Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt siêu vi và cách chăm sóc, phòng tránh

Trẻ em thường bị mắc bệnh sốt siêu vi trùng (sốt virus) ít nhất một lần trong đời. Bệnh tuy kéo dài nhưng thường không gây nguy hiểm đến tính mạng vì hết đợt sốt thì bé lại khỏe mạnh bình thường mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách để bé bị sốt siêu vi kèm theo một bệnh khác thì triệu chứng có thể nặng nề hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nhiều hơn. Vậy làm sao nhận biết dấu hiệu trẻ bị sốt siêu vi và cách chăm sóc như thế nào là đúng cách? Mời các bạn theo dõi bài viết sau.

Thế nào là sốt siêu vi?

Sốt siêu vi là thuật ngữ chỉ chung những trường hợp sốt do nhiễm các loại siêu vi trùng (virut) khác nhau. Một số trường hợp sốt siêu vi có thể chẩn đoán rõ ràng nhờ đặc điểm dịch tễ và các biểu hiện của bệnh. Nhiều trường hợp khác không thể chẩn đoán nguyên nhân. Hầu hết các trường hợp sốt siêu vi có biểu hiện đau đầu, đau nhức mình mẩy và nổi ban. Loại bệnh này chỉ điều trị triệu chứng như hạ sốt, chống mất nước, nghỉ ngơi, cách ly tránh lây nhiễm để tránh bùng phát dịch bệnh. Phần lớn sốt siêu vi không nguy hiểm và có thể tự hết, tuy nhiên cũng có một số bệnh nhanh chóng đưa đến tử vong đặc biệt là đối với trẻ em.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt siêu vi:

Các biểu hiện chung thường thấy ở bệnh nhân nhiễm siêu vi là sốt cao (từ 39-40 °C) kèm theo mệt mỏi, đau cơ, đau họng, chán ăn, đối với trẻ thì có quấy khóc. Ở trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi), khi sốt cao không được hạ sốt kịp thời, trẻ dễ bị co giật. Đáng lưu ý là khi trẻ bị co giật nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến suy hô hấp, thiếu ôxy não, làm suy giảm trí tuệ hay nặng hơn là để lại di chứng nặng nề về não. Một số biểu hiện cụ thể là:

Sốt cao: Đây là biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt do virut, thường từ 38-39 °C, thậm chí lên đến 40-41 °C.

Đau đầu: Đây cũng là biểu hiện thường gặp, bệnh nhân thường có dấu hiện quay cuồng, nhức đầu dữ dội, trong đầu có cảm giác chao đảo, nguyên nhân do sốt nên tuần hoàn máu mạnh và mạch máu căng ra. Khi sờ vào hai huyệt thái dương của người bệnh đang đau đầu thì có thể cảm giác thái dương đập mạnh. Người đau đầu có xu hướng nhắm nghiền mắt và nằm co lại, li bì đi vì choáng váng. Lúc này trông người bệnh khuôn mặt như phù nề, mắt sưng húp. Đối với trẻ em, một số trường hợp trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo… Bệnh nhân có thể chảy mủ tai hoặc tai có nhầy và ngứa hơn lúc bình thường.

Viêm đường hô hấp: Kèm theo sốt và đau đầu là các biểu hiện viêm đường hô hấp như viêm họng (họng bị sưng tấy, đỏ), rát họng, ho, chảy nước mũi, hắt hơi, sổ mũi.…

Viêm kết mạc mắt: Kết mạc mắt có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt, mắt người bệnh lờ đờ.

Nôn: Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn, người lớn cũng có thể nôn mửa, chủ yếu là do viêm họng, kích thích chất nhầy.

Phát ban: Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt vì bệnh đã qua thời kỳ ủ bệnh và phát bệnh.

Đau nhức mình mẩy: thường xảy ra ở trẻ em, ở trẻ lớn thì đau cơ bắp, trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc. Người lớn cũng có thể có triệu chứng này

Rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt do virut đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là đại tiện lỏng (tiêu chảy), có máu, chất nhày.

Viêm hạch: Đặc biệt là các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy.

Siêu vi có thể gây bệnh cảm cúm, sốt xuất huyết, viêm phổi, viêm não, tiêu chảy, viêm gan… Và mỗi loại siêu vi có áp lực với những cơ quan khác nhau trong cơ thể người nên có thể gây ra những bệnh khác nhau. Sốt là biểu hiện của một bệnh nào đó, có thể nặng nhẹ tùy theo nhiều yếu tố như loại vi rút, độc lực vi rút…

Vì vậy, khi trẻ sốt cao đột ngột thì phụ huynh cần hạ sốt ngay cho trẻ, sốt siêu vi có một số triệu chứng giống viêm não, viêm não Nhật Bản, do vậy thấy trẻ có các triệu chứng như trên các bậc cha mẹ không được tự ý điều trị tại nhà mà phải đưa trẻ đến bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị đúng bệnh và kịp thời. Để tránh những di chứng đáng tiếc của bệnh viêm não.

Cách điều trị khi trẻ bị sốt siêu vi:

Cơ chế của sốt siêu vi là có thể tự khỏi trong vòng 1- 2 tuần. Việc dùng thuốc chủ yếu là điều trị các triệu chứng do siêu vi gây ra như thông mũi, giảm ho, giảm đau đầu, đau cơ… Thuốc hạ sốt có thành phần acetaminophen được xem là thuốc hạ sốt phổ biến thường được dùng trong các trường hợp này. Đối với trẻ em, cần áp dụng các biện pháp:

Nhanh chóng hạ sốt: Thường dùng paracetamol liều 10 mg/kg, 6 giờ/lần.

Chườm mát: Lau mình trẻ bằng khăn ấm để giảm sốt, lau khô mồ hôi, để trẻ nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng.

Chống co giật: Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C thì nên dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những trẻ có tiền sử co giật khi sốt cao.

Bù nước và điện giải: Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rốt loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, nên dùng các thuốc có tác dụng bù lượng nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu loãng.

Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.

Dinh dưỡng: Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng.

Vệ sinh: Vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín.

Phải đưa trẻ đến khám ngay tại trung tâm y tế hay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu như trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, đặc biệt là trên 39 độ C mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng, lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục, tăng dần, buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày.

Sốt virus dễ gây thành dịch nên khi trẻ bị nhiễm bệnh, cần cách ly và giữ ấm. Khi trẻ bị ốm, không nên cho đến trường.

tre-bi-sot-sieu-vi-trung

Nhận diện và xử lý sốt siêu vi ở trẻ nhỏ

Triệu chứng thường gặp

Hầu hết các trường hợp sốt siêu vi đều “mở màn” với triệu chứng sốt. Nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên đến 39 độ C, và bé sẽ cảm thấy nhức mỏi khắp người, đặc biệt là phần lưng và chân.

Sốt siêu vi là tên gọi chung của những trường hợp sốt do nhiễm các siêu vi trùng hoặc vi-rút. Vì vậy, tùy thuộc vào loại vi-rút bé bị nhiễm, các triệu chứng có thể thay đổi khác nhau. Tuy nhiên, một số triệu chứng thông thường như:

– Ho
– Lạnh
– Đau họng
– Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
– Đau đầu
– Ớn lạnh
– Mệt mỏi
– Nôn ói
– Tiêu chảy
– Đau bụng
– Phát ban
– Viêm hạch

Làm gì khi bé bị sốt siêu vi?

– Trường hợp trẻ sốt cao nên lau mát cho trẻ bằng cách dùng nước có nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt trẻ 2oC để lau trán, mặt, cổ, nách, bẹn, lưng, bụng trẻ. Không nên dùng nước đá hoặc nước quá lạnh, quá nóng để lau trẻ. Khi trẻ nóng sốt nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát. Có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt trước khi đưa trẻ đến bệnh viện. Nếu trẻ bị co giật thì phải cởi bỏ quần áo, lau mát và sử dụng thuốc hạ sốt qua đường hậu môn (nhét viên hạ sốt vào hậu môn).

– Bù nước và chất điện giải: Trong quá trình sốt, nôn ói hoặc tiêu chảy có thể làm hao hụt một lượng nước đáng kể, từ đó dẫn đến mất cân bằng điện giải của cơ thể. Vì vậy, mẹ nên chủ động cho con uống thêm nhiều nước và các loại thuốc có tác dụng bù lại lượng nước và chất điện giải cho cơ thể như Oresol.

– Dinh dưỡng hợp lý: Nếu bé cưng lớn hơn 6 tháng tuổi, mẹ có thể cân nhắc cho con sử dụng thức ăn dạng mềm, lỏng như súp hoặc cháo loãng. Đối với những bé lớn hơn, mẹ có thể cho bé ăn thức ăn đặc hơn một chút như cháo, cơm nát, rau nghiền…

– Cho bé uống thuốc: Hiện vẫn chưa có loại thuốc đặc trị cho các trường hợp sốt siêu vi. Vì vậy, việc dùng thuốc chủ yếu để điều trị các triệu chứng do sốt siêu vi gây ra như sốt, đau họng, sổ mũi… Thông thường, các bac sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc hạ sốt, oresol, các loại vitamin và khoáng chất như kẽm, vitamin C…

– Giữ vệ sinh sạch sẽ: Mở cửa sổ ít nhất một lần trong ngày để không khí trong lành có thể “tràn” vào phòng bé. Cách này giúp loại bỏ các loại vi khuẩn tồn đọng trong không khí. Vệ sinh phòng ốc, nhà cửa để nhà luôn thoáng mát, sạch sẽ.

Sốt siêu vi có nguy hiểm không?

Thông thường các trường hợp sốt siêu vi có thể khỏi trong khoảng từ 10 -14 ngày và không để lại bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp tử vong do sốt siêu vi nếu không được điều trị kịp thời. Nếu bé xuất hiện bất cứ triệu chứng nào sau đây, mẹ nên đưa bé di bác sĩ ngay lập tức:

– Ho liên tục trong 3 tuần
– Tiêu chảy trong suốt 2 tuần
– Đi tiêu có lẫn máu
– Sốt kéo dài liên tục trong 1 tuần
– Nôn mửa liên tục
– Buồn ngủ bất thường
– Khó thở
– Sưng hai chân
– Không thể ăn hoặc uống bất cứ thứ gì

Ngăn ngừa sốt siêu vi ở trẻ em như thế nào?

– Tiêm phòng cúm mỗi năm là cách đơn giản giúp bé cưng chống lại một số loại vi-rút phổ biến và ngăn ngừa phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

– Trong mùa dịch, nên hạn chế đưa con đến những nơi đông người hoặc cho bé tiếp xúc với người bệnh

– Dạy con cách rửa tay thường xuyên và dùng tay che mũi miệng mỗi khi hắt hơi và ho.

– Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng (cơm, cháo, thịt, trứng, đậu, rau củ quả, trái cây…), sinh hoạt, vui chơi, nghỉ ngơi hợp lý.

– Cho trẻ ăn chín, uống sôi; tạo môi trường ở thông thoáng, sạch sẽ, giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ. Đối với trẻ mới biết bò, biết đi, nên rửa tay, chân thường xuyên cho trẻ, không để trẻ ngậm tay chân, đồ chơi đã rơi xuống nền nhà.

– Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người, ra ngoài lúc mưa, nắng nóng, không nên để trẻ ở lâu trong phòng có máy lạnh.

Hỏi về cách phòng ngừa và chữa trị bệnh sốt siêu vi ở trẻ em:

Hỏi: Con tôi năm nay 3 tuổi, thường hay bị nóng sốt thất thường, cứ mỗi lần bị bệnh là sốt lên đến 39-40 độ , mỗi khi con tôi sốt cao như thế cho uống thuốc hạ sốt thì cơn sốt có giảm đi dần dần nhưng chỉ khoảng 3-4 giờ sau khi uống thuốc là sốt lại, kéo dài khoảng 3-4 ngày thì hết. Tôi có đưa cháu đi bác sĩ, chẩn đoán “sốt siêu vi”. Vậy “sốt siêu vi” là gì? Cách phòng ngừa và phương pháp chữa trị như thế nào?

Trả lời: Chào bạn, sốt siêu vi là chẩn đoán thường thấy khi vài ngày đầu trẻ bị sốt mà chưa xác định chính xác trẻ mắc bệnh gì. Sốt siêu vi cũng có thể là sốt xuất huyết, cũng có thể là viêm hô hấp hay 1 số bệnh do siêu vi trùng khác. Do đó, thường bác sĩ hẹn bệnh nhân khám lại hay làm một số xét nghiệm để biết thêm chính xác bé bệnh gì và bệnh này thường sẽ tự khỏi trong vòng 5-7 ngày.

 

Leave a Reply