Những dấu hiệu cảnh báo trẻ bị viêm đường hô hấp dưới – Cách điều trị và phòng ngừa

 

Viêm đường hô hấp là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trong thời tiết giao mùa. Viêm đường hô hấp có 2 nhóm chủ yếu là nhóm viêm đường hô hấp trên và nhóm viêm đường hô hấp dưới. Tuy nhiên, thông thường viêm đường hô hấp dưới thường có nguy cơ cao biến chứng cao có thể gây tử vong, đặc biệt là đối với các trẻ nhỏ. Do đó, các bậc cha mẹ cần phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để kịp thời phát hiện và điều trị dứt điểm căn bệnh. 

Viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em thường xảy ra vào mùa đông khi bố mẹ có xu hướng cho trẻ ở trong phòng kín ít tiếp xúc với không khí trong lành, hay khi cơ quan hô hấp của trẻ bị tổn thương do nhiễm khuẩn vì tiếp xúc với các yêu tố như khói bụi, nhiễm lạnh hoặc lây từ người bệnh khác khi tiếp xúc,…

Biểu hiện của viêm đường hô hấp dưới

Các triệu chứng của viêm đường hô hấp dưới là khác nhau, tùy thuộc vào vị trí nhiễm trùng nhưng thường bao gồm: Nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, đau họng, sốt và mệt mỏi.

Viêm phổi: Ho thành cơn, hoặc ho thúng thắng, thường là ho có đờm, một số trường hợp ho khan. Trường hợp điển hình đờm có màu rỉ sắt, đau ngực vùng tổn thương, khó thở, sốt thành cơn hay sốt liên tục cả ngày, kèm theo rét run hoặc không, da nóng, đỏ, môi khô.

Viêm khí quản/ phế quản: Trước tiên, trẻ có triệu chứng viêm đường hô hấp trên như ngạt mũi, chảy mũi, đau họng, khản giọng… Toàn thân tương đối nhẹ, có thể sợ lạnh, sốt, mệt mỏi, nhiệt độ cơ thể khoảng 38 độ C.Tiếp theo là ho. Khi mới ngủ dậy và trước khi đi ngủ, ho tương đối dữ dội. Mới đầu là ho khan, hoặc có đờm niêm mạc trắng, sau đó là đờm mủ màu vàng xanh. Thỉnh thoảng có máu trong đờm. Triệu chứng toàn thân của bệnh này sau 4 – 5 ngày sẽ mất đi, ho thường kéo dài từ 2 – 3 tuần.

http://amthucvasuckhoe.com/

Cách điều trị viêm đường hô hấp dưới cho trẻ:

Đối với trẻ bị viêm phổi:

Kê đơn thuốc điều trị tuỳ theo mức độ nặng của mỗi bệnh nhân.

Lựa chọn kháng sinh điều trị phù hợp với từng chủng vi khuẩn, vi rút, nấm là căn nguyên gây bệnh, nhưng ban đầu (do không có kết quả xét nghiệm tìm căn nguyên gây bệnh) việc chọn thuốc thường theo kinh nghiệm lâm sàng, yếu tố dịch tễ, mức độ nặng của bệnh, tuổi của trẻ, các bệnh kèm theo, các tương tác, tác dụng phụ của thuốc.

Thời gian dùng kháng sinh: từ 7 đến 10 ngày nếu do các tác nhân gây viêm phổi điển hình, 14 ngày nếu do các tác nhân không điển hình.

Điều trị triệu chứng nếu cần:

+ Trẻ sốt cao >380C, hoặc đau ngực nhiều: paracetamol 0,5g x 4 lần/ngày.

+ Bồi phụ nước điện giải: uống nhiều nước hoa quả, có pha thêm1/3 thìa (thìa để xúc cà phê) muối cho mỗi cốc 200ml, bổ xung thêm các vitamin B1, B6 liều cao cho người nghiện rượu.

+ Thở oxy khi trẻ có khó thở hoặc thở nhanh > 25 lần/phút.

Xem thêm các bài viết điều trị và chăm sóc trẻ bị viêm phổi

Đối với trẻ bị viêm khí quản:

Để chữa trị viêm khí quản nhánh cấp tính, nên sử dụng các thuốc kháng sinh đặc hiệu để chữa trị. Nếu bệnh nặng có thể tiêm thuốc. Khi sốt cao có thể uống thuốc giảm đau hạ sốt. Khi ho ảnh hưởng tới việc nghỉ ngơi và giấc ngủ, dùng thuốc giảm ho tiêu đờm.Nếu ho có kích thích, có thể chữa trị xông họng bằng thuốc kháng sinh.

Cách phòng tránh trẻ bị viêm đường hô hấp dưới hiệu quả

Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp dưới là vệ sinh cá nhân sạch sẽ vì virus thường lây lan qua tiếp xúc bàn tay, dịch tiết từ người bệnh. Điều này cho thấy việc rửa tay thường xuyên rất quan trọng trong phòng ngừa viêm đường hô hấp.

Khi ra đường nên đeo khẩu trang để hạn chế hít phải nhiều bụi, trong đó có những loại bụi có mang cả các dị nguyên và vi sinh vật. Tuyệt đối không hút thuốc lá, thuốc lào.

Nhà cửa phải luôn thoáng mát, sạch sẽ. Những gia đình dùng bếp than cần có biện pháp hạn chế đến mức tối đa hít phải khí độc do than khi đốt cháy thải ra. Những gia đình dùng bếp củi, rơm, rạ nên dùng loại bếp ít khói.

Giữ cơ thể ấm về mùa đông, đặc biệt là giữ ấm cổ, ngực và hai bàn chân. Tránh bị nhiễm lạnh đột ngột. Khi không cần thiết thì không nên cho trẻ đi ra ngoài trời lúc sáng sớm và đêm khuya, vì lúc đó thường lạnh. Nằm ngủ nên đắp chăn ấm, giường ngủ nên có đệm. Mùa đông không nên tắm nước lạnh, nơi tắm phải kín không có gió lùa. Mùa hè không nên để máy điều hoà nhiệt độ ở mức quá mát lạnh, không để quạt điện hướng trực tiếp vào người lúc nửa đêm về sáng.

Nâng cao hệ miễn dịch cho bé bằng chế độ ăn uống cũng nằm trong kế hoạch phòng tránh viêm đường hô hấp dưới ở trẻ, tăng cường rèn luyện cơ thể để tăng sức đề kháng. Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt lúc mưa nắng thất thường, phải chú ý mặc quần áo đủ ấm, tránh bị lạnh.

Xem thêm: Cách chữa trị và phòng bệnh viêm phế quản phổi và chế độ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ bị viêm phế quản

Một biện pháp khác là tiêm vắc-xin phòng ngừa viêm đường hô hấp dưới gồm các loại vắc xin nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi và cúm.

Trẻ bị viêm đường hô hấp cấp phải làm sao?

trẻ bị viêm phế quản - trẻ bị viêm đường hô hấp cấp

Em bé bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nhìn chung là không đáng lo ngại lắm. Để điều trị cho bé nhanh hồi phục, bố mẹ cần phải chữa trị dứt điểm các triệu chứng. Tránh để tình trạng kéo dài vì sức đề kháng của bé vẫn yếu, dễ dẫn đến những biến chứng đáng tiếc sau khi lui bệnh.

Nguyên nhân viêm đường hô hấp cấp tính

Bé bị viêm đường hô hấp cấp do virus từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Các loại virus viêm đường hô hấp cấp gồm: virus hợp bào hô hấp, virus cúm, virus á cúm, virus sởi..

Do sức đề kháng của trẻ còn yếu nên khả năng chống chọi với virus thấp hơn người lớn, nên dễ bị bệnh hơn.

Do sơ xuất của bố mẹ không cẩn thận chăm sóc bé trong những lúc thời tiết giao mùa. Trẻ đi mưa, đi nắng nhiều cũng dễ nhiễm bệnh.

Trẻ “yếu” bẩm sinh. Sinh ra đã nhẹ cân, suy dinh dưỡng. Hoặc trong 6 tháng đầu bé không được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn.

Môi trường trong nhà chật chội, thiếu vệ sinh, nhiều khói bụi, khói thuốc lá.

Các triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính bao gồm: ho, sốt, chảy mũi, hơi thở gấp, lồng ngực bị rút lõm khi thở ra. Cơ thể tím tái. Nếu bố mẹ không điều trị các triệu chứng này nhanh chóng trẻ sẽ bị hôn mê, co giật, li bì, trẻ bỏ bú bỏ ăn.

Chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp cấp tính tại nhà

Khi trẻ bị viêm đường hô hấp cấp, bố mẹ cần đưa con đến khám bác sĩ để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh. Với tình trạng viêm đường hô hấp cấp thể nặng, trẻ cần được chăm sóc và theo dõi tại bệnh viện. Còn với viêm đường hô cấp thể nhẹ hoặc trung bình, bố mẹ có thể theo dõi và điều trị tại nhà.

Bố mẹ vẫn cần cho trẻ ăn, bú bình thường. Vì trẻ đang bệnh nên sẽ cảm thấy khó ăn khó bú. Bố mẹ cần khéo léo chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày để vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho bé.

Cho trẻ uống đủ nước: Nước không thể được coi là thuốc chữa viêm đường hô hấp cấp cho bé, nhưng nước giúp cơ thể đẩy mạnh quá trình đào thải. Trẻ uống nước sẽ có sức đề kháng tốt hơn, sớm hồi phục hết bệnh

Chữa triệu chứng ho: Có rất nhiều cách chữa ho cho bé tại nhà. Ví dụ như mật ong hấp lá hẹ, mật ông hấp lá húng chanh, mật ông ngâm quất…v..v Hoặc một số loại siro ho thảo dược cũng khá lành tính với bé.

Làm thông thoáng mũi cho trẻ, vệ sinh cho trẻ lớn, trẻ nhỏ thường bằng dung dịch nước muối chuyên dụng.

Đối với trẻ lớn: Mẹ phải hướng dẫn bé xì mũi đúng cách. Bịt 1 bên, xì bên còn lại.

Đối với trẻ nhỏ: Mẹ dùng khăn giấy sạch, mềm xếp thành góc nhọn rồi đưa vào mũi trẻ. Trước đó mẹ nên nhỏ nước muối trước để cho hỉ mũi mềm và ướt ra. Sau đó mới dùng giấy lau đi.

Nếu trẻ bị sốt liên tục nhiều ngày, thân nhiệt thường trên 39 độ. Mặc dù mẹ đã làm nhiều cách để hạ sốt. Trẻ xuất hiện thêm các biểu hiện co giật, lừ đừ, hôn mê thì mẹ cần đưa ngay bé đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ theo dõi và chữa bệnh viêm đường hô hấp cấp tính bằng các biện pháp can thiệp bằng Tây Y.

Trẻ bị viêm tiểu phế quản phải làm sao

 

tre bi viem-phe-quan-cap - viem duong ho hap

Viêm tiểu phế quản là bệnh hô hấp cấp tính, rất hay gặp ở trẻ còn bú. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm sẽ cho kết quả tốt, những trường hợp nặng gây suy hô hấp có thể bị tử vong. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần có những hiểu biết về bệnh để chăm sóc trẻ được tốt hơn.

Những biểu hiện khi trẻ bị viêm tiểu phế quản

Triệu chứng ban đầu thường thấy nhất là tình trạng trẻ ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Sau từ 3 – 5 ngày, trẻ ho ngày một nhiều, xuất hiện thở khó, thở rít. Những trường hợp nặng thì tím tái, thậm chí ngừng thở. Khi thăm khám thường thấy nhịp thở của trẻ nhanh, sốt vừa, xuất hiện các cơn co kéo hô hấp, lồng ngực bị rút lõm, trẻ thở rên. Tiếng thở có thể nghe ran rít, ran ngáy, thông khí phổi kém.

Các tiêu chuẩn lâm sàng khác cho thấy trong khí máu PaO2 giảm, PaCO2 tăng, có nhiễm toan hô hấp kèm theo, đây là những chỉ số đánh giá mức độ nặng của bệnh. Để phát hiện chính xác loại virus gây bệnh, cần phải phân lập hoặc nuôi cấy virus, bằng cách lấy dịch tiết khí phế quản hoặc trong tổ chức phổi hoặc phản ứng huyết thanh.

Cần lưu ý: khi chẩn đoán bệnh cần phân biệt với các triệu chứng của viêm phế quản, viêm phổi do vi khuẩn hoặc virus, bệnh mềm sụn thanh khí quản, bệnh mạch máu, các khối u (chèn ép khí phế quản từ ngoài vào) hoặc tình trạng u mạch máu, hẹp khí quản gây tắc nghẽn đường hô hấp ở trong. Các bệnh như: trào ngược dạ dày thực quản, dị vật đường thở, khó thở thứ phát sau nhiễm virus… cũng cần được phân biệt với viêm tiểu phế quản ở trẻ em.

Vì sao trẻ bị viêm tiểu phế quản?

Tác nhân làm cho trẻ bị viêm tiểu phế quản thường là do các virus như: virus hợp bào hô hấp (VRS), chiếm 30 – 50% các trường hợp mắc bệnh. Virus cúm và á cúm cũng gây bệnh cho khoảng 25% số trẻ bị viêm tiểu phế quản. Ngoài ra phải kể đến adenovirus với 10% số mắc.

Nếu trẻ sống trong vùng có dịch cúm hay viêm đường hô hấp trên (do virus hợp bào) thì tỷ lệ bị lây nhiễm rất cao, do sức đề kháng ở cơ thể trẻ còn quá yếu, nhất là trẻ tuổi bú mẹ mà không được bú đầy đủ sữa mẹ. Những trẻ từng bị ốm do nhiễm virus trước đó như: viêm mũi họng, viêm amiđan, viêm VA… đều có nguy cơ dễ nhiễm bệnh nếu không được chăm sóc tốt. Các trường hợp trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, sống trong môi trường hút thuốc lá thụ động, bị bệnh phổi bẩm sinh như: loạn sản phổi, mucoviscidose hay bị suy giảm miễn dịch đều có nguy cơ cao mắc phải viêm tiểu phế quản.

Các biến chứng thường gặp

Tất cả các trường hợp viêm tiểu phế quản ở trẻ nếu không được chẩn đoán bệnh và điều trị tốt sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: rối loạn chức năng hô hấp, xuất hiện từng cơn khó thở ra tái phát, viêm tiểu phế quản lan tỏa. Nghiêm trọng hơn sẽ làm trẻ bị suy hô hấp cấp, tràn khí màng phổi, viêm phổi – trung thất, xẹp phổi và thậm chí tử vong.

Xử trí và phòng bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ như thế nào?

Đối với các thể thông thường, không có suy hô hấp thì ngay khi vào viện các bác sĩ sẽ tiến hành hút thông đường thở, giải phóng các chất xuất tiết. Dùng khí dung ẩm thuốc giãn phế quản có tác dụng nhanh như: ventolin, bricanyl, salbutamol. Kết hợp với vật lý liệu pháp hô hấp, vỗ rung, hút đờm. Những trẻ sốt cao, nôn, thở nhanh phải bù đủ dịch và điện giải theo nhu cầu cơ thể trẻ. Cần cho trẻ dinh dưỡng đủ chất, cân nhắc cẩn thận trước khi sử dụng kháng sinh.

Đối với những trường hợp nặng có suy hô hấp thì phải sử dụng liệu pháp oxy, hút thông đường hô hấp trên, dùng thuốc giãn phế quản đường khí dung, truyền nước, điện giải theo nhu cầu cơ thể bù lượng thiếu hụt. Nếu những biện pháp trên không cải thiện tình trạng suy hô hấp thì phải tiến hành đặt nội khí quản và các biện pháp hô hấp hỗ trợ khác. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có biểu hiện viêm nhiễm thứ phát, không nên dùng steriod cho trẻ.

Muốn phòng bệnh hiệu quả, các bà mẹ hãy cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 tuổi, không để trẻ bị lạnh, giữ cho môi trường sống của trẻ được trong lành, không cho trẻ tiếp xúc với khói bếp than, khói thuốc lá. Khi đi ra đường nên giữ ấm và bảo vệ đường hô hấp trên cho trẻ, có thể sử dụng nước muối sinh lý 0,9% nhỏ vào mắt, mũi trẻ sau khi đi chơi về. Những trẻ bị các bệnh tim, phổi bẩm sinh càng đặc biệt lưu ý. Nếu trẻ có những biểu hiện bệnh như: sốt, ho, khó thở cần đưa ngay trẻ đến các chuyên khoa hô hấp để được điều trị đúng.

Giải pháp khi trẻ bị viêm đường hô hấp

Thời tiết thay đổi chuyển mùa khiến con bạn dễ mắc các bệnh về hô hấp như sổ mũi, viêm họng, ho, viêm phế quản, đặc biệt là với trẻ có tiền sử bệnh hô hấp.

Phụ huynh nên biết cách phân biệt triệu chứng một số bệnh hô hấp để chữa trị kịp thời. Tham khảo các bệnh hô hấp thường gặp và triệu chứng đi kèm ở bảng sau.

trẻ bị viêm đường hô hấp trên 2

Khi bé có những biểu hiện sốt cao, ho nhiều (có đờm xanh, vàng), thở khó, bỏ ăn bỏ bú hoặc quấy khóc nhiều, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để được chuẩn đoán và điều trị đúng bệnh.

Khi trẻ bị viêm đường hô hấp với các bệnh nêu trên, bố mẹ nên cho trẻ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ; cho trẻ ăn uống bình thường khi bị bệnh, tránh kiêng cữ thái quá; tăng cường rau xanh và nước, nước hoa quả cho trẻ; dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi và làm sạch, thông mũi trước khi cho bé ăn, bú; giữ ấm cổ cho trẻ. Nếu bé ốm mà phải dùng kháng sinh, nên bổ sung kết hợp với những thực phẩm chức năng giúp tăng sức đề kháng, giúp trẻ nhanh phục hồi trong và sau ốm.

Bố mẹ không nên tự ý đi mua thuốc theo sự chỉ bảo của người không có chuyên môn; tự ý cho trẻ sử dụng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ; dùng nước đá hoặc nước lạnh để làm hạ nhiệt cho trẻ vì nước quá lạnh sẽ làm cản trở sự thoát nhiệt của trẻ, trẻ sẽ sốt cao hơn, nguy hiểm hơn; đưa trẻ tới những nơi đông người trong mùa dịch bệnh; cho trẻ ra đường những ngày có thời thiết thay đổi. Các thành viên trong gia đình cũng không nên hút thuốc lá để giữ nhà ở luôn thông thoáng, sạch sẽ.

Trẻ bị viêm khí quản nhánh

Viêm khí quản nhánh cấp tính là do các loại virus hoặc vi khuẩn gây nên, có khi có thể là lây nhiễm hỗn hợp. Viêm khí quản nhánh cấp tính có biểu hiện chủ yếu là ho, ban đầu là ho khan, dần dần có đờm, trẻ lớn tuổi hơn có thể ho ra đờm đặc, có khi kèm theo sốt, nhưng không có hiện tượng khó thở. Triệu chứng toàn thân trẻ nhỏ khá nặng, đa số là sốt, kèm theo triệu chứng đường tiêu hóa như nôn, đi ngoài. Nghe âm thanh thở vùng phổi có tiếng thở ho, hoặc tiếng thở không cố định.

Ho do viêm khí quản nhánh mạn tính kéo dài, thường phát tác nhiều lần, nhiều ngày không khỏi, ho sáng tối, ban đêm buồn bực. Trong thời kỳ phát tác cấp tính có thể sốt, ho có đờm nhưng lượng không nhiều. Quá trình bệnh kéo dài nên tình trạng sức khỏe nói chưng tương đối kém. Viêm khí quản nhánh mạn tính ít gặp ở thời kỳ trẻ nhỏ. Vậy nên cần tăng cường rèn luyện thân thể cho trẻ để, tăng cường sức đề kháng. Cần chú ý khi khí hậu thay đổi, giữ gìn không khí, trong phòng thoáng gió, mùa thu và mùa đông phải chú ý giữ ấm vùng vai, ngực, bụng, phòng chống bị lạnh và cúm. Thời kỳ phát bệnh ăn uống nên thanh đạm, chú ý nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn ít mỡ béo và đồ ngọt.

Phòng chống viêm khí quản nhánh cấp tính ở trẻ em trước tiên cần chú ý cách ly đường hô hấp, giảm lây nhiễm kế tiếp, đồng thời giữ không khí trong nhà trong lành, thường xuyên thay đổi tư thế trẻ để có lợi cho việc thải chất bài tiết đường hô hấp.

Phình to khí quản nhánh

Chứng phình to khí quản nhánh là chỉ triệu chứng khí quản nhánh phình to và biến dạng do chứng viêm của khí quản nhánh và các tổ chức xung quanh nó, làm tổn hại thành khí quản nhánh. Có nhiều nguyên nhân, ngoài nhân tố bẩm sinh như xương mềm, khí quản nhánh phát triển thiếu và cơ thịt thành khí quản nhánh và xơ đàn hồi kém phát triển, đa số là do quá trình nuôi dưỡng sau này gây nên. Thường do trẻ lúc nhỏ mắc bệnh như sởi, ho gà, viêm khí quản nhánh mao mạch, hen khí quản nhánh, kết hạch, tắt nghẽn khí quản nhánh do chất lạ, cảm cúm và viêm phổi nặng đến lúc trưởng thành gây nên chứng phình to khí quản nhánh.

Vậy nên , để đề phòng chứng phình to khí quản nhánh, từ khi trẻ còn nhỏ, thường xuyên cho trẻ hoạt động ngoài trời, rèn luyện thân thể, tăng cường thể chất, tiêm chủng đúng lúc, đề phòng các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính như sởi và ho gà. Đặc biệt là đối với trẻ suy dinh dưỡng, bệnh gù, cần đề phòng lây nhiễm đường hô hấp. Khi phát hiện mắc bệnh sởi, ho gà, hen khí quản nhánh, kết hạch phổi và viêm phổi nặng thì càng phải tích cực chữa trị. Trẻ được chẩn đoán chính xác là phình to khí quản nhánh thì nên chú ý kết hợp lao động và nghỉ ngơi, đề phòng mệt mỏi quá độ, đặc biệt cần đề phòng lây nhiễm đường hô hấp và vùng phổi.

Trên đây là tổng hợp thông tin tất cả các trường hợp viêm nhiễm đường hô hấp dưới ở trẻ nhỏ. Hy vọng giúp các mẹ có phương pháp điều trị phù hợp cho bé cưng mau hết bệnh.

Xem thêm các bài viết về trẻ bị viêm đường hô hấp

Leave a Reply