Ruột thừa hay còn gọi là ruột dư. Có người bị đau ruột thừa dữ dội buộc phải cắt bỏ, nhưng cũng có những người cả đời sống chung với ruột thừa không phải lo nghĩ gì. Khi bị viêm ruột thừa, cần phải phát hiện sớm và cấp cứu kịp thời nếu không sẽ bị nguy hiểm tính mạng. RUỘT THỪA LÀ GÌ: Ruột thừa (ruột dư) là một đoạn ruột hẹp, kín, tận cùng, dài khoảng vài centimet và bám dính vào manh tràng (đoạn đầu tiên của ruột già). Lớp lót bên trong lòng ruột thừa tiết ra ít chất nhầy và chảy vào manh tràng. Thành của ruột thừa chứa mô bạch huyết, là một phần của hệ miễn dịch sản xuất kháng thể. Giống như những đoạn còn lại của đại tràng (ruột già) thì thành của ruột thừa cũng có chứa lớp cơ nhưng lớp cơ này phát triển kém. VIÊM RUỘT THỪA LÀ GÌ? Viêm ruột thừa là tình trạng viêm của ruột thừa. Người ta nghĩ rằng viêm ruột thừa là do lỗ thông giữa ruột thừa và manh tràng bị tắc nghẽn. Hiện tượng tắc nghẽn này là do tích tụ nhiều chất dịch nhầy trong lòng ruột thừa hoặc do phân từ manh tràng đi vào ruột thừa. Chất nhầy hay phân trở nên cứng, giống như đá và làm tắc nghẽn lỗ thông. Hiện tượng phân cứng như đá được gọi là “sỏi phân” (phân có kích thước bằng hạt đậu, cứng và bị can xi hóa gây tắc nghẽn lỗ thông giữa ruột thừa và manh tràng). Có thể có hiện tượng mô bạch huyết của ruột thừa bị phù và làm tắc nghẽn ruột thừa. Sau khi hiện tượng tắc nghẽn xãy ra, các vi khuẩn bình thường thường trú trong lòng ruột thừa bắt đầu xâm lấn vào thành ruột thừa. Cơ thể đáp ứng với hiện tượng xâm lấn này bằng cách tấn công các vi khuẩn. Hiện tượng tấn công các vi khuẩn đó được gọi là viêm. Nếu hiện tượng viêm và nhiễm trùng lan rộng đến thành ruột thừa thì ruột thừa sẽ bị vỡ ra. Sau khi ruột thừa vỡ, nhiễm trùng sẽ lan rộng vào trong ổ bụng. Tuy nhiên hiện tượng nhiễm trùng này thường giới hạn thành một vùng nhỏ xung quanh ruột thừa được gọi là áp xe quanh ruột thừa. Đôi khi viêm ruột thừa có thể tự khỏi mà không cần phẩu thuật nếu hiện tượng viêm và nhiễm trùng không lan rộng vào ổ bụng. Viêm, đau và các triệu chứng sẽ biến mất. Trường hợp này có thể gặp ở những người già và được sử dụng kháng sinh. Những bệnh nhân này có thể một thời gian lâu sau khi bị viêm ruột thừa sẽ đến gặp bác sĩ vì một khối ở vùng bụng dưới phải do kết quả của hiện tượng tự “chữa lành” của cơ thể. DẤU HIỆU NHẬN […]
Đọc toàn bài →Đau bụng là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, mỗi vị trí đau là biểu hiện của từng bệnh khác nhau. Nhưng làm sao dựa vào vị trí đau để bắt đúng bệnh và xử trí đúng cách thì không phải ông bố bà mẹ nào cũng biết. Mời các bạn cùng Blog Mẹ Xuka tham khảo bài viết sau nhé. Vì nhiều tạng trong bụng cần cho sự sống và tín hiệu chúng gửi đi khá phức tạp, nên việc xác định nguyên nhân đau bụng có thể rất khó khăn. Tuy nhiên, xác định vị trí đau giúp bác sĩ sớm phát hiện nguyên nhân gốc rễ gây đau. Nhưng ở một số trường hợp, vị trí có thể bị sai. Xem thêm: Bắt bệnh cho trẻ qua vị trí cơn đau bụng – Đau bụng quanh vùng rốn. Đau gần rốn có thể liên quan tới rối loạn ruột non hoặc viêm ruột thừa. Viêm ruột thừa là một cấp cứu ngoại khoa. Nếu không điều trị, ruột thừa bị viêm có thể vỡ và gây viêm phúc mạc. Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm ruột thừa bao gồm buồn nôn, nôn, chán ăn, sốt nhẹ, có nhu cầu trung tiện hoặc đại tiện. – Đau bụng trên rốn. Ngay trên rốn ở vùng trên-giữa của bụng là vùng thượng vị. Đây là nơi bạn có thể có cảm giác đau liên quan tới a-xít dạ dày. Đau kéo dài ở vùng này có thể báo hiệu rối loạn tá tràng, tụy hoặc túi mật. – Đau bụng dưới rốn. Đau dưới rốn và lan sang bên có thể báo hiệu rối loạn đại tràng. Với phụ nữ, nguyên nhân hay gặp của đau vùng này là viêm đường tiết niệu và viêm tiểu khung. – Đau bụng trên bên trái. Ít khi đau vùng này. Khi bị đau, có thể là rối loạn đại tràng, dạ dày hoặc tụy. – Đau bụng trên bên phải. Đau dữ dội bụng trên bên phải thường liên quan tới viêm túi mật. Đau có thể lan ra giữa bụng và xuyên ra sau lưng. Đôi khi, viêm tụy hoặc tá tràng cũng có thể đau vùng này. – Đau bụng dưới bên trái. Đau ở đây thường là rối loạn đại tràng xuống, nơi phân được thải ra. Các rối loạn có thể gồm viêm túi thừa hoặc viêm đại tràng – bệnh Crohn hoặc viêm loét tá tràng. – Đau bụng dưới bên phải. Viêm đại tràng có thể gây đau bụng dưới bên phải. Một nguyên nhân khác có thể và có lẽ nặng hơn là viêm ruột thừa. – Đau di chuyển. Một trong những đặc điểm bất thường của đau bụng là khả năng di chuyển dọc theo đường dẫn truyền thần kinh sâu và đau ở các vị trí xa nơi gây bệnh. Thí dụ: đau do viêm túi mật có thể lan lên ngực và dọc vai phải. Đau do rối […]
Đọc toàn bài →Trẻ sơ sinh bị ọc sữa việc xử lý cũng khá đơn giản nhưng phần lớn các mẹ mới nuôi trẻ sơ sinh lần đầu thì thường khá lúng túng, lo lắng. Amthucvasuckhoe.com sau đây sẽ chia sẻ đến các bà mẹ trẻ một số kiến thức về nguyên nhân và quá trình cho con bú để tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa. Xử lý khi trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa Khi trẻ được khoảng 1 đến 2 tháng tuổi, hệ thống tiêu hóa của trẻ còn yếu, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ. Khi bú trẻ có thể nuốt hơi theo vào dạ dày gây no, sau đó nếu mẹ lại đặt nằm ở tư thế nghiêng thì trẻ dễ bị ọc sữa. Đây là hiện tượng ọc sữa sinh lý, mẹ có thể giúp bé tránh được bằng cách chia nhỏ thời gian cho bú, giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn. Nếu trẻ bú bình, mẹ nên giữ bình sữa nghiêng 45 độ, núm vú cao su luôn đầy sữa để trẻ không bú hơi tránh làm căng dạ dày, hạn chế việc trẻ ọc sữa. Tuy nhiên, nếu trẻ bị ọc sữa nhiều lần trong khi mẹ đã cố gắng khắc phục tình trạng ọc sữa sinh lý, thì nên xét tới nguyên nhân khác mà theo bác sĩ nhi khoa khuyến cáo. Nếu ọc sữa và kèm theo một số biểu hiện khác thường có thể gặp trong những bệnh lý như: các dị tật ở đường tiêu hóa như hẹp thực quản, hẹp tá tràng là khi trẻ có biểu hiện ọc sữa liên tục mặc dù không bú cũng ọc, hoặc ói ra rồi bú, bú xong lại ói ra; một số bệnh đường tiêu hóa tắc ruột, lồng ruột hay gặp ở những trẻ sau 3 tháng tuổi, trẻ đột nhiên ói, đang bú bình thường bỗng nhiên khóc thét lên, ưỡn bụng, bụng có thể nổi phồng lên … cần phải xử trí cấp cứu càng sớm càng tốt. Trong trường hợp này, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được xử lý kịp thời. Một điều đáng lưu ý là trẻ không chỉ ọc sữa mà còn bị giật mình kèm co giật trong lúc ngủ, vặn mình thì người mẹ cần xem lại chế độ ăn uống của mình vì đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đang thiếu canxi. Theo thống kê từ các bệnh viện nhi tại TP.HCM, mỗi năm hàng trăm trẻ thiếu canxi có biểu hiện tương tự. Nguyên nhân và cách xử trí nôn trớ ở trẻ Nôn trớ liên quan đến ăn uống. Hay gặp ở trẻ nhỏ do ép trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, bú chai, ngậm vú giả, pha sữa không đúng cách, không dung nạp sữa bò hoặc bắt đầu ăn bổ sung với thức ăn mới lạ… Nôn thường xuất hiện sớm, số lượng chất […]
Đọc toàn bài →Có nên thụt hậu môn cho trẻ bị táo bón là mối quan tâm của rất nhiều bậc làm cha làm mẹ. Do việc tình trạng táo bón kéo dài khiến không ít ông bố bà mẹ lo lắng và tìm tới các phương pháp kích thích bé đi ngoài như thụt hậu môn hoặc dùng thuốc làm mềm phân… Việc tự ý sử dụng các biện pháp kích thích đi ngoài sẽ làm giảm bản năng tự đi của bé, về lâu dài sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của bé. Mời các bạn theo dõi tư vấn của các bác sĩ nhi khoa về vấn đề này nhé. Các bác sĩ cho biết, xuất phát từ chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa phù hợp và những đặc điểm sinh lý hệ tiêu hóa, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai là hai đối tượng rất dễ bị táo bón. Thông thường, trẻ rất có thể đã mắc phải chứng táo bón khi bé có những biểu hiện như giảm số lần đại tiện bình thường, kèm theo đi tiêu khó và đau do phân rắn hoặc quá to. Khi số lần đi tiêu của trẻ sơ sinh dưới 2 lần/ngày, của trẻ bú mẹ dưới 3 lần/tuần (trên 2 ngày/lần), của trẻ lớn dưới 3 ngày/lần thì coi là bị táo bón. Các nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ nhỏ – Do ăn uống: Ăn chưa đủ số lượng, pha sữa quá đặc cho trẻ ăn, mẹ bị táo bón cho con bú, bé ăn ít chất xơ, không chịu ăn rau quả, chỉ ăn nước không ăn rau, quả hoặc uống chưa đủ nước hàng ngày. – Do yếu tố tâm lý: Ham chơi quên đi đại tiện hoặc không tập được thói quen đi đại tiện đúng giờ. – Do dùng thuốc: Hay gặp khi trẻ bị ốm phải dùng thuốc kháng sinh gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hoặc thuốc ho có codein, viên sắt… – Bệnh toàn thân: Trẻ còi xương, trẻ suy dinh dưỡng do biếng ăn nên thường ăn ít dẫn đến tình trạng “đói” phân, vài ngày trẻ mới đi ngoài một lần. – Bệnh ngoại khoa, tiêu hóa: Dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, hẹp ruột, hẹp hậu môn, nứt kẽ hậu môn Ngoài ra, táo bón ở trẻ nhỏ còn là vòng lẩn quẩn, bé bị táo bón, đại tiện đau rát nên bé cố nhịn đại tiện làm táo bón ngày càng nặng thêm. Có nên dùng thuốc thụt hậu môn khi trẻ bị táo bón? Bác sĩ nhi khoa cho biết, không nên dùng thuốc thụt hậu môn kéo dài vì sẽ gây cảm giác rát bỏng và mất phản xạ đi vệ sinh tự nhiên của trẻ, thậm chí dùng nhiều có thể dẫn đến chảy máu hậu môn của bé. Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen đi vệ […]
Đọc toàn bài →Lồng ruột là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp ở trẻ nhỏ. Mặc dù con số thống kê chưa được đầy đủ, tỷ lệ mắc bệnh vào khoảng 3 – 5 trường hợp trên 1.000 trẻ. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất là tuổi 5 – 9 tháng, đặc biệt là những trẻ bụ bẫm. Trẻ trên 2 tuổi, tỷ lệ mắc chỉ vào khoảng 15% và tỷ lệ này càng giảm khi trẻ lớn lên. Thống kê cũng cho thấy trẻ em trai bị lồng ruột chiếm tới 70% và bệnh cũng thường xảy ra vào mùa đông xuân. Không nên chủ quan khi thấy trẻ đau bụng nhiều Chị Nhàn, mẹ bé Mai Chi (đường Lê Trọng Tấn, Hà Nội) chia sẻ, bình thường khi mẹ đi làm, bé Chi hay làm nũng kêu đau bụng nên chị thường lờ đi. Lần vừa rồi, thấy con kêu đau bụng khi mẹ đi làm, chị cũng nghĩ do con làm nũng nên không để ý nhiều. Nhưng tới trưa, bác giúp việc gọi điện bảo bé vẫn kêu đau bụng nhiều, cơn đau lặp đi lặp lại nhiều lần thì chị mới vội vàng về nhà đưa con đến bệnh viện. Bác sĩ cho biết cháu bị lồng ruột nhưng rất may là chưa dẫn đến biến chứng hoại tử. Không may như trường hợp bé Lan, bé Xuân Lâm 9 tháng tuổi (Thanh Xuân- Hà Nội) con chị Thanh nhập viện trong tình trạng mặt lờ đờ, bụng trướng to, đi ngoài ra máu… Chị Thanh cho biết bé có biểu hiện sốt, quấy khóc từng cơn, chị nghĩ là con bị bệnh thông thường nên sử dụng thuốc hạ sốt và men tiêu hóa cho con uống. Chỉ đến khi con bị đi ngoài ra máu, không hạ sốt thì gia đình chị đưa con vào bệnh viện kiểm tra. Tại đây, cháu được các bác sĩ chẩn đoán bị lồng ruột cấp, nếu không phẫu thuật gấp, tính mạng có thể bị đe dọa. Theo BS Nguyễn Thị Hiền, BV Thanh Nhàn, lồng ruột là tình trạng một đoạn ruột chui vào đoạn ruột khác. Dấu hiệu đầu tiên là trẻ bị đau bụng từng cơn, bỏ ăn. Nếu để quá 24 giờ, trẻ có thể bị hoại tử ruột, dẫn đến tử vong. Nguyên nhân hay gặp nhất của bệnh lồng ruột ở trẻ em là do trước đó trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường ruột hoặc tiêu chảy do thời tiết giao mùa, mưa nắng thất thường, sức đề kháng của trẻ lại yếu. Lồng ruột thường xảy ra ở trẻ còn bú mẹ, nhất ở lứa tuổi 4-9 tháng. Dù bệnh này gặp nhiều ở trẻ nhỏ nhưng các bậc cha mẹ cũng không nên chủ quan với những trẻ lớn hơn vì vẫn gặp một số trẻ em từ 2-3 tuổi bị lồng ruột. Điều đặc biệt bệnh lồng ruột thường xảy ra […]
Đọc toàn bài →Khi trẻ sơ sinh bị táo bón thường là do chế độ ăn của mẹ không đủ xơ, thiếu chất rau, thừa đạm và uống sữa ngoài. Không giống như người lớn, khi trẻ bị táo bón bạn không thể hạn chế táo bón bằng cách đơn giản là ăn nhiều chất xơ, bé yêu của bạn phải được người lớn giúp thoát khỏi tình trạng này. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải chắc chắn rằng bé thực sự bị táo bón trước khi bạn bắt đầu chữa trị. Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ bú mẹ, đôi khi cũng có những lần đại tiện cách nhau tới 3 hay 4 ngày chỉ vì bé đã chuyển hóa được gần như tất cả những gì bé bú vào. Táo bón rất dễ phát hiện ra nếu như người mẹ biết cách quan tâm, theo dõi tới việc đi đại tiện của trẻ. Trẻ có thể bị táo bón là khi trẻ đại tiện dưới 2 lần đại tiện/ngày đối với trẻ sơ sinh, dưới 3 lần đại tiện/tuần (trên 2 ngày/lần) với trẻ đang bú mẹ, dưới 2 lần đại tiện/tuần (trên 3 ngày/lần) với trẻ lớn. Một triệu chứng nguy hiểm thường bị nhầm với táo bón là số lượng tã ướt giảm mạnh. Đây có thể là triệu chứng của một chứng bệnh nghiêm trọng và bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa nếu bé làm bẩn tã ít hơn nhiều so với bình thường. Một số dấu hiệu giúp bạn chắc chắn rằng bé đã bị táo bón là: không đại tiện hơn 3 hay 4 ngày, chán ăn, khó ngủ, hơi trướng bụng, hay cằn nhằn khó chịu đi kèm với tiếng khóc ré chói tai, và xì hơi nặng mùi. Biểu hiện và nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh Theo nhiều chuyên gia tiêu hóa một số cha mẹ chỉ cần thấy trẻ giảm số lần đại tiện so những ngày trước đó là tự chuẩn đoán trẻ bị táo bón. Đó là điều thiếu chính xác, chưa khách quan. Vậy thế nào được coi là trẻ táo bón? 1. Trẻ bú sữa mẹ: Trẻ từ 1 đến 3 tháng tuổi: Độ tuổi này trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn nên ít gặp táo bón hơn so với những trẻ uống sữa ngoài. Bé được bú sữa mẹ đầy đủ hiếm khi nào bị táo bón bởi vì đơn giản là sữa mẹ rất dễ tiêu hóa. Vì sao vậy? Trong đường tiêu hóa (ruột già) của bé có một hệ vi sinh vật có ích giúp tiêu hóa một số thành phần khó tiêu có trong sữa mẹ như: chất đường, chất đạm và chất béo. Kết quả là phân của bé là nhẹ nhàng hơn, do vậy thải ra ngoài dễ dàng hơn. Bé được bú sữa mẹ đầy đủ hiếm khi nào bị táo bón bởi vì đơn giản là sữa mẹ rất dễ tiêu hóa. Vì sao vậy? Trong đường […]
Đọc toàn bài →Đau bụng là triệu chứng thường gặp, chúng có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc đi kèm với nhiều dấu hiệu khác. Đau bụng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chẩn đoán bệnh cho trẻ thông qua vị trí đau bụng. Bài viết dưới đây giúp các bạn xác định nguyên nhân và bệnh gây nên những cơn đau bụng nguy hiểm ở trẻ để kịp thời xử lý. Tóm tắt các bệnh gây đau bụng Sau đây là cách nhận biết bệnh qua các vị trí đau khác: – Đau chính giữa bụng trên: Viêm dạ dày cấp tính, loét đường tiêu hóa, viêm màng tim, hen nặng. – Đau bụng dưới bên phải: Bệnh lao ruột, lỵ, amip, viêm ruột thừa cấp tính. – Đau bụng dưới bên trái: Bệnh lỵ vi khuẩn, bí đại tiện. – Đau xung quanh rốn: Nhiễm giun đũa, viêm ruột, dị ứng thức ăn, viêm ruột non do xuất huyết cấp tính, tắc ruột, lồng ruột, thủng ruột, viêm phúc mạc mưng mủ. – Đau bụng vùng thắt lưng: Viêm bể thận, sỏi thận. Đau bụng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh. Vì vậy, nếu đau bụng mà chưa biết rõ nguyên nhân thì nên tạm thời không cho trẻ ăn uống gì. Không tự tiện uống thuốc giảm đau hay thuốc bệnh mà phải đưa bệnh nhân đến bác sĩ. Xem thêm: các bài viết trong chuyên đề trẻ bị đau bụng Chuẩn đoán bệnh cho trẻ theo vị trí đau bụng Bụng là khu vực trên mặt trước của cơ thể, giữa xương sườn và hông của bạn thấp hơn hoặc khung xương chậu của bạn. Tình trạng đau ở vùng bụng có thể xuất phát từ bất cứ bộ phận nào ở khu vực này, bao gồm: – Các bộ phận liên quan đến tiêu hóa: Đoạn cuối của thực quản, bao tử, ruột non và ruột già, gan, túi mật, và tuyến tụy. – Động mạch chủ: Là một mạch máu lớn chạy xuống vào bên trong ruột. – Ruột thừa (ruột dư): Là một bộ phận ở phần bụng dưới bên phải. – Thận: Là bộ phận có hình dạng 2 hạt đậu, nằm sâu bên trong khoang bụng. – Lá lách: Là một bộ phận có tác dụng bảo dưỡng máu và kiểm soát tình trạng nhiễm trùng. – Buồng trứng: Bộ phận trong cơ thể người phụ nữ, đảm nhiệm chức năng sinh sản. Trong trường hợp bé bị đau bụng, các bạn phải bình tĩnh bế trẻ lên và đặt trẻ nằm lên giường, nằm ngửa, hai chân co lên (chống 2 chân lên), vén áo và ấn bàn tay nhẹ lên bụng trẻ để xem trẻ đau bụng ở vùng nào, địa điểm nào mà từ đó ta chẩn đoán trẻ bị đau bụng, để có hướng xử trí nên để ở nhà tự điều trị hay phải đưa trẻ đi bệnh viện. 1. […]
Đọc toàn bài →Trẻ bị tay chân miệng hiện đã trở thành nỗi lo thường trực của những ai có con nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 5 tuổi trở xuống. Đây cũng là độ tuổi trẻ tập trung ở các nhà trẻ, mẫu giáo khiến căn bệnh có điều kiện lây lan mạnh. Ước tính, cứ một trẻ bị tay chân miệng có biến chứng nặng thì đã lây truyền cho khoảng 400 trẻ ngoài cộng đồng. Vậy ba mẹ đã trang bị cho mình đầy đủ hiểu biết về bệnh tay chân miệng để phòng tránh và chăm sóc trẻ bị bệnh hay chưa, mời các bạn theo dõi bài viết sau. Xem thêm các bệnh dịch thường bùng phát vào mùa hè THẾ NÀO LÀ BỆNH TAY – CHÂN – MIỆNG? Bệnh tay, chân và miệng (TCM) không phải là bệnh mới xuất hiện, trong tài liệu y khoa đã nói đến từ lâu. Tuy nhiên, đa số bác sĩ và người dân đều không biết đến bệnh này vì trước đây bệnh chủ yếu là do tác nhân coxsakie rất lành tính. Gần đây trên thế giới đã phát hiện thêm một tác nhân mới rất nguy hiểm cũng gây ra bệnh là enterovirus 71. Tác nhân này nguy hiểm vì nó có thể gây biến chứng não và tim, gây tử vong cao và rất nhanh. Bệnh chỉ xảy ra vào thời điểm chuyển mùa Bệnh xảy ra cả năm. Tuy nhiên theo các chuyên gia y tế, hàng năm bệnh này ở miền Nam thường bùng phát vào 2 thời điểm: Từ tháng 4 đến tháng 6 và từ tháng 10 đến tháng 12, nhất là ở những nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém. Nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh tay – chân – miệng? Bệnh Tay – Chân – Miệng do một nhóm virus thuộc nhóm Enterovirus gây nên. Tác nhân thường gặp nhất là Coxsackievirus A16, đôi khi do Enterovirus 71 và các virus ruột khác. Theo các chuyên gia, A16 ít gây biến chứng thần kinh và có thể tự hết trong vài ngày, còn EV 71 là loại nguy hiểm dễ gây các biến chứng thần kinh và tim mạch khiến trẻ tử vong. Nhóm virus ruột bao gồm các phân nhóm virus Poliovirus, coxsackievirus, Echovirus và một số enterovirus khác không xếp vào phân nhóm nào. Đầu tiên vi rút lan đến mô trong miệng, gần amiđan, và xuống hệ tiêu hóa. Sau đó vi rút có thể lan tới các hạch bạch huyết lân cận và qua máu đi khắp cơ thể. Hệ miễn dịch sẽ chống trả lại vi rút để ngăn nó lan tới những cơ quan trọng yếu, như não. Bệnh lây lan như thế nào? Các vi rút gây bệnh tay chân miệng có thể lây theo 2 cách: – Qua những giọt dịch tiết từ đường hô hấp – gần giống đường lây của cảm cúm – Qua các bề mặt nhiễm bẩn hoặc chất thải (phân) Thông thường bệnh lây lan do tay bị […]
Đọc toàn bài →Trẻ bị táo bón là điều mà các ông bố bà mẹ vô cùng lo lắng. Biểu hiện chủ yếu của táo bón là: phân khô, có thể có hình dạng tròn giống phân dê, đi ngoài rất khó khăn, có lúc xảy ra tình trạng hậu môn bị căng rách. Táo bón là bệnh lành tính nhưng rất hay tái phát và kéo dài liên tục sẽ gây ra nhiều tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng ở trẻ. Do đó, để duy trì một hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh cho bé thì chế độ dinh dưỡng luôn là phương pháp tốt nhất cho trẻ. Các mẹ hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu thêm các món ăn dành cho trẻ bị táo bón nhé. Chế độ ăn cải thiện bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi Trước hết hãy điều chỉnh chế độ ăn của bé. Nếu bé được 4 tháng tuổi, bạn có thể dùng nước hoa quả của một số loại quả như mận, táo hay lê để “thông” đại tiện cho bé. Hãy cho con dùng những thức ăn nhiều chất xơ từ gạo, rau quả như quả mơ, khoai tây, lê, đào, mận, đậu ván, rau chân vịt… Tránh cho con ăn sữa bò, sữa chua, pho mát và kem khi con đang bị táo bón do một số trẻ không thể dung nạp với chất protein trong sữa bò nên bị táo bón vì sữa. Uống nhiều nước cũng là một cách hay khác để bé hết táo bón.Nếu con đang cố nhịn đi tiêu vì sợ vào nhà vệ sinh thì bạn hãy dừng tạm thời kế hoạch huấn luyện con ngồi bô hay đi tiêu trong nhà vệ sinh. Đừng quên những cử chỉ thể hiện yêu thương như hôn, khen ngợi, khích lệ khi con chịu đi vệ sinh. Bạn cũng nên tập con đi vệ sinh vào một thời điểm nhất định nào đó (như sau bữa ăn) trong ngày để tạo phản xạ cho bé. Quả bơ: Là loại quả dẫn đầu về hàm lượng chất xơ, tốt cho bé bị “táo”. Có thể tham khảo cách chế biến quả bơ dành cho trẻ bị táo bón như sau: Dùng thìa dầm nhuyễn phần thịt bơ. Tiếp đến, cho vào cốc bơ nhuyễn một vài hạt muối, trộn đều lên cho muối tan ra rồi cho bé thưởng thức. Quả mơ: Tuy có vị hơi chua nhưng mơ lại rất giàu chất xơ, vitamin A – C, kali và một số chất dinh dưỡng khác. Cho bé dùng một chút nước mơ ép pha loãng (không cần cho thêm đường) có tác dụng tăng cường axit dạ dày, giúp tiêu hóa thức ăn tốt. Ngoài mơ thì quả mận, lê, đào hay táo cũng rất hữu ích cho bé bị táo bón. Dưa hấu: Được coi là một trong những loại quả an toàn cho bé bị táo bón, dưa hấu nhiều chất xơ, vitamin C và kali. Ngoài ra, hàng ngày bạn nên […]
Đọc toàn bài →Tiêu chảy là căn bệnh xuất hiện quanh năm nhưng đặc biệt nghiêm trọng là vào mùa hè. Bạn có thể phương thuốc dân gian đơn giản nhưng hiệu quả để trị căn bệnh này cho trẻ. Mẹo trị bệnh tiêu chảy cho bé bằng những bài thuốc dân gian 1. Cho con uống nước lá ổi Nguyên liệu: Lá ổi non 15 lá; nước sạch 1,5 cốc; muối Cách làm: Lá ổi rửa sạch ngâm nước muối khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, cho lá ổi vào nấu với 1,5 chén nước, đun sôi khoảng 30 phút rồi nêm một chút muối. Cuối cùng, lọc lấy nước cho bé uống. Cho bé uống liên tục 1 – 2 ngày. 2. Nước cây cỏ sữa Nguyên liệu: Cây cỏ sữa 2 nắm; nấm mèo: 5 tai; đậu đen xanh lòng 50gram ( loại đậu vỏ màu đen nhưng khi các mẹ cắn ra thì thấy ruột bên trong màu xanh). Cách làm: Cỏ sữa rửa sạch; nấm mèo ngâm cho nở ra rửa sạch rồi thái dài và mỏng. Bắc song song 2 chảo ở 2 bếp: 1 bếp sao đậu đen, 1 bếp sao nấm mèo, xong rồi sao cỏ sữa. Cho cả 3 thứ sau khi sao vào 1 cái nồi, lấy 3 bát nước sắc nhỏ lửa còn 0,5 bát cho bé uống trong 1 ngày, không được để qua ngày hôm sau. Lưu ý: – Nấm mèo sao trên bếp đến khi khô và cứng, dùng tay bẻ thì giòn vụn như sợi miến khô là được. Không được để nấm mèo còn sống, ướt vì sợ làm bé đau bụng thêm. – Đậu xanh sao khi cắn ra phải thơm giòn và chín hạt rồi, nếu còn sống cũng không được (có thể kiểm tra bằng cách sắc lên mà hạt đậu không vỡ đôi thì là đậu chín, còn nếu hạt đậu nát đôi như nấu chè tức là đậu chưa chín, phải bỏ nước sắc đi 3. Chữa tiêu chảy bằng lá cây quả nhót Lá nhót sao vàng, sắc nước uống chữa tiêu chảy. Bột lá nhót khô hòa nước cơm có thể chữa hen suyễn. Nhót có tên khác là cây lót, bất xá, hồ đồ tử. Dùng lá tươi (20-30g) hoặc lá khô (6-12g), thái nhỏ, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Có thể dùng dưới dạng thuốc bột. Dùng riêng hoặc phối hợp với vỏ cây chân danh (đỗ trọng nam) với liều lượng bằng nhau. 4. Bài thuốc từ hồng xiêm xanh Hồng xiêm chín là thứ trái cây ngon, giàu dinh dưỡng. Còn hồng xiêm xanh với vị chát, tính bình lại là phương thuốc hiệu quả chữa tiêu chảy, kiết lỵ. Cách sử dụng như sau: Cắt quả hồng xiêm xanh thành nhiều lát mỏng, phơi khô, sao vàng để dùng dần. Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 10 lát sắc với nước uống, lượng nước phải […]
Đọc toàn bài →