Archive for the Sức khỏe Category

Sử dụng khẩu trang đúng cách đề phòng dịch cúm MERS

Sử dụng khẩu trang đúng cách đề phòng dịch cúm MERS

  Khẩu trang là vật dụng bất ly thân của nhiều người. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng, chúng cũng có thể gây hại cho sức khỏe. Khẩu trang: Dùng sai, hại thân   Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại khẩu trang, từ vải thông thường đến khẩu trang y tế, khẩu trang than hoạt tính rồi đến cả những loại khẩu trang chuyên dụng. Gần đây, trên một số tờ báo đăng bức ảnh gây ngạc nhiên là có một hội nghị hơn 1.000 nhà khoa học tại Hàn Quốc lại chỉ có lác đác vài người đeo khẩu trang dù đang có dịch MERS-CoV lưu hành. Vậy khẩu trang có giúp phòng được các bệnh lây truyền qua đường hô hấp? Khẩu trang vải thông thường được may từ 2 lớp vải. Nó chỉ ngăn được một phần các giọt bắn nên có giá trị rất ít trong việc phòng lây truyền bệnh qua đường hô hấp. Chủ yếu khẩu trang này ngăn chúng ta hít phải các hạt bụi, khói khi đi lại ngoài đường. Khẩu trang y tế hay còn gọi là khẩu trang phẫu thuật tuy mỏng nhưng thường được làm bằng 3 lớp vải không dệt và tiệt trùng kỹ càng. Loại khẩu trang này thường có các nếp gấp và một thanh chì giúp khẩu trang ôm khít vào mặt người đeo. Khẩu trang y tế có thể ngăn được hầu hết các giọt bắn nên có thể giúp chúng ta phòng ngừa được nhiều bệnh lây truyền qua giọt nhỏ nhưng không ngăn được lây truyền qua không khí. Khẩu trang than hoạt tính cũng giống như khẩu trang y tế, nhưng lớp giữa có tẩm thêm than hoạt tính. Các nhà sản xuất thường quảng cáo các tính năng ngăn ngừa khí thải độc hại và vi khuẩn của chúng, nhưng thực tế chưa có nghiên cứu nào chứng minh khả năng phòng bệnh vượt trội của chúng so với khẩu trang y tế, dù rằng giá cả của chúng cao hơn khá nhiều. Khẩu trang N95 là loại khẩu trang có cấu tạo đặc biệt, không chỉ ngăn ngừa được giọt nhỏ mà còn ngăn ngừa đến 95% số nhân giọt bắn và không khí. Nhờ vậy khả năng phòng bệnh của chúng cao hơn rất nhiều lần. Dùng thế nào cho đúng? Do đặc tính và khả năng phòng bệnh của từng loại khẩu trang khác nhau, nên việc sử dụng khẩu trang trong phòng bệnh cũng phải phù hợp Khẩu trang vải chỉ có tác dụng phòng khói, bụi, không dùng để phòng lây bệnh qua đường hô hấp. Khẩu trang y tế giúp bảo vệ người lành, ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua giọt nhỏ nhưng không ngăn được các bệnh lây truyền qua không khí. Khẩu trang y tế được khuyến cáo cho mọi người đeo khi vào các phòng chờ trong bệnh viện, khi tiếp xúc, chăm sóc bệnh […]

Đọc toàn bài

Trẻ bị sốt phải làm sao, nên dùng thuốc hạ sốt như thế nào cho bé

Trẻ bị sốt phải làm sao, nên dùng thuốc hạ sốt như thế nào cho bé

Thuốc hạ sốt là một vật không thể thiếu mỗi khi trẻ bị sốt. Thế nhưng, dùng thuốc hạ sốt như thế nào cho an toàn và phù hợp với từng bé thì không phải ai cũng có hiểu biết đầy đủ. Để có kiến thức chính xác các vấn đề này, mời các bạn tham khảo tư vấn của các bác sĩ khoa sơ sinh bệnh viện Từ Dũ nhé. TRẺ BỊ SỐT NÊN DÙNG NHỮNG LOẠI THUỐC HẠ SỐT NÀO?  Các thuốc có thành phần Paracetamol là lựa chọn hàng đầu để hạ sốt cho trẻ do độ an toàn cao và ít tác dụng phụ. Ngoài ra, còn có Ibuprofene và Aspirin nhưng chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ do có nhiều tác dụng phụ. Các qui tắc chung khi sử dụng thuốc hạ sốt. – Không tự ý cho trẻ dưới 3 tháng dùng thuốc mà không có ý kiến bác sĩ. – Tính liều theo cân nặng của trẻ. – Đọc kỹ nhãn thuốc, chỉ dẫn trước khi dùng. – Cho trẻ dùng thuốc đúng liều lượng. – Dùng thuốc còn trong hạn sử dụng. PARACETAMOL An toàn cao cho trẻ, liều dùng là 60mg/kg/ngày hoặc 15mg/kg mỗi 6 giờ hoặc 10mg/kg mỗi 4 giờ. Nên cân trẻ để tính liều cho chính xác. Trường hợp trẻ bị suy thận, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc tối thiểu là 8 giờ. Ví dụ: Bé nặng 13kg thì sẽ cho trẻ uống mỗi 4 giờ là 130mg hoặc 195mg mỗi 6 giờ (Tương đương 1 gói Hapacol 150mg + ½ gói Hapacol 80mg). Thông dụng nhất là các dạng tọa dược (thuốc đút hậu môn) và dạng uống, ngoài ra còn có dạng tiêm truyền nhưng chỉ được sử dụng ở bệnh viện. Dạng tọa dược: – Thích hợp khi cần hạ sốt trong lúc trẻ ngủ, ói nhiều và trẻ đang lên cơn sốt cao co giật. – Điều trị bằng tọa dược ngắn hạn, sau đó chuyển sang dạng uống vì dạng tọa dược có thể gây ngứa, kích thích trực tràng. – Cách dùng: Làm lạnh viên thuốc trước khi đặt. Chỉ đặt cho viên thuốc vừa vào hết hậu môn là được. Không đặt thuốc quá sâu vì như thế thuốc sẽ giảm tác dụng. Nên cho trẻ nằm yên vài phút sau khi đặt viên thuốc. Trong trường hợp đặt 2 viên mới đủ liều thì sau khi đặt viên thứ nhất, phải đợi 1-2 phút mới đặt tiếp viên thứ 2. Tốt nhất nên chọn loại viên tọa dược có hàm lượng phù hợp. Dạng uống:   – Thích hợp khi cần hạ sốt trong lúc bé thức, có nhiều dạng như thuốc bột, thuốc giọt, xirô, thuốc viên. – Gói bột sủi bọt là dạng uống phổ biến nhất. – Cách dùng: Cho thuốc vào một cốc nhỏ nước để hòa tan, cho trẻ uống ngay sau khi thuốc đã hòa tan hoàn toàn. Ở Việt […]

Đọc toàn bài

Trẻ bị sốt là biểu hiện của nhiều bệnh nhiễm trùng nguy hiểm

Trẻ bị sốt là biểu hiện của nhiều bệnh nhiễm trùng nguy hiểm

  Trẻ bị sốt là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm mà ba mẹ không nên chủ quan, đặc biệt là khi trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân và kéo dài nhiều ngày. Có rất nhiều ca nhập viện nguy kịch do bé bị mắc các bệnh nhiễm trùng, bệnh lý ác tính kéo dài mà ba mẹ chủ quan vì cho rằng trẻ bị sốt do thay đổi thời tiết hoặc tâm lý theo dõi chờ thêm những triệu chứng khác đi kèm. NHỮNG BỆNH NGUY HIỂM KHIẾN TRẺ BỊ SỐT KÉO DÀI   ThS-BS Lê Bửu Châu – Trưởng khoa Nhiễm B, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết, một số bệnh gây sốt có diễn tiến rầm rộ, cấp tính nên bệnh nhân được nhập viện sớm, trong vòng vài giờ hoặc vài ngày đầu tiên của bệnh. Một số bệnh lý khác diễn tiến ít rầm rộ hơn, bệnh nhân thường nhập viện trễ hơn, với biểu hiện sốt kéo dài. Một số trường hợp trẻ bị sốt kéo dài phải nhập vào Khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực vì bệnh diễn tiến nặng, có biểu hiện suy chức năng của một hoặc nhiều cơ quan của cơ thể, nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Cũng theo ThS-BS Lê Bửu Châu, trẻ bị sốt kéo dài không phải là một bệnh mà là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau, do vậy muốn điều trị, điều quan trọng là phải tìm được nguyên nhân gây sốt. Nguyên nhân trẻ bị sốt kéo dài rất phức tạp, cần phải thăm khám tỉ mỉ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán xác định bệnh, từ đó điều trị đặc hiệu các nguyên nhân này. Sốt kéo dài thường làm bệnh nhân mệt mỏi, ăn uống kém, sụt cân, nhức đầu, khó ngủ. Sốt cao có thể đưa đến tai biến nguy hiểm. Nhiễm trùng Đa số các bệnh gây sốt kéo dài là những bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên các nhiễm trùng khác nhau cũng có những đặc điểm sốt khác nhau. Bệnh nhiễm trùng có thể kể như nhiễm vi trùng, vi-rút, ký sinh trùng và nấm. Do vi trùng: Có nhiều loại vi trùng có thể gây sốt kéo dài. Ngoài sốt, tùy loại vi trùng gây bệnh mà có các triệu chứng kèm theo khác nhau. Chẳng hạn như bệnh thương hàn, bên cạnh sốt còn có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, bụng lình xình khó tiêu, nhiệt độ tăng nhưng mạch không tăng tương ứng. Lao phổi và lao ngoài phổi thường kèm theo triệu chứng sốt về chiều, kém ăn, sút cân, ho, tức ngực, đổ mồ hôi về đêm. Do vi-rút: Đa số các bệnh do vi-rút gây ra đều có sốt đột ngột hoặc tương đối đột ngột và thời gian sốt thường chỉ kéo dài hai-bảy ngày hoặc tới 10 ngày. Sốt do vi-rút còn gọi là sốt cấp tính hay sốt ngắn ngày (để […]

Đọc toàn bài

Trẻ bị sốt, nên chọn mua loại nhiệt kế và sử dụng đúng cách như thế nào?

Trẻ bị sốt, nên chọn mua loại nhiệt kế và sử dụng đúng cách như thế nào?

  Nhiệt kế là một loại thiết bị y tế không thể thiếu trong tủ thuốc của mỗi gia đình. Tuy nhiên, việc lựa chọn và sử dụng nhiệt kế đúng cách thì không phải ông bố, bà mẹ nào cũng hiểu biết đầy đủ. Đặc biệt, dùng nhiệt kế đo thân nhiệt khi trẻ ốm rất quan trọng. Đo nhiệt kế không đúng cách dễ sai số thân nhiệt sẽ dẫn tới những tai họa khó lường. Nếu trẻ sốt cao quá thì dễ co giật hoặc ảnh hưởng tới xác định chính xác việc kê đơn, dùng thuốc. Mỗi loại nhiệt kế có cách sử dụng khác nhau, vì vậy phụ huynh cần lưu ý để đo được thân nhiệt chính xác nhất cho trẻ.   CHỌN MUA LOẠI NHIỆT KẾ NÀO PHÙ HỢP ĐO NHIỆT ĐỘ TRẺ BỊ SỐT?   Nhiệt kế điện tử Ưu điểm: Dễ thao tác, cho kết quả nhanh sau 10 giây đến 1 phút, không hay bị vỡ như nhiệt kế thuỷ ngân. Nhiệt kế điện tử rất dễ đọc, phần đuôi của nhiệt kế có màn hình nhỏ, trên đó hiển thị kết quả nhiệt độ như trên đồng hồ điện tử. Mẹ có thể đo tại nhiều vị trí như: tai, trán, hậu môn, cổ chứ không nhất thiết phải đo ở nách. Nhược điểm: Dễ sai số hoặc không xác định được toàn bộ thân nhiệt. Nhiệt kế điện tử có nhiều loại: – Nhiệt kế điện tử đo tai: Dùng đo nhiệt độ ở lỗ tai trẻ bị sốt. Nhiệt kế có một đầu vòi để cho vào sâu tai. Nhiệt kế đo tai an toàn và thích hợp dùng cho trẻ vì dễ sử dụng, có thể xác nhận bị sốt nhanh, kết quả chính xác nhờ bộ phận phát hiện nhiệt hồng ngoại toả ra từ màng nhĩ và các mô xung quanh trong 1 giây. Dùng nhiệt kế đo tai lưu ý để nhiệt kế hơi chếch 45 độ, cần khẽ lắc nhẹ qua phải, rồi qua trái khi đặt vòi ở lỗ tai mới cho kết quả chính xác nhất.  – Nhiệt kế đo trán: Loại nhiệt kế điện tử đo trán ít được sử dụng hơn, bởi nó chỉ đo được nhiệt độ ở vùng trán. Khi sử dụng thì ốp nhiệt kế chính giữa và áp sát trán, quét từ giữa trán ra thái dương. Nhiệt kế đo trán thường được sử dụng trong các bệnh viện, phòng khám, vì ưu điểm nhanh và tránh bị lây nhiễm chéo. – Nhiệt kế đo hậu môn: Đo ở vị trí này cho kết quả chính xác nhất. Tuy nhiên, cha mẹ phải hết sức cẩn trọng khi sử dụng phương pháp này vì có thể xảy ra tai biến như thủng trực tràng do bé đột ngột quẫy mạnh làm nhiệt kế bị đẩy sâu vào hậu môn trẻ bị sốt. Khi đo nhiệt độ cơ thể ở hậu môn, cần  đưa nhẹ nhàng đầu […]

Đọc toàn bài

Trẻ bị sốt là dấu hiệu nguy hiểm cần phải theo dõi

Trẻ bị sốt là dấu hiệu nguy hiểm cần phải theo dõi

  Trẻ bị sốt là tình trạng bình thường khi cơ thể bé đang đối kháng lại những đối tượng lạ xâm nhập. Thế nhưng, những cơn sốt nói gì cho bạn biết điều gì về tình trạng cơ thể bé thì không phải các bậc làm cha, làm mẹ nào cũng biết. Hiểu tâm lý ba mẹ lo lắng khi con sốt, mệt mỏi nên hôm nay Mẹ Xuka chia sẻ những điều cần biết khi bé bị sốt để ba mẹ có thể yên tâm hơn về tình trạng của con và có những hướng xử lý đúng đắn. Trẻ bị sốt có phải là dấu hiệu nguy hiểm?    Bản thân triệu chứng sốt tự nó không phải là một dấu hiệu đe dọa đến tính mạng ngoại trừ những trường hợp sốt cực kỳ cao và kéo dài, ví dụ như cao hơn 41,6oC khi đo bên trong hậu môn. Sốt có thể là dấu hiệu chỉ điểm cho một tình trạng bệnh nặng nhưng nhiều khi chỉ là biểu hiện của một tình trạng nhiễm khuẩn thông thường. Có một trung tâm trong não bộ có tên là “vùng dưới đồi” (hypothalamus) có chức năng kiểm soát toàn bộ nhiệt độ của cơ thể. Khi vùng dưới đồi chỉ huy việc tăng nhiệt độ của cơ thể là một cách để cơ thể chống lại các tác nhân gây nhiễm khuẩn. Sốt là một biểu hiện thường gặp của bệnh nhiễm khuẩn tuy nhiên còn có những tình trạng bệnh không phải do nhiễm khuẩn nhưng vẫn có thể gây sốt. Cơn sốt chỉ bắt đầu từ 38°C Bé tỉnh dậy với đôi má đỏ ửng, da nóng hừng hực. Chiếc nhiệt kế đã khẳng định nghi ngờ của bạn khi chỉ đến con số 37°8. Bạn cuống cuồng lục tung đống thuốc hoặc tìm kiếm số điện thoại của bác sĩ? Trên thực tế thì trong trường hợp này bé thậm chí còn chưa đủ điều kiện để được coi là sốt. Ngay cả đối với trẻ sơ sinh nhỏ tuổi nhất, nhiệt độ bình thường của cơ thể có thể thay đổi trong khoảng 37°C đến dưới 38°C. Nhiệt độ cơ thể trẻ em, cũng như như nhiệt độ cơ thể người lớn, có thể tăng nhẹ vì nhiều lý do, từ vận động đến tắm nước ấm, thời tiết nóng nực nhưng mặc quá nhiều đồ. Hơn nữa, nhiệt độ cơ thể có xu hướng tăng vào chiều tối và hạ vào sáng sớm. Vì vậy, trừ khi con số hiển thị trên nhiệt kế là 38,°C hoặc hơn thì hãy nghĩ đến việc hạ sốt cho bé cưng của bạn. Xem thêm: Hướng dẫn chọn mua loại nhiệt kế phù hợp cho trẻ bị sốt. Những nguy hiểm khó lường do ba mẹ không biết đo nhiệt kế cho con. Các nguyên nhân khiến trẻ bị sốt Sốt không phải là một bệnh, sốt chỉ là một triệu chứng của nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau. Thông thường người ta chia căn nguyên của sốt […]

Đọc toàn bài

Cách chọn mua và lắp đặt máy điều hòa trong mùa nóng

Cách chọn mua và lắp đặt máy điều hòa trong mùa nóng

  Trong thời tiết nắng nóng hiện nay, nhu cầu mua máy điều hòa của người dân ngày càng tăng cao. Hôm nay, Blog Mẹ Xuka xin chia sẻ những thông tin cách chọn mua máy điều hòa phù hợp và cách lắp đặt. Trên thị trường hiện có rất nhiều chủng loại điều hòa đa dạng, từ các thương hiệu điều hòa nhập khẩu như điều hòa Panasonic , Daikin , Mitsubishi, Sharp, Electrolux… cho đến hàng liên doanh với các hãng nổi tiếng như điều hòa Samsung, LG, Midea,.. Các Mẹ cần dựa trên nhu cầu và khả năng tài chính của mình để đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Máy điều hòa hãng nào tốt   Chọn loại máy điều hòa   Tùy vào sở thích, tài chính và nhu cầu sử dụng, người tiêu dùng có thể “tậu” cho nhà mình một chiếc máy điều hòa sao cho phù hợp. Hiện nay, trên thị trường có bán những loại máy điều hòa thông dụng như sau: Máy điều hòa treo tường 2 cục (thích hợp cho nhà ở có hành lang bên ngoài dùng để đặt bộ phận quạt và bloc máy). Máy điều hòa treo tường một cục nóng nhiều cục lạnh (dùng cho chung cư không có nhiều diện tích đặt cục nóng). Máy điều hòa cây (thường được lắp đặt ở phòng khách). Loại này có công suất thiết kế nhỏ khoảng 18.000 BTU/h. Máy điều hòa âm trần (được thiết kế lắp áp sát trần, hay dùng trong văn phòng). Máy điều hòa âm trần nối ống gió (thường được lắp đặt ở các nhà biệt thự có thiết kế từ trước).   Ở các khu vực phía Nam, thời tiết gần như nóng quanh năm nên khách hàng chỉ cần mua điều hòa 1 chiều sẽ kinh tế hơn. Còn ở khu vực phía Bắc do phải trải qua mùa đông lạnh giá, khách hàng nên chọn mua điều hòa hai chiều để phù hợp với nhà có trẻ em, người cao tuổi. Công suất phù hợp Để đảm bảo độ lạnh trong phòng ổn định, công suất máy điều hòa phải thừa khả năng khử sức nóng ở trong căn phòng. Bên cạnh đó, nên chọn máy điều hòa có công suất phù hợp với diện tích và không gian nhà cửa. Đây là vấn đề người mua cần quan tâm vì nó ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ điện năng của gia đình. Công suất máy điều hòa được gọi theo công suất điện tiêu thụ của máy nén lạnh với đơn vị tính là sức ngựa (HP) nên gọi là máy một ngựa, máy hai ngựa…Ví dụ: 1 HP~9.000 BTU/h (công suất lạnh), 1.5 HP~12.000 BTU/h, 2 HP~18.000 BTU/h, 2.5 HP~24.000 BTU/h. Theo các chuyên gia điện tử, người tiêu dùng nên chọn máy điều hòa có công suất tương đương với diện tích căn phòng như sau: Dưới 15 mét vuông , chọn máy điều hòa […]

Đọc toàn bài

Sử dụng máy điều hóa đúng cách để giảm thiểu các bệnh về đường hô hấp ở trẻ nhỏ

Sử dụng máy điều hóa đúng cách để giảm thiểu các bệnh về đường hô hấp ở trẻ nhỏ

  Trẻ bị bệnh luôn là nỗi lo hàng đầu của các ông bố, bà mẹ trẻ. Tâm lý các Mẹ thường sợ con nằm điều hòa nhiều thì sẽ dễ bị các bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên trong thời tiết ngày hè nắng nóng ở Việt Nam hiện nay, nhu cầu sử dụng điều hòa càng ngày càng tăng. Vậy sử dụng máy điều hòa đúng cách là một vấn đề mà các Mẹ nên trang bị sẵn cho mình. Sử dụng máy điều hóa đúng cách cho trẻ sơ sinh   Ở điều kiện sinh lý bình thường, trẻ được mang thai trong bụng mẹ 9 tháng 10 ngày, luôn được sởi ấm bởi thân nhiệt của mẹ khoảng 37,5 – 38oC. Khi bé chào đời, nhất là trong tháng của đầu đời gọi là giai đoạn sơ sinh, giai đoạn này bé không có khả năng điều hòa nhiệt độ cho cơ thể như những đứa trẻ lớn hơn, đặc biệt là những trẻ sinh thiếu tháng thì khả năng điều hòa thân nhiệt cho cơ thể càng kém hơn. Trước đó, khi còn ở trong bụng mẹ, trẻ luôn được sởi ấm bởi thân nhiệt của mẹ khoảng 37,5 – 38oC. Vì vậy, bé rất dễ bị nhiễm lạnh nếu không được chăm sóc đúng cách như: mặc áo ấm, quấn tả lót, khăn, đội mũ, mang vớ. – Nhiệt độ lý tưởng: BS Nguyễn Văn Lộc, Phó Giám đốc BV Nhi TƯ cho biết, nguyên nhân là do thời tiết quá nắng nóng, trẻ thường nằm quạt thốc trực tiếp vào người khi ngủ. Vì khi trẻ ngủ say, thân nhiệt giảm nên rất dễ bị viêm họng, sốt dẫn đến tiêu chảy. BS Lộc cảnh báo, nhiều cha mẹ quá lạm dụng điều hòa nhiệt độ đã để nhiệt độ chênh hơn nhiều so với ngoài trời, điều này không tốt cho trẻ nhỏ, chỉ nên để 27 – 30oC là hợp lý. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngoài trời và trong phòng khoảng 7 – 8 độ C là phù hợp với sự thích ứng của cơ thể trẻ.   Ngược lại, trong những thời gian thời tiết nắng nóng với độ ẩm cao như mùa hè ở miền Bắc hay khoảng thời gian giao mùa giữa mùa nắng và mùa mưa ở miền Nam thì việc cho bé nằm phòng máy lạnh đúng cách lại có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh viêm đường hô hấp trên của trẻ. Nếu sinh đủ tháng và được chăm sóc đúng cách, thân nhiệt bình thường của trẻ sẽ ở khoảng 36,5 – 37,5oC và nếu được mặc quần áo, mang bao tay, mang vớ chân, đội mũ và đắp chăn, bé có thể chịu được nhiệt độ phòng từ 25 – 28oC. – Không để điều hòa quá 2 tiếng: Thời gian tối đa bạn dùng điều hòa cho trẻ không nên quá 2 tiếng mỗi lần. Tức là khoảng 2 tiếng, bạn nên cho trẻ ra ngoài nhiệt […]

Đọc toàn bài

Giải đáp thắc mắc trẻ bị ho, viêm phổi nên ăn và không nên ăn gì

Giải đáp thắc mắc trẻ bị ho, viêm phổi nên ăn và không nên ăn gì

Blog Mẹ Xuka xin chia sẻ những giải đáp, tư vấn của các bác sĩ nhi chuyên khoa II – Bệnh viện nhi đồng 2 về các thắc mắc chung của các Mẹ có trẻ bị viêm phổi: khi trẻ bị viêm phổi nên ăn gì? Trẻ bị viêm phổi cần kiêng những thức ăn nào? Trẻ bị viêm phổi có nên nằm phòng điều hòa hay không? Trẻ bị viêm phổi có được tắm không? Các Mẹ cùng theo dõi với Mẹ Xuka nhé. TRIỆU CHỨNG BỆNH VIÊM PHỔI THƯỜNG GẶP Ở TRẺ NHỎ – Sốt, trẻ sơ sinh xuất hiện hạ thân nhiệt, mệt mỏi, ăn kém, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi, ho, ho khan hoặc có đờm xanh, khó thở. – Nhịp thở nhanh so với lứa tuổi. Đây được coi là dấu hiệu chính và xuất hiện sớm nhất khi trẻ bị viêm phổi: Dưới 2 tháng: ≥ 60 lần/phút Từ 2 tháng đến 12 tháng: ≥ 50lần/phút Từ 1-5 tuổi: ≥ 40lần/phút Từ 5 tuổi trở lên: > 30 lần/phút – Co rút lõm ngực, cánh mũi phập phồng, bác sĩ khám thấy ran bệnh lý ở phổi. – Chụp phim có hình ảnh tổn thương phổi trên X-quang. – Xét nghiệm có bạch cầu trong máu tăng, CRP tăng (CRP là một glycoprotein được gan sản xuất, bình thường không thấy protein này trong máu). TRẺ BỊ VIÊM PHỔI CẦN KIÊNG NHỮNG THỨC ĂN GÌ? Để trẻ bị viêm phổi nhanh khỏi và tránh các biến chứng, bố mẹ cần chú ý đến những cấm kỵ trong ăn uống dưới đây: Thực phẩm lạnh không tốt cho trẻ khi bị viêm phổi Khi trẻ bị viêm phổi không nên cho bé ăn đồ lạnh hoặc uống các loại đồ uống đông lạnh. Theo quan niệm Đông y, khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây tổn thương cho phổi. Lúc này nếu ăn uống các thực phẩm lạnh dễ gây ra tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Đồng thời, các chứng viêm ít nhiều cũng có quan hệ đến tì. Nếu ăn uống quá nhiều thực phẩm lạnh, cũng có thể gây tổn thương tì vị, khiến chức năng tì bị suy giảm. Thực phẩm ngọt, vị đậm Theo Đông y, viêm phổi phần lớn do phổi bị nhiệt gây ra. Hàng ngày nếu trẻ ăn quá nhiều các thực phẩm béo, ngọt, vị đậm sẽ khiến cơ thể bị bốc hoả, làm triệu chứng viêm nặng hơn. Nhiều bậc cha mẹ cho rằng ăn quýt có thể chữa ho, long đờm. Tuy vỏ quýt có công hiệu trị ho, long đờm, nhưng thịt quýt lại khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn. Thực phẩm chiên, rán Khi trẻ em bị viêm phổi, chức năng tiêu hóa yếu và các loại thực phẩm chiên cung cấp nhiều chất béo tạo nên gánh nặng cho hệ tiêu hóa, sinh nhiều đờm làm tình […]

Đọc toàn bài

Triệu chứng trẻ bị viêm phổi và chăm sóc trẻ bị viêm phổi hiệu quả nhất

Triệu chứng trẻ bị viêm phổi và chăm sóc trẻ bị viêm phổi hiệu quả nhất

Hằng năm, có rất nhiều trẻ bị viêm phổi phải nhập viện chiếm gần 30% – 45% và các biến chứng gây tử vong do bệnh viêm phổi chiếm hơn 75% trong các bệnh lý hô hấp. Tuy nhiên, không phải ông bố bà mẹ nào cũng có đủ kiến thức để nhận biết về căn bệnh nguy hiểm này. Sau đây, Blog Mẹ Xuka xin chia sẻ cho các bạn những tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa hô hấp hàng đầu Việt Nam về nguyên nhân gây ra bệnh, những dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phổi, các triệu chứng của trẻ bị viêm phổi, và cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi. TẠI SAO TRẺ BỊ VIÊM PHỔI?? NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY RA BỆNH VIÊM PHỔI Ở TRẺ SƠ SINH??? Nguồn gây bệnh:  Vi khuẩn: ở các nước đang phát triển nguyên nhân do vi khuẩn còn phổ biến. Các loại vi khuẩn thường gặp là phế cầu, hemophilus influenzae, sau đó là các loại vi khuẩn khác như: tụ cầu, liên cầu, E coli, klebsiella pneumoniae…. Virus: Các virus thường gặp gây viêm phổi là virus hợp bào hô hấp, virus cúm, á cúm, adenovirus…. Mycoplasma thường gặp ở trẻ trên 5 tuổi. Nấm: thường gặp nhất là nấm candida albicans gây tưa miệng có thể phát triển xuống phế quản phổi gây viêm phổi do nấm. Bệnh có thể xuất hiện khi bé đang bị một đợt ho hoặc cảm cúm. Lúc này, dịch nhầy tiết ra trong phổi trở thành nguồn dinh dưỡng béo bở cho vi trùng. Sau vài ngày, vi khuẩn và virus có thể nhanh chóng sinh sôi nảy nở, tạo nên những túi phế nang chứa mủ và chất nhầy bị nhiễm khuẩn. Ho chính là phản xạ tự vệ rất quan trọng của cơ thể, giúp đẩy chấy nhầy ra khỏi túi phế nang trước khi nhiễm trùng đặt chân được vào đây. Ủ ấm trẻ quá kỹ cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phổi: Nhiều mẹ nghĩ rằng vào mùa đông cần phải ủ ấm cho trẻ một cách cẩn thận bằng nhiều lớp áo dày mỏng khác nhau. Tuy nhiên đây là một điều hoàn toàn sai lầm, việc ủ ấm quá mức có thể sẽ gây thêm bệnh cho trẻ. Các mẹ nên biết, thân nhiệt của trẻ không giống như người lớn. Trẻ sẽ cảm thấy nóng hoặc lạnh nhanh hơn. Trẻ thường hay chạy nhảy, chơi đùa nên dễ nóng người, toát mồ hôi ngay cả khi thời tiết đang rất lạnh. Vì thế, mặc quá ấm, trẻ dễ bị ra mồ hôi lưng, đầu. Nếu bố mẹ không sớm nhận thấy điều đó, thì trẻ sẽ bị cảm lạnh, viêm phổi. Ở bé mới sinh bị viêm phổi là do các loại vi khuẩn như Listeria (Coli, các vi khuẩn Gram âm) gây ra. Bé có thể bị nhiễm khi còn trong bụng mẹ, hay khi sinh (do khi  sinh bé […]

Đọc toàn bài
Page 13 of 13« First...910111213