Do chưa thể nói chuyện nên trẻ sơ sinh chỉ có thể “thông báo” tình hình sức khỏe của mình thông qua những biểu hiện của cơ thể và cả sản phẩm đầu ra. Trên thực tế, có không ít bậc cha mẹ dành phần lớn thời gian để “phân tích” màu sắc và hình dạng phân và nước tiểu để hiểu về sức khỏe của bé.
Xem phân đoán bệnh ở trẻ sơ sinh
“Sản phẩm phân” đầu tiên của con PHẢI là
1/ Phân su:
Tại sao trẻ sơ sinh khi mới chào đời phân lại màu xanh đen? Màu phân này là me bé trong bụng người mẹ trước đó nuốt nước ối, đồng thời thải nốt những tế bào biểu mô, vellus tóc, bã nhờn và mật, tiết đường ruột sản sinh trong quá trình là thai nhi trong bụng mẹ. Thông thường từ 6-12 giờ sau khi sinh trẻ sẽ có phân su màu xanh đậm, nhưng trẻ sinh non có thể sẽ muộn hơn. Phân su có thể hơi khó chùi nhưng sự xuất hiện của nó là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của bé hoạt động bình thường. Phân su màu xanh đậm này thường duy trì 2-3 ngày sau sinh. Về sau, với việc bổ sung sữa mẹ hoặc sữa công thức, phân su sẽ từ từ đổ màu nhạt dần sang vàng.
Phân su nói gì về sức khỏe của trẻ sơ sinh?
Tuy đa phần trẻ sơ sinh sẽ không gặp vấn đề gì với chất thải này, một số ít có thể mắc phải hội chứng hít nước ối phân su và hội chứng tắc ruột phân su.
Hội chứng hít nước ối phân su
Tình trạng hít nước ối phân su có thể xảy ra trước, trong và sau khi chuyển dạ và được sinh ra đời, khi bé hít phải hỗn hợp nước ối và phân su. Điều này có thể khiến đường thở của bé bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ. Những kích ứng hóa học do phân su gây ra có gây nhiễm trùng bào thai, dị tật bẩm sinh, viêm phổi…
Hiện tượng này đa phần xảy ra ở các bé sinh đủ tháng hoặc già tháng. Những dấu hiệu nhận biết của hội chứng này khi bé được sinh ra là vệt phân su trong nước ối, làn da đổi màu với sắc độ xanh dương hoặc xanh lá, những trở ngại trong hít thở như thở gấp, thở khó hoặc ngưng thở. Chỉ số Apgar (được thực hiện để đánh giá nhanh tình trạng của bé) thấp cũng là một cảnh báo của hội chứng này. Các bác sĩ cũng sẽ chú ý nếu bé có nhịp tim thấp trước khi chào đời, sinh già tháng.
Tuy có thể gây biến chứng, đa số các trường hợp hít nước ối phân su sẽ được xử lý kịp thời và không gây hậu quả nghiêm trọng. Các mẹ có thể theo yêu cầu được theo dõi ngay khi thấy nước ối có màu bất thường như xanh, đen hay có vẩn đục để nhanh chóng được chẩn đoán.
Hội chứng tắc ruột phân su
Khi phân su bị tắc nghẽn ở một đoạn của ruột non gọi là hồi tràng. Triệu chứng đầu tiên là trướng bụng, nôn ra dung dịch màu xanh và không có phân su. Bác sỹ nhi khoa sẽ chụp X-quang bụng để tìm xem bé có phân su trong ruột hay không.
Nếu đã khẳng định bé đang trong tình trạng tắc ruột do phân su, bác sỹ sẽ đặt đường truyền tĩnh mạch để đưa thức ăn vào cơ thể bé. Ngoài ra, một ống nhỏ được đưa từ mũi vào dạ dày sẽ giúp loại bỏ phần khí và chất lỏng dư thừa.
Bé sẽ được cho uống thuốc để sổ phân su ra ngoài. Nếu cách này không thành công, một thủ thuật mở thông ruột (ileostomy) được tiến hành để loại bỏ phân tắc trong ruột. Sau phẫu thuật, bạn sẽ được hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc bé để tránh nguy cơ nhiễm trùng và những nguy hiểm khác.
Nếu những triệu chứng dưới đây xảy ra khi bé đã được đưa về nhà, bạn cần nhanh chóng gọi cho bác sỹ hoặc cho bé trở lại bệnh viện:
-Bé sốt trên 38 độ C
-Bé không đi tiểu nhiều như thường lệ
-Bé nôn mửa và không thể ăn
-Vết mổ sưng và chảy máu
2/ Phân trong tháng đầu sau sinh
+ Phân của trẻ sơ sinh khi bé bú mẹ
Sữa non của bạn, hay còn gọi là sữa đầu, có tác dụng nhuận tràng, giúp đẩy phân su ra khỏi cơ thể của bé. Sau khoảng ba ngày bú sữa, phân của bé sẽ dần thay đổi. Phân sẽ:
• Màu sáng hơn, chuyển từ màu xanh nâu sang màu vàng. Phân vàng này có thể có mùi hơi ngọt.
• Hơi lỏng. Thỉnh thoảng phân có thể lợn cợn hoặc vón cục.
Phân một em bé khỏe mạnh lúc này sẽ nhão mù tạt, có màu vàng hoa cà hoa cải, đôi khi chất nhầy trong phân, hoặc thậm chí xả phân xanh, phân không có mùi đáng kể và không có bọt.
Trong những tuần đầu, bé có thể đại tiện trong khi ăn hoặc sau mỗi lần ăn. Trẻ sơ sinh bú mẹ thường xuyên sẽ đi tiêu ngày 5-6 lần. . Tần suất sẽ giảm dần và hệ tiêu hóa của bé sẽ tự thiết lập chu kỳ thích hợp. Sau đó bạn có thể thấy rằng bé sẽ đại tiện vào cùng một thời điểm trong ngày.
Sau một vài tuần đầu tiên, một số trẻ bú mẹ sẽ chỉ đại tiện vài ngày một lần hay một tuần một lần. Đây không phải là một vấn đề miễn là phân của bé mềm và ra dễ dàng.
Chu kỳ của bé có thể thay đổi:
• khi bạn cho bé ăn dặm
• nếu bé cảm thấy không khỏe
• khi bé bắt đầu bú ít hơn
+ Phân của trẻ sơ sinh khi bé bú sữa công thức
Nếu bạn cho bé uống sữa công thức, phân của bé có thể khác với khi bú sữa mẹ. Bạn có thể nhận thấy phân:
• Nhiều hơn so với phân của bé bú sữa mẹ. Lý do là vì sữa công thức không thể được tiêu hoá hoàn toàn như sữa mẹ.
• Màu vàng nhạt hoặc nâu vàng.
• Nặng mùi, giống phân của người lớn hơn.
Trẻ uống sữa công thức dễ bị táo bón hơn trẻ bú mẹ. Trao đổi với bác sĩ nếu bạn bạn cảm thấy con mình có vấn đề về tiêu hóa.
+ Khi chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức ?
Bạn có thể nhận thấy phân bé sẫm màu hơn và giống bột hồ hơn. Phân cũng nặng mùi hơn! Nếu bạn đang cho bé chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức thì hãy cố kéo dài thời gian chuyển đổi, tốt nhất là trong nhiều tuần. Điều này sẽ cho hệ tiêu hoá của bé có thời gian để thích nghi và giúp ngăn ngừa táo bón. Quá trình này cũng làm giảm nguy cơ bị đau, sưng và viêm ngực ở người mẹ. Khi con bạn đã thích nghi với sữa bình, bé có thể sẽ có một chu kỳ đại tiện hoàn toàn mới.
3/ Màu phân khi trẻ bắt đầu ăn dặm
Ăn dặm sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến phân của bé. Bạn sẽ thấy rằng phân của bé sẽ bị thức ăn ảnh hưởng. Nếu bạn cho bé ăn cà rốt nghiền thì nội dung trong tã của bé sẽ có màu cam sáng.
Bạn cũng có thể thấy các thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như nho khô hoặc đậu nướng xuất hiện nguyên vẹn trong tã. Điều này sẽ thay đổi khi bé lớn hơn và có thể tiêu hoá chất xơ hiệu quả hơn.
Khi bé làm quen với nhiều loại thức ăn thì phân của bé cũng sẽ đặc hơn, sẫm màu hơn và bốc mùi hơn.
Thường thời gian này trẻ sẽ chỉ đi tiêu khoảng 2-3 lần/ngày, có bé 2,3 ngày mới đi một lần. Tuy nhiên nếu thấy phân của con vẫn ướt, không khô tức là trẻ không bị táo bón và mẹ cũng không cần quá lo lắng. Một số màu phân thời kỳ này của trẻ mẹ cần lưu ý là:
Tại sao trẻ đi phân đen?
Nếu mẹ cho con bổ sung sắt, phân của bé có thể chuyển từ màu xanh đậm sang đen nhưng điều này là hoàn toàn bình thường. Chỉ khi mẹ không cho con bổ sung sắt mà phân của bé vẫn có màu đen thì mới cần hỏi ý kiến bác sĩ dinh dưỡng.
Phân da cam của trẻ sơ sinh nói lên điều gì?
Xuất hiện khi thức ăn không tiêu hóa được pha trộn với nhau.
Phân có nhiều màu sắc và khối:
Một số loại thức ăn không tiêu hóa được trong ruột của bé có thể “ra ngoài” với nguyên hình dạng và màu săc. Điều này là hoàn toàn bình thường bởi ở trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dạ dày thường không hấp thụ hoàn toàn lượng thức ăn bé ăn vào. Mẹ nên giảm khẩu phần ăn cho con để tránh hại dạ dày sau này.
Trong phân trẻ sơ sinh dính màu đỏ:
Khi đã loại trừ khả năng mẹ cho con ăn các loại thực phẩm có màu đỏ như canh rau dền, củ cải đỏ hay dưa hấu, cà chua….mà phân của bé vẫn có màu đỏ. Đó có thể là dấu hiệu con đi tiêu ra máu.
Nếu phân bình thường dính máu đỏ tươi: bé có thể gặp rắc rối với việc tiêu hóa protein sữa.
Phân táo bón dính máu: thường do một ít máu chảy trong hậu môn hay trĩ nhỏ
Phân tiêu chảy dính máu: có thể chỉ ra một nhiễm trùng do vi khuẩn
Phân của bé bú sữa mẹ có máu màu đen thẫm như hạt vừng:
Có thể bé đã nuốt phải máu của mẹ khi mẹ đang bị nứt hay chảy máu đầu ti. Máu này đã được tiêu hóa nên chuyển sang màu đen hoặc đỏ thẫm.
Trẻ đi phân trắng có nguy hiểm không?
Dấu hiệu nguy hiểm mẹ cần cho con đi khám bác sỹ bởi trẻ rất có thể đang mắc các bệnh về gan hoặc túi mật.
Phân của trẻ sơ sinh như thế nào là không bình thường?
– Tiêu chảy
Bé có thể bị tiêu chảy nếu:
• phân của bé rất lỏng
• bé đại tiện thường xuyên hơn và lượng phân nhiều hơn bình thường
• phân phun mạnh ra từ hậu môn
Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ thì bé ít bị tiêu chảy hơn, vì sữa của bạn có thể giúp bạn ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây tiêu chảy. Trẻ uống sữa công thức thường dễ bị nhiễm trùng, đó là lý do tại sao việc khử trùng các dụng cụ và rửa tay rất quan trọng.
Nếu bé bị tiêu chảy, nguyên nhân có thể là:
• nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm dạ dày – ruột
• quá nhiều trái cây hoặc nước ép trái cây
• phản ứng với thuốc
• nhạy cảm hoặc dị ứng với thức ăn
Nếu bạn cho bé uống sữa công thức, bé của bạn có thể phản ứng xấu với loại sữa bạn đang dùng. Tuy nhiên bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi chuyển qua loại sữa khác phòng trường hợp có nguyên nhân khác.
Nếu bé đang mọc răng, phân của bé sẽ lỏng hơn bình thường nhưng không gây tiêu chảy. Nếu bé của bạn bị tiêu chảy, đừng cho rằng nguyên nhân là do mọc răng vì rất có thể là do nhiễm trùng.
Ở trẻ lớn hơn, tiêu chảy cũng có thể là dấu hiệu của táo bón nặng. Phân mới có thể rò rỉ qua phần phân cứng.
Tiêu chảy thường tự hết trong 24 giờ mà không cần điều trị. Nếu không thì phải đưa bé đi kiểm tra vì bé có nguy cơ bị mất nước. Nếu bé của bạn đã tiêu chảy 6 lần trong 24 giờ qua, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức.
Xem thêm: Các bài viết về triệu chứng và chăm sóc trẻ bị tiêu chảy
– Táo bón
Nhiều trẻ mặt đỏ tía tai và rặn mạnh khi đại tiện. Đây là điều bình thường.
Táo bón là khi:
• Bé của bạn có vẻ thực sự gặp khó khăn trong việc đại tiện.
• Phân nhỏ và khô, giống như phân thỏ. Ngoài ra, phân cũng có thể lớn và cứng.
• Bé có vẻ cáu gắt, căng thẳng và khóc khi đại tiện.
• Bụng bé có cảm giác cứng khi sờ vào.
• Phân bé có lẫn những sợi máu. Điều này là do những vết nứt trên da, gọi là vết nứt hậu môn, do phân cứng gây ra.
Trẻ bú mẹ không thường ít bị táo bón hơn trẻ uống sữa công thức. Sữa mẹ chứa tất cả các chất dinh dưỡng thích hợp để giữ phân mềm. Pha quá nhiều sữa bột với lượng nước quá ít có thể dẫn đến táo bón. Luôn làm theo hướng dẫn trong khi pha sữa. Chắc chắn rằng bạn đã cho đủ lượng nước cần thiết vào bình trước khi đổ sữa bột vào.
Táo bón cũng có thể gây ra bởi:
• sốt
• mất nước
• thay đổi lượng nước uống
• thay đổi chế độ ăn uống
• một số loại thuốc
Đôi khi, trẻ lớn bị táo bón bởi vì chúng đang cố tránh bị đau. Ví dụ, chúng có thể bị một vết rách gần hậu môn (vết nứt hậu môn). Điều này có thể trở thành một vòng tròn luẩn quẩn. Trẻ nhịn đại tiện và bị táo bón hơn nữa, những cơn đau thậm chí còn tồi tệ hơn khi trẻ buộc phải đại tiện.
Luôn đưa bé đi gặp bác sĩ ngay khi bé bị táo bón, đặc biệt nếu như có máu trong phân. Bác sĩ sẽ kiểm tra tất cả những nguyên nhân có thể gây ra táo bón.
Bạn có thể sẽ được khuyên nên cho bé uống nhiều nước, ăn thêm chất xơ (nếu bé đã ăn dặm). Nghiền mận khô hoặc mơ cho bé ăn là biện pháp bổ sung chất xơ hiệu quả.
Xem thêm: Các bài viết về triệu chứng và chăm sóc trẻ bị táo bón
– Trẻ đi phân màu xanh lá cây là bất thường hay bình thường?
Nếu bạn cho con bú sữa mẹ thì phân màu xanh có thể là một dấu hiệu cho thấy bé của bạn đã nạp vào quá nhiều lactose (đường tự nhiên trong sữa). Điều này có thể xảy ra nếu trẻ bú thường xuyên, nhưng không bú được phần sữa sau giàu dinh dưỡng. Đảm bảo rằng bé đã bú xong một bên ngực trước khi chuyển sang ngực bên kia.
Nếu bạn cho con bú sữa bột thì nhãn hiệu mà bạn dùng có thể khiến phân bé biến thành màu xanh đậm. Bạn có thể nên chuyển sang một loại sữa khác xem có tác dụng hay không.
Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 24 giờ thì hãy gặp bác sĩ. Nguyên nhân có thể là:
• nhạy cảm với một loại thức ăn
• tác dụng phụ của thuốc
• thói quen, giờ giấc bú sữa của bé
• vi khuẩn đường ruột
– Phân trẻ sơ sinh có màu rất nhạt
Phân rất nhạt có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da, một bệnh thường thấy ở trẻ sơ sinh. Bệnh vàng da khiến da và tròng trắng mắt của bé ngả vàng và thường là tự hết trong một vài tuần sau khi ra đời. Hãy nói cho bác sĩ hoặc hộ sinh biết nếu bé của bạn bị vàng da, cho dù bệnh có vẻ sắp hết.
Cũng cho bác sĩ hoặc hộ sinh biết nếu phân của con bạn đi rất nhạt, hoặc trắng như phấn. Đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề về gan, đặc biệt là khi bệnh vàng da kéo dài hơn hai tuần.
Bắt bệnh sức khỏe trẻ sơ sinh qua màu nước tiểu
Màu nước tiểu bé lúc trắng trong, lúc vàng nhạt, vàng sẫm. Sự thay đổi này ắt hẳn là có lý do, quan trọng hơn hết nguyên nhân này có thể xuất phát từ căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bé.
Nhiều mẹ không biết rằng, nước tiểu có thể nói lên tình hình sức khỏe hiện trạng của trẻ. Tùy vào lượng nước bé uống và lượng mồ hôi bé tiết ra, bé sẽ đi tiểu nhiều hay ít, nhưng bình thường là khoảng 5-6 lần. Khi thấy màu nước tiểu của bé thay đổi, có mùi bất thường, mẹ nên đưa bé đi thăm khám để kiểm tra xem con có bệnh gì không.
1/ Nước tiểu bé có màu vàng nhạt
Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể bé hoàn toàn khỏe mạnh. Khi trẻ ăn uống hợp lý, đi tiểu, đi tiêu bình thường, nước tiểu có màu vàng trong, khá giống nước trà xanh pha loãng nước đầu.
2/ Nước tiểu bé có màu trắng trong
Sức khỏe trẻ em phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của người lớn. Khi mẹ cho bé uống quá nhiều nước, nước tiểu bé thường có màu trắng trong. Uống nhiều nước là tốt, nhưng quá nhiều lại không nên. Cơ thể trẻ khi bị thừa nước sẽ gây áp lực làm thận hoạt động quá sức, ảnh hưởng đến chức năng thải lọc, bài tiết.
3/ Nước tiểu trẻ sơ sinh có màu vàng sẫm
Nước tiểu bé vàng sẫm? Chắc hẳn mẹ không cho con uống đủ nhu cầu nước hằng ngày. Màu nước tiểu càng đậm, cơ thể bé càng đang thiếu nhiều nước. Ngoài ra, màu vàng sẫm của nước tiểu còn có thể là hệ quả bởi các loại thuốc bé uống hoặc mẹ uống và cho con bú, hoặc do mẹ cho con bú và ăn quá nhiều chất phụ gia màu vàng.
Chưa hết, nước tiểu màu vàng sẫm của bé còn là cảnh báo dấu hiệu trẻ bị viêm đường tiết niệu. Đi kèm với bệnh, trẻ có thể bị sốt kéo dài. Lúc này, mẹ nên tìm cách bù nước cho con, và đưa trẻ đi thăm khám để điều trị kịp thời.
4/ Nước tiểu trẻ sơ sinh màu đậm như trà đặc
Không đơn giản chỉ là thiếu nước, khi trẻ đi tiểu có màu trà đặc, đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh như viêm gan, viêm túi mật, sỏi thận… Nếu tình trạng nước tiểu đậm màu kéo dài, mẹ nên đưa bé đi khám để phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời.
5/ Nước tiểu bé có màu đỏ
Nếu mẹ hay cho bé ăn thực phẩm có màu đỏ, hồng, dù phẩm màu nhân tạo hay tự nhiên, nước tiểu bé màu đỏ là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu không phải vậy, có thể bé con nhà bạn đang gặp vấn đề về thận, bị nhiễm trùng bọng đái hoặc bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc.
6/ Nước tiểu bé có màu trắng đục
Nguyên nhân làm nước tiểu bé có màu trắng đục có thể do trẻ bị vi khuẩn, virus xâm nhập gây tổn thương, gây bệnh đường tiết niệu… Mẹ cần cho bé đi khám để xét nghiệm nước tiểu và tìm hiểu nguyên nhân.
Chẩn bệnh cho con qua chất thải
Với trẻ nhỏ có hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh, việc “ăn gì ra nấy” sẽ để lại nhiều dữ kiện có ích cho các bậc cha mẹ dễ dàng đoán biết tình trạng sức khoẻ của con.
Phân con cho biết gì?
Ở các bé sơ sinh, phân của bé sẽ thay đổi tương ứng với sự thay đổi sữa mẹ (nếu mẹ thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày). Chỉ cần người mẹ thay đổi món ăn, hay chế độ ăn là chất lượng và mùi vị của sữa đã thay đổi. Do tính chất đặc biệt ấy của sữa mẹ đôi khi nhiều bà mẹ giật mình vì những thứ con mình thải ra, có lúc bé đi ngoài liên tục, có lúc lại không đi, phân có lúc rắn có khi lại lỏng, khi màu vàng, khi lại màu nâu. Về màu sắc của phân, bạn cần có những lưu ý sau:
Phân màu vàng lẫn màu xanh: Thường sinh ra do cách bú của bé làm cho đầu vú giãn không tốt làm hạn chế khả năng tiết sữa. Hãy thử chỉnh tư thế bú của bé, cho con ngậm đầu vú sâu sẽ giúp cho sữa chảy tốt hơn.
Phân có lẫn nước mũi: Có thể do nước mũi bé nuốt vào lẫn ra với phân.
Phân có lẫn máu: Có thể có vết thương ở hậu môn hoặc do bị dị ứng protein trong thực phẩm của mẹ hoặc của con, hoặc có thể có máu ra từ ruột. Nếu phân của bé có lẫn máu mẹ phải xem thật kỹ, nếu cần nên giữ tã giấy đó lại để đi xét nghiệm phân.
Phân lẫn nhiều nước: Thường gặp ở trường hợp người mẹ uống thuốc kháng sinh, nên gây cho con đi ngoài bị lỏng. Trẻ bú sữa mẹ tiêu hóa tốt, bã thực phẩm thải ra rất ít nên trẻ không cần thiết phải đi ngoài hằng ngày, có trẻ chỉ đi ngoài 2-3 lần trong tuần. Nếu trẻ ăn no, ngủ kỹ, vui vẻ, không quấy vì khó ở, vẫn tăng cân đều, đi tiểu trên 6-8 lần ngày chứng tỏ mọi thứ đều bình thường mẹ không cần lo lắng nhiều.
Nước tiểu của con “nói” sao?
Cũng như phân, nước tiểu của trẻ cũng có thể được xem như một loại biểu đồ sức khoẻ phản ánh tình trạng dinh dưỡng và lượng nước trong cơ thể của bé. Nếu nước tiểu của bé không có màu vàng nhạt và trong, mẹ cần chú ý đến màu sắc của nước. Cụ thể như sau:
Nước tiểu của trẻ có màu đỏ hoặc hồng sậm: Thức ăn hoặc nước ép các loại trái cây có màu đỏ như dâu tây, dưa hấu… có thể làm nước tiểu của bé đổi màu. Nhưng tình trạng này chỉ xảy ra trong ngày, sau đó sẽ bình thường trở lại. Nếu tình trạng trên kéo dài, kèm theo biểu hiện đau khi đi tiểu, tiểu lắt nhắt, có thể bé bị viêm nhiễm, xuất huyết nội đường tiết niệu. Bạn nên đưa bé đi khám sớm để được điều trị kịp thời.
Nước tiểu của trẻ có màu cam: Khi thấy nước tiểu của con có màu cam đậm, bạn cần kiểm tra xem bé có thường xuyên được bổ sung nước cho cơ thể và có uống đủ nước hay không (1kg trọng lượng cơ thể, trẻ cần 0,06-0,08 lít nước). Ngoài thực phẩm giàu vitamin C hoặc có màu vàng, cam như cà rốt, đu đủ, thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân khiến nước tiểu của bé đổi màu. Khi hết dùng thuốc, màu nước tiểu sẽ trở lại bình thường.
Nước tiểu của trẻ có màu nâu sậm: Nước tiểu có màu như nước trà đặc có thể liên quan đến các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan hoặc do có hiện tượng vỡ hồng cầu (bệnh sốt rét, nhiễm trùng huyết…). Bạn nên đưa con đi khám sớm để có giải pháp can thiệp kịp thời.
Nước tiểu của trẻ bị đục: Nước tiểu vàng đục, lợn cợn và có mùi khó chịu là dấu hiệu của nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Đây là bệnh đứng thứ ba trong số các bệnh thường mắc phải ở trẻ em (sau nhiễm khuẩn hô hấp và đường tiêu hóa). Bệnh này có thể điều trị bằng kháng sinh nhưng bạn cần đưa bé đi khám để được kê toa chính xác.
Nước dãi của con biểu hiện gì?
Chảy dãi là hiện tượng hay gặp ở trẻ em. Qua nước dãi, bạn có thể đoán được bé yêu đang gặp trục trặc về răng lợi, tuyến nội tiết, hay các bệnh liên quan đến hệ thần kinh… Khi nước dãi của trẻ có mùi hôi, rất nhiểu khả năng trẻ đang gặp vấn đề về răng miệng, viêm lợi… Để khắc phục tinh trạng này bạn hãy năng vệ sinh răng miệng cho bé bằng nước muối loãng sau mỗi lần bé ăn xong.
Khi nước dãi của trẻ xuất hiện màu trắng đục thì lời khuyên cho bạn đó là hãy cho bé đến bác sĩ để có kết luận cụ thể và chính xác về tình trạng sức khỏe của bé. Vì nhiều trường hợp trẻ tiết nước dãi màu trắng đục là do bị rối loạn thần kinh, tuyến nội tiết gặp trục trặc…Ngoài ra các mẹ nên thường xuyên cho trẻ đeo yếm dãi để hạn chế nước dãi bị ngấm vào người gây ẩm ướt khiến bé dễ bị cảm lạnh, lâu dần sẽ dẫn đến viêm phổi mãn tính rất khó điều trị.
Những trẻ có hiện tượng tăng tuyến nước bọt lại rất dễ nuôi, không khó ăn, vì vậy tăng cân tốt do trong nước bọt có chứa Amylase, là Enzym thủy phân tinh bột, một khâu quan trọng trong quá trình tiêu hoá, giúp việc tiêu hoá thức ăn dễ dàng hơn.
Những năm đầu đời của bé đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện sau này. Do đó, các mẹ đừng nên bỏ qua bất kỳ biểu hiện “khả nghi” nào dù là nhỏ nhặt nhất. Chúc cho các thiên thần của mẹ luôn sản xuất ra những “sản phẩm” chiếu theo thông tin trong bài thì đều là khoẻ mạnh và an toàn.