Những căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh mà cha mẹ cần biết

Khi trẻ chào đời, tiếng khóc đầu tiên sẽ đánh dấu khả năng sống độc lập của trẻ. Trong tuần lễ đầu cơ thể trẻ, có những thay đổi nhằm thích nghi cuộc sống. Đồng thời, sức đề kháng của trẻ còn non yếu nên trẻ sẽ gặp phải một số chứng bệnh. Cần hiểu rõ từng chứng bệnh của trẻ, các bà mẹ và các ông bố có cách xử trí kịp thời như những trường hợp nào cần xử trí tại nhà và những trường hợp nào ta phải đưa trẻ đi gặp bác sĩ nhi khoa. Mời các mẹ theo dõi bài viết sau nhé:

Trong tuần lễ đầu trẻ sơ sinh có những thay đổi sinh lý như thế nào?

Hệ hô hấp từ lúc chào đời trẻ tự thở qua phổi, nên kiểu thở bụng khác so với người lớn, thỉnh thoảng có cơn ngưng thở thoáng qua cho trung tâm điều hòa hô hấp chưa hoàn chỉnh. Hệ tuần hoàn, biểu hiện nhịp tim tăng trung bình 130 lần/phút. Hồng cầu trong máu trẻ tăng sau đó giảm dần, do hồng cầu phá hủy, đời sống hồng cầu cũng rút ngắn lại để phù hợp trạng thái sống độc lập so với giai đoạn ở trong bào thai của người mẹ. Thân nhiệt trẻ dễ bị hạ thân nhiệt, cần thiết phải luôn ủ ấm cho trẻ. Hệ tiêu hóa trẻ có thể bắt đầu tiêu hóa ngay sau sinh, cần thiết phải cho trẻ bú liền sau 2 tiếng sinh. Đào thải phân su và đào thải nước tiểu, có thể ngay sau sinh và cũng nói lên được hệ tiêu hóa và hệ tiết niệu của trẻ bình thường.

Các chứng bệnh ở trẻ sơ sinh chưa cần phải đi khám bệnh

1. Vàng da sinh lý: những ngày sau sinh, hồng cầu của trẻ sơ sinh bị vỡ, giải phóng ra các sắc tố mật gây nên hiện tượng vàng da. Ở trẻ sơ sinh đủ tháng vàng da xảy ra vào ngày thứ 4 – 5 sau sinh và chấm dứt vào ngày thứ 9 – 10 trở đi. Nước tiểu trẻ có màu vàng chứng tỏ có sự chuyển hóa bilirubin theo nước tiểu ra ngoài. Đối với trẻ non tháng tình trạng vàng da kéo dài hơn. Vàng da sinh lý trẻ vẫn bú bình thường, tri giác của trẻ hoạt động linh hoạt.

Các bà mẹ cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, có thể uống thêm nước và cho trẻ tắm nắng vào mỗi buổi sáng từ 7 giờ đến 8 giờ.

Tre-bi-vang-da-so-sinh-phai-lam-sao-2

2. Trọng lượng giảm: sau chào đời được 3 – 4 ngày, đôi khi đến ngày thứ 6 thì có thể trẻ giảm từ 6 – 10% so với lúc mới sinh. Nguyên nhân do thay đổi môi trường mới nên trẻ có sự thích nghi đồng thời da của trẻ mỏng nên có sự thoát nước từ da cùa trẻ. Sau 2 tuần chăm sóc và bú đầy đủ trẻ sẽ lấy lại được cân nặng như ban đầu và bắt đầu tăng lên theo thời gian.

3. Nôn trớ: nôn là hiện tượng đẩy ngược các chất trong dạ dày qua miệng do các động tác gắng sức của cơ thể. Trớ xảy ra mỗi khi trẻ ăn no, sau mỗi lần rướn người hoặc thay đổi tư thế đột ngột.

Nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh là do dạ dày trẻ nằm ngang so với người lớn dạ dày nằm dọc, hai đầu của dạ dày có hai cơ thắt, đầu trên nối với thực quản gọi là cơ thắt tâm vị, đầu dưới nối với tá tràng là cơ thắt môn vị, đặc tính của cơ thắt là đóng kín để giúp cho thức ăn trong dạ dày tiêu hóa. Nhưng trong giai đoạn sơ sinh cơ thắt tâm vị đóng lỏng lẻo, trong khi đó cơ thắt môn vị đóng kín, chính điều này làm cho trẻ dễ bị nôn trớ.

tre bi tieu chay, kem non tro

Cách khắc phục: bú làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần bú không no quá. Không để trẻ khóc khi bú để tránh nuốt hơi gây căng dạ dày. Nếu bú bình, để đầu núm vú bình sữa luôn đầy sữa, không để bình sữa nằm nghiêng thấp. Khi bú xong, bế trẻ cao đầu trong 15 – 20 phút, vỗ lưng cho bé ợ hơi, sau đó đặt nằm nghiêng bên trái và kê gối hơi cao. Không để trẻ bú nằm ngay dễ bị sặc, trớ sữa và không tâng bé lên xuống sau khi bú.

4. Hắt hơi và nghẹt mũi: gây ra bởi sự kích ứng, như khi trẻ hít phải khói thuốc lá, bụi bẩn (nên tránh quạt trần trong phòng của trẻ vì quạt trần dễ phát tán bụi từ chỗ này đến chỗ kia), không khí khô (đặc biệt trong mùa thu, đông).

Để tránh cho trẻ bị hắt hơi và nghẹt mũi, nên tránh những yếu tố gây kích ứng (lông động vật, khói thuốc lá, bụi bẩn), sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng, dùng thuốc nhỏ mũi hoặc hút mũi đúng cách. Thuốc nhỏ mũi cho trẻ là dung dịch natrichlorua 0,9%. Dụng cụ hút mũi cho trẻ dùng bóng cao su có khử trùng bằng đun nước sôi.

5. Nấc cụt: với các bé lớn và người lớn, có rất nhiều mẹo để chữa nấc cụt. Tuy nhiên, các bà mẹ không nên áp dụng các cách chữa nấc cụt của người lớn đối với trẻ sơ sinh. Các cơn nấc cụt ở trẻ sẽ tự nhiên biến mất không cần lo lắng quá nhiều.  Nếu trẻ bị nấc kéo dài, khoảng 5 – 10 phút, có thể vắt sữa mẹ ra thìa và cho bé mút vài thìa sữa mẹ hay nước lọc nên tránh để bé bú quá nhanh.

6. Hiện tượng hạt kê: Là những hạt nhỏ màu trắng đục nhô lên da, do sự ứ đọng của chất bã, hay gặp ở vùng trán, mũi, gò má, một số trẻ có thể xuất hiện ở bắp tay.

Các “hạt kê” này sẽ tự mất sau vài tuần lễ. Do vậy khi tắm cho trẻ sơ sinh, những chỗ này không nên kỳ cọ mạnh, ảnh hưởng đến da của bé.

7. Phát ban đỏ: Vài ngày sau khi chào đời, bé có thể xuất hiện những mảng ban, còn được gọi là “phát ban đỏ”. Những nốt ban trông hơi giống nốt muỗi cắn, có kèm theo đầu mủ màu trắng vàng trên mỗi nốt ban.

trẻ bị phat-ban

Ban thường nổi trên người bé nhưng cũng có khi chúng xuất hiện trên mặt, tay và chân. Những nốt ban này đến và đi trong vòng một thời gian ngắn nên bạn không cần lo lắng và cũng không cần phải điều trị cho bé.

Nên tránh cậy (hoặc ép) nốt ban vì bạn có thể khiến da bé bị nhiễm khuẩn. Chứng ban đỏ thường tự biến mất sau khi bé được khoảng 7-10 ngày tuổi.

8. Hăm tã: Có nhiều lý do gây ra chứng hăm tã, nhưng thông thường nhất là do nước tiểu của bé hoặc phần “lưu trú” lâu trong tã do các mẹ ít thay tã, để cho tã bẩn tiếp xúc với da quá lâu và từ các dấu hiệu hăm, tấy đỏ, nếu để nguyên không chữa trị, lớp da trở nên căng bóng và có thể sinh ra mụn mủ.

ham ta o tre so sinh 2

Cách phòng ngừa:

  • Giữ cho trẻ luôn sạch sẽ và khô ráo bằng cách thay tã thường xuyên
  • Vệ sinh, rửa sạch, kỹ càng cho trẻ mỗi lần thay tã
  • Khi quấn tã cho trẻ, mẹ nên chú ý để tã của trẻ lỏng một chút, sử dụng tã có lỗ thoáng khí như vậy sẽ làm cho không khí xung quanh vùng đóng tã của trẻ lưu thông tốt hơn.
  • Cố gắng để bé được “nude” mỗi ngày vài lần giúp cho da được khô thoáng.
  • Bôi thuốc Bephanthen theo hình quần đùi ngày 2-3 lần / ngày sau mỗi lần vệ sinh
  • Không dùng phấn rôm thoa lên vùng hăm của trẻ vì sẽ làm lỗ chôn lông bị bít lại, gây kích ứng nặng hơn.
  • Mặc loại Quần rộng, chất liệu mỏng, dể thấm nước.

Khi nào bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

  • Trẻ bị hăm tã kéo dài trên 5 ngày, bạn đã làm theo hướng dẫn trên nhưng trẻ không khỏi
  • Trẻ bị sốt
  • Trẻ bị nổi nhiều mụn mủ
  • Vùng hăm tã da đỏ tấy, có khuynh hướng lan rộng
  • Trẻ bị tiêu chảy

9. Chàm sữa (lác sữa): Hay gặp ở trẻ sau khi sinh khoảng 6 tháng tuổi, thường xuất hiện ở mặt, hai bên má, có thể lan ra thân mình, tứ chi…

Bệnh khởi đầu là những mẩn đỏ, rồi trở thành mụn nước nhỏ li ti, đỏ, nứt da, rịn nước (một số bé có da rất khô), đóng mày và tróc vảy..

Cách phòng ngừa: Cần vệ sinh mặt, miệng cho trẻ sau mỗi lần ăn hay bú sữa. Cho trẻ ăn uống như bình thường, hạn chế một số thực phẩm làm bệnh chàm của bé nặng hơn (trứng, mỡ động vật, hải sản, nội tạng động vật, …). Sử dụng dung dịch làm dịu da để tắm cho bé như cetaphil, Physiogel, Oilatum. Tránh cào gãi ở trẻ: cắt ngắn móng tay, móng chân để tránh bé ngứa gãi làm tăng nhiễm trùng da.

Chàm là một bệnh hay tái phát nên việc điều trị và theo dõi rất quan trọng, đặc biệt là không được tự ý dùng thuốc uống, thuốc thoa ngoài khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

10. Rôm sảy: Hiện tượng này thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ, nhất là về mùa nắng nóng ở các bé hay bị ra mồ hôi nhiều, vị trí thường thấy ở lưng, ngực, bắp tay, bắp chân.

Đây là những hạt nhỏ màu hồng, hơi cứng, đôi khi có nước. Rôm sảy là hiện tượng tuyến mồ hôi bị đè ép, bít kín lại làm mồ hôi không thoát ra ngoài được. Làm mát cơ thể giúp hạn chế rôm sảy cho bé.

tre-bi-rom-say

Với những bé bị rôm sảy, bạn nên:

+ Cho bé mặc những loại trang phục mỏng, nhẹ, hút mồ hôi tốt.

+ Bản thân các mẹ nên tránh loại vải thô, cứng, có thể kích thích lên da bé trong quá trình bế bé. Vào những ngày nóng, bạn nên để bé được tự do ngồi hoặc nằm chơi ở căn phòng mát, thay vì liên tục ôm ấp bé.

+ Nên tắm rửa cho bé bằng một trong các thứ thuốc dân gian như lá mướp đắng, lá chè xanh… Thường xuyên lau người cho bé bằng khăn lạnh giúp cơ thể bé mát mẻ, hạn chế rôm sảy. Tránh làm trầy xước các vết rôm sảy, bởi lẽ khi bị trầy xước da, dễ dẫn đến nhiễm trùng da

11. Chốc: Bệnh có biểu hiện là những nốt mụn đỏ, sau đó vỡ ra, rỉ nước trong một vài ngày và đóng vảy, thường xuất hiện ở vùng mặt, nhất là quanh mũi và miệng. Bệnh dễ lây và thường có nguyên nhân do vi khuẩn.

2-benh-choc-lo-o-tre

Làm gì để phòng chống bệnh chốc cho con:

  • Giữ cho da trẻ sạch sẽ là cách tốt nhất để tránh nhiễm trùng.
  • Nhẹ nhàng rửa sạch vùng bị bệnh bằng xà phòng nhẹ dưới vòi nước chảy và sau đó băng lại
  • Cắt ngắn móng tay cho trẻ để trẻ khỏi cào gãi
  • Khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên

12. Mụn nhọt: Là tình trạng viêm toàn bộ nang lông và tổ chức xung quanh, chủ yếu do tụ cầu gây nên.

Biểu hiện ban đầu là đỏ sưng rồi nóng gây đau nhức, dần dần mềm vỡ ra chảy mủ và thành sẹo. Mụn nhọt có thể mọc ở nhiều nơi trên cơ thể, đau nhức khiến trẻ quấy khóc, giảm mức độ ăn ngủ.

Cách phòng chống:

  • Tắm rửa thường xuyên, nhất là vào mùa hè. Tắm cho trẻ bằng nước sạch, dùng vải mềm kỳ da, tránh làm trầy xước.
  • Không dùng quá nhiều quả ngọt, nước đường. Nhiều loại quả ngon như dứa, mít, xoài, nhãn, sầu riêng, mãng cầu, chôm chôm… nhưng sinh rất nhiều nhiệt lượng.
  • Trường hợp chỉ có 1-2 nhọt bắt đầu mọc, có thể bôi cồn iốt vào đúng chỗ nhọt, hoặc dùng cao tiêu nhọt dán lên. Nếu nhọt đã mềm, nên đến cơ sở y tế chích tháo mủ.
  • Trường hợp nhọt mọc nhiều, nên đến bệnh viện khám tìm nguyên nhân.
  • Đối với những nhọt mọc ở môi trên, cánh mũi lại càng phải thận trọng, tuyệt đối không được nặn; nên đi khám bệnh sớm, điều trị tích cực để phòng biến chứng.

13. Bướu máu: Bướu máu là một bệnh lý bẩm sinh về mạch máu. Nói chung đây là một loại bướu lành tính, có nghĩa là không di căn, không tái phát (nếu điều trị đúng) và nhất là không nguy hiểm chết người.

Bướu máu là bướu lành thường gặp nhất ở lứa tuổi nhũ nhi (dưới 1 tuổi): có từ 4 – 10% các cháu nhũ nhi có ít nhất 1 bướu máu trong người. Các cháu gái có bướu máu nhiều gấp 3 – 5 lần các cháu trai. Các cháu sanh non thường có bướu máu hơn (có thể đến 25% các trường hợp).

Bướu máu trẻ nhỏ (Infantile hemangioma): thường xuất hiện khi bé được vài tuần tuổi đến vài tháng tuổi, dưới dạng một vết đỏ như mụn ruồi son, phát triển lớn dần đến khoảng được 6 tháng tuổi thì dừng lại, duy trì như vậy từ 6 tháng đến 2 tuổi, sau đó thoái hoá dần đến 6 tuổi thì hoàn toàn biến mất.

Xem thêm: Những điều cần biết về bướu máu ở trẻ sơ sinh

14. Tưa lưỡi:

– Nguyên nhân:

  • Vì một lý do nào đó mẹ phải nuôi con bằng sữa ngoài.
  • Do một loại nấm candida ,hoặc một loại vi khuẩn E coly.
  • Mẹ không vệ sinh núm vú.

– Nhận biết : Xuất hiện những mảng trắng có thể kèm theo những vết loét nhỏ bám vào bề mặt lưỡi bé. Các vết loét này có thể lan rộng sang vùng lợi, niêm mạc miệng của bé. Bé có thể gặp trở ngại trong quá trình bú.

– Cách xử trí :

  • Nếu bé bị tưa nhẹ bạn nên dùng gạc đánh tưa & nước muối sinh lý vệ sinh cho bé ngày 2 lần. Nếu bé bị nặng hơn bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ.
  • Tuyệt đối không được dùng mật ong và chanh để đánh tưa lưỡi cho bé vì trong mật ong có nhiều vi khuẩn không tốt cho bé.
  • Mẹ bé không nên tìm mọi cách để cạo sạch đi những đốm trắng này cho bé, vì bé còn quá nhỏ nên có thể khiến bé bị chảy máu lưỡi. Ngoài ra, nếu dùng gạc hoặc khăn xô chà xát mạnh, có thể gây tổn thương niêm mạc lưỡi bé.

15. Viêm rốn: Trung bình rốn của trẻ sơ sinh từ 4-12 ngày sẽ rụng. Tuy nhiên con so thường muộn hơn con rạ, trẻ đẻ non rụng muộn hơn trẻ đẻ đủ tháng.Những trường hợp viêm rốn rốn sẽ rụng muộn hơn.

– Nguyên nhân: Sau khi sinh giữ vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh kém. Chức năng miễn dịch ở trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém.

– Biểu hiện: Khi bị viêm, xung quanh rốn sưng đỏ tấy lên, đầu rốn chảy ra các chất mủ hoặc rỉ ra chất dịch nhiều mũ thường có mùi hôi thối khó chịu.

16. Rốn lâu rụng: 

– Cách xử trí:

  • Phải thay băng rốn hàng ngày với gạc vô trùng và sát khuẩn bằng cồn 70 độ.
  • Giữ vệ sinh tốt cho bé không để nước tiểu và phân vào dây vào rốn.
  • Cần đi khám khi trẻ có biểu hiện sốt, rốn có nhiều mũ, chảy máu.

– Cách thay băng rốn cho bé:

  • Đầu tiên, mẹ hoặc người thay băng rốn phải rửa sạch tay bằng xà phòng.
  • Tháo bỏ băng rốn cũ( nếu băng rốn dích chặt phải dùng nước muối sinh lý làm mềm ra )
  • Dùng bông tẩm cồn 70 độ bôi vào cuống rốn để diệt trùng. Trước tiên, bôi ở đầu cuống rốn rồi mới bôi xuống thân và chân. Nếu muốn bôi lại thì dùng miếng bông khác thấm cồn rồi làm lại theo thứ tự trên.
  • Không nên dùng cồn i ốt vì có thể làm cháy da bụng của bé.
  • Mở một miếng gạc vuông vào chân cuống rốn, lấy phần gạc còn lại đắp lên.
  • Cuối cùng băng rốn lại bằng băng sạch quấn ngang bụng, nhưng không quá chặt và quá dày nhất là vào mùa hè.
  • Làm cẩn thận quy trình này sẽ giảm bớt nguy cơ bị viêm rốn cho trẻ.

17. Viêm da:

– Nguyên nhân:

  • Mẹ đẻ đường dưới âm đạo của mẹ có vi khuẩn
  • Vệ sinh cho bé kém.
  • Trời nóng mồ hôi nhiều mà bé không được tắm

– Biểu hiện:

Thường thấy ở vùng nách cổ, nếp lằn bẹn, lưng, sau tai: Lúc đầu là những nốt nhỏ li ti mầu đỏ sau đó phát triển thành những nốt to bọng mũ, mầu trắng. Để tự vỡ nó sẽ lan rất nhanh. Những mụn mũ này tiến triển rất nhanh lây lên khắp người nếu không được điều trị.

– Cách xử trí:

  • Dùng tăm bông chọc thủng những mụn mủ, lau sạch mủ.
  • Dùng bông khô tẩm dung dịch sát khuẩn, sát khuẩn mụn mủ.
  • Bôi dung dịch xanhmetylen vào.
  • Vẫn tắm cho bé ngày một lần.

– Cách phòng:

  • Tắm rửa thường xuyên cho bé , khi tắm bạn nên chú ý những vị trí nếp lằn như nách, cổ .., dùng sửa tắm có độ PH phù hợp, tốt nhất nên dùng lactacyd baby.
  • Mặc quần áo thoáng mát, thoát mồ hôi,chất liệu cotton.
  • Quần áo của bé phải được giặt bằng dung dịch giặt xã của bé để đảm bảo an toàn cho bé.

Các dấu hiệu nguy hiểm cần phải phát hiện sớm để kịp thời điều trị

Vàng da bệnh lý: xuất hiện sớm trong vòng 36 giờ sau sinh, biểu hiện vàng da ở mặt, toàn thân và các chi, vàng sậm, kèm theo trẻ bú kém, vẻ mặt nhừ. Nguyên nhân có thể do nhiễm trùng sơ sinh, bất đồng nhóm máu mẹ –  con, bị suy giáp hoặc thiếu hụt men G6PD (Gluco-6phosphat dehydrogenase) bẩm sinh. Nhất thiết phải cho trẻ đi khám bệnh viện nhi  ngay. Tùy thuốc vào mỗi nguyên nhân mà có cách điều trị thích hợp cho từng nguyên nhân đó.

Trẻ sốt: sốt tự bản thân nó không phải là một bệnh, mà là một cách phản ứng của cơ thể với một dạng bệnh phổ biến nhất đó là nhiễm trùng hay do phản ứng của tình trạng sau tiêm ngừa, hay trẻ thiếu nước. Ta xác định định khi cặp nhiệt độ 38 – 390C cần quan sát và theo dõi thêm các triệu chứng khác đi kèm như trẻ bỏ bú, ho, thở khò khè, quấy khóc… Các bà mẹ cần cho trẻ đi khám bệnh. Cách xử trí đầu tiên phải hạ sốt bằng efferalgan 80mg 1/2 – 2/3 gói và lau mát, cho trẻ uống nhiều nước.

Mất nước: Mất nước có thể xảy ra nếu các em bé được cho ăn kém, có sốt, đang ở trong một môi trường quá nóng, hoặc đã nôn mửa hoặc tiêu chảy kéo dài. Bạn có thể nhận ra sự mất nước nếu bé của bạn có một khô miệng và nướu, thấm ướt tã lót cho trẻ không thường xuyên hơn, khóc ít hơn và thóp bị lõm xuống.

Tiêu chảy: Tiêu chảy là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhưng hãy gọi cho bác sĩ nếu có máu trong phân (có thể xuất hiện màu đỏ tươi, hoặc nghiêm trọng hơn là màu đen), em bé có hơn sáu lần đi phân lỏng một ngày dù bạn không không dùng quá nhiều chất lỏng cho bé.

Ói mửa: Trẻ sơ sinh thường bị trớ khi được cho bú nhưng thường xuyên nôn mửa là lý do để bố mẹ lo lắng. Ói mửa có thể không nghiêm trọng nếu điều đó xảy ra chỉ một lần hoặc hai lần. Tuy nhiên, nếu điều đó xảy ra thường xuyên hơn, có máu hoặc có màu xanh lục, hoặc nếu ói nhiều đến mức mất nước thì nên gọi bác sĩ của bạn.

Khó thở: Nếu em bé của bạn là có khó thở, bạn cần phải gọi cho bác sĩ ngay lập tức. Các dấu hiệu khó thở, bao gồm:

  • Thở nhanh và nhiều hơn bình thường.
  • Mô giữa các xương sườn, phía trên xương cổ hoặc ở vùng bụng phía trên là bị co thắt
  • Em bé thở ra khò khè, miệng phải há ra như đang lẩm nhẩm gì đó.
  • Môi hoặc da có màu hơi xanh hoặc tái.

Mẩn đỏ, rỉ máu hoặc chảy máu: Nếu rốn hoặc dương vật của bé sưng đỏ, chảy máu, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức. Đây là những dấu hiệu của nhiễm trùng.

Nhiễm trùng hô hấp: nguyên nhân do virút hoặc do vi trùng gây ra và rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Bệnh kéo dài một hoặc hai tuần với hiện tượng chảy nước mũi, sốt và bỏ bú trong một vài ngày, có thể ho kéo dài chừng 2 – 3 tuần. Thêm các triệu chứng nghiêm trọng đòi hỏi phải có sự chăm sóc của bác sĩ. Vì vậy, nhất thiết cho trẻ đi khám bệnh ngay.

Trên đây là tổng hợp những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ mà các mẹ nhớ lưu ý để chăm sóc và điều trị cho con kịp thời nhé.

 

Leave a Reply