Tiêu chảy là căn bệnh xuất hiện quanh năm nhưng đặc biệt nghiêm trọng là vào mùa hè. Bạn có thể phương thuốc dân gian đơn giản nhưng hiệu quả để trị căn bệnh này cho trẻ.
Mẹo trị bệnh tiêu chảy cho bé bằng những bài thuốc dân gian
1. Cho con uống nước lá ổi
Nguyên liệu: Lá ổi non 15 lá; nước sạch 1,5 cốc; muối
Cách làm: Lá ổi rửa sạch ngâm nước muối khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, cho lá ổi vào nấu với 1,5 chén nước, đun sôi khoảng 30 phút rồi nêm một chút muối. Cuối cùng, lọc lấy nước cho bé uống.
Cho bé uống liên tục 1 – 2 ngày.
2. Nước cây cỏ sữa
Nguyên liệu: Cây cỏ sữa 2 nắm; nấm mèo: 5 tai; đậu đen xanh lòng 50gram ( loại đậu vỏ màu đen nhưng khi các mẹ cắn ra thì thấy ruột bên trong màu xanh).
Cách làm: Cỏ sữa rửa sạch; nấm mèo ngâm cho nở ra rửa sạch rồi thái dài và mỏng. Bắc song song 2 chảo ở 2 bếp: 1 bếp sao đậu đen, 1 bếp sao nấm mèo, xong rồi sao cỏ sữa.
Cho cả 3 thứ sau khi sao vào 1 cái nồi, lấy 3 bát nước sắc nhỏ lửa còn 0,5 bát cho bé uống trong 1 ngày, không được để qua ngày hôm sau.
Lưu ý:
– Nấm mèo sao trên bếp đến khi khô và cứng, dùng tay bẻ thì giòn vụn như sợi miến khô là được. Không được để nấm mèo còn sống, ướt vì sợ làm bé đau bụng thêm.
– Đậu xanh sao khi cắn ra phải thơm giòn và chín hạt rồi, nếu còn sống cũng không được (có thể kiểm tra bằng cách sắc lên mà hạt đậu không vỡ đôi thì là đậu chín, còn nếu hạt đậu nát đôi như nấu chè tức là đậu chưa chín, phải bỏ nước sắc đi
3. Chữa tiêu chảy bằng lá cây quả nhót
Lá nhót sao vàng, sắc nước uống chữa tiêu chảy. Bột lá nhót khô hòa nước cơm có thể chữa hen suyễn. Nhót có tên khác là cây lót, bất xá, hồ đồ tử.
Dùng lá tươi (20-30g) hoặc lá khô (6-12g), thái nhỏ, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Có thể dùng dưới dạng thuốc bột. Dùng riêng hoặc phối hợp với vỏ cây chân danh (đỗ trọng nam) với liều lượng bằng nhau.
4. Bài thuốc từ hồng xiêm xanh
Hồng xiêm chín là thứ trái cây ngon, giàu dinh dưỡng. Còn hồng xiêm xanh với vị chát, tính bình lại là phương thuốc hiệu quả chữa tiêu chảy, kiết lỵ. Cách sử dụng như sau:
Cắt quả hồng xiêm xanh thành nhiều lát mỏng, phơi khô, sao vàng để dùng dần. Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 10 lát sắc với nước uống, lượng nước phải ngập hồng xiêm. Sau đó đổ ra lấy nước uống mỗi ngày 2 lần. Lưu ý là đối với trẻ nhỏ, trước khi cho uống nên nếm thử, không được cho trẻ uống đặc quá.
5. Bài thuốc từ rau sam
Rau sam có vị chua, tính hàn, tác dụng trị kiết lỵ, trừ giun sán, chữa mụn nhọt và các bệnh ngoài da. Kinh nghiệm dân gian thường dùng rau sam để đối phó với căn bệnh lỵ, tiêu chảy như sau:
– Phòng ngừa: Hàng ngày dùng từ 100-200g rau sam làm rau ăn hoặc nấu cháo ăn hàng ngày.
– Chữa bệnh: Khi đã có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy nhiều, dùng rau sam tươi 100g, cỏ sữa tươi 50g sắc uống thay nước trong ngày. Nếu đi ngoài ra máu có thể bổ sung thêm 20g nhọ nồi, 20g rau má vào sắc uống cùng.
6. Bài thuốc từ gạo rang:
– Gạo: 10g sao vàng. Lá ngải cứu khô: 15g. Đường đỏ: 10g. Cho tất cả vào ấm đun rồi đổ ngập nước chờ sôi mấy phút rồi nhấc xuống để hơi nguội uống hết một lần. Mỗi ngày chỉ cần uống một lần, sau hai ngày sẽ thấy hiệu quả.
– Lá củ cải tươi: 120g. Trần bì: 30g. Hai thứ lá này bỏ đun chung chắt lấy hai bát con nước dùng uống hai lần/ ngày. Sau 2-3 ngày dùng thuốc, bệnh sẽ khỏi.
– Lá lựu tươi: 30g. Gừng tuơi: 12g. Muối ăn: 3g. Sắc lấy hai bát con nước rồi chia uống hai lần/ ngày.
– Đường đỏ hoà tan trong nước ấm, uống với 4 hạt tiêu. Uống trong 2-3 ngày, mỗi ngày 3 lần sẽ thấy khỏi bệnh.
– Gừng tươi: 100g (hoặc gừng khô 30 g). Lá chè khô: 5 g. Hai thứ này đun chung với 800g nước cho đến khi còn 2/3 số nước rồi đổ thêm 15g dấm gạo, chia uống 3 lần/ ngày. Sau khi dùng 1- 2 liều sẽ khỏi ngay.
7. Trứng gà, lá mơ chữa tiêu chảy
Mẹ hái một nắm lá mơ tía khoảng 100g (mơ tía thì tốt và thơm hơn lá mơ trắng) rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 5 phút, vớt ra để ráo nước.
Sau đó, rã lá mơ thật nhỏ, rồi cho vào bát và đập 1 quả trứng gà, đồng thời thêm một chút muối (cho vừa miệng), trộn đều.
Kiếm 2 miếng là chuối tươi, bắc chảo lên bếp. Lót 1 miếng lá chuối xuống đáy chảo, đổ hỗng hợp trứng rau mơ vào, lấy miếng lá chuối còn lại đậy lên. Trở đều hai mặt cho trứng và rau mơ chín đều, lấy ra cho bé ăn (ngày 2 lần). Nếu không có lá chuối thì bạn hấp cách thủy cũng được nhưng làm như cách trên thì bé dễ ăn hơn vì rau mơ trứng gà có mùi thơm rất hấp dẫn.
Bên cạnh đó mẹ nên cho bé ăn sữa chua để điều chỉnh men tiêu hóa trong đường ruột cho bé.
MỘT SỐ MẸO DÂN GIAN TRỊ TIÊU CHẢY ĐƯỢC TỔNG HỢP TỪ CÁC MẸ CÓ KINH NGHIỆM BÊN WEBTRETHO
Kinh nghiệm xử trí khi con bị tiêu chảy của Mẹ Kiu Kiu:
Khi con bị tiêu chảy, các mẹ thử lấy khoảng 10 lá mơ tam thể (lá mơ lông), giã nhuyễn, vắt lấy vài giọt nước đem hấp nồi cơm, bỏ thêm vài hạt muối tinh rối cho bé xem sao.
Mình được 1 cô mách như thế với lời hứa là khỏi nhanh, cực kỳ lành.
Thậm chí sau này bé sẽ không bị các bệnh về đường ruột.
Mẹ Cún Yêu:
Ở quê em còn có bài thuốc nữa là cho bé uống nước lá lộc vừng. Nói chung em thấy lá mơ, lá lộc vừng, lá ổi… đều có chất chát nên có tác dụng đối với tiêu chảy. Khi bé bị tiêu chảy thì các chị nên cho bé ăn carot, khoai tây, bí đỏ… sẽ làm cho phân của bé đặc hơn. Cũng chính vì vậy khi bé bị táo thì nên hạn chế cho bé ăn những đồ trên.
Mẹ Hải Huy:
Con mình hồi hơn 4 tháng đã hay bị tiêu chảy rồi, cháu cứ bị đi bị lại liên tục. Mình theo 1 bác sĩ chuyên khoa nhi ở Đà Nẵng họ cho thuốc kháng sinh Bidisepston và men tiêu hóa, Smecta. nhưng sau khi ngừng tiêu chảy bạn phải cho con bạn uống men liên tục từ 3 – 6 tháng như vậy sau này đường ruột mới ổn được . Và bạn lấy gạo, cà rốt thái nhỏ rang lên rồi nấu nước thêm chút muối vào cho cháu uống rất mau cầm.
Mẹ bé cu Tí trị tiêu chảy cho con bằng bài thuốc dân gian như thế nào?
Bé nhà mình hồi 14 tháng bị tiêu chảy, ngoài men tiêu hoá ra mình cho bé uống nước lá ổi và ăn chuối tiêu xanh xay nhuyễn trộn nấu với cháo. Búp ổi mình sắc lên lấy nước cho bé uống, mỗi lần cho uống đổ 1 tí vào cái chén, dằn ngửa con ra rồi đổ vào miệng, lượng nước ít thôi để bé khỏi bị sặc, nước này rất chát, bé uống vào không nôn ra như uống thuốc đâu, thỉnh thoảng lại cho uống, uống cả ngày và uống trong 3 ngày. Chuối tiêu xanh mình gọt mỏng lớp vỏ xanh bên ngoài, để lại lớp vỏ xanh bên trong (hoặc tước vỏ cũng được), xay nhuyễn trộn với cháo đun sôi lên vài phút, ước chừng chín thì bắc ra.
Bé ăn cháo này cũng 3 ngày. Sức khoẻ của bé tiến triển nhanh, mỗi lần đi ngoài phân đặc dần, rồi thành khuôn, khi phân đặc mình dừng nước ổi lại, chuối xanh cho ăn tiếp 1 ngày nữa nhưng mỗi bữa cho ít hơn.
Về vấn đề thuốc mình thấy uống Lactomin plus hiệu quả. Tí nữa thì quên, 1 ngày mình chườm bụng (vuốt bụng) cho con 3 lần bằng lá đài bi xao lên. Mỗi lần vuốt bụng 2 lần, nghĩa là xao đài bi lên vuốt, lúc lá nguội rồi mình lại xao lại và vuốt tiếp. Nói chung kết hợp các kiểu lại, bé nhanh hồi phục lắm.
Mẹ Song An:
Lúc con em 3 tháng tiêu chảy kéo dài hơn 1 tháng, đi bác sỹ bảo rối loạn tiêu hóa, uống kháng sinh và men tiêu hóa cũng không hết xót lắm! Lang thang trên mạng và tìm được mẹo hay, làm thử và hiệu nghiệm thật em chia sẻ với các mẹ nè! Mua gạo lức, về lựa hạt gạo xấu ra, khỏi vo nha các mẹ, đem đi rang cho vàng và thơm thì tắt lửa để vào lọ dùng dần. mỗi lần các mẹ lấy khoảng 100g gạo rang nấu với 2 lít nước và chút muối, nấu đến khi hạt gạo chín mềm là được. Các mẹ lấy nước này cho bé uống vài ngày là khỏi. Các mẹ thử nha!
Kinh nghiệm chữa tiêu chảy của Mẹ bé Bin Bin:
Mẹ nó ơi chẳng cần phải men tiêu hóa gì mà con vẫn khỏi tiêu chảy nhé, bạn cứ làm theo cách của mình đi yên tâm con sẽ khỏi. Hồi con mình 5,5 tháng cũng bị đi ngoài hoa cà hoa cải ngày 4,5 lần. Mình cho uống các loại men rồi thuốc đi ngoài mà không ăn thua con vẫn cứ bị như vậy mặc dù giảm được xuống 2,3 lần nhưng vẫn nhầy và hoa cà hoa cải. Mình đi hỏi rồi đi khám người thì bảo con bị rối loạn tiêu hóa người thì bảo bú sữa mẹ nên nó vậy. Để lâu mình cũng sốt ruột mình đã lên diễn đàn mò mẫm các cách rồi trang nào bài nào cũng men, rồi chuối, rồi ổi nhưng mình thấy không cách nào được cả . Và rồi mình cũng tìm được cách cho con mình. Trộm vía mình cho con mình uống đúng 3 ngày là con đã thành khuôn ngon lành. Trộm vía từ đó đến nay phân con rất tốt. Bạn thử nhé: Bạn kiếm rễ và thân cây lá lốt đem rửa sạch ngâm nước muối rồi xao vàng hạ thổ nhé. Sau đó hãm với nước ngày cho con uống 3 lần nhé mỗi lần 5 ml . Mình đảm bảo kết quả thấy rõ sau từng ngày.
Nên cho trẻ ăn gì khi mắc bệnh?
Nhiều người không cho con ăn rau, dầu mỡ, hoa quả, tôm cá… khi trẻ bị tiêu chảy, vì cho rằng những thức ăn này khó tiêu, chua hoặc tanh. Có người mẹ đang cho con bú thấy con bị tiêu chảy liền chữa bệnh cho con bằng cách… chỉ ăn cơm với muối.
Sự kiêng kỵ đó sẽ khiến trẻ lâu bình phục hơn, vì những thực phẩm ấy chứa các chất rất cần thiết cho việc tái tạo niêm mạc đường tiêu hóa và tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
Vì vậy, cần tiếp tục cho trẻ ăn uống như bình thường, nhằm giúp trẻ có đủ dưỡng chất, tăng sức chống đỡ với bệnh tật. Nếu trẻ đang bú mẹ thì hãy tiếp tục cho bú theo nhu cầu và tăng số lần bú. Ngoài đảm bảo dinh dưỡng, điều này còn có tác dụng chống mất nước do tiêu chảy.
Nên cho trẻ ăn sữa chua làm giảm thời gian và độ nặng của đợt tiêu chảy, do quá trình lên men đã chuyển phần lớn đường lactose (loại đường khó hấp thu) trong sữa bò sang một dạng dễ hấp thu hơn.
Ngoài ra, một số chủng vi khuẩn trong sữa chua có khả năng ức chế sự phát triển và gây bệnh của các vi sinh vật có hại trong đường tiêu hóa, tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch.
Thức ăn cho trẻ phải được nghiền nhỏ, nấu hơi loãng hơn thường ngày. Mỗi bữa ăn cần có đủ chất bột như gạo, khoai lang; thức ăn cung cấp chất đạm như thịt, cá, trứng; thức ăn cung cấp nhiều vitamin và muối khoáng như rau xanh và quả chín.
Trẻ khi bị tiêu chảy thường chán ăn. Các bậc cha mẹ cần cho trẻ ăn nhiều bữa hơn và kiên trì động viên, khuyến khích trẻ ăn.
Tuyệt đối không cho trẻ ăn rau sống, tiết canh, gỏi cá, nem chạo, nem chua, mắm tôm, mắm tép… chưa nấu chín và không uống nước lã. Tốt nhất là các loại thức ăn thì nên ăn lúc nào nấu chín lúc đó, không nên ăn thức ăn tuy đã nấu chín nhưng để thời gian quá lâu, nhất là không được bảo quản cẩn thận.
Khi chế biến thức ăn cho trẻ cần rửa tay sạch bằng xà phòng và đảm bảo vệ sinh. Bát, đũa, cốc, chén, muôi, thìa… sau khi rửa sạch bằng nước lã cần được nhúng vào nước đang đun sôi trước bữa ăn.
Bệnh Tả nguy hiểm vì không thấy đau bụng
Theo BS Nguyễn Văn Lộc, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy ở trẻ. Trẻ mắc bệnh do ăn đồ thiu, đồ nguội, không đảm bảo vệ sinh hoặc ăn nhiều quá những thức ăn không đúng với lứa tuổi. Tiêu chảy do nhiễm virus rota là hay gặp nhất.
Khi trẻ tiêu chảy có máu nhầy ở phân là do lỵ amid và đi ngoài ra nước như nước rửa thịt là do lỵ trực trùng. Trẻ cũng bị tiêu chảy do siêu vi trùng, nấm, tưa miệng. Nếu tiêu chảy do ăn nhiều chất có acid sẽ thấy xung quanh hậu môn của trẻ đỏ, rát.
Đối với bệnh tiêu chảy có vi khuẩn tả, BS Lộc cảnh báo: Bệnh nguy hiểm vì nó không có triệu chứng đau bụng. Cần lưu ý khi trẻ đi ngoài sẽ chảy như tháo cống, nước đục như nước vo gạo.
Trẻ sẽ nôn mửa và truỵ tim mạch nhanh và dẫn đến suy thận trước thận (yếu tố không phải do thận làm sự cung cấp máu cho thận bị giảm). Trẻ mắc tiêu chảy có vi khuẩn tả do tiếp xúc với nguồn lây như người trong gia đình hoặc xung quanh mắc bệnh, do ăn những thức ăn nhiễm vi khuẩn tả.
Về cách xử trí, BS Lộc cho hay: nếu trẻ mắc tiêu chảy, cha mẹ phải cho trẻ uống bù nước ngay, trước khi đưa con đến bệnh viện. Với trẻ mắc tiêu chảy do vi khuẩn tả phải đưa ngay đến bệnh viện để được truyền nước, cách ly trẻ và báo với cơ quan y tế tẩy trùng trong nhà và xung quanh khu vực bệnh nhân ở.
BS Lộc nhấn mạnh: Khi thấy trẻ có dấu hiệu mắt trũng sâu, mạch nhanh nhỏ khó nắm bắt, không đi tiểu được (do cơ thể không đủ nước), li bì phải nhập viện ngay tránh nguy cơ tử vong.
Hy vọng qua bài viết này, các mẹ sẽ có thêm nhiều lựa chọn để điều trị cho con yêu của mình. Các mẹ nhớ là dù điều trị bằng phương pháp nào cũng nên có sự tư vấn của bác sĩ về tình trạng của con trước nhé vì biết đâu có những dấu hiệu nguy hiểm mà ba mẹ không biết.