Trước tình hình khan hiếm vacxin hiện nay, việc cập nhật thông tin vacxin hàng ngày để biết bệnh viện nào còn vắc xin 6 trong 1; vắc xin 5 trong 1; vắc xin thủy đậu … là điều rất cần thiết cho các ba mẹ có con đang tới lịch chủng ngừa. Hiểu được tâm lý sốt ruột, lo lắng của các mẹ, Blog Mẹ Xuka sẽ cập nhật tình hình vacxin chủng ngừa còn tại các trung tâm y tế lớn trên cả nước liên tục cho các mẹ dễ theo dõi. Ngoài ra, xin chia sẻ kinh nghiệm chích ngừa vacxin ở Singapore của một mẹ bỉm sữa trong tình trạng khan hiếm vacxin ở Việt Nam như hiện nay cho các mẹ tham khảo: Chia sẻ kinh nghiệm chích ngừa vắc xin dịch vụ 5 in 1 ở Singapore Khi nào có lại vắc xin 6 trong 1, vắc xin 5 trong 1 dịch vụ? Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng, vắc xin “5 trong 1” phải giữa năm mới về khoảng 40.000 – 50.000 liều/tháng, còn văc xin 6 trong 1 thì phải hết năm 2015 mới có, với số lượng khoảng 30.000 liều. Cập nhật: Theo dự kiến của phòng tiêm chủng Polyvac thì đầu tháng 12 này sẽ đưa vào thị trường một số lượng vacxin 5 trong 1 dịch vụ. Như vậy các mẹ có trẻ nào đang chờ chích ngừa 5 trong 1 dịch vụ thì nhớ phải hằng ngày cập nhật tình hình thuốc về để kịp đưa trẻ đi khám nhé. Cách tốt nhất là các mẹ nên gọi điện trực tiếp lên các trung tâm chích ngừa để hỏi thuốc vì lượng người dân chờ chích rất đông nên đôi khi sáng cập nhật còn thuốc mà chiều thì có thể hết thuốc hoặc ngược lại. Số điện thoại và lịch làm việc của các trung tâm chích ngừa các mẹ xem chi tiết ở dưới nhé. Hết thuốc 6 trong 1 dịch vụ cho trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng; phụ huynh nên làm thế nào? Có thể tiêm phòng cho trẻ vắcxin 5 trong 1 thay thế cho vắcxin 6 trong 1 không là câu hỏi của rất nhiều ông bố bà mẹ quan tâm trong tình hình thiếu vắc xin 6 trong 1 tới cuối năm. Vậy ba mẹ cần phải làm sao? Tư vấn của bác sĩ bệnh viện nhi đồng 2 Vacxin 6 trong 1 (Infanrix hexa – Bỉ) bao gồm 6 thành phần là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan siêu vi B và các bệnh gây ra do vi khuẩn Haemophilus influenzase (Hib) đặc biệt là viêm màng não mủ trong một mũi tiêm. Vacxin 5 trong 1 dịch vụ (pentaxim – Pháp) là vaccine tổng hợp phòng 5 bệnh: bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và phòng nhiễm khuẩn xâm lấn do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp b (viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết…) ở trẻ em từ […]
Đọc toàn bài →Trẻ bị sốt sau tiêm phòng, trẻ quấy khóc nhiều, biếng ăn là một trong những phản ứng mà các bà mẹ thường thấy xuất hiện nhiều ở lứa tuổi sơ sinh và trẻ nhũ nhi. Chính vì thế mà các bậc phụ huynh thường lo lắng và dè chừng việc đem bé đi chích ngừa vì sợ các tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, nếu như ba mẹ hiểu đúng về tiêm phòng và những chỉ định chống tiêm phòng cũng như biết cách chăm sóc trẻ sau tiêm phòng thì việc tiêm phòng không còn là nỗi e ngại nữa. Các bạn cùng theo dõi những chia sẽ của các bác sĩ sau đây nhé. Xem thêm các bài viết chủ đề: trẻ bị sốt Những phản ứng không mong muốn của việc tiêm phòng: Theo BS. BÙI XUÂN VĨNH: Tiêm phòng là một biện pháp thực tế nhất, hiệu quả nhất để phòng bệnh: điều đó chắc mọi chúng ta đều rõ. Tuy nhiên, cũng cần hiểu rằng, trong 1 số trường hợp, có thể xảy ra phản ứng ở trẻ. Những phản ứng này, thầy thuốc không mong muốn có, gia đình lại càng không mong muốn có, cho nên được gọi là những phản ứng không mong muốn. Vậy những phản ứng đó ra sao? Có nguy hại cho trẻ không? Có làm mất tác dụng phòng bệnh của thuốc không? Chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng vấn đề trên đây. 1. Phản ứng tại chỗ: Phản ứng này luôn xảy ra sau khi tiêm phòng. Một số trẻ cảm thấy đau nơi tiêm, cảm giác đau đó thường kéo dài từ 1 vài giờ đến 1 ngày, có thể làm các trẻ nhỏ quấy khóc. Một số trẻ khác lại thấy nổi cục lên ở nơi tiêm. Cục này thường nhỏ bằng hạt đậu, có khi viêm tấy đỏ, và có thể tồn tại tới 2-3 tuần mới tiêu tan. Cũng có trẻ lại bị mẩn ngứa xung quanh nơi tiêm, có thể kéo dài từ 3 tới 6 ngày. Những phản ứng này có thể xảy ra trong 5-10% số các trẻ tiêm phòng và thường là tự khỏi. 2. Phản ứng toàn thân: ở đây, sốt là chứng hay gặp nhất. Sau khi tiêm phòng 1 vài giờ hoặc 1 ngày, một số trẻ có thể bị sốt: sốt thường nhẹ, nhưng cũng đôi khi sốt cao (trên 39o), kèm theo tình trạng vật vã, quấy khóc, những trẻ lớn có thể kêu nhức đầu. Chứng sốt này hay thấy hơn cả trong các trường hợp tiêm phòng bệnh thương hàn, tiêm phòng bệnh ho gà. Cũng có trường hợp, sau khi tiêm phòng sau tới 5-12 ngày, trẻ mới bị sốt: thông thường chứng sốt muộân này xảy ra sau khi tiêm phòng bệnh sởi, đôi khi tiêm phòng bệnh quai bị. Tuy nhiên, tất cả các chứng sốt nói trên đều khỏi trong 1-2 ngày, và thường là […]
Đọc toàn bài →Từ lúc chào đời, hệ miễn dịch của bé vẫn còn non nớt và chưa phát triển toàn diện, nên bé có thể mắc phải một số bệnh mà người lớn chúng ta có thể vượt qua. Vắc xin phát huy tác dụng qua việc tạo một lượng Protein (kháng nguyên) của một số loại bệnh, vừa đủ để kích thích cơ thể sản sinh các kháng thể mà không gây nhiễm bệnh. Con bạn nhờ vậy sẽ có sức đề kháng tự nhiên cần thiết để tự bảo vệ khi tiếp xúc với các căn bệnh thực sự trong tương lai. Sau đây, Blog Mẹ Xuka sẽ tổng hợp các thông tin liên quan đến vắc xin chủng ngừa cho trẻ từ sơ sinh đến 2 tuổi theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế Giới. Chích ngừa vắc xin cho trẻ sơ sinh (tiêm càng sớm càng tốt sau khi sinh): + Lao(BCG) : tiêm 1 mũi, tiêm ở vai trái + Viêm gan B mũi 1 (tốt nhất là 24h sau sinh), mũi này thường được tiêm trong bệnh viện sau khi bé vừa sinh. Chích ngừa vắc xin cho trẻ 2 tháng tuổi: chích ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, Hib mũi 1 và viêm gan siêu vi B mũi 2. + Tiêm ngừa vacxin 6 trong 1 (Infanrix hexa – Bỉ) bao gồm 6 thành phần là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan siêu vi B và các bệnh gây ra do vi khuẩn Haemophilus influenzase (Hib) đặc biệt là viêm màng não mủ trong một mũi tiêm. + Trong trường hợp vắc xin 6 trong 1 hết, phụ huynh có thể thay thế bằng 1 trong 2 liều vắc xin tổng hợp 5 trong 1 sau: 1/ Vacxin 5 trong 1 dịch vụ (pentaxim – Pháp) là vaccine tổng hợp phòng 5 bệnh: bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và phòng nhiễm khuẩn xâm lấn do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp b (viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết…) ở trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên. Trẻ cần bổ sung liều vắc-xin viêm gan B đơn sau khi tiêm Pentaxim. 2/ Vacxin 5 trong 1 trong chương trình tiêm chủng mở rộng (Quinvaxem – Hàn Quốc) là vaccine tổng hợp phòng 5 bệnh gây nguy hiểm cho trẻ gồm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và các bệnh gây ra do vi khuẩn Haemophilus influenzase (Hib) đặc biệt là viêm màng não mủ trong một mũi tiêm, trừ bại liệt. Vì vậy, nếu trẻ tiêm văc-xin này thì sẽ được bổ sung bằng liều vắc-xin uống để ngừa bại liệt (DPT). + Trẻ từ 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi nên cho uống vắc xin ngừa tiêu chảy cấp do rotavirus. Vắc xin Rotarix uống liên tục 2 liều, mỗi liều cách nhau tối thiểu 4 tuần. Sau 6 tháng tuổi, vắc xin Rotarix sẽ không còn tác dụng. + Trẻ từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi có thể tiêm thêm […]
Đọc toàn bài →Vacxin phế cầu khuẩn phòng ngừa các bệnh viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não cho trẻ dưới 2 tuổi
Viêm phổi là bệnh phổ biến ảnh hưởng khoảng 450 triệu người trên khắp toàn cầu. Đây là căn bệnh gây tử vong ở mọi nhóm tuổi với số ca lên đến 4 triệu người, chiếm 7% dân số thế giới mỗi năm. Tỉ lệ này lớn nhất ở trẻ dưới 5 tuổi, và người già hơn 75 tuổi. Viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong hành đầu trong trẻ em ở các nước có thu nhập thấp. Nhiều trong số các ca tử vong này xảy ra trong thời kỳ sơ sinh. WHO ước tính cứ một trong 3 trẻ sơ sinh chết vì viêm phổi. Khoảng nửa trong số các ca tử vong này có thể ngăn chặn được, vì chúng có thể gây ra bởi vi khuẩn, nếu tác nhân này thì ta có thể dùng vắc-xin để giảm thiểu. Mời các bạn theo dõi bài viết sau để hiểu thêm về phế cầu khuẩn và vacxin phòng ngừa phế cầu khuẩn gây bệnh viêm phổi, viêm tai giữa ở trẻ nhỏ. Bệnh phế cầu khuẩn là gì? Bệnh phế cầu khuẩn do các vi khuẩn (mầm bệnh) gây ra có thể gây nhiễm trùng cho phổi (viêm phổi), cho máu (nhiễm trùng máu), và màng bao bọc não (viêm màng não). Bệnh thường có khả năng khởi phát vào mùa đông và mùa xuân, nhưng có những trường hợp là quanh năm. Các triệu chứng thông thường nhất là ớn lạnh, sốt, đau ngực, thở hổn hển, và ho nhiều. Nhiều người còn bị nôn mửa hay lên cơn động kinh. Hàng năm, tại Mỹ, có hàng ngàn người lớn tuổi bị tử vong do bệnh phế cầu khuẩn gây ra. Phế cầu khuẩn có thể gây những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng như: Viêm phổi, viêm tai giữa Nhiễm trùng huyết Viêm màng não Mức độ nguy hiểm của bệnh nhiễm trùng do phế cầu khuẩn xâm lấn ở trẻ nhỏ Phế cầu khuẩn (S. pneumoniae) là nguyên nhân hàng đầu gây ra những bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi hay viêm tai giữa cấp v.v. ước tính nửa triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi năm trên toàn thế giới do phế cầu. Những người mắc bệnh phế cầu khuẩn có tỷ lệ tử vong do viêm phổi là 5%, nhiễm trùng huyết 20%, và viêm màng não là 30%. 1/ Viêm màng não do phế cầu là bệnh lý đáng lo ngại ở trẻ nhỏ với 83% trường hợp thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Hậu quả của viêm màng não do phế cầu có thể rất trầm trọng: tỉ lệ tử vong tại các nước đang phát triển thuộc châu Á, châu Phi là trên 50% trong tổng số trẻ mắc bệnh, ngoài ra trong số xấp xỉ 30-50% có thể qua khỏi cơn nguy hiểm nhưng phải chịu đựng những di chứng lâu dài có thể gây tàn tật như bị điếc, mù, […]
Đọc toàn bài →Trước tình hình khan hiếm vacxin hiện nay, việc cập nhật thông tin vacxin hàng ngày để biết bệnh viện nào còn vacxin 6 trong 1; vacxin 5 trong 1; vacxin thủy đậu … là điều rất cần thiết cho các ba mẹ có con đang tới lịch chủng ngừa. Hiểu được tâm lý sốt ruột, lo lắng của các mẹ, Blog Mẹ Xuka sẽ cập nhật tình hình vacxin chủng ngừa còn tại các trung tâm y tế lớn trên cả nước liên tục cho các mẹ dễ theo dõi. 1/ Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự phòng – Hà Nội (cập nhật 06/07/2015) Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự phòng làm việc tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, chủ nhật và ngày lễ. Thời gian làm việc: – Buổi sáng: 8h – 11h30 – Buổi chiều: 13h30 – 17h Lưu ý sau khi tiêm chủng cần phải theo dõi 30 phút sau tiêm. Vậy kính mong quý khách hàng đến trung tâm trước giờ nghỉ 30 phút. Địa chỉ: 131 – Lò Đúc – Hai Bà Trưng – Hà Nội – Việt Nam Điện thoại: 04.3 971 7694 / 3 972 3173 – Fax: 04.3 972 4124 Danh mục thuốc tiêm ngừa Nguồn: http://yteduphong.com.vn 2/ Bệnh viện nhi đồng 2 – TP.HCM (cập nhật 06.07.2015) *THÔNG BÁO: Bệnh viện Nhi đồng 2 sẽ tổ chức lịch tiêm ngừa Quinvaxem như sau: + QUINVAXEM: vào thứ hai và thứ ba hằng tuần; + QUINVAXEM và DPT: vào thứ năm hằng tuần. *Ghi chú: Quý phụ huynh nên liên hệ trực tiếp thông qua tổng đài viên của bệnh viện hoặc tổng đài tư vấn 1080 để kiểm tra chính xác tình hình thuốc tiêm ngừa tại từng thời điểm trong ngày. Giờ nhận bệnh để khám và tiêm ngừa Từ thứ Hai đến thứ Sáu: Sáng: Từ 7giờ đến 10giờ 15 — Chiều: Từ 13giờ đến 15 giờ Thứ Bảy: Sáng: Từ 7giờ đến 10giờ 15 Nguồn: benhviennhi.org.vn 3/ Bệnh viện hùng vương – Tphcm (cập nhật 06.07.2015) Địa chỉ: 128 Hồng Bàng, phường 12, quận 5, Tp.HCM, Việt Nam. Điện thoại: 84-8-38558532 || Fax: 84-8-38574365 Đăng ký khám bệnh tổng đài: 08 – 1081 Danh mục thuốc tiêm ngừa sử dụng tại bệnh viện Hùng Vương TP.HCM Nguồn: www.bvhungvuong.vn 4/ Trung Tâm Dinh Dưỡng Thành Phố Hồ Chí Minh (cập nhật 06.07.2015) Chương trình tiêm chủng mở rộng: Sáng thứ 3 và thứ 5 hàng tuần: – QUINVAXEM (bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan siêu vi B, viêm màng não mủ) – SABIN (Bại liệt) Sáng thứ 6 hàng tuần: – MVVAC (Sởi) khi bé tròn 9 tháng tuổi. Chủng ngừa dịch Vụ Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần: Chủng ngừa các bệnh: Viêm màng não mủ do Hib, Viêm gan […]
Đọc toàn bài →Trước tình trạng khan hiếm vắc xin dịch vụ “5 trong 1” và “6 trong 1”… tiếp tục diễn ra trên cả nước, ba mẹ cần phải làm gì để phòng bệnh cho con khi hết vắc xin???? Mời các Mẹ xem các bác sĩ tư vấn tình hình này như thế nào nhé. Phụ huynh đừng chờ vắc-xin dịch vụ Dù biết các loại vắc-xin dịch vụ “4 trong 1”, “5 trong 1”, “6 trong 1” đã hết hàng nhưng nhiều phụ huynh vẫn nhất quyết chờ, không đưa trẻ đi chích vắc-xin miễn phí của chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Vì không chích vắc-xin đúng lịch nên nhiều trẻ đã mắc bệnh. Các bác sĩ cảnh báo, với trẻ sau sáu tháng tuổi, vắc-xin khó tạo miễn dịch cho cơ thể. Trước sự lo lắng của các phụ huynh có nhu cầu cho trẻ chích vắc-xin dịch vụ, BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 chia sẻ: “Vắc-xin phải chích đúng liều, đúng thời điểm mới phát huy được tối đa tác dụng. Ví dụ như vắc-xin ngừa lao, viêm gan B thì phải chích lúc mới sinh, ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm màng não lúc hai tháng, sởi lúc chín tháng. Khoảng cách để tiêm liều nhắc lại cũng quan trọng để đạt hiệu quả cao nhất. Muốn chủ động đạt được điều này chỉ có chương trình quốc gia vì có nguồn cung ổn định. Nếu vắc-xin dịch vụ không có nguồn cung ổn định thì không thể đạt được hiệu quả cao nhất và sự chờ đợi sẽ làm trẻ mắc bệnh trước khi có vắc-xin và vẫn mắc bệnh nếu chờ liều nhắc lại. Vì vậy, phụ huynh đừng chờ vắc-xin dịch vụ, loại nào có trong chương trình miễn phí thì nên cho trẻ chích đúng lịch. Thời gian qua, một số trẻ vì chờ tiêm vắc-xin dịch vụ đã mắc bệnh ho gà, sởi”. Tuy nhiên, không ít phụ huynh vẫn trăn trở về tính an toàn khi cho con tiêm chủng theo chương trình mở rộng. BS Nguyễn Trí Dũng khẳng định, việc cung ứng vắc-xin chương trình mở rộng tại TP.HCM luôn đảm bảo. Các cơ sở y tế tại TP.HCM luôn thực hiện nghiêm túc quy định về an toàn tiêm chủng, từ việc bảo quản vắc-xin, đến tư vấn, kiểm tra sức khỏe trước và theo dõi sau tiêm… Thời gian qua, TP thường xuyên tiến hành nâng cao cơ sở vật chất, năng lực, trình độ cho cán bộ tiêm chủng, sẵn sàng các biện pháp phòng ngừa, xử lý sự cố. Theo thống kê, mỗi năm tại TP.HCM có khoảng 110.000 trẻ được chích vắc-xin. Trong đó, có khoảng hơn 30.000 trẻ tham gia chích vắc-xin dịch vụ. Lượng trẻ tiêm vắc-xin mở rộng trong năm 2014 tại TP.HCM với số lượng như vậy, nhưng chỉ ghi nhận một số ít trường hợp phản ứng nhẹ sau tiêm […]
Đọc toàn bài →Trang thông tin cập nhật hàng ngày tình hình còn hay hết các loại vắc xin chủng ngừa: Vắc xin 6 trong 1, vắc xin 5 trong 1; Vắc xin sởi, quai bị, rubella, vắc xin thủy đậu, vắc xin cúm … tại các trung tâm tiêm chủng trên cả nước. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp các mẹ biết được bệnh viện nào còn vắc xin 6 trong 1, bệnh viện nào còn vắc xin 5 trong 1 … để đưa bé đi chích ngừa kịp thời. 1/ Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự phòng – Hà Nội (cập nhật 03/07/2015) Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự phòng làm việc tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, chủ nhật và ngày lễ. Thời gian làm việc: – Buổi sáng: 8h – 11h30 – Buổi chiều: 13h30 – 17h Lưu ý sau khi tiêm chủng cần phải theo dõi 30 phút sau tiêm. Vậy kính mong quý khách hàng đến trung tâm trước giờ nghỉ 30 phút. Địa chỉ: 131 – Lò Đúc – Hai Bà Trưng – Hà Nội – Việt Nam Điện thoại: 04.3 971 7694 / 3 972 3173 – Fax: 04.3 972 4124 Danh mục vắc xin chủng ngừa 2/ Bệnh viện nhi đồng 2 – TP.HCM (cập nhật 03/07/2015) *THÔNG BÁO: Bệnh viện Nhi đồng 2 sẽ tổ chức lịch tiêm ngừa Quinvaxem như sau: + QUINVAXEM: vào thứ hai và thứ ba hằng tuần; + QUINVAXEM và DPT: vào thứ năm hằng tuần. *Ghi chú: Quý phụ huynh nên liên hệ trực tiếp thông qua tổng đài viên của bệnh viện hoặc tổng đài tư vấn 1080 để kiểm tra chính xác tình hình thuốc tiêm ngừa tại từng thời điểm trong ngày. Giờ nhận bệnh để khám và tiêm ngừa Từ thứ Hai đến thứ Sáu: Sáng: Từ 7giờ đến 10giờ 15 — Chiều: Từ 13giờ đến 15 giờ Thứ Bảy: Sáng: Từ 7giờ đến 10giờ 15 Danh mục vắc xin chủng ngừa 3/ Bệnh viện hùng vương – Tphcm (cập nhật 03/07/2015) Địa chỉ: 128 Hồng Bàng, phường 12, quận 5, Tp.HCM, Việt Nam. Điện thoại: 84-8-38558532 || Fax: 84-8-38574365 Đăng ký khám bệnh tổng đài: 08 – 1081 Danh mục vắc xin chủng ngừa 4/ Trung Tâm Dinh Dưỡng Thành Phố Hồ Chí Minh (cập nhật 03/07/2015) Chương trình tiêm chủng mở rộng: Sáng thứ 3 và thứ 5 hàng tuần: – QUINVAXEM (bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan siêu vi B, viêm màng não mủ) – SABIN (Bại liệt) Sáng thứ 6 hàng tuần: – MVVAC (Sởi) khi bé tròn 9 tháng tuổi. Chủng Ngừa Dịch Vụ Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần: Chủng ngừa các bệnh: Viêm màng não mủ do Hib, Viêm gan siêu vi B, Não mô cầu, […]
Đọc toàn bài →Hiện nay, chủng ngừa là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, trước tình hình khan hiếm thuốc tại Việt Nam, nhiều bậc phụ huynh đang cân nhắc việc chích chung nhiều loại vacxin để tránh tình trạng hết thuốc và tránh việc đi lại giữa các nơi quá xa. Mẹ Xuka xin chia sẽ những tư vấn quý báu của Bs Trương Hữu Khanh – trưởng khoa nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 1 về chích chung hay riêng từng loại vắc xin với nhau Có rất nhiều loại vắc xin tiêm ngừa cho trẻ em từ khi chào đời cho đến lúc 15 tuổi. Trong đó, nhiều loại phải nhắc lại nhiều lần, hơn nữa lịch chích ngừa lại phụ thuộc vào điều kiện sức khỏe và sự khan hiếm thuốc. Nếu là một vắc xin “sống” (Lao, Sởi, Quai bị, Rubella, Thủy đậu) với một vắc xin “bất hoạt” (các loại còn lại): chích cùng lúc hoặc cách bao lâu cũng được. Có nơi hẹn cách 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng là bình thường. Nếu là một vắc xin sống (Sởi, Quai bị, Rubella) với một vắc xin sống khác (Thủy đậu): chích cùng lúc hoặc cách ít nhất 1 tháng. Hẹn cách 1 tháng là bình thường. Chích cùng lúc là chích cùng một buổi tiêm, cách nhau 30 phút theo dõi. Cách này có thuận lợi là: thuận tiện đi lại (bé ở xa), bảo vệ nhanh với nhiều bệnh (như khi có dịch, đi du lịch hay các bé chích trễ lịch…). Nhưng cũng có chút bất lợi là đau nhiều hơn hoặc sốt nhiều hơn. Bác sĩ Nguyễn Viết Thịnh thuộc Viện Pasteur TP HCM trả lời một số thắc mắc thường gặp về việc tiêm vacxin: Câu hỏi: Việc tiêm nhiều loại vacxin hoặc tiêm cùng lúc ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe? Trả lời: Xin nói ngay rằng, tiêm vacxin hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe. Hiện có nhiều sản phẩm phối hợp, tức nhiều loại vacxin trong cùng một mũi tiêm, để khỏi phải tiêm nhiều lần. Trước đây, để phòng viêm não mủ HIB và ho gà, uốn ván, bại liệt, trẻ phải tiêm ít nhất 2 lần; nhưng bây giờ chỉ cần tiêm một mũi Pentact-HIB. Tuy nhiên, với vacxin sống giảm hoạt lực thì không thể tiêm cùng lúc vì chúng sẽ gây tương tác thuốc, còn gọi là cạnh tranh kháng thể. Chẳng hạn, vacxin thủy đậu và vacxin quai bị phải tiêm cách nhau ít nhất một tháng mới có tác dụng. Trong thực tế, không có trường hợp mắc hai bệnh cùng lúc, vì khi đã mắc bệnh thì không thể tiêm vacxin nữa mà phải điều trị. Vacxin chỉ để phòng ngừa trước khi nhiễm bệnh. Trong trường hợp vừa tiêm phòng viêm gan B nhưng sắp đi du lịch, muốn tiêm vacxin khác như cúm chẳng hạn, thì nên báo cho bác sĩ biết ngày […]
Đọc toàn bài →Cập nhật tình hình thuốc tiêm ngừa tại TRUNG TÂM DINH DƯỠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – ngày 30/06/2015 Giờ khám bệnh và làm việc ở Trung tâm dinh dưỡng thành phố HCM như sau: Chương trình tiêm chủng mở rộng: Sáng thứ 3 và thứ 5 hàng tuần: – QUINVAXEM (bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan siêu vi B, viêm màng não mủ) – SABIN (Bại liệt) Sáng thứ 6 hàng tuần: – MVVAC (Sởi) khi bé tròn 9 tháng tuổi. Chủng Ngừa Dịch Vụ Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần: Chủng ngừa các bệnh: Viêm màng não mủ do Hib, Viêm gan siêu vi B, Não mô cầu, Thương hàn, Quai bị – sởi – rubella, Trái rạ, Viêm não Nhật Bản B, Phế cầu, cúm, Viêm gan siêu vi A, Ung thư cổ tử cung, Tiêu chảy do Rotavirus. Thời Gian Sáng : 7h00 đến 11h00 Chiều: 13h00 đến 15h00 (Riêng viêm não Nhật Bản B chỉ tiêm chủng vào buổi sáng) Địa chỉ: 180 Lê Văn Sỹ, phường 10 quận Phú Nhuận, Tp.HCM, Việt Nam. Điện thoại: 84-8-38445990 || Fax: 84-8-38448405 Danh mục thuốc chủng ngừa (Cập nhật ngày 30/06/2015) Trước tình hình khan hiếm thuốc hiện nay, hy vọng các bài viết về thông tin tình hình thuốc chích ngừa còn hay thiếu tại HCM và Hà Nội trong chuyên mục Tiêm Chủng của Blog Mẹ Xuka có thể giúp các phụ huynh giải quyết các thắc mắc về việc nơi nào còn vắc xin 6 in 1, vắc xin thủy đậu, vắc xin 5 trong 1 dịch vụ, vắc xin cúm … Bên cạnh đó, những ông bố bà mẹ lần đầu có con cũng nhớ trang bị sẵn cho mình Lịch tiêm chủng mở rộng để theo dõi quá trình chích ngừa của con và những điều cần biết khi tiêm ngừa nhé.
Đọc toàn bài →Cập nhật mới nhất tình hình vắc xin chủng ngừa tại BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG – HCM Địa chỉ: 128 Hồng Bàng, phường 12, quận 5, Tp.HCM, Việt Nam. Điện thoại: 84-8-38558532 || Fax: 84-8-38574365 Đăng ký khám bệnh tổng đài: 08 – 1081. Các Mẹ nên gọi điện đăng ký khám bệnh trước khi đến nhé. Tình hình thuốc tiêm ngừa (Cập nhật ngày 30.06.2015) Trước tình hình khan hiếm thuốc hiện nay, hy vọng các bài viết cập nhật vắc xin chích ngừa còn hay thiếu tại HCM và Hà Nội trong chuyên mục Tiêm Chủng của Blog Mẹ Xuka có thể giúp các phụ huynh giải quyết các thắc mắc về việc nơi nào còn vắc xin 6 in 1, vắc xin thủy đậu, vắc xin 5 trong 1 dịch vụ, vắc xin cúm … Bên cạnh đó, những ông bố bà mẹ lần đầu có con cũng nhớ trang bị sẵn cho mình Lịch tiêm chủng mở rộng để theo dõi quá trình chích ngừa của con và những điều cần biết khi tiêm ngừa nhé.
Đọc toàn bài →