Archive for the Sức khỏe Category

Dấu hiệu phân biệt trẻ bị sởi và các bệnh phát ban khác

Dấu hiệu phân biệt trẻ bị sởi và các bệnh phát ban khác

Thông thường mùa hè là đúng vào thời điểm nhiều trẻ bị lây bệnh sởi, nhưng nhiều người vẫn chưa biết cách nhận biết dấu hiệu của bệnh. Thậm chí có nhiều phụ huynh vẫn còn nhầm lẫn giữa sởi và sốt phát ban, nên chưa có biện pháp chăm sóc trẻ kịp thời. Sau đây là một vài đặc điểm để giúp bạn phân biệt 2 loại bệnh này. Sự khác nhau giữa sốt phát ban và bệnh sởi Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi cho biết, việc phát hiện và phân biệt giữa sốt phát ban và bệnh sởi sẽ giúp ích cho phụ huynh rất nhiều trong việc theo dõi và chăm sóc trẻ mắc sởi, là một trong những yếu tố tích cực giúp làm giảm đáng kể những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi, nhất là biến chứng viêm phổi nặng có thể gây tử vong nhanh chóng ở trẻ bị sởi nặng. Về nguyên nhân gây bệnh – Sốt phát ban hầu hết là do nhiễm virus thông thường (70% – 80%), trong đó nhóm virus đường hô hấp luôn chiếm đa số và hầu hết là những virus lành tính. – Tác nhân gây bệnh Sởi là vi rút thuộc giống Morbillivirus của họ paramyxoviridae. Bệnh Sởi là tình trạng nhiễm vi rút cấp tính với sự lây truyền cao. Sau khi vi rút xâm nhập vào cơ thể, biểu hiện khởi đầu là sốt, viêm kết mạc, chảy nước mũi, ho và có nốt kiplik ở niêm mạc miệng. Phân biệt sởi và sốt phát ban Giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn khởi phát của sốt phát ban và bệnh sởi (trung bình khoảng 1 tuần) thường có biểu hiện khá giống nhau thể hiện qua những triệu chứng của tình trạng “nhiễm siêu vi” như bệnh nhân bị sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao 38-39độ C), xuất hiện cảm giác mệt mỏi, lừ đừ vì sốt cao, trẻ than đau đầu hay nhức mỏi các cơ bắp, trẻ biếng ăn, biếng bú, một số trẻ có thể bị nôn ói hoặc tiêu chảy. Sự khác biệt giữa sốt phát ban và bệnh sởi rõ rệt nhất là vào giai đoạn toàn phát với phát ban rất đặc trưng của bệnh sởi. – Sốt phát ban thông thường: sau khi giảm sốt, trẻ sẽ bị phát ban, đây là hồng ban dạng mịn và sáng, ít gồ lên mặt da, ban nổi đồng loạt khắp cơ thể của trẻ và sau khi bay thường không để lại dấu tích gì trên da trẻ. – Phát ban do sởi với tiến trình rất đặc trưng: lúc đầu ban xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, dần xuống ngực bụng và ra toàn thân. Khi ban sởi biến mất cũng mất dần theo thứ tự đã nổi trên da. Đặc điểm ban sởi là ban dạng sẩn (ban gồ lên mặt da), khi bay sẽ để lại những vết thâm trên […]

Đọc toàn bài

Cách làm các món ăn dành cho trẻ bị táo bón trong giai đoạn ăn dặm, trẻ từ 4 tháng đến 8 tháng

Cách làm các món ăn dành cho trẻ bị táo bón trong giai đoạn ăn dặm, trẻ từ 4 tháng đến 8 tháng

Trẻ bị táo bón là điều mà các ông bố bà mẹ vô cùng lo lắng. Biểu hiện chủ yếu của táo bón là: phân khô, có thể có hình dạng tròn giống phân dê, đi ngoài rất khó khăn, có lúc xảy ra tình trạng hậu môn bị căng rách. Táo bón là bệnh lành tính nhưng rất hay tái phát và kéo dài liên tục sẽ gây ra nhiều tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng ở trẻ. Do đó, để duy trì một hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh cho bé thì chế độ dinh dưỡng luôn là phương pháp tốt nhất cho trẻ. Các mẹ hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu thêm các món ăn dành cho trẻ bị táo bón nhé. Chế độ ăn cải thiện bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi Trước hết hãy điều chỉnh chế độ ăn của bé. Nếu bé được 4 tháng tuổi, bạn có thể dùng nước hoa quả của một số loại quả như mận, táo hay lê để “thông” đại tiện cho bé. Hãy cho con dùng những thức ăn nhiều chất xơ từ gạo, rau quả như quả mơ, khoai tây, lê, đào, mận, đậu ván, rau chân vịt… Tránh cho con ăn sữa bò, sữa chua, pho mát và kem khi con đang bị táo bón do một số trẻ không thể dung nạp với chất protein trong sữa bò nên bị táo bón vì sữa. Uống nhiều nước cũng là một cách hay khác để bé hết táo bón.Nếu con đang cố nhịn đi tiêu vì sợ vào nhà vệ sinh thì bạn hãy dừng tạm thời kế hoạch huấn luyện con ngồi bô hay đi tiêu trong nhà vệ sinh. Đừng quên những cử chỉ thể hiện yêu thương như hôn, khen ngợi, khích lệ khi con chịu đi vệ sinh. Bạn cũng nên tập con đi vệ sinh vào một thời điểm nhất định nào đó (như sau bữa ăn) trong ngày để tạo phản xạ cho bé. Quả bơ: Là loại quả dẫn đầu về hàm lượng chất xơ, tốt cho bé bị “táo”. Có thể tham khảo cách chế biến quả bơ dành cho trẻ bị táo bón như sau: Dùng thìa dầm nhuyễn phần thịt bơ. Tiếp đến, cho vào cốc bơ nhuyễn một vài hạt muối, trộn đều lên cho muối tan ra rồi cho bé thưởng thức. Quả mơ: Tuy có vị hơi chua nhưng mơ lại rất giàu chất xơ, vitamin A – C, kali và một số chất dinh dưỡng khác. Cho bé dùng một chút nước mơ ép pha loãng (không cần cho thêm đường) có tác dụng tăng cường axit dạ dày, giúp tiêu hóa thức ăn tốt. Ngoài mơ thì quả mận, lê, đào hay táo cũng rất hữu ích cho bé bị táo bón. Dưa hấu: Được coi là một trong những loại quả an toàn cho bé bị táo bón, dưa hấu nhiều chất xơ, vitamin C và kali. Ngoài ra, hàng ngày bạn nên […]

Đọc toàn bài

Trẻ bị rôm sảy kéo dài, cách chăm sóc và chữa bằng phương pháp dân gian an toàn

Trẻ bị rôm sảy kéo dài, cách chăm sóc và chữa bằng phương pháp dân gian an toàn

Cứ vào mùa hè thì con mình lại hay nổi rôm sảy. Bệnh tuy lành tính nhưng khiến bé rất khó chịu vì ngứa, mà càng ngứa lại càng hay gãi, thế là lưng bé, người bé đều đỏ lừ và một số chỗ còn tăng nặng thành mủ rất rát. Xót con, mình đi tìm tòi nghiên cứu trên mạng biết được một số thông tin về cách chữa bệnh rôm sảy ở trẻ em rất hiệu quả nên cũng muốn chia sẻ với các mẹ. Mời các mẹ theo dõi nhé. Nguyên nhân và triệu chứng ở trẻ bị rôm sảy – Nguyên nhân gây rôm sảy là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Điều này thường xảy ra khi thời tiết nóng nhưng đôi khi cũng do trẻ được cho mặc quần áo quá nóng. Trẻ bị sốt cao hay trẻ ở trong lồng ấp cũng có thể bị nghẽn các ống tuyến mồ hôi; khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm; do vận động cơ thể (làm việc nặng, chơi đùa…) với cường độ cao; mặc quần áo, tã lót bằng một số loại vải pha nilon gây bí; do một vài vi khuẩn thường trú ngoài da có thể bài tiết một loại chất nhờn làm bít các ống tuyến mồ hôi. – Ở trẻ em, rôm sảy có chủ yếu ở da đầu, cổ, vai, ngực và lưng nhưng cũng có thể có thêm ở kẽ nách, háng. Triệu chứng là xuất hiện các mụn nước dưới da, sau đó nổi mẩn đỏ có thể gây ngứa cho trẻ, thông thường rôm sảy có thể tự khỏi nhưng cũng có một số trường hợp phải được điều trị. – Nguyên nhân gây rôm sảy là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Việc tắc nghẽn có thể do: các ống tuyến mồ hôi ở trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh nên rất dễ khiến mồ hôi không có đường thoát ra ngoài. Điều này thường xảy ra khi thời tiết nóng nhưng đôi khi cũng do trẻ được cho mặc quần áo quá nóng. Trẻ bị sốt cao hay trẻ ở trong lồng ấp cũng có thể bị nghẽn các ống tuyến mồ hôi; khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm; do vận động cơ thể (làm việc nặng, chơi đùa…) với cường độ cao; mặc quần áo, tã lót bằng một số loại vải pha nilon gây bí; do một vài vi khuẩn thường trú ngoài da có thể bài tiết một loại chất nhờn làm bít các ống tuyến mồ hôi. – Đa số trẻ chỉ bị rôm sảy khi nóng, còn khi thời tiết mát mẻ, rôm tự lặn hết, không gây tác hại gì. Nhưng cũng có rất nhiều trường hợp mụn rôm làm trẻ ngứa, gãi nhiều làm da sây sát, bị nhiễm khuẩn thêm thành những mụn mủ và nhọt. Tổng hợp các phương pháp dân gian chữa trị cho trẻ bị rôm sảy Một số loại rau quả theo dân gian có tác dụng chữa trị rôm sảy […]

Đọc toàn bài

Những bài thuốc dân gian hiệu quả cho trẻ bị tiêu chảy

Những bài thuốc dân gian hiệu quả cho trẻ bị tiêu chảy

Tiêu chảy là căn bệnh xuất hiện quanh năm nhưng đặc biệt nghiêm trọng là vào mùa hè. Bạn có thể phương thuốc dân gian đơn giản nhưng hiệu quả để trị căn bệnh này cho trẻ. Mẹo trị bệnh tiêu chảy cho bé bằng những bài thuốc dân gian 1. Cho con uống nước lá ổi Nguyên liệu: Lá ổi non 15 lá; nước sạch 1,5 cốc; muối Cách làm: Lá ổi rửa sạch ngâm nước muối khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, cho lá ổi vào nấu với 1,5 chén nước, đun sôi khoảng 30 phút rồi nêm một chút muối. Cuối cùng, lọc lấy nước cho bé uống. Cho bé uống liên tục 1 – 2 ngày. 2. Nước cây cỏ sữa Nguyên liệu: Cây cỏ sữa 2 nắm; nấm mèo: 5 tai; đậu đen xanh lòng 50gram ( loại đậu vỏ màu đen nhưng khi các mẹ cắn ra thì thấy ruột bên trong màu xanh). Cách làm: Cỏ sữa rửa sạch; nấm mèo ngâm cho nở ra rửa sạch rồi thái dài và mỏng. Bắc song song 2 chảo ở 2 bếp: 1 bếp sao đậu đen, 1 bếp sao nấm mèo, xong rồi sao cỏ sữa. Cho cả 3 thứ sau khi sao vào 1 cái nồi, lấy 3 bát nước sắc nhỏ lửa còn 0,5 bát cho bé uống trong 1 ngày, không được để qua ngày hôm sau. Lưu ý: – Nấm mèo sao trên bếp đến khi khô và cứng, dùng tay bẻ thì giòn vụn như sợi miến khô là được. Không được để nấm mèo còn sống, ướt vì sợ làm bé đau bụng thêm. – Đậu xanh sao khi cắn ra phải thơm giòn và chín hạt rồi, nếu còn sống cũng không được (có thể kiểm tra bằng cách sắc lên mà hạt đậu không vỡ đôi thì là đậu chín, còn nếu hạt đậu nát đôi như nấu chè tức là đậu chưa chín, phải bỏ nước sắc đi 3. Chữa tiêu chảy bằng lá cây quả nhót Lá nhót sao vàng, sắc nước uống chữa tiêu chảy. Bột lá nhót khô hòa nước cơm có thể chữa hen suyễn. Nhót có tên khác là cây lót, bất xá, hồ đồ tử. Dùng lá tươi (20-30g) hoặc lá khô (6-12g), thái nhỏ, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Có thể dùng dưới dạng thuốc bột. Dùng riêng hoặc phối hợp với vỏ cây chân danh (đỗ trọng nam) với liều lượng bằng nhau. 4. Bài thuốc từ hồng xiêm xanh Hồng xiêm chín là thứ trái cây ngon, giàu dinh dưỡng. Còn hồng xiêm xanh với vị chát, tính bình lại là phương thuốc hiệu quả chữa tiêu chảy, kiết lỵ. Cách sử dụng như sau: Cắt quả hồng xiêm xanh thành nhiều lát mỏng, phơi khô, sao vàng để dùng dần. Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 10 lát sắc với nước uống, lượng nước phải […]

Đọc toàn bài

Trẻ bị tiêu chảy nên có chế độ dinh dưỡng để chăm sóc và phục hồi sức khỏe như thế nào?

Trẻ bị tiêu chảy nên có chế độ dinh dưỡng để chăm sóc và phục hồi sức khỏe như thế nào?

Để trẻ bị tiêu chảy mau hết bệnh và phục hồi sức khỏe nhanh chóng thì chế độ dinh dưỡng là biện pháp tốt nhất mà các bậc cha mẹ cần phải biết. Sau đây, Blog Mẹ Xuka xin chia sẻ chế độ dinh dưỡng chăm sóc trẻ bị tiêu chảy và những món ăn phù hợp để phục hồi sức khỏe cho bé. Dinh dưỡng chính là chìa khóa giúp trẻ đối phó với bệnh tiêu chảy Dinh dưỡng cho thấy vai trò rất quan trọng trong đối phó và giảm nguy cơ tiêu chảy. Bên cạnh cho trẻ uống bồi phụ nước điện giải, một chế độ ăn đúng, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng giúp trẻ phục hồi cân nặng nhanh sau tiêu chảy. Trái với quan niệm sai lầm trước đây là kiêng khem hoặc cho trẻ ăn ít khi tiêu chảy vì sợ “tiêu nhiều”, các bà mẹ cần phải tiếp tục cho trẻ ăn nhằm đảm bảo đủ dưỡng chất để trẻ không rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng. Ở trẻ nhũ nhi, mẹ vẫn phải tiếp tục cho bú mẹ, thậm chí bú mẹ càng nhiều càng tốt. Sữa mẹ là một nguồn dinh dưỡng vô giá đối với trẻ, cung cấp các dưỡng chất dễ tiêu hóa, sạch sẽ, an toàn và rất giàu các chất kháng khuẩn như các kháng thể, các bạch cầu, các vi khuẩn có lợi giúp tăng cường đề kháng cho trẻ, và tất nhiên, nhờ vậy trẻ mau lành bệnh. Nếu trẻ bú bình vẫn tiếp tục cho trẻ bú nhưng cần kiểm tra lại các nguyên tắc vệ sinh khi pha sữa như tiệt trùng chai và vú, có thể cho trẻ ăn thìa và cốc để dễ dàng vệ sinh hơn. Khi lựa chọn sữa công thức cần để ý đến các thành phần có tác dụng tăng cường bảo vệ miễn dịch ví dụ như các probiotics là các vi khuẩn có lợi (Ví dụ như bifidobacteria và lactobacillus). Đối với trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi, trẻ suy dinh dưỡng; khi thấy phân lỏng hơn, nhiều bọt và chua hơn khi cho trẻ ăn sữa thường tức là có hiện tương bất dung nạp lactose sau tiêu chảy thì nên cho trẻ ăn sữa không có lactose trong 5-7 ngày cho đến khi phân đặc lại. Tuy nhiên các bà mẹ cần lưu ý nên trở về ăn sữa thường một cách từ từ để ruột hồi phục dần dần tránh tiêu chảy tái phát lại do ruột chưa dung nạp tốt với đường lactose. Đối với trẻ đã bắt đầu ăn dặm cần tiếp tục cho trẻ ăn các thức ăn bình thường của trẻ, cháo, thịt, rau, quả củ, sữa chua, trái cây… Cần chọn các thức ăn dễ tiêu, chia nhỏ bữa ăn nếu trẻ chưa ăn ngon miệng, vẫn có thể cho trẻ ăn dầu. Không nên bắt trẻ nhịn ăn […]

Đọc toàn bài

Trẻ bị tiêu chảy cấp kéo dài, sốt cao kèm nôn trớ phải điều trị làm sao?

Trẻ bị tiêu chảy cấp kéo dài, sốt cao kèm nôn trớ phải điều trị làm sao?

Trẻ bị tiêu chảy cấp, kéo dài kèm nôn trớ phải làm sao luôn là câu hỏi mà các bậc phụ huynh tìm kiếm nhiều nhất trên mạng internet. Ba mẹ có biết bệnh tiêu chảy cấp là một trong những bệnh về đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ em, nhất là vào mùa hè. Tiêu chảy cấp rất dễ lây lan, có nguy cơ gây suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ nếu không được chăm sóc và điều trị đúng đắn. Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy kéo dài Những trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ, trẻ không dung nạp lactoza hoặc dị ứng với protein từ sữa động vật. Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến trẻ bị tiêu chảy kéo dài còn do nhiễm khuẩn từ thức ăn ôi thiu, sai lầm trong chế độ ăn uống; ăn quá nhiều chất đạm, chất bột đường. Do sử dụng thuốc kháng sinh không đúng, kéo dài gây tổn thương niêm mạc ruột, gây loạn khuẩn, sử dụng các thuốc cầm tiêu chảy làm giảm khả năng đào thải vi khuẩn, hạn chế ăn uống, ăn kiêng kéo dài khi bị tiêu chảy cấp. Các bệnh nhiễm khuẩn phối hợp Trẻ thường mắc các bệnh nhiễm khuẩn phối hợp như: viêm tai giữa, viêm VA mạn hoặc nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết. Khi có các bệnh nhiễm khuẩn, phải điều trị các bệnh này thì điều trị tiêu chảy kéo dài mới có kết quả. Hậu quả do trẻ bị tiêu chảy kéo dài Tiêu chảy kéo dài được coi như là một bệnh dinh dưỡng, liên quan chặt chẽ với tình trạng suy dinh dưỡng và cũng là nguyên nhân chính gây suy dinh dưỡng. Hiện tượng sụt cân trong tiêu chảy kéo dài là do giảm hấp thu các chất dinh dưỡng, do ăn kiêng, do thức ăn có đậm độ năng lượng thấp, do thiếu các vitamin và các yếu tố vi lượng là những chất đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và đổi mới niêm mạc ruột cũng như tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Triệu chứng nhận biết trẻ bị tiêu chảy cấp như thế nào? Tiêu chảy thường được định nghĩa là đi cầu phân lỏng hoặc tóe nước trên 3 lần trong ngày. Phân lỏng là phân không thành khuôn, trừ những trẻ bú mẹ, thường đi mỗi ngày một vài lần phân nhão, đối với những trẻ này xác định tiêu chảy thực tế là phải dựa vào tăng số lần hoặc tăng mức độ lỏng của phân mà các bà mẹ cho là bất thường. Bệnh có thể kéo dài nhiều tuần, có lúc số lần đi tiêu giảm, có khi lại tăng. Phân có nhiều nước, phân lổn nhổn, có mùi, màu vàng hay xanh, đôi khi trẻ phải rặn khi đi ngoài. Triệu chứng mất nước thường nhẹ và vừa; Trẻ biếng ăn, da xanh, sụt cân… Do đó, […]

Đọc toàn bài

Vacxin phế cầu khuẩn phòng ngừa các bệnh viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não cho trẻ dưới 2 tuổi

Vacxin phế cầu khuẩn phòng ngừa các bệnh viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não cho trẻ dưới 2 tuổi

Viêm phổi là bệnh phổ biến ảnh hưởng khoảng 450 triệu người trên khắp toàn cầu. Đây là căn bệnh gây tử vong ở mọi nhóm tuổi với số ca lên đến 4 triệu người, chiếm 7% dân số thế giới mỗi năm. Tỉ lệ này lớn nhất ở trẻ dưới 5 tuổi, và người già hơn 75 tuổi. Viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong hành đầu trong trẻ em ở các nước có thu nhập thấp. Nhiều trong số các ca tử vong này xảy ra trong thời kỳ sơ sinh. WHO ước tính cứ một trong 3 trẻ sơ sinh chết vì viêm phổi. Khoảng nửa trong số các ca tử vong này có thể ngăn chặn được, vì chúng có thể gây ra bởi vi khuẩn, nếu tác nhân này thì ta có thể dùng vắc-xin để giảm thiểu. Mời các bạn theo dõi bài viết sau để hiểu thêm về phế cầu khuẩn và vacxin phòng ngừa phế cầu khuẩn gây bệnh viêm phổi, viêm tai giữa ở trẻ nhỏ. Bệnh phế cầu khuẩn là gì? Bệnh phế cầu khuẩn do các vi khuẩn (mầm bệnh) gây ra có thể gây nhiễm trùng cho phổi (viêm phổi), cho máu (nhiễm trùng máu), và màng bao bọc não (viêm màng não). Bệnh thường có khả năng khởi phát vào mùa đông và mùa xuân, nhưng có những trường hợp là quanh năm. Các triệu chứng thông thường nhất là ớn lạnh, sốt, đau ngực, thở hổn hển, và ho nhiều. Nhiều người còn bị nôn mửa hay lên cơn động kinh. Hàng năm, tại Mỹ, có hàng ngàn người lớn tuổi bị tử vong do bệnh phế cầu khuẩn gây ra. Phế cầu khuẩn có thể gây những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng như: Viêm phổi, viêm tai giữa Nhiễm trùng huyết Viêm màng não Mức độ nguy hiểm của bệnh nhiễm trùng do phế cầu khuẩn xâm lấn ở trẻ nhỏ Phế cầu khuẩn (S. pneumoniae) là nguyên nhân hàng đầu gây ra những bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi hay viêm tai giữa cấp v.v. ước tính nửa triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi năm trên toàn thế giới do phế cầu. Những người mắc bệnh phế cầu khuẩn có tỷ lệ tử vong do viêm phổi là 5%, nhiễm trùng huyết  20%, và viêm màng não là 30%. 1/ Viêm màng não do phế cầu là bệnh lý đáng lo ngại ở trẻ nhỏ với 83% trường hợp thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Hậu quả của viêm màng não do phế cầu có thể rất trầm trọng: tỉ lệ tử vong tại các nước đang phát triển thuộc châu Á, châu Phi là trên 50% trong tổng số trẻ mắc bệnh, ngoài ra trong số xấp xỉ 30-50% có thể qua khỏi cơn nguy hiểm nhưng phải chịu đựng những di chứng lâu dài có thể gây tàn tật như bị điếc, mù, […]

Đọc toàn bài

Trẻ bị táo bón kéo dài, kèm chảy máu – Nguyên nhân và điều trị tận gốc như thế nào?

Trẻ bị táo bón kéo dài, kèm chảy máu – Nguyên nhân và điều trị tận gốc như thế nào?

Táo bón là một chuyện đau đầu của rất nhiều mẹ trẻ hiện nay. Trẻ thường xuyên bị táo bón kéo dài sẽ dễ rơi vào tình trạng biếng ăn, chậm lớn, còi xương, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, do táo bón khiến mỗi lần bé đi ngoài đều rất đau, khiến bé sợ đau lại càng không dám đi khi có cơn. Tình trạng lẩn quẩn khiến cho bệnh không thể trị dứt điểm mà cứ hay tái đi tái lại. Bài viết sau đây, Mẹ Xuka đã tổng hợp nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các Mẹ hãy cùng theo dõi nhé. Dấu hiệu khi trẻ bị táo bón Táo bón rất dễ phát hiện ra nếu như người mẹ biết cách quan tâm, theo dõi tới việc đi đại tiện của trẻ. Trẻ có thể bị táo bón là khi trẻ đại tiện dưới 2 lần đại tiện/ngày đối với trẻ sơ sinh, dưới 3 lần đại tiện/tuần (trên 2 ngày/lần) với trẻ đang bú mẹ, dưới 2 lần đại tiện/tuần (trên 3 ngày/lần)với trẻ lớn. Trong trường hợp thấy trẻ đi ngoài phân rắn, có khi thành viên như phân dê, trẻ phải rặn thì lúc đó bạn nên nghĩ ngay đến việc trẻ đã bị táo bón. Táo bón nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng, chướng bụng, đầy hơi, ăn khó tiêu, nôn trớ. Những chất độc trong phân cần được thải ra ngoài hàng ngày bị tích lại trong ruột có thể bị hấp thu trở lại trong máu gây hại cho sức khoẻ của trẻ. Có thể trẻ bị táo bón trong vài ngày hoặc vài tuần và thường được gọi là táo bón cấp tính nhưng trẻ cũng có thể bị táo bón kéo dài, lâu hơn đến vài tháng. Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón Nếu bé gặp khó khăn khi đi tiêu, đau rát và khóc nức nở, nhất là khi khoảng cách giữa 2 lần đại tiện quá xa nhau, thường là trên 3 ngày thì đó cho thấy trẻ bị táo bón rồi đó mẹ ạ. Ngoài các lý do liên quan đến thuốc và bệnh lý, đa số bé bị táo bón liên quan đến việc ăn uống, sinh hoạt hoặc yếu tố tâm lý. Có 3 nguyên nhân chính dẫn tới việc táo bón ở trẻ:  – Nguyên nhân do tổn thương thực thể ở đường tiêu hoá, loại này hiếm gặp thường chỉ chiếm 5% trong các nguyên nhân gây táo bón, đó là các dị tật bẩm sinh: Phình to đại tràng (bệnh Hipschsprung), bệnh suy giáp trạng (bệnh Myxoedeme) khi mắc các bệnh này trẻ thường bị táo bón rất sớm từ ngay sau khi đẻ.  – Ngoài ra còn có các nguyên nhân mắc phải như: trẻ bị nứt hậu môn, bị trĩ, nên trẻ đi ngoài bị đau gây co thắt hậu môn. Có thể […]

Đọc toàn bài

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nguyên nhân do đâu? Chế độ dinh dưỡng điều trị bệnh

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nguyên nhân do đâu? Chế độ dinh dưỡng điều trị bệnh

Khi có con, các mẹ thường sẽ quan tâm rất nhiều tới vấn đề dinh dưỡng của con. Nhưng song song đó, việc “đầu ra” của con có đều đặn, màu có đẹp và “đúng chuẩn” hay không cũng là một vấn đề đau đầu của các mẹ trẻ. đã bao lâu rồi con chưa “ra”, hay phân con có nhầy, bọt, chua hay có lẫn máu, mẹ lại đau đầu, đau lòng, đau xót không yên và tìm mọi cách chữa rối loạn tiêu hóa cho con. Nhưng bạn đã hiểu hết về bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ chưa? Phải làm gì để bảo vệ đường ruột cho trẻ? Thế nào biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa? Nhiều bà mẹ “kêu cứu” con bị rối loạn tiêu hóa do bú sữa mẹ, nghi ngờ do mẹ ăn “linh tinh” nên làm “rối loạn” luôn cả sữa mẹ! Trên thực tế, tất cả những gì người mẹ ăn khi qua “bộ máy xử lý tinh vi” của người mẹ sẽ được lọc thành các chất gồm các đạm, mỡ, lactose, vitamin, sắt, muối khoáng, nước và các enzym. Bé bú là uống những chất này nên khó có thể gây rối loạn tiêu hóa cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Chỉ trừ trường hợp trẻ có cơ địa dị ứng sữa bò, nếu mẹ uống sữa bò, sữa qua đường tiêu hóa vẫn còn nguyên, do đó sẽ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Ngay như cụm từ “rối loạn tiêu hóa” cũng là một từ chung chung biểu hiện tiêu hóa không bình thường ở trẻ. Ví dụ, trẻ ói mà không rõ nguyên nhân từ đâu thì kết luận chung là trẻ đang có rối loạn tiêu hóa (rối loạn đường ruột), nhưng nếu trẻ ói mà kèm theo đỏ họng thì có thể kết luận trẻ bị viêm họng… Ở trẻ thường có 4 biểu hiện rối loạn tiêu hóa chính: ói, tiêu chảy, đầy hơi ăn không tiêu và táo bón. Trong trường hợp, trẻ có biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu hóa trên trong 1 – 2 ngày, nhưng trẻ vẫn ăn, chơi, ngủ bình thường, không có triệu chứng của bệnh lý khác kèm theo thì cha mẹ có thể yên tâm là trẻ vẫn khỏe mạnh, không có bệnh gì. Sau đó, cơ thể trẻ sẽ tự điều chỉnh và hồi phục. Các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý, các bệnh ở đường tiêu hóa rất dễ nhầm lẫn với nhau và nhẫm lẫn với các bệnh khác vì cơ thể cũng biểu hiện bằng các triệu chứng đã kể ở trên, nên nếu không phát hiện kịp thời có thể sẽ nguy hiểm. Ví dụ, nếu triệu chứng ói, tiêu chảy có kèm theo sốt, ho, chảy mủ tai thì có thể trẻ đang mắc bệnh viêm tai giữa cấp hoặc có biến chứng viêm màng não. Trẻ bị viêm phổi nặng, ngoài sốt, ho, thở mệt […]

Đọc toàn bài

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tim mạch

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tim mạch

Người mắc bệnh tim mạch nên ăn gì và không nên ăn gì ? Bệnh tim là một thuật ngữ để chỉ nhiều loại bệnh khác nhau liên quan đến tim, ví dụ như bệnh tim mạch vành, bệnh cơ tim, suy tim, thiếu máu cục bộ, … Tim là bộ phận rất quan trọng, chịu trách nhiệm bơm máu đi khắp cơ thể để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho hoạt động của tất cả các cơ quan. Thực tế do nhiều nguyên nhân, hoạt động của tim có thể gặp một số trục trặc khiến cho hiệu quả hoat động không cao và sinh ra nhiều thể bệnh từ đơn giản đến phức tạp, trong đó có cả những thể bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Để đảm bảo một trái tim khỏe mạnh và ngăn ngừa, điều trị các bệnh về tim, mỗi người nên duy trì lối sống khoa học với chế độ thể dục thể thao và ăn uống sao cho hợp lý. Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, nguồn thực phẩm từ thực vật, đặc biệt là các loại hạt, đậu, trái cây, rau quả…có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của con người, giúp làm giảm nguy cơ và đặc biệt tốt cho người bệnh tim. Chuối và các loại hoa quả thay thế như cam, quýt, dưa đỏ Chuối cũng nhiều loại hoa quả khác chứa khá nhiều kali, đây là một loại khoáng chất có lợi, giúp hạ huyết áp, duy trì ổn định áp lực dòng máu và hoạt động của tim. Ngoài ra, chuối còn chứa chất xơ giúp làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu, là nguy cơ gây ra các bệnh về tim mạch. Đậu nành Các loại đậu, đặc biệt là đậu nành có chứa nhiều protein, vitamin, axit béo bão hòa omega – 3 và các loại khoáng chất…có tác dụng rất tốt trong điều hòa nhịp tim, cân bằng huyết áp, duy trì các chỉ số ổn định về đường huyết và hàm lượng cholesterol trong máu, từ đó giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh tim hiệu quả. Nguồn thực phẩm này hoàn toàn có thể thay thế cho thịt đỏ trong khẩu phần ăn của những người bị bệnh tim mạch. Ngũ cốc Ngũ cốc nói chung, các loại yến mạch nói riêng không chỉ có tác dụng làm đẹo mà còn là nguồn thực phẩm tuyệt vời giúp cải thiện sức khỏe và bệnh tình của người bị bệnh tim. Lượng dưỡng chất và chất xơ quan trọng trong các loại ngũ cốc giúp điều hòa cholesterol và giảm mỡ máu, đồng thời chúng còn cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin B quan trọng. Các loại rau xanh Rau xanh luôn là một thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày giúp ngăn ngừa lão hóa và phòng chống nhiều loại bệnh. Đặc biệt các loại cải sẽ giúp cải thiện […]

Đọc toàn bài
Page 10 of 13« First...89101112...Last »