Mách mẹ dấu hiệu có thai sớm nhất tuần đầu tiên chính xác 100%

Dấu hiệu mang thai sớm nhất tuần đầu tiên: Hầu hết phụ nữ cảm nhận sự mang thai tương đối dễ dàng, họ cảm thấy một chút nghi ngờ và đi khám. Nhưng cũng khá nhiều trường hợp người phụ nữ đã mang thai mà không hề biết. Để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, người phụ nữ phải đi khám sớm ngay từ khi có những dấu hiệu nghi ngờ mang thai sau đây.

Dấu hiệu mang thai sớm sau 1 tuần quan hệ

1/ Ra máu

dau hieu mang thai

Đây có thể được xem là một trong những dấu hiệu có thai sớm nhất nhưng cũng lại là dấu hiệu dễ bị “ngó lơ” nhất. Nguyên nhân là do nhiều người nhầm tưởng kỳ kinh của mình đột nhiên tới sớm. Sau khi trứng được thụ tinh từ 6-12 ngày, lớp niêm mạc tử cung sẽ bị bung ra gây chảy máu âm đạo. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20% phụ nữ gặp phải trường hợp này. Ra máu sau khi thụ tinh thường chỉ là một vài vệt nhỏ, màu nhạt hơn bình thường hoặc nâm đậm và chỉ xuất hiện trong 1- 2 ngày.

Nếu bạn để ý kỹ, ngoài máu, cơ thể bạn cũng tạo ra một ít dịch màu trắng đục, do các tế bào trong âm đạo đang phát triển, trở nên dày hơn để làm “tổ” cho trứng.

2/ Chuột rút

Để chuẩn bị cho sự xuất hiện của thai nhi trong 9 tháng kế tiếp, tử cung bạn bị kéo dãn hơn và chèn ép các mạch máu ở phía thân dưới gây chuột rút. Đừng ngạc nhiên nếu bạn thấy hiện tượng này sẽ “theo chân” mình trong suốt thai kỳ. Bụng bạn sẽ ngày một lớn hơn mà đúng không?

Một số phụ nữ thường bị chuột rút khi bắt đầu thời kỳ kinh nguyệt. Vậy nên, cũng không lạ nếu bạn lỡ bỏ qua dấu hiệu chuột rút ở bà bầu này.

3/ Nhiệt độ cơ thể thay đổi

Khi mang thai, hormone progesterone tiết ra nhiều hơn làm nhiệt độ cơ thể bạn tăng cao hơn bình thường một chút, gần giống nhiệt độ trong những ngày rụng trứng. Nếu thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể mình, bạn có thể dễ dàng nhận thấy dấu hiệu này.

4/ Xuất hiện rôm, sảy

Khi mang bầu, thân nhiệt của bạn tăng cao hơn bình thường làm da không thoát mồ hôi kịp. Hệ quả là rất dễ xuất hiện rôm xảy ở những vùng da có nhiều nếp gấp hoặc vùng da thường xuyên ma sát với quần áo.

5/ Ngực thay đổi

Sự thay đổi hormone cũng là một dấu hiệu mang thai cần lưu ý, vì khi làm tăng lượng máu cung cấp cho ngực khiến bạn có cảm giác nóng ran xung quanh đầu và núm vú. Ngoài ra, kích thước vòng một cũng tăng đáng kể kèm theo những cơn đau tức hơn bình thường. Thậm chí có người còn cảm thấy hơi đau khi chạm vào. Nếu để ý kỹ, bạn cũng có thể nhận thấy vùng da xung quanh đầu ti của mình trở nên thâm, đen hơn bình thường.

Dau hieu mang thai som

6/ Mệt mỏi

Mệt mỏi có thể do nhiều nguyên nhân dẫn đến nhưng mệt mỏi liên tục kèm theo các triệu chứng như: khó thở, hoa mắt, chóng mặt khi hoạt động mạnh hoặc thay đổi tư thế, dễ xúc động, tức giận bởi các tác động bên ngoài,… thì bạn đã có khả năng mang thai.

Ở những tuần đầu tiên sau khi bạn thụ thai, cơ thể bạn gần như bị vắt kiệt do phải làm việc liên tục không nghỉ để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Tim cũng đập nhanh hơn giúp tăng cường oxy cho buồng trứng. Hơn nữa, việc thân nhiệt tăng cao cũng làm bạn mất thêm nhiều năng lượng. Tất cả những điều trên dẫn đến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi hoặc thậm chí kiệt sức.

7/ Đau đầu

cac-dau-hieu-de-nhan-biet-co-thai-som-nhat

Sự tăng “đột biến” của hormone progesterone cộng với sự thiếu hụt lượng hồng cầu trong máu là nguyên nhân làm nhiều một số người bị đau đầu khi mang thai.

8/ Đau lưng

Bạn cảm thấy đau ở lưng, đây cũng là một dấu hiệu mang thai sớm cho bạn. Khi bạn có bầu đồng nghĩa với việc dây chằng ở lưng bị kéo dãn, cơ bụng trở nên lỏng lẻo và các cơ quan ở lưng phải hoạt động tích cực hơn. Điều này dẫn đến những cơn nhức mỏi dọc theo sống lưng và chúng thậm chí còn trở nên khó chịu hơn khi thai nhi trở nên lớn dần. Tuy nhiên, cảm giác đau lưng này khá giống với cảm giác nhức lưng trước mỗi kỳ kinh nên thường không được mọi người chú ý.

9/ Thường xuyên đi tiểu

Bạn vừa mới đi tiểu hơn một tiếng trước và giờ đây lại muốn “ghé thăm” toilet một lần nữa? Loại trừ những nguyên nhân sức khỏe khác, việc đi tiểu nhiều hơn so với bình thường có thể là “điềm báo” bạn đang có thai rồi đấy!

Bình thường thân tử cung có chiều cao khoảng 4cm, chiều rộng khoảng 4 – 5cm, nằm trong tiểu khung, giữa bàng quang ở phía trước và trực tràng ở phía sau. Vì thế, khi có thai, tử cung to ra chèn ép vào bàng quang đồng thời lượng hormone HCG thai kỳ tăng lên nên bạn sẽ thường xuyên có cảm giác buồn tiểu và đi tiểu nhiều hơn, dù mỗi lần đi tiểu lại khá ít, đặc biệt là vào ban đêm. Nó thường xuất hiện ở tuần thứ 6 của thai kì.

10/ Khó thở

Một số phụ nữ cảm thấy khó thở, nhất là trong lần đầu tiên mang thai. Đôi khi hiện tượng này cũng diễn ra trong suốt 9 tháng của thai kỳ. Nguyên nhân khó thở khi mang thai là do bạn cần thêm oxy cho phôi thai đang phát triển hay do hoóc-môn progesterone gia tăng mạnh. Đây cũng được coi là dấu hiệu mang thai của 1 người bình thường.

Giải pháp cho bạn: Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh làm việc nặng, tập các bài tập thở, ngồi thẳng lưng…

Tuy nhiên, nếu nhận thấy những bất thường như sau thì chị em cần tới thăm khám bác sĩ:

  • Tuy không bắt đầu khởi động tập thể dục nhưng bạn thấy khó thở một cách đột ngột.
  • Khó thở đi kèm những cơn đau không rõ nguyên nhân.
  • Khi nằm xuống cảm giác khó thở càng tồi tệ hơn.

Đây có thể là dấu hiệu của một bệnh nào đó nghiêm trọng hơn.

11/ Buồn nôn

buon-non-dau-hieu-mang-thai

Ốm nghén là cơn ác mộng của nhiều phụ nữ, có thể xuất hiện khá sớm ở tuần thứ 4-6 của thai kỳ. Thậm chí, có người phải chịu đựng nó suốt 9 tháng mang thai. Không nhất thiết là buổi sáng, bạn có thể cảm thấy buồn nôn bất kỳ thời điểm nào trong ngày, ngay cả khi bạn chưa kịp ăn gì.

12/ Tâm trạng thay đổi

“Sáng nắng chiều mưa” là một trong những đặc điểm nhận dạng của con gái. Tuy nhiên, khi mang thai, sự thay đổi hormone trong cơ thể còn khiến tâm lý của bạn dễ thất thường hơn gấp ngàn lần nữa. Đang tủi thân, mệt mỏi, trong chớp mắt bạn đã có thể nổi giận, cảm thấy bức bối khó chịu trong người.

13/ Thay đổi thói quen ăn uống

Bạn thích ăn ngọt và cực kỳ ghét ăn chua. Bỗng một ngày, bạn nhận thấy mình đang cầm một trái cóc non và ăn ngon lành? Giống như buồn nôn, thay đổi khẩu vị là một trong những dấu hiệu nhận biết bạn đang mang thai. Trong khi một số người ói đến mật xanh mật vàng và không dám “đụng” tới bất kỳ món nào, một số người khác lại lâm vào tình cảnh thèm ăn “vô tội vạ” trong suốt thời gian “mang nặng”.

14/ “Thính” mũi

Đột nhiên bạn trở nên nhạy cảm hơn hẳn với mùi xung quanh mình. Đó có thể là mùi thuốc lá bạn cực ghét, mùi nước hoa yêu thích của bạn hay đơn giản là mùi cơm chín… cũng có thể làm bạn cảm thấy khó chịu, thậm chí buồn nôn.

15/ Dễ ngất xỉu

Đừng nghỉ đây chỉ là dấu hiệu “hư cấu” trong những bộ phim truyền hình. Khi mang thai, nhịp tim, tốc độ bơm máu và lượng máu lưu chuyển trong cơ thể bạn tăng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, hệ thống tim mạch đôi khi “trật nhịp” do không điều chỉnh kịp thời là nguyên nhân khiến bạn dễ chóng mặt, váng đầu. Một nguyên nhân nữa là do huyết áp trong những ngày đầu thai kỳ giảm hẳn so với bình thường.

16/ Chảy máu cam

Bạn có ngạc nhiên không khi biết rằng chảy máu cam là một triệu chứng chung của rất nhiều mẹ bầu? Khi mang thai, cơ thể bạn sản xuất nhiều máu hơn và các hormone trong thai kỳ tạo áp lực làm giãn nở các mạch máu nhỏ trong mũi của bạn. Hệ quả của việc này là mũi bạn có nguy cơ dễ “đổ máu” hơn hẳn.

17/ Táo bón

Sự thay đổi của hormone khi mang thai cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của hệ tiêu hóa, làm bạn dễ bị đầy hơi, táo bón. Ngoài ra, sự phát triển của thai nhi làm tăng áp lực cho xương chậu và bàng quang cũng là nguyên nhân dễ khiến bạn bị táo bón khi có thai.

18/ Tăng cân

Dạo gần đây bạn cảm thấy rất khó khăn mới mặc vừa cái quần mới mua tháng trước? Hoặc đột nhiên cảm thấy cơ thể mình trở nên nặng nề hơn rất nhiều? Nếu đột nhiên bạn trở nên thèm ăn hơn bình thường và có dấu hiệu tăng vọt về cân nặng, rất có thể bạn đang có thai rồi đấy!

19/ Trễ kinh

Bao lâu rồi kể từ ngày “đèn đỏ” gần đây nhất của bạn? Trễ kinh là dấu hiệu có thai sớm nhất mà bạn có thể nhận thấy sau 1 tháng. Sau khi trứng được thụ tinh, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ vắng mặt ít nhất trong 9 tháng tới đây. Một số người thỉnh thoảng có ra máu trong thai kỳ nhưng ít hơn hẳn.

20/ Dương tính với que thử thai

Que thử thai là cách nhanh nhất giúp bạn xác định liệu mình có đang mang thai hay không. Thông thường, sau hai tuần trễ kinh, bạn đã có thể dùng que thử thai để kiểm tra xem mình có “dính bầu” không. Que thử thai cho kết quả dựa trên nồng độ hormon HCG trong cơ thể bạn, hormone chỉ xuất hiện khi mang thai. Tốt nhất, bạn nên mua 2 bộ que thử. Trong một số trường hợp đặc biệt, que thử thai có thể cho kết quả không được chính xác lắm.

Dấu hiệu nhận biết mang thai con trai hay con gái

  • Những dấu hiệu mang thai bé gái theo kinh nghiệm người xưa truyền lại
  • Bạn bị ốm nghén vào thời kỳ đầu mang thai.
  • Nhịp đập tim của đứa trẻ ít nhất là 140 lần trong một phút.
  • Phần hông và phần sau của bạn trở nên nặng nề hơn.
  • Vú trái to hơn vú phải.
  • Tóc của bạn xuất hiện những sợi màu đỏ.
  • Bụng của bạn cao và trông như một quả dưa hấu.
  • Bạn thèm ăn đồ ngọt, hoa quả, thèm uống nước cam.
  • Trông bạn không được đẹp lắm trong thời kỳ mang thai.
  • Tâm trạng hay buồn rầu trong thời kỳ mang thai.
  • Khuôn mặt nổi nhiều mụn hơn ngày thường.
  • Ngực của bạn nở nang trông thấy!
  • Khi ngủ, bạn quay đầu về hướng nam.
  • Nước tiểu của bạn có màu vàng đục.
  • Treo chiếc nhẫn cưới đưa ra trước bụng khi bạn nằm ngửa, nó di chuyển từ bên này sang bên kia.

Những dấu hiệu mang thai bé trai theo kinh nghiệm dân gian

  • Bạn không hề ốm nghén vào đầu thời kỳ mang thai.
  • Nhịp đập tim thai ít hơn 140 lần/ phút.
  • Bạn đang tăng cân quá mức.
  • Bụng của bạn trông như một quả bóng rổ.
  • Núm vú bị thâm đáng kể.
  • Bụng bạn trễ xuống thấp.
  • Bạn thèm ăn các loại đồ ăn mặn hoặc chua.
  • Bạn thèm ăn thực phẩm giàu đạm như thịt và pho mát.
  • Đôi chân của bạn lạnh hơn giai đoạn trước khi mang thai.
  • Lông chân mọc nhanh hơn trong suốt thời kỳ mang thai.
  • Tay của bạn rất khô.
  • Khi ngủ, đầu của bạn quay về hướng bắc.
  • Trông bạn đẹp hơn khi mang thai.
  • Nước tiểu của bạn có màu hơi vàng nhạt.
  • Mũi của bạn căng ra.
  • Treo một chiếc nhẫn đưa ra trước bụng (như thuật thôi miên) khi bạn nằm ngửa, chiếc nhẫn di chuyển theo những vòng tròn.
  • Bạn hay bị đau đầu.

Tổng hợp các thắc mắc về triệu chứng có thai sớm

Đau ngực có phải là dấu hiệu mang thai?

Em và bạn trai quan hệ sau khi em hết đèn đỏ 2 ngày (có dùng BCS). Sau đó một tuần, bọn em tiếp tục làm “chuyện ấy” không dùng BCS vì không muốn “mất cảm giác”, anh ấy xuất tinh ra ngoài. Do kinh nguyệt của em không đều nên em không biết chính xác ngày đèn đỏ để tính. Bây giờ em cảm thấy đau ngực, liệu có phải em đã có thai rồi không các mẹ?

Xuất tinh ngoài âm đạo là một biện pháp tránh thai truyền thống nhưng không an toàn đâu em nhé, do đó, em vẫn có khả năng có thai. Bên cạnh việc đau ngực, nếu em thấy mãiiiiiiii mà đèn đỏ không ghé thăm (tức là chính xác em đã chậm kinh), bỗng dưng em đặc biệt sợ hoặc thích một loại thức ăn/ đồ uống nào đó, em thấy buồn nôn, quầng vú sẫm màu… thì chắc chắn em đã có bầu. Để biết chính xác hơn, em có thể mua que thử thai để kiểm tra sau khi quan hệ từ 7-10 ngày.

Đau bụng sau quan hệ có phải đã có thai không ạ?

Các chị ơi, cứu em gấp! Hôm qua, khi quan hệ xong, em bỗng nhiên đau quặn bụng. Các chị cho em hỏi, đau bụng sau quan hệ có phải là triệu chứng có thai không ạ?

Nếu chỉ đau bụng sau quan hệ thì có khi hai bạn đã hơi quá sức nên khiến bạn đau thốn, chứ mới “vừa xong” mà đã kết luận có thai ngay thì hơi… quá. Bạn có thể quan sát cơ thể mình, so sánh với các triệu chứng có thai, rồi trồi lên đây hỏi lại để các chị tư vấn tiếp nhé!

Đau lưng, đau ngực nhưng vẫn 1 vạch, có thai hay không?

Gần 2 tháng nay em bị mất kinh và có dấu hiệu đau lưng, đau vùng ngực, không buồn nôn, có đau bụng dưới nhưng không thường xuyên. Em đã dùng que thử thai 5 lần vẫn cho két quả 1 vạch, để chắc ăn, em thử 2 que 1 lượt nhưng vẫn cho kết quả 1 vạch. Như vậy em có thai không ạ?

Em không cần phải thử quá nhiều que như vậy đâu, phí của, chỉ một que là đủ rồi em ạ. Các triệu chứng em mô tả chưa đủ để kết luận mang thai. Em nên đi khám xem có bị vấn đề gì về kinh nguyệt không nhé!

Đau bụng dưới, đi tiểu nhiều sau khi quan hệ có phải đã có thai?

Các mẹ ơi, em với bạn trai quan hệ lần đầu cách đây 1 tuần. Sau lần đó, em bị đau bụng dưới, đau đầu ti khi chạm vào, lại còn mắc tiểu thường xuyên và bị táo bón. Liệu có phải em đang mang thai không ạ?

Đau bụng dưới hoàn toàn có thể là dấu hiệu bệnh lý khác, nhất là khi em bị táo bón kèm theo thì đó có thể là do tăng nhu động ruột khi táo bón xảy ra chứ không phải có thai. Các dấu hiệu khác như đau núm vú khi chạm vào hay di tiểu thường xuyên sau khi quan hệ 1 tuần, đó có thể là triệu chứng tiền kinh nguyệt. Để xác định có thai hay không, em cần thử que thử thai sau khi quan hệ khoảng 2 tuần sẽ cho kết quả chính xác.

Buồn nôn, mỏi lưng, đau ngực và chậm kinh: có thai hay chưa?

Các mẹ ơi, 9 ngày sau khi quan hệ, em thấy buồn nôn, mỏi lưng, mệt mỏi, khí hư ra màu trắng (hơi sền sệt) đầu ngực ấn vào mới đau. Đến hôm nay thì em đã chậm kinh 6 ngày, các triệu chứng kia vẫn còn, ngoài ra còn ra ít khí hư màu nâu. Liệu em có phải đang mang thai không ạ?

Chúc mừng em nhé, khả năng có thai của em cao lắm đấy. Để biết chính xác, em hãy dùng que thử thai hoặc đến Bệnh viện để kiểm tra.

Mệt mỏi và đi tiểu nhiều, có phải là dấu hiệu có thai?

Các chị ơi cho em hỏi: bạn gái em có kinh vào ngày 6/11, bọn em đã “vượt rào” vào ngày 21/11 như vậy có an toàn không? Mặc dù gần xuất tinh thì em đã “rút lui” và bạn gái em đã uống 2 viên thuốc tránh thai khẩn cấp nhưng cô ấy vẫn mệt mỏi và đi tiểu nhiều. Có phải cô ấy có thai rồi không ạ? Các anh chị có kinh nghiệm bày cho em biết các triệu chứng mang thai với ạ. Em xin chân thành cảm ơn!

Em rút lui vào thời khắc quyết định cũng không thể loại trừ khả năng bạn gái em có thai. Tuy nhiên, vì bạn gái em đã uống viên khẩn cấp nên có thể khả năng có thai là rất ít. Nếu bạn gái em có thai, cô ấy sẽ thấy các triệu chứng: Mất kinh, ngực nở căng, cảm thấy vị tanh/ khó chịu trong miệng, mệt mỏi – chóng mặt, gia tăng lượng dịch âm đạo, buồn nôn và nôn, mắc tiểu, mặc dù chỉ đi ra một lượng rất ít nước tiểu. Sau này đừng vượt rào hay nếm trái cấm nữa nếu em thương cô ấy thật lòng.

Kinh nguyệt có sớm có phải là dấu hiệu đã mang thai?

Các mẹ ơi, một tháng trở lại đây bọn em không dùng BCS nữa mà xuất tinh ngoài âm đạo. Hai tháng gần đây, kinh nguyệt của em xuất hiện sớm hơn, em cảm thấy người mệt mỏi, đau bụng hơn những tháng trước. Có khi nào em có thai nên kinh nguyệt đến sớm hơn trước không?

Tất-cả-bọn-chị đều nghĩ em chưa có thai đâu nên đừng quá lo nhé em gái! Bởi vì bình thường khi có thai, do thay đổi hormone nên phụ nữ sẽ tạm thời tắt kinh, còn em vẫn có đèn đỏ dều đặn nghĩa là em chưa có thai đâu. Lần sau, nếu có quan hệ, em nên dùng biện pháp tránh thai an toàn để mình không phải rơi vào thế bị động nữa nha em.

Quan hệ an toàn mà vẫn trễ kinh, em có thai không?

Tháng vừa rồi bọn em quan hệ 4 lần và đều dùng BCS nhưng em đã bị trễ kinh 7 ngày rồi các mẹ ạ. Trước đó một tuần em vẫn bị đau ngực, đau bụng dưới như sắp bị nhưng mãi vẫn chưa thấy đèn đỏ đâu cả. Em cũng có đọc các dấu hiệu mang thai nhưng không thấy có biểu hiện nào giống. Em đang phân vân không biết mình có thai hay không, các chị giúp em với!

Trong trường hợp này, dù em có dùng biện pháp an toàn nhưng vẫn trễ kinh 7 ngày thì cũng hơi khó cho phán đoán của các chị! Em muốn chắc là mình có thai hay không thì nên mua que về thử, đó là cách nhanh và chính xác nhất để bạn biết mình đã có thai hay không, em nhé!

Hầu hết phụ nữ rụng trứng 2 tuần trước khi chu kỳ bắt đầu. Vậy nên đến lúc bạn phát hiện trễ kinh thì có thể con yêu đã được hai tuần tuổi trong bụng mẹ. Tuy nhiên, vì thai kỳ được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ cuối cùng, nên khi này, bạn được ghi là đã mang thai 4 tuần hoặc nếu chu kỳ của bạn là 5 tuần thì bạn sẽ được ghi là mang thai 5 tuần.

Với các dấu hiệu có thai ở trên, bạn đã phần nào xác định được khả năng mình có mang thai không rồi đúng không? Tuy nhiên, không có gì là chắc chắn 100% cả, bạn vẫn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra chính xác một lần nữa. Xác định sớm các dấu hiệu mang thai là cơ hội tốt giúp bạn tăng cường bổ sung vitamin cần thiết và ngăn chặn những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con cưng và sức khỏe của bà bầu.

2 Comments
  1. Các chị ơi cho em hỏi chút: Em bị kinh từ xưa đến nay rất đều, chưa có tháng nào không có kinh, kể cả có uống thuốc kháng sinh hay thuốc gì cũng chỉ chậm kinh 2-3 ngày. Em mới lấy chồng giữa tháng 3, ngày bị gần nhất của em là ngày 8/3/2017 nhưng cho đến nay là ngày 24/4/2-17 rồi mà em vẫn chưa thấy bị. Em có dùng que thử giữa tháng 4 nhưng không thấy gì. Ngày 23/4 em có thử lại nhưng có 1 vạch rất rất mờ, em có triệu chứng hay đói, bụng dưới đau, thỉnh thoảng lắm ăn cũng thấy buồn nồn. Em không biết là liệu em có thai không ạ? Nếu trong trường hợp đó đi khám mình có nên siêu âm đầu rò không a? Và khi đi khám thì mình nên làm gì để nếu như trong trường hợp có baby thì ko bị ảnh hưởng đến em bé ạ?

  2. Chào anh chị,e có kinh ngày 26.03 (âm) đến 06 thì vợ chồng e quan hệ.e thấy đầu ti sưng và quầng có tăng kích cỡ so với bình thuờng,đau thắt lừng đuợc 10 ngày rồi ạ.e chậm kinh 5 ngày.e có thử 1 que nhưng thử vào buổi trưa thì báo 1 vach.liệu có phải e có thai ko ạ.

Leave a Reply to Ly