Sơ cứu đúng cách khi trẻ bị hóc dị vật

Hầu như bất cứ bậc phụ huynh nào cũng đã từng trải qua cảm giác thót tim khi con nuốt phải dị vật, bị hóc, nghẹn ở cổ họng. Cách xử lý tình huống khi đó chỉ có thể được thực hiện trong vài phút ngăn ngủi nhưng nếu không biết làm hoặc làm không đúng cách, cha mẹ có thể đẩy con vào tình trạng nguy hiểm tính mạng. Việc sơ cứu vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng tới sự sống còn của trẻ chỉ trong gang tấc bởi nếu không sơ cứu kịp thời, dị vật sẽ chèn ép đường thở, chỉ sau 5 phút sẽ khiến bé bị ngừng thở. 

Những dấu hiệu gợi ý trẻ bị hóc dị vật đường thở gồm: trẻ đang ăn, chơi đột ngột ho sặc sụa, khó thở, trợn mắt, mặt tím tái; Sau đó thở khó, ngưng thở do tắc nghẽn đường thở cấp. Nếu dị vật bít một phần đường thở trẻ sẽ thở rít kèm theo ho rũ rượi, cơn ho dồn dập, mặt đỏ gay.

Nguyên tắc chung khi trẻ bị hóc dị vật đường thở

– Phụ huynh phải thật bình tĩnh để nhận định có phải trẻ bị hóc sặc dị vật đường thở không? Nếu nghi ngờ trẻ bị dị vật đường thở phải nhanh chóng xử trí sơ cứu không để trẻ ngạt thở.

– Nếu trẻ vẫn tỉnh táo, hồng hào, không khó thở, vẫn khóc được nói được thì giữ nguyên tư thế ngồi, nhanh chóng mang đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, nếu đúng dị vật đường thở sẽ lấy ra

– Nếu trẻ có biểu hiện tím tái, khó thở nặng, ngưng thở, không khóc được, không nói được thì sau khi gọi xe cấp cứu, cần phải tiến hành thủ thuật can thiệp kịp thời trong thời gian đợi xe tới.

– Khi trẻ bị hóc dị vật, tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ, tránh nguy cơ làm dị vật vào sâu hơn, hay có thể làm trầy xước, chấn thương vùng hầu họng của trẻ.

Sơ cứu đúng cách khi trẻ bị hóc dị vật

Để có thể tống xuất dị vật ra khỏi đường thở phụ huynh có thể áp dụng những phương pháp sau:

1. Đối với trẻ dưới 2 tuổi bị hóc dị vật, dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực:

– Dùng ngón tay trỏ cho vào trong cổ họng của bé, nhấn lưỡi để gây nôn nếu vật đã rơi quá sâu.

– Vỗ lưng: Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay trái và giữ chặt đầu và cổ bằng bàn tay trái. Dùng gót tay phải vỗ năm cái thật mạnh vào lưng trẻ ở giữa khoảng hai bả vai. Sau đó lật ngửa trẻ sang tay phải, nếu thấy trẻ còn khó thở, dùng hai ngón tay trái ấn mạnh năm cái ở vùng nửa dưới xương ức hoặc dưới đường nối hai vú một khoát ngón tay. Người lớn nên ngồi trên lưng ghế, một chân vắt lên chân kia, để con nằm úp mặt, đầu gối chạm vào dạ dày con, tiến hành vỗ lưng cho con từ dưới lên, khoảng 100 lần/phút.

hai-cach-so-cuu-nhanh-khi-tre-bi-hoc-di-vat-cha-me-can-biet

– Ép ngực: Nếu dùng phương pháp vỗ lưng mà dị vật chưa thoát ra ngoài cần tiến hành ngay phương pháp ép ngực: Để trẻ nằm ngửa dọc theo cẳng tay theo tư thế cổ ngửa, đầu thấp. Đặt 3 ngón tay dọc theo xương ức bắt đầu từ điểm giao nhau giữa xương ức và đường ngang qua 2 núm vú, sau đó rút một tay sát điểm giao nhau, dùng hai ngón còn lại ấn vừa phải 5 lần theo hướng từ ngoài vào trong và từ dưới lên trên.

hai-cach-so-cuu-nhanh-khi-tre-bi-hoc-di-vat-cha-me-can-biet (1)

– Luân phiên vỗ lưng và ấn ngực (khoảng 5 – 6 lần) cho tới khi dị vật được tống ra khỏi đường thở.

– Đối với trẻ dưới 1 tuổi bị hóc dị vật: ba mẹ có thể trực tiếp cầm hai chân con hướng xuống đất, nắm tay rỗng vỗ vào lưng để dị vật bắn ra ngoài.

hai-cach-so-cuu-nhanh-khi-tre-bi-hoc-di-vat-cha-me-can-biet 5

2. Đối với trẻ trên 3 tuổi, áp dụng phương pháp Helmich:

– Trường hợp trẻ còn tỉnh
Để cho trẻ đứng. Người sơ cứu đứng phía sau lưng hoặc quỳ gối, choàng 2 tay ra phía trước ngang thắt lưng. Một tay nắm thành nắm đấm, một tay chồng lên tay còn lại (lòng bàn tay này úp xuống), đặt ngay vào vị trí ở vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Giật lên thật mạnh và đột ngột theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên, liên tục 4-5 cái. Nếu chưa hóc dị vật ra thì có thể lặp lại biện pháp này từ 6 đến 10 lần.
hai-cach-so-cuu-nhanh-khi-tre-bi-hoc-di-vat-cha-me-can-biet 4
– Trường hợp hôn mê, bất tỉnh
Đặt trẻ nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, tựa hai chân hai bên đùi trẻ. Gót một bàn tay đặt trên xương ức trẻ, gót bàn tay kia đặt lên bàn tay trên xương ức, các ngón của bàn tay đan với nhau. Ép ngực mạnh và nhanh thành ngực lún 5cm, nhịp độ ấn ngực 100 lần/phút. Thực hiện luân phiên liên tục 2 lần thổi ngạt, 30 lần ép ngực càng lâu càng tốt cho đến khi trẻ tự thở lại.
Trong tình huống bệnh nhân hôn mê và không thở được thì trước tiên phải bắt đầu bằng hà hơi thổi ngạt. Trùm miệng bạn lên miệng và mũi trẻ, thổi nhẹ nhàng 2 cái, mỗi lần kéo dài 1 giây, tạm dừng giữa 2 lần để thoát khí. Nếu dị vật vẫn chưa ra, trẻ vẫn chưa thở được thì cần thì kết hợp vừa hà hơi thổi ngạt vừa dùng tay ấn, cho đến khi dị vật văng ra hoặc bệnh nhân khóc, thở được, hồng hào hơn.
hai-cach-so-cuu-nhanh-khi-tre-bi-hoc-di-vat-cha-me-can-biet 6
Lưu ý:
– Cha mẹ cần lưu ý, sau các bước sơ cứu, nếu dị vật hóc ra được thì vẫn cần phải mang trẻ đến bệnh viện kiểm tra, đề phòng trường hợp có thể còn sót dị vật.
– Để tránh trường hợp con bị hóc dị vật, cha mẹ nên dạy bé có thói quen tập trung cao độ khi ăn, tránh cười đùa, chạy nhảy, nằm ăn, và luôn để ý tới bé. Tuyệt đối không để bé tự ý bốc đồ ăn khi chưa có sự đồng ý, giám sát của cha mẹ.
1 Comment
Leave a Reply