 1, TP HCM, sốt là triệu chứng rất thường gặp, là phản ứng thông thường của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi… xâm nhập. Trong một số căn bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm não, viêm màng não… người ta có thể sốt rất cao và khó hạ dù đã được uống thuốc và lau mát. “Sốt trên 40 độ C, kéo dài, chân tay lạnh mà không được can thiệp kịp thời có thể gây những biến chứng như co giật, mất nước, biến chứng về hô hấp và tim mạch, rối loạn đông máu, di chứng thần kinh, vận động…, thậm chí có thể tử vong nếu diễn tiến nặng gây suy đa cơ quan. Một dạng rất đáng chú ý là sốt do viêm não có thể gây rối loạn trung tâm điều nhiệt khiến trẻ tử vong hoặc để lại di chứng não dù được cứu sống” – BS Tiến nói. Theo BS Tiến, cơn sốt từ 38 độ C trở lên (đo qua cặp nhiệt ở nách) cần được xử lý. […]

Đọc toàn bài

Hướng dẫn phân biệt phát ban do bệnh tay chân miệng và do sốt virus

Hướng dẫn phân biệt phát ban do bệnh tay chân miệng và do sốt virus

Tay chân miệng là một trong những bệnh có nhiều thể khác nhau. Giai đoạn ủ bệnh có thể kéo dài từ 3 – 7 ngày, sau đó đến giai đoạn khởi phát: 1 – 2 ngày và cuối cùng là giai đoạn toàn phát: 3 – 10 ngày. Chính vì giai đoạn ủ bệnh khá dài nên cha mẹ cần phải chú ý để có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. PHÂN BIỆT BỆNH TAY CHÂN MIỆNG VỚI BỆNH SỐT VIRUS PHÁT BAN Như trường hợp tử vong mới đây ở Hà Nội, bé khởi bệnh với triệu chứng mệt mỏi, nôn, sốt và được chẩn đoán theo dõi sốt virus. Tuy nhiên, một ngày sau bé vẫn không hết sốt, bắt đầu xuất hiện nốt ban đỏ dạng chấm ở bàn tay, nghi mắc tay chân miệng. Sau đó thì có kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của trẻ dương tính với virus tay chân miệng EV71. Tiến sĩ Trần Minh Điển, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, chẩn đoán bệnh tay chân miệng dựa chủ yếu vào các biểu hiện lâm sàng, chứ không chờ vào xét nghiệm. Vì thế, bác sĩ, thậm chí người dân có thể phân biệt được 2 bệnh này. Cụ thể: Sốt virus: – Bắt đầu từ giai đoạn 6 tháng tuổi là trẻ có thể bị sốt virus, đôi khi sốt cao 38,5 độ, 39,5 độ, sốt liên tục. Dùng thuốc hạ sốt thì trẻ đỡ, nhưng sau đó lại sốt, sốt có thể kéo dài 2-4 ngày, thậm chí là 6 ngày. – Ngoài sốt, trẻ có thể kèm theo các biểu hiện viêm đường hô hấp trên như: ho, sổ mũi… – Tuy nhiên xét về toàn trạng thì trẻ vẫn tỉnh táo, chơi tốt, khám không thấy dấu hiệu nhiễm trùng ở họng, phổi, đường ruột… – Sau khi hết sốt, trẻ có thể nổi ban nhưng ban mỏng, rải rác, nhưng cũng có thể mọc toàn thân, hồng ban xen kẽ, ít dạng sẩn, thường có hạch sau tai. – Sốt virus có thể tự khỏi trong 2-4 ngày. Trẻ có thể bị sốt virus trở lại với tần xuất 2-3 lần, thậm chí 5-6 lần một năm. – Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tay chân miệng: – Tùy từng thể bệnh mà có biểu hiện điển hình hay không. Trẻ có thể sốt cao liên tục 39, 40 độ C và không đáp ứng thuốc hạ sốt, nhưng có trẻ lại chỉ sốt nhẹ. Chẳng hạn với thể tối cấp thì bệnh diễn tiến rất nhanh, có các biến chứng nặng như suy tuần hoàn, hô hấp, hôn mê dẫn đến tử vong trong 2-4 ngày. Với thể không điển hình thì dấu hiệu phát ban không rõ hoặc chỉ có vết loét miệng hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban loét miệng. – Tuy nhiên, […]

Đọc toàn bài

Những sai lầm chết người khi chăm trẻ bị sốt xuất huyết

Những sai lầm chết người khi chăm trẻ bị sốt xuất huyết

Hàng năm, ngành y tế cũng tổ chức không ít các cuộc vận động phòng chống bệnh sốt xuất huyết, phổ biến thông tin, nguyên nhân, cách phòng tránh cho người dân, tuy nhiên, số ca mắc bệnh vẫn không hề giảm và dịch bệnh lại liên tục xảy ra mỗi năm (trước đây 3-4 năm mới bùng phát thành dịch). Nhiều bà mẹ, nhất là người có con đầu lòng, thường lúng túng nên có những xử trí không đúng khi trẻ bị bệnh sốt xuất huyết. Thấy con sốt li bì, tay chân lạnh, dù uống thuốc hạ sốt vẫn không bớt, nghĩ con bị trúng gió nên gia đình cạo gió, cắt lể. Đến ngày thứ 4, bé được nhập viện tại Long An và sau đó chuyển đến TP HCM trong tình trạng sốt nặng thêm, nôn ói liên tục, da nổi nhiều vết bầm tím. Kết quả chẩn đoán cho thấy bé bị sốt xuất huyết nặng, kết hợp rối loạn đông máu. Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Trưởng khoa Sốt xuất huyết Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, sai lầm phổ biến là nhiều bà mẹ do nóng lòng khi con sốt liên tục nên tự ý cho dùng thuốc hạ sốt hơn 4-5 lần mỗi ngày, dẫn đến lạm dụng thuốc. Việc sử dụng thuốc hạ sốt liên tục có thể làm tổn thương gan nặng nề, xuất huyết tiêu hóa… Ngoài ra, không ít gia đình khi thấy con xuất hiện những mẩn bầm còn cắt lể để lấy bớt máu độc. Việc cạo gió, cắt lể này dễ dẫn đến hiện tượng chảy máu không cầm. Đây là ngả vào cho vi trùng xâm nhập, có thể gây rối loạn đông máu. Một số bà mẹ khi thấy con sốt kèm theo rối loạn tiêu hóa, nôn ói liên tục đã cho con nhịn ăn, nhịn uống. Việc này khiến trẻ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng nên dễ mất sức, một số trường hợp có thể hạ đường huyết, gây co giật. Giải pháp tốt nhất là nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Cần cung cấp nhiều nước để tránh tình trạng thiếu nước và chất điện giải. Nên tránh các thức ăn, thức uống có màu đỏ, màu đen vì khó phân biệt với màu máu khi trẻ nôn ói hoặc đi ngoài. Một sai lầm thường gặp nữa là phụ huynh khi thấy con hết sốt thì chủ quan, không tiếp tục theo dõi .Bệnh sốt xuất huyết do virus nên thường có hiện tượng sốt đi sốt lại và diễn tiến bất thường. Nếu trẻ hết sốt nhưng vẫn còn biểu hiện bất thường như tay chân lạnh, đau bụng, nôn ói nhiều thì cần theo dõi để đưa trẻ nhập viện cấp cứu kịp thời. Bác sĩ Tiến nhấn mạnh, bệnh sốt xuất huyết nếu không điều trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến biến […]

Đọc toàn bài
Page 1 of 3123