Lịch tiêm chủng theo chuẩn WHO và những vắc xin cần chủng ngừa ngoài lịch tiêm chủng mở rộng

Lịch tiêm chủng theo chuẩn WHO và những vắc xin cần chủng ngừa ngoài lịch tiêm chủng mở rộng

Từ lúc chào đời, hệ miễn dịch của bé vẫn còn non nớt và chưa phát triển toàn diện, nên bé có thể mắc phải một số bệnh mà người lớn chúng ta có thể vượt qua. Vắc xin phát huy tác dụng qua việc tạo một lượng Protein (kháng nguyên) của một số loại bệnh, vừa đủ để kích thích cơ thể sản sinh các kháng thể mà không gây nhiễm bệnh. Con bạn nhờ vậy sẽ có sức đề kháng tự nhiên cần thiết để tự bảo vệ khi tiếp xúc với các căn bệnh thực sự trong tương lai. Sau đây, Blog Mẹ Xuka sẽ tổng hợp các thông tin liên quan đến vắc xin chủng ngừa cho trẻ từ sơ sinh đến 2 tuổi theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế Giới. Chích ngừa vắc xin cho trẻ sơ sinh (tiêm càng sớm càng tốt sau khi sinh): + Lao(BCG) : tiêm 1 mũi, tiêm ở vai trái + Viêm gan B mũi 1 (tốt nhất là 24h sau sinh), mũi này thường được tiêm trong bệnh viện sau khi bé vừa sinh. Chích ngừa vắc xin cho trẻ 2 tháng tuổi: chích ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, Hib mũi 1 và viêm gan siêu vi B mũi 2. + Tiêm ngừa vacxin 6 trong 1 (Infanrix hexa – Bỉ) bao gồm 6 thành phần là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan siêu vi B và các bệnh gây ra do vi khuẩn Haemophilus influenzase (Hib) đặc biệt là viêm màng não mủ trong một mũi tiêm. + Trong trường hợp vắc xin 6 trong 1 hết, phụ huynh có thể thay thế bằng 1 trong 2 liều vắc xin tổng hợp 5 trong 1 sau:    1/ Vacxin 5 trong 1 dịch vụ (pentaxim – Pháp) là vaccine tổng hợp phòng 5 bệnh: bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và phòng nhiễm khuẩn xâm lấn do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp b (viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết…) ở trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên. Trẻ cần bổ sung liều vắc-xin viêm gan B đơn sau khi tiêm Pentaxim. 2/ Vacxin 5 trong 1 trong chương trình tiêm chủng mở rộng (Quinvaxem – Hàn Quốc) là vaccine tổng hợp phòng 5 bệnh gây nguy hiểm cho trẻ gồm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và các bệnh gây ra do vi khuẩn Haemophilus influenzase (Hib) đặc biệt là viêm màng não mủ trong một mũi tiêm, trừ bại liệt. Vì vậy, nếu trẻ tiêm văc-xin này thì sẽ được bổ sung bằng liều vắc-xin uống để ngừa bại liệt (DPT). + Trẻ từ 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi nên cho uống vắc xin ngừa tiêu chảy cấp do rotavirus. Vắc xin Rotarix uống liên tục 2 liều, mỗi liều cách nhau tối thiểu 4 tuần. Sau 6 tháng tuổi, vắc xin Rotarix sẽ không còn tác dụng. + Trẻ từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi có thể tiêm thêm […]

Đọc toàn bài

Vacxin phế cầu khuẩn phòng ngừa các bệnh viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não cho trẻ dưới 2 tuổi

Vacxin phế cầu khuẩn phòng ngừa các bệnh viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não cho trẻ dưới 2 tuổi

Viêm phổi là bệnh phổ biến ảnh hưởng khoảng 450 triệu người trên khắp toàn cầu. Đây là căn bệnh gây tử vong ở mọi nhóm tuổi với số ca lên đến 4 triệu người, chiếm 7% dân số thế giới mỗi năm. Tỉ lệ này lớn nhất ở trẻ dưới 5 tuổi, và người già hơn 75 tuổi. Viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong hành đầu trong trẻ em ở các nước có thu nhập thấp. Nhiều trong số các ca tử vong này xảy ra trong thời kỳ sơ sinh. WHO ước tính cứ một trong 3 trẻ sơ sinh chết vì viêm phổi. Khoảng nửa trong số các ca tử vong này có thể ngăn chặn được, vì chúng có thể gây ra bởi vi khuẩn, nếu tác nhân này thì ta có thể dùng vắc-xin để giảm thiểu. Mời các bạn theo dõi bài viết sau để hiểu thêm về phế cầu khuẩn và vacxin phòng ngừa phế cầu khuẩn gây bệnh viêm phổi, viêm tai giữa ở trẻ nhỏ. Bệnh phế cầu khuẩn là gì? Bệnh phế cầu khuẩn do các vi khuẩn (mầm bệnh) gây ra có thể gây nhiễm trùng cho phổi (viêm phổi), cho máu (nhiễm trùng máu), và màng bao bọc não (viêm màng não). Bệnh thường có khả năng khởi phát vào mùa đông và mùa xuân, nhưng có những trường hợp là quanh năm. Các triệu chứng thông thường nhất là ớn lạnh, sốt, đau ngực, thở hổn hển, và ho nhiều. Nhiều người còn bị nôn mửa hay lên cơn động kinh. Hàng năm, tại Mỹ, có hàng ngàn người lớn tuổi bị tử vong do bệnh phế cầu khuẩn gây ra. Phế cầu khuẩn có thể gây những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng như: Viêm phổi, viêm tai giữa Nhiễm trùng huyết Viêm màng não Mức độ nguy hiểm của bệnh nhiễm trùng do phế cầu khuẩn xâm lấn ở trẻ nhỏ Phế cầu khuẩn (S. pneumoniae) là nguyên nhân hàng đầu gây ra những bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi hay viêm tai giữa cấp v.v. ước tính nửa triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi năm trên toàn thế giới do phế cầu. Những người mắc bệnh phế cầu khuẩn có tỷ lệ tử vong do viêm phổi là 5%, nhiễm trùng huyết  20%, và viêm màng não là 30%. 1/ Viêm màng não do phế cầu là bệnh lý đáng lo ngại ở trẻ nhỏ với 83% trường hợp thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Hậu quả của viêm màng não do phế cầu có thể rất trầm trọng: tỉ lệ tử vong tại các nước đang phát triển thuộc châu Á, châu Phi là trên 50% trong tổng số trẻ mắc bệnh, ngoài ra trong số xấp xỉ 30-50% có thể qua khỏi cơn nguy hiểm nhưng phải chịu đựng những di chứng lâu dài có thể gây tàn tật như bị điếc, mù, […]

Đọc toàn bài

Trẻ bị táo bón kéo dài, kèm chảy máu – Nguyên nhân và điều trị tận gốc như thế nào?

Trẻ bị táo bón kéo dài, kèm chảy máu – Nguyên nhân và điều trị tận gốc như thế nào?

Táo bón là một chuyện đau đầu của rất nhiều mẹ trẻ hiện nay. Trẻ thường xuyên bị táo bón kéo dài sẽ dễ rơi vào tình trạng biếng ăn, chậm lớn, còi xương, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, do táo bón khiến mỗi lần bé đi ngoài đều rất đau, khiến bé sợ đau lại càng không dám đi khi có cơn. Tình trạng lẩn quẩn khiến cho bệnh không thể trị dứt điểm mà cứ hay tái đi tái lại. Bài viết sau đây, Mẹ Xuka đã tổng hợp nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các Mẹ hãy cùng theo dõi nhé. Dấu hiệu khi trẻ bị táo bón Táo bón rất dễ phát hiện ra nếu như người mẹ biết cách quan tâm, theo dõi tới việc đi đại tiện của trẻ. Trẻ có thể bị táo bón là khi trẻ đại tiện dưới 2 lần đại tiện/ngày đối với trẻ sơ sinh, dưới 3 lần đại tiện/tuần (trên 2 ngày/lần) với trẻ đang bú mẹ, dưới 2 lần đại tiện/tuần (trên 3 ngày/lần)với trẻ lớn. Trong trường hợp thấy trẻ đi ngoài phân rắn, có khi thành viên như phân dê, trẻ phải rặn thì lúc đó bạn nên nghĩ ngay đến việc trẻ đã bị táo bón. Táo bón nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng, chướng bụng, đầy hơi, ăn khó tiêu, nôn trớ. Những chất độc trong phân cần được thải ra ngoài hàng ngày bị tích lại trong ruột có thể bị hấp thu trở lại trong máu gây hại cho sức khoẻ của trẻ. Có thể trẻ bị táo bón trong vài ngày hoặc vài tuần và thường được gọi là táo bón cấp tính nhưng trẻ cũng có thể bị táo bón kéo dài, lâu hơn đến vài tháng. Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón Nếu bé gặp khó khăn khi đi tiêu, đau rát và khóc nức nở, nhất là khi khoảng cách giữa 2 lần đại tiện quá xa nhau, thường là trên 3 ngày thì đó cho thấy trẻ bị táo bón rồi đó mẹ ạ. Ngoài các lý do liên quan đến thuốc và bệnh lý, đa số bé bị táo bón liên quan đến việc ăn uống, sinh hoạt hoặc yếu tố tâm lý. Có 3 nguyên nhân chính dẫn tới việc táo bón ở trẻ:  – Nguyên nhân do tổn thương thực thể ở đường tiêu hoá, loại này hiếm gặp thường chỉ chiếm 5% trong các nguyên nhân gây táo bón, đó là các dị tật bẩm sinh: Phình to đại tràng (bệnh Hipschsprung), bệnh suy giáp trạng (bệnh Myxoedeme) khi mắc các bệnh này trẻ thường bị táo bón rất sớm từ ngay sau khi đẻ.  – Ngoài ra còn có các nguyên nhân mắc phải như: trẻ bị nứt hậu môn, bị trĩ, nên trẻ đi ngoài bị đau gây co thắt hậu môn. Có thể […]

Đọc toàn bài

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nguyên nhân do đâu? Chế độ dinh dưỡng điều trị bệnh

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nguyên nhân do đâu? Chế độ dinh dưỡng điều trị bệnh

Khi có con, các mẹ thường sẽ quan tâm rất nhiều tới vấn đề dinh dưỡng của con. Nhưng song song đó, việc “đầu ra” của con có đều đặn, màu có đẹp và “đúng chuẩn” hay không cũng là một vấn đề đau đầu của các mẹ trẻ. đã bao lâu rồi con chưa “ra”, hay phân con có nhầy, bọt, chua hay có lẫn máu, mẹ lại đau đầu, đau lòng, đau xót không yên và tìm mọi cách chữa rối loạn tiêu hóa cho con. Nhưng bạn đã hiểu hết về bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ chưa? Phải làm gì để bảo vệ đường ruột cho trẻ? Thế nào biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa? Nhiều bà mẹ “kêu cứu” con bị rối loạn tiêu hóa do bú sữa mẹ, nghi ngờ do mẹ ăn “linh tinh” nên làm “rối loạn” luôn cả sữa mẹ! Trên thực tế, tất cả những gì người mẹ ăn khi qua “bộ máy xử lý tinh vi” của người mẹ sẽ được lọc thành các chất gồm các đạm, mỡ, lactose, vitamin, sắt, muối khoáng, nước và các enzym. Bé bú là uống những chất này nên khó có thể gây rối loạn tiêu hóa cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Chỉ trừ trường hợp trẻ có cơ địa dị ứng sữa bò, nếu mẹ uống sữa bò, sữa qua đường tiêu hóa vẫn còn nguyên, do đó sẽ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Ngay như cụm từ “rối loạn tiêu hóa” cũng là một từ chung chung biểu hiện tiêu hóa không bình thường ở trẻ. Ví dụ, trẻ ói mà không rõ nguyên nhân từ đâu thì kết luận chung là trẻ đang có rối loạn tiêu hóa (rối loạn đường ruột), nhưng nếu trẻ ói mà kèm theo đỏ họng thì có thể kết luận trẻ bị viêm họng… Ở trẻ thường có 4 biểu hiện rối loạn tiêu hóa chính: ói, tiêu chảy, đầy hơi ăn không tiêu và táo bón. Trong trường hợp, trẻ có biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu hóa trên trong 1 – 2 ngày, nhưng trẻ vẫn ăn, chơi, ngủ bình thường, không có triệu chứng của bệnh lý khác kèm theo thì cha mẹ có thể yên tâm là trẻ vẫn khỏe mạnh, không có bệnh gì. Sau đó, cơ thể trẻ sẽ tự điều chỉnh và hồi phục. Các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý, các bệnh ở đường tiêu hóa rất dễ nhầm lẫn với nhau và nhẫm lẫn với các bệnh khác vì cơ thể cũng biểu hiện bằng các triệu chứng đã kể ở trên, nên nếu không phát hiện kịp thời có thể sẽ nguy hiểm. Ví dụ, nếu triệu chứng ói, tiêu chảy có kèm theo sốt, ho, chảy mủ tai thì có thể trẻ đang mắc bệnh viêm tai giữa cấp hoặc có biến chứng viêm màng não. Trẻ bị viêm phổi nặng, ngoài sốt, ho, thở mệt […]

Đọc toàn bài

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tim mạch

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tim mạch

Người mắc bệnh tim mạch nên ăn gì và không nên ăn gì ? Bệnh tim là một thuật ngữ để chỉ nhiều loại bệnh khác nhau liên quan đến tim, ví dụ như bệnh tim mạch vành, bệnh cơ tim, suy tim, thiếu máu cục bộ, … Tim là bộ phận rất quan trọng, chịu trách nhiệm bơm máu đi khắp cơ thể để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho hoạt động của tất cả các cơ quan. Thực tế do nhiều nguyên nhân, hoạt động của tim có thể gặp một số trục trặc khiến cho hiệu quả hoat động không cao và sinh ra nhiều thể bệnh từ đơn giản đến phức tạp, trong đó có cả những thể bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Để đảm bảo một trái tim khỏe mạnh và ngăn ngừa, điều trị các bệnh về tim, mỗi người nên duy trì lối sống khoa học với chế độ thể dục thể thao và ăn uống sao cho hợp lý. Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, nguồn thực phẩm từ thực vật, đặc biệt là các loại hạt, đậu, trái cây, rau quả…có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của con người, giúp làm giảm nguy cơ và đặc biệt tốt cho người bệnh tim. Chuối và các loại hoa quả thay thế như cam, quýt, dưa đỏ Chuối cũng nhiều loại hoa quả khác chứa khá nhiều kali, đây là một loại khoáng chất có lợi, giúp hạ huyết áp, duy trì ổn định áp lực dòng máu và hoạt động của tim. Ngoài ra, chuối còn chứa chất xơ giúp làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu, là nguy cơ gây ra các bệnh về tim mạch. Đậu nành Các loại đậu, đặc biệt là đậu nành có chứa nhiều protein, vitamin, axit béo bão hòa omega – 3 và các loại khoáng chất…có tác dụng rất tốt trong điều hòa nhịp tim, cân bằng huyết áp, duy trì các chỉ số ổn định về đường huyết và hàm lượng cholesterol trong máu, từ đó giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh tim hiệu quả. Nguồn thực phẩm này hoàn toàn có thể thay thế cho thịt đỏ trong khẩu phần ăn của những người bị bệnh tim mạch. Ngũ cốc Ngũ cốc nói chung, các loại yến mạch nói riêng không chỉ có tác dụng làm đẹo mà còn là nguồn thực phẩm tuyệt vời giúp cải thiện sức khỏe và bệnh tình của người bị bệnh tim. Lượng dưỡng chất và chất xơ quan trọng trong các loại ngũ cốc giúp điều hòa cholesterol và giảm mỡ máu, đồng thời chúng còn cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin B quan trọng. Các loại rau xanh Rau xanh luôn là một thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày giúp ngăn ngừa lão hóa và phòng chống nhiều loại bệnh. Đặc biệt các loại cải sẽ giúp cải thiện […]

Đọc toàn bài

Sóng wifi ảnh hưởng nguy hiểm lên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà ba mẹ cần biết

Sóng wifi ảnh hưởng nguy hiểm lên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà ba mẹ cần biết

Trong thời đại công nghệ phát triển, hầu như mỗi gia đình đều sắm cho mình các thiết bị di động kèm bắt sóng wifi để phục vụ nhu cầu làm việc và giải trí của mình. Tuy nhiên, theo những nghiên cứu của các nhà khoa học thì sóng wifi không vô hại như mọi người lầm tưởng mà ngược lại, chúng có những ảnh hưởng rất nguy hiểm lên trí não con người, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mời các bạn theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu thêm tác hại nguy hiểm của sóng wifi. Theo một nghiên cứu vào năm 2007 cho thấy tần số thấp từ sóng điện thoại di động gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Những người tiếp xúc với bức xạ điện từ trong một thời gian dài có thể mất ngủ và thay đổi mô hình sóng não. Các chuyên gia cho rằng ngủ gần chiếc điện thoại trong ngôi nhà hoặc căn hộ có nhiều tín hiệu wifi có thể gây ra chứng mất ngủ mãn tính. Đối với nhiều người, việc thiếu ngủ còn là khởi đầu cho những vấn đề nghiêm trọng khác như sự phát triền của bệnh trầm cảm và cao huyết áp. Nguy hại cho trẻ nhỏ Tiếp xúc với tần số vô tuyến bức xạ phi nhiệt từ wifi và điện thoại di động có thể làm gián đoạn sự phát triển của tế bào, đặc biệt là với thai nhi. Theo một nghiên cứu trên động vật năm 2004 cho thấy những động vật thường xuyên tiếp xúc với sóng wifi có hiện tượng trì hoãn sự phát triển của thận. Theo kết quả nghiên cứu năm 2009 của các chuyên gia người Áo sóng wifi có thể làm gián đoạn sự tổng hợp protein rõ rệt nhất ở các mô sinh trưởng của trẻ em và thanh thiếu niên. Cản trở tăng trưởng Một nhóm học sinh Đan Mạch có hiện tượng mất tập trung sau khi ngủ cùng điện thoại di động. Họ đã thực hiện một thí nghiệm trên vườn cải xoong để kiểm tra tác động của các bộ định tuyến wifi không dây. Một luống cây cải xoong được trồng trong một phòng không có sóng bức xạ wifi và một luống khác được trồng cạnh hai thiết bị định tuyến có phát hành một lượng bức xạ tương đương với một điện thoại di động. Kết quả, những loài thực vật trồng gần với bức xạ nhất không có sự tăng trưởng. Sóng wifi làm giảm hoạt động não bộ của trẻ Cũng tương tự như trường hợp của học sinh trung học Đan Mạch, các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu các tác động của bức xạ đến chức năng não. Nghiên cứu sử dụng công nghệ MRI trong năm 2013 đã cho thấy những người tiếp xúc với bức xạ 4G bị suy giảm hoạt […]

Đọc toàn bài

Giải đáp của bác sĩ về triệu chứng và điều trị bệnh tim mạch

Giải đáp của bác sĩ về triệu chứng và điều trị bệnh tim mạch

  Tổng hợp các thắc mắc và giải đáp của bác sĩ về triệu chứng bệnh tim mạch Những vấn đề trên và những thắc mắc về bệnh tim mạch, căn bệnh đang gia tăng nhanh chóng ở nước ta sẽ được PGS-TS Võ Thành Nhân, Trưởng Khoa Tim mạch học, Bệnh viện Chợ Rẫy, trả lời như sau: DƯƠNG THỊ NGÂN- 241 Lê Thánh Tôn Q1 – 09551919.. – dtngan@ptithcm.edu.vn Tôi 53 tuổi bị mỡ trong máu cao, điều trị nhiều năm không giảm, 2 năm nay lại thêm chứng thiếu máu cơ tim. đã nằm viện 3 lần. Xin bác sĩ cho biết các triệu chứng của bệnh này để liên hệ các triệu chứng đang có, từ thiếu máu qua nhồi máu có nhanh không người ta nói bệnh này không được làm nặng, không được lo âu, không được leo cầu thang – nhưng cả 3 yếu tô trên đều có trong tôi. Tôi đã áp dụng phương pháp đi bộ nhiều năm không ,nhưng mỡ không xuống, tôi chơi cầu lông thì mỡ có giảm, nhưng không biết có ảnh hưởng đến bệnh tim không. Trả lời: Trường hợp mỡ trong máu cao, thuật ngữ chuyên ngành gọi là rối loạn lipid máu, phải điều trị đúng thuốc, đúng liều và lâu dài bệnh mới đỡ. Mặt khác thuốc chỉ có hiệu quả khi chị dùng thuốc liên tục nên một khi ngưng điều trị bệnh sẽ trở lại ngay. Do đó phải uống thuốc lâu dài, “càng lâu càng tốt”. Các biện pháp điều trị không dùng thuốc như ăn kiêng và tập luyện chỉ có giá trị hỗ trợ chứ không thay thế được thuốc. Bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh mạch vành, suy mạch vành, thiểu năng vành là những thuật ngữ khác nhau dùng để chỉ một nhóm bệnh cảnh gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có chung cơ chế sinh lý bệnh học là tình trạng mất cân bằng giữa cung và cầu oxy cho cơ tim (oxy cung cấp cho cơ tim không đủ so với nhu cầu của cơ tim). Do đó không nên làm việc gắng sức quá mức vì trong trường hợp gắng sức quá mức nhu cầu oxy của cơ tim sẽ tăng cao vượt quá mức cung cấp của các động mạch vành (là những động mạch nuôi tim) gây ra triệu chứng đau ngực. Những bệnh cảnh có thể gặp trong bệnh mạch vành là: Không triệu chứng đau ngực nhưng có biểu hiện thiếu máu cục bộ trên các xét nghiệm cận lâm sàng như điện tâm đồ, siêu âm tim, xạ hình tim. Có triệu chứng đau ngực với các đặc điểm điển hình trong đa số các trường hợp là: – Đau vùng giữa ngực, sau xương ức, thường gặp hơn là đau bên trái ngực như nhiều người lầm tưởng (vì nghĩ rằng tim nằm bên trái nên đau do tim phải đau bên ngực […]

Đọc toàn bài

Bệnh lý tim mạch, nguyên nhân và điều trị

Bệnh lý tim mạch, nguyên nhân và điều trị

Các bệnh lý về tim mạch luôn là nguyên nhân gây nên tử vong hàng đầu trên thế giới. Hàng năm, Mỹ tiêu tốn hơn 128 tỉ USD vì bệnh tim mạch. Và cứ 29 giây có thêm 1 người bị bệnh mạch vành và cứ 1 phút là có 1 người chết vì bệnh mạch vành. Trong khi đó, 60 triệu người trưởng thành đang bị bệnh mạch vành do xơ vữa động mạch. Vậy nguyên nhân do đâu khiến chúng ta bị mắc các bệnh lý về tim, mạch và phải điều trị, phòng ngừa bệnh ra sao … mời các bạn theo dõi bài viết sau đây.  Thế nào là bệnh tim, mạch Bệnh tim là một khái niệm rộng được sử dụng để mô tả một loạt các bệnh có ảnh hưởng đến tim, và trong một số trường hợp là các mạch máu. Các bệnh khác nằm trong nhóm bệnh tim bao gồm bệnh của các mạch máu, chẳng hạn như bệnh động mạch vành; vấn đề về nhịp tim (loạn nhịp tim) và khuyết tật tim khi sinh (dị tật tim bẩm sinh). Thuật ngữ “bệnh tim” thường được dùng lẫn lộn với “bệnh tim mạch” – một thuật ngữ thường dùng để chỉ các vấn đề liên quan đến việc thu hẹp hoặc tắc mạch máu có thể dẫn đến cơn đau tim, đau thắt ngực hoặc đột quỵ. Các vấn đề tim, chẳng hạn như nhiễm trùng và các vấn đề ảnh hưởng đến cơ tim, van hay nhịp đập cũng được coi là hình thức của bệnh tim. Bệnh tim là kẻ giết người số 1 trên toàn thế giới kể cả đàn ông và phụ nữ ở Hoa Kỳ. Ví dụ, bệnh tim chịu trách nhiệm cho 40 phần trăm của tất cả các ca tử vong tại Hoa Kỳ, hơn tất cả các dạng bệnh ung thư cộng lại. Nhiều dạng bệnh tim có thể ngăn ngừa hoặc điều trị với sự lựa chọn lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống và tập thể dục. Các triệu chứng của bệnh tim, mạch Triệu chứng bệnh khác nhau, tùy thuộc vào loại bệnh tim. 1. Bệnh tim có triệu chứng gây ra do mạch máu Bệnh tim mạch là do mạch máu bị hẹp, bị tắc hoặc xơ cứng làm cho tim, não  hoặc các bộ phận khác của cơ thể không nhận đủ máu. Triệu chứng bệnh tim mạch có thể bao gồm: Đau ngực (đau thắt ngực). Khó thở. Đau, tê, yếu hoặc lạnh ở chân hoặc cánh tay, nếu các mạch máu ở những bộ phận này của cơ thể bị hẹp. Có thể không được chẩn đoán mắc bệnh tim mạch cho đến khi tình trạng nặng hơn đến mức có một cơn đau tim, đau thắt ngực, đột quỵ, suy tim hoặc tử vong đột ngột. Điều quan trọng là kiểm tra các triệu chứng tim mạch và thảo luận về bất kỳ vấn đề nào với bác […]

Đọc toàn bài

Làm sao phân biệt thịt sạch và thịt bẩn? Cách chọn thịt tươi, ngon cho cả nhà

Làm sao phân biệt thịt sạch và thịt bẩn? Cách chọn thịt tươi, ngon cho cả nhà

Có một câu chuyện rất vui mà Mẹ Xuka đã từng coi trên tivi như sau: một nhà trồng và bán rau thì chỉ cho con ăn toàn thịt là thịt, không có rau; còn một nhà chuyên bán thịt thì trong bữa cơm chỉ toàn rau là rau. Các con trong gia đình phản đối thì bà mẹ mới bảo rằng: nhà mày bán rau, mày thấy mẹ trồng rau thế nào sao mà còn đòi ăn rau? Còn bà mẹ bán thịt thì lại bảo rằng: mày ăn thịt cho chết à??? Chuyện rau bẩn, thịt bẩn là một vấn đề nhức nhối trong xã hội mà ngày ngày báo chí hằng đưa tin để cảnh báo người dân. Cảnh báo thì cảnh báo, phát hiện thì phát hiện mà thịt bẩn và rau bẩn thì cứ nhan nhản, chặn không hết. Vậy để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, các mẹ phải trang bị kiến thức để làm một người tiêu dùng thông minh. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các mẹ phân biệt thịt sạch và thịt bẩn; làm sao chọn thịt tươi ngon cho gia đình. KHÁI NIỆM THỊT LỢN SẠCH THỰC SỰ THEO TIÊU CHUẨN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ CÁCH NHẬN BIẾT THỊT LỢN SẠCH? 1. Thịt lợn sạch đơn giản là thịt con lợn không nuôi bằng cám tăng trọng & không bị tiêm thuốc tạo nạc.  Tết tớ về quê thường thấy các gia đình hay nuôi chung một vài con lợn để giành mổ ăn Tết. Con lợn ở quê ăn cơm thừa canh cặn, thức ăn từ cám ngô, cám gạo (Nói chung là cám công nghiệp chứ không phải cám tăng trọng), được thả cho chạy tung tăng ngoài vườn, ăn rau sạch và uống nước suối. Những chú lợn này thường có trọng lượng không lớn, dao động từ 50-60kg trong thời gian nuôi khoảng 6 tháng đến 1 năm. (Có giống lợn to có thì vẫn có thể nặng tới 100kg). Chúng mang những đặc điểm sau đây: Thịt lợn có lớp bì dầy, lớp mỡ cũng dầy hơn thịt lợn bình thường. Một vài phần như thịt ba chỉ hay thịt mông nhiều mỡ, tuy nhiên khi chế biến thì sẽ thấy sự khác biệt: – Lớp mỡ tuy dày và nhiều nhưng có màu trắng, ăn giòn và không ngấy như thịt mỡ lợn nuôi bằng cám tăng trọng. – Thịt lợn sạch khi luộc nước rất trong, không có váng bẩn, khi rang không ra nhiều nước, không sủi váng, có mùi thơm, thớ thịt nhỏ, thời gian chế biến nhanh hơn. Nếu bát canh có mầu hơi đục, mùi vị hôi, có chấm mỡ li ti có nghĩa đó là miếng thịt kém tươi, bị ôi. Thịt lợn sạch thực sự có thể cảm nhận cảm quan bằng mắt thường về hình thức hay khi sử dụng sản phẩm đã chế biến. 2. Tuy nhiên, có phải cứ thịt lợn […]

Đọc toàn bài

Mẹo đi chợ lựa hải sản tươi, ngon cho các mẹ trẻ

Mẹo đi chợ lựa hải sản tươi, ngon cho các mẹ trẻ

Blog Mẹ Xuka chia sẻ các mẹ các mẹo đi chợ lựa thực phẩm tươi sống để chuẩn bị những bữa ăn ngon và giàu dinh dưỡng cho gia đình mình nhé. Hy vọng qua bài viết này, các chị em sẽ khiến chồng/bố mẹ chồng phải khen ngợi về tài đi chợ của mình đấy nhé. LÀM SAO NHẬN BIẾT VÀ PHÂN BIỆT HẢI SẢN TƯƠI, KHÔNG BỊ BƠM THUỐC Cách chọn mua hải sản tôm, mực, sò, cua, ghẹ tươi ngon mà có thể có một số người vẫn chưa biết, như không nên mua tôm, cua, ghẹ vào các ngày giữa tháng âm lịch vì lúc đó hải sản sẽ không ngon, làm thế nào để nhận biết các loại hải sản bị ươn, không ngon…. Chọn mực tươi ngon Mực tươi có rất nhiều loại khác nhau như mực nang, mực ống, mực sim,… nhưng nếu không biết cách chọn lựa kĩ càng khi đi chợ thì rất dễ mua phải những con đã chết ươn. Đối với mực nang: Bạn nên chọn con to, dày mình, có màu trắng đục, thịt chắc, không bị nát, lớp màng màu nâu bao quanh đều bên ngoài, phần râu mực cứng. Đối với mực ống: Chọn con có lớp thịt màu sáng hơi hồng, đầu vẫn dính chặt vào thân, phần râu mực cứng, túi mực chưa bị vỡ; Không nên chọn những con mực đã chuyển sang màu hơi xanh ngà, thịt nhão, đầu không dính chặt với thân, mùi rất tanh vì đó là những con mực kém tươi rồi đấy nhé. Chọn tôm tươi ngon Tôm ngon thân phải săn chắc, vỏ còn cứng, màu trắng trong chứ không đục hay ngả sang đỏ, vàng. Phần đầu dính chặt vào thân, các càng vẫn còn nguyên, không có mùi tanh, ươn. Bí quyết để phân biệt độ tươi ngon tùy theo từng loại tôm: + Tôm hùm: Những con có càng xanh trong, vỏ tươi bóng là tươi ngon. + Tôm he: Tôm còn nhảy tanh tách, có màu trắng hồng, mắt xanh. + Tôm sú: Có vỏ bóng trơn, sóng giữa thân tôm tươi và trong; Tuyệt đối bạn không nên mua tôm đã chuyên sang màu hồng đậm, đầu và các càng rời khỏi thân, có mùi ươn là tôm đã để lâu dài ăn không ngon mà rất nguy hiểm nữa đấy. Chọn cua tươi ngon Đối với cua: Chị em nên chọn cua có vỏ ngoài màu xám đục, chân và càng khỏe, linh hoạt. Lật ngửa cua lên thấy yếm to là cua nhiều thịt, ấn vào yếm thấy rắn chắc là cua tươi và ngon. Nếu càng cua có xẻ mọng nước là cua xốp, ăn không ngon.   Tóm lại, chọn cua tươi ngon và đảm bảo chất lượng bằng các tiêu chí: Cua phải còn sống. Khi lấy tay ấn vào yếm cua, nếu cứng là cua có nhiều thịt. Lớp vỏ ngoài có màu xám đục, yếm to. Yếm […]

Đọc toàn bài
Page 13 of 17« First...1112131415...Last »