Sơ cứu vết thương tai nạn thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đúng cách

Trẻ em luôn hiếu động và nghịch ngợm. Cho dù cha mẹ luôn luôn phải để mắt đến bé nhưng chỉ cần một phút lơ là là bé đã có thể gặp các tai nạn từ nhẹ cho đến nặng. Có không ít trường hợp trẻ bị thương, bị tai nạn nhưng vì cha mẹ không biết cách sơ cứu hoặc áp dụng những cách sơ cứu sai lầm khiến cho tình trạng của con lại thêm nguy kịch. Mời các bạn theo dõi bài viết tổng hợp những cách sơ cứu vết thương do các tai nạn thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Xem thêm: Hướng dẫn sơ cấp cứu trong trường hợp trẻ bị hóc dị vật và sơ cứu khi trẻ bị sặc sữa, sặc cháo

1. Sơ cứu vết thương khi trẻ bị bỏng

Rất nhiều cha mẹ khi thấy con bị bỏng đã sử dụng kem đánh răng, mỡ trăn, bơ hay một số thứ khác được nghe truyền miệng lên vết bỏng của con. Hoặc sợ bụi bay vào vết bỏng đã lấy khăn mềm sạch che lên chỗ bị thương, điều này là hoàn toàn sai lầm vì lông trên khăn hay vải mền sẽ bám vào bề mặt vết bỏng và đây mới chính là nguyên nhân gây nhiễm trùng.

Việc nên làm:

– Khi trẻ bị bỏng nhẹ, người lớn phải càng nhanh càng tốt ngâm, dội nước lã sạch để hạ nhiệt độ ngay tức thì chỗ bỏng của con để làm dịu cơn đau cho bé. Sau đó, bôi thuốc trị bỏng.

– Trong trường hợp trẻ bị bỏng ở mắt, miệng hay bộ phận sinh dục, phải ngay lập tức đưa con đến cơ sở y tế gần nhất dù trẻ chỉ bị bỏng nhẹ. Nếu vết bỏng rộng hơn 1 bàn tay, bị phồng giộp hay kéo theo sốt, mẹ cũng nên xử trí tương tự.

– Ngoài ra, mẹ không được chọc vỡ các nốt phồng giộp hoặc tự gỡ những thứ bị dính trên vết bỏng ra khỏi người con mà nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý.

2. Cấp cứu trong trường hợp trẻ bị điện giật

huong-dan-so-cuu-khi-tre-bi-dien-giat

Trẻ con rất hiếu động và tò mò. Trong khi chơi đùa chúng rất hay sờ vào các thiết bị sử dụng điện như tủ lạnh, nồi cơm, quạt … Điều này rất nguy hiểm nếu như nguồn điện bị hở khiến trẻ bị điện giật.

Trường hợp trẻ ngưng tim, ngưng thở, cần nhanh chóng tiến hành thổi ngạt và ấn tim.

– Trước hết cần phải bình tĩnh, kêu mọi người xung quanh giúp đỡ và đừng hốt hoảng.

– Ngắt ngay nguồn điện bằng cách tắt công tắc, ngắt cầu dao điện hoặc rút phích cắm điện. Nếu không với tới được công tắc, cầu dao điện thì phải đứng trên vật khô cách điện dùng cây, cán chổi, hay chiếc ghế đẩu đẩy tay, chân người bị nạn ra khỏi nguồn điện.

– Nếu trẻ còn tỉnh: an ủi trẻ để trẻ yên tâm. Nếu thấy trẻ bất tỉnh, cần kiểm tra nhịp thở, mạch đập và tiến hành cấp cứu thổi ngạt ấn tim khi có ngưng thở ngưng tim vì ngoài tổn thương bỏng điện tại chỗ, dòng điện còn có thể đi qua tim phổi gây ngừng tim ngừng thở. Khi thấy trẻ ngừng thở ngừng tim phải tiến hành hà hơi thổi ngạt – ép tim ngoài lồng ngực: làm ngay theo các bước sau, phải kiên trì, không được vận chuyển đi nơi khác khi trẻ chưa tỉnh.

+ Vỗ mạnh 3 – 5 cái vùng ngực. Đặt trẻ lên nền cứng (ván cứng, mặt đất), nới lỏng quần áo và các thứ chằng buộc trên người làm cản trở hô hấp.

+ Hà hơi thổi ngạt: Quỳ hoặc đứng bên trái ngang đầu trẻ. Bàn tay trái đặt sau gáy, nâng nhẹ cổ và banh miệng. Bàn tay phải đặt ở trán làm ngửa đầu, ngón cái và ngón trỏ bịt mũi nạn nhân.

+ Ngẩng đầu hít một hơi thật sâu, cúi đầu áp miệng của mình sát miệng nạn nhân sao cho không có kẽ hở đồng thời mắt nhìn ngực nạn nhân. Dùng sức hà hơi trong phổi mình vào miệng nạn nhân tới khi ngực nạn nhân nhô lên. Sau đó, ngẩng đầu lên hít sâu một hơi để hà tiếp theo. Thổi nhanh 5 lần liên tiếp.

+ Những lần sau, cứ hà hơi 1 lần lại ép tim 5 lần. Với trẻ nhỏ tránh thổi quá mạnh làm vỡ phổi.

– Đưa trẻ đến cơ sở y tế.

3. Trẻ bị chảy máu cam

cach-so-cuu-dung-voi-nhung-tai-nan-tre-thuong-gap-p1

Chảy máu mũi là hiện tượng rất hay gặp ở trẻ nhỏ, thường là các dạng chảy máu nhẹ. Mọi người thường gọi hiện tượng này là chảy máu cam.

Khi trẻ bị chảy máu mũi, điều quan trọng là bố mẹ phải bình tĩnh vì lúc đó trẻ sợ hãi, khóc lóc càng khiến máu chảy ra nhiều hơn. Thường thì máu mũi sẽ tự ngừng chảy trong khoảng 10 phút và lượng máu bị mất cũng không đáng kể. Cha mẹ có thể hạn chế máu mũi chảy bằng cách để trẻ ngồi dậy, đầu hơi cúi về phía trước, không nên ngả người về phía sau giúp trẻ khỏi nuốt máu mũi vào cổ.

Nếu trẻ đã lớn nên bảo trẻ thở bằng miệng, sau đó dùng tay kẹp chặt 2 bên cánh mũi, ngay đoạn dưới xương sụn mũi trong vòng 5-10 phút. Máu mũi vẫn chảy tiếp có nghĩa là bạn bóp cánh mũi của trẻ chưa đúng chỗ, cần phải bóp lại một lần nữa.

Nếu máu tiếp tục chảy quá 15 phút hoặc khi cha mẹ thấy con đã nuốt quá nhiều máu chảy xuống họng, phải lập tức đưa con đến cơ sở y tế gần nhất.

4. Trẻ bị gãy răng vĩnh viễn phải làm sao

Khi trẻ gặp tai nạn bị gẫy chiếc răng vĩnh viễn, nếu biết cách sơ cứu, cha mẹ hoàn toàn có thể trồng lại chiếc răng đó cho con.

Đầu tiên, người lớn hãy đặt trẻ ở tư thế sao cho máu trong miện không làm tắc đường thở của trẻ, tuân thủ các biện pháp phòng ngừa cơ bản và cầm máu.

Cố gắng tìm chiế răng bị gãy. Khi tìm được, đừng cầm chiếc răng gãy ở phần chân răng. Nếu thấy chiếc răng bị bẩn, cha mẹ cũng đừng nên cọ rửa mạnh chiếc răng bị gãy, chỉ cần rửa qua bằng nước thật nhẹ nhàng là được.

Nếu trẻ đã lớn và biết hợp tác, hãy nhẹ nhàng đặt răng và lại hốc răng, bảo trẻ giữ chiếc răng đã gãy ở đúng vị trí bằng ngón tay hay khăn giấy sạch.

Nếu trẻ khó chịu và không hợp tác, hãy bỏ chiếc răng bị gãy vào một ly sữa rồi đem đến bệnh viện cùng với nạn nhân. Có thể sẽ còn cơ hội trồng lại chiếc răng đó. Nếu không có sữa thì có thể bọc răng trong một miếng vải ướt.

Để có kết quả tốt nhất trẻ cần phải được nha sĩ thăm khám trong vòng 1 giờ sau khi răng bị gãy.

5. Khi trẻ bị dập ngón tay, ngón chân

cach-so-cuu-dung-voi-nhung-tai-nan-tre-thuong-gap-p1 (1)

Trong các chấn thương ở bé, dập ngón tay/ngón chân là dạng khá phổ biến. Bé vô tình dập cửa vào ngón tay hoặc bị các vật nặng (như cuốn sách, đồ gỗ, dụng cụ gia đình, đồ chơi lớn…) rơi xuống bàn chân. Người lớn có thể thực hiện một số động tác sơ cứu đơn giản mà hiệu quả như sau:

– Nâng cao vùng bị tổn thương để giảm đau và phù nề

Đây là việc quan trọng nhất cần làm trong vòng 48 tiếng đầu. Ngay sau khi phát hiện bé bị dập ngón tay (ngón chân), hãy đặt bé ngồi trên ghế hay ngồi lòng mẹ. Dùng chăn (hoặc gối) kê cao bàn tay (hoặc bàn chân) bị thương của bé. Những giờ sau đó, thường xuyên cho bé ngồi (hoặc nằm) ở tư thế bàn tay (bàn chân) bị thương cao hơn tầm trái tim.

– Chườm đá

Dùng túi nylon đựng đá lạnh (hoặc một túi rau quả đông lạnh sạch, có sẵn trong ngăn đá) chườm lên vùng tổn thương. Bọc túi đá lạnh trong một chiếc khăn bông mỏng. Giữ túi chườm trên vùng tổn thương trong vòng 20 phút. Thực hiện điều này đều đặn mỗi 1-2 tiếng trong vòng 24 tiếng đầu; sau đó, làm 3-4 lần trong ngày thứ 2.

Nếu không có túi chườm, có thể đổ nước vào một bát to, thêm vào đó một ít đá lạnh rồi nhúng toàn bộ bàn tay (bàn chân) bé vào ngâm. Bé có thể cảm thấy khó chịu ở thời điểm hiện tại, nhưng phương pháp này về lâu dài sẽ giúp giảm phù nề và giảm đau rất hiệu quả.

– Giảm đau

Dập ngón tay/ngón chân khiến bé hết sức đau đớn. Đó là do khu vực này tập trung rất nhiều đầu mút dây thần kinh và các cơ quan cảm thụ. Cho bé uống thuốc giảm đau (paracetamol, ibuprofen) theo đúng chỉ dẫn. Thuốc không những giúp bé bớt đau mà còn làm giảm tình trạng viêm.

Nghe nhạc (hoặc xem bộ phim hoạt hình) yêu thích cũng giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Với những bé đã lớn, việc tập trung ý nghĩ, hít thở sâu và đều cũng giúp cải thiện tình hình.

– Kiểm tra dấu hiệu gãy xương

Trước khi đi khám bác sĩ, hãy theo dõi bé trong vòng vài giờ đồng hồ tại nhà.

6. Khi con uống nhầm thuốc/ ngộ độc thuốc

Khi biết con bị ngộ độc thuốc cần giữ trẻ ở tư thế ngồi hoặc đứng để các chất trong dạ dày không trào lên thực quản. Không đặt trẻ ở tư thế nằm.

Nếu đang còn tỉnh, bất kể là đã uống nhầm loại gì cũng cần nhanh chóng gây nôn bằng cách móc họng. Khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ. Đồng thời, cho trẻ uống nhiều nước ấm rồi lại tiếp tục móc họng gây nôn nhằm rửa sạch dạ dày, giải độc ra khỏi cơ thể, giảm bớt tác hại của thuốc hay hóa chất. Trong trường hợp bé hôn mê, co giật thì không nên gây nôn.

Sau sơ cứu ban đầu cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới bệnh viện ngay để được các bác sĩ tiếp tục cấp cứu, giải độc. Mang theo vỏ loại thuốc hoặc chai hóa chất mà người bệnh đã uống nhầm để các bác sĩ có hướng xử lý kịp thời và chính xác.

7. Trẻ uống nhầm hóa chất 

Các loại hóa chất thường gây nên ngộ độc cho trẻ như thuốc diệt côn trùng (muỗi, gián, mối…), thuốc cọ sàn, thông tắc nhà vệ sinh, dầu hỏa, luyn, xăng…, thậm chí cả thuốc chữa bệnh. Sự lơ là, bất cẩn của người lớn không chỉ khiến trẻ bị ngộ độc các loại hóa chất tẩy rửa, thuốc độc mà nguy cơ ngộ độc các loại hóa chất tiềm ẩn ngay từ trong phòng ngủ của mỗi gia đình. Nhiều phụ huynh có thói quen sử dụng các loại mĩ phẩm làm đẹp như nước hoa, dầu dưỡng da, dưỡng tóc… tuy nhiên sau khi sử dụng lại không cất gọn, hoặc để ngay tầm với của trẻ, khiến trẻ lầm tưởng là đồ uống được.

– Khi trẻ uống nhầm axít, xăng dầu, chất tẩy rửa:

Với các hóa chất bay hơi, dung dịch tẩy rửa gây ăn mòn mạnh như: Axit, bazơ hoặc xăng dầu… người lớn không được gây nôn cho trẻ. Cha mẹ thường nghĩ rằng cần phải cho trẻ nôn ra hết sẽ hết độc nhưng đây là quan niệm sai lầm. Nếu gây nôn, khi hóa chất được đưa ra ngoài cũng là lúc hơi hóa chất có cơ hội tràn vào khí quản lần nữa làm tăng mức độ ngộ độc, gây bỏng thực quản. Trẻ dễ bị viêm phổi là do hơi của các hóa chất này xâm nhập đường hô hấp.

Trước khi tới viện, có thể cho trẻ uống vài ngụm nước lọc nếu hóa chất gây bỏng rát trong cổ họng. Cho trẻ uống từ từ nhằm tránh sặc nước khiến tình hình nghiêm trọng hơn.

– Khi uống nhầm thuốc diệt cỏ:

Cần nhanh chóng gây nôn cho trẻ càng sớm càng tốt. Trong vòng 1 giờ đầu uống nước và gây nôn bằng cách móc họng cho bệnh nhân. Nếu có thể, nên cho uống siro ipeca 10-15ml ở trẻ em, 30ml ở người lớn để gây nôn. Khi nôn, để bệnh nhân đầu thấp tránh sặc vào phổi. Hoặc đặt người bệnh nằm nghiêng tránh chất nôn, dịch tiết hay nước chảy vào khí quản gây tắc thở.

Sau khi bệnh nhân nôn, có thể cho bệnh nhân uống một trong các thuốc sau làm giảm hấp phụ chất độc vào cơ thể: Than hoạt tính 1g/kg/lần pha nước cho bệnh nhân uống; hoặc uống đất sét hấp phụ rất tốt paraquat. Sau đó khẩn trương đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

8. Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là bệnh mắc phải sau khi ăn những thức ăn có một trong những tác nhân như do vi sinh vật, hóa chất, hoặc các vật lạ như mảnh kim loại trong thức ăn. Thông thường ngộ độc cấp tính sẽ xuất hiện sau vài phút, vài giờ hoặc1-2 ngày sau khi ăn.

Khi bị ngộ độc thực phẩm thường xuất hiện các triệu chứng sau: Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đôi khi có kèm theo hoặc không các triệu chứng phụ như nhức đầu, chóng mặt, đau cơ, khó thở…

Nếu thấy cơ thể người bị ngộ độc thực phẩm xuất hiện các dấu hiệu trên bạn nên lập tức tiến hành các bước sơ cứu sau đây:

– Để hạn chế độc tố ngấm vào cơ thể, điều đầu tiên người lớn nên làm là kích thích để trẻ bị ngộ độc nôn những thức ăn trong dạ dày ra ngoài. Pha một cốc nước muối loãng rồi cho trẻ bệnh uống, dùng tay đặt vào lưỡi, ép cơ thể nôn được càng nhiều các thức ăn trong dạ dày ra càng tốt.

Đặc biệt, đặt trẻ nằm ở tư thế nào trước khi gây nôn là rất quan trọng. Phải để trẻ nằm đầu thấp, đầu hơi nghiêng rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra. Trong quá trình gây nôn phải luôn phải khăn để lau chùi. Móc sạch thức ăn trẻ nôn ra rồi dùng khăn mềm lau sạch miệng trẻ.

Khi nôn, trẻ hay bị sặc lên mũi, người lớn phải nhanh chóng dùng miệng hút mũi trẻ nếu không trẻ sẽ bị sặc, khó thở và có thể dẫn đến tử vong.

– Do bị đi ngoài liên tục nên cơ thể trẻ bị mất nước, cần bổ sung orezol để bù lại lượng nước đã mất và nên nhớ tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy. Tiêu chảy do nguyên nhân ngộ độc thức ăn, không quen thức ăn hoặc ăn cùng một lúc những món kỵ nhau… không cần vội uống thuốc ngay, chỉ cần thức ăn bị phân hủy hết là bệnh sẽ khỏi.

– Lưu ý: Trong trường hợp trẻ bị hôn mê tuyệt đối không tiến hành gây nôn vì như vậy sẽ rất dễ gây sặc thức ăn hoặc tắc thở.

Sau khi tiến hành sơ cứu tạm thời, người lớn hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ rửa ruột và làm tiến hành các điều trị cần thiết.

9. Khi có vật lạ lọt vào trong mắt

cach-so-cuu-dung-voi-nhung-tai-nan-tre-thuong-gap-p2

Nếu vật lạ (cát, bụi, côn trùng…) rơi vào mắt trẻ, tuyệt đối không để trẻ dùng tay dụi mắt.

Rửa sạch tay, sau đó dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ mở rộng hai mí mắt của trẻ. Hướng dẫn trẻ đảo mắt sang phải, sang trái, lên trên, xuống dưới để mắt chuyển động từ đó tìm ra vật lạ, nếu vật lạ nằm trong phần lòng trắng mắt.

Người lớn có thể dùng một góc khăn sạch nhẹ nhàng khều nhẹ vật thể ra. Hoặc cũng có thể để phần đầu của trẻ hơi nghiêng về phía mắt bị thương, rồi bảo trẻ mở to mắt ra, sau đó dùng nước sạch nhẹ ngàng xối vào mắt trẻ.

Trường hợp bạn loại bỏ được vật trong mắt nhưng bé vẫn còn đau, điều đó có nghĩa là mắt đã bị tổn thương. Vết thương có thể làm hại thủy tinh thể, gây nguy hiểm cho mắt. Do đó, bạn nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa mắt để khám và chữa trị.

Nếu vật lạ rơi vào con ngươi và giác mạc thì không nên tự xử lý mà cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được sơ cứu và băng con mắt bị thương lại vì con ngươi và giác mạc rất mỏng và mềm.

Khi mắt trẻ bị bỏng do hóa chất cần nhanh chóng loại bỏ dung dịch hóa chất bằng bất kỳ nguồn nước sạch nào. Phải đưa trẻ đến bệnh viện để được rửa bằng dung dịch đặc biệt và nhằm bảo đảm không còn hóa chất kết dư trong mắt.

Nếu bị vật lạ, cứng, sắc nhọn đâm vào mắt và vẫn còn nằm trong mắt, tuyệt đối không được tự ý lấy vật đó ra để tránh nguy cơ có thể bị mù, hãy bình tĩnh giữ yên và đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế, để tránh để trẻ dụi mắt, nhất thiết phải giữ chặt tay trẻ lại.

10. Sơ cứu khi có dị vật trong tai, mũi bé

cach-so-cuu-dung-voi-nhung-tai-nan-tre-thuong-gap-p3 (1)

Kể cả trẻ em và người lớn cũng rất dễ bị các dị vật rơi vào trong tai mũi… biết và sơ cứu đúng cách có thể nhanh chóng giúp người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm.

– Dị vật trong tai

Khi có dị vật trong tai có thể gây đau và giảm thính giác. Nếu có vật gì đó mắc trong tai, hãy chú ý làm theo các bước sau:

Điều quan trọng đầu tiên và tuyệt đối tránh không được dùng dụng cụ như bông ngoáy tai, dụng cụ lấy ráy tai… để thăm dò tai. Đừng cố lấy dị vật bằng cách thăm dò bằng tăm bông, que hoặc các dụng cụ khác. Làm vậy có thể gây nguy cơ đẩy dị vật vào sâu trong tai và gây tổn thương những cấu trúc mỏng manh của tai giữa.

Nếu dị vật mềm, có thể nhìn thấy rõ và có thể gắp ra dễ dàng bằng nhíp, hãy nhẹ nhàng lấy nó ra.

Ngoài ra bạn có thể thử sử dụng trọng lực. Nghiêng đầu về bên tai có dị vật. Đừng đập vào đầu, song hãy lắc đầu nhẹ nhàng theo hướng mặt đất để cố làm cho dị vật rơi ra.

Nếu các phương pháp trên thất bại hoặc trẻ tiếp tục bị đau ở tai, giảm thính giác hoặc cảm giác có vật gì đó mắc trong tai, hãy đến cơ sở y tế.

– Dị vật trong mũi

Nếu có dị vật bị kẹt trong mũi, cần tuyệt đối chú ý, không ngoáy mũi bằng tăm bông hoặc dụng cụ khác.

Không cố hít dị vật bằng cách hít vào thật mạnh. Thay vào đó, hãy hướng dẫn trẻ thở bằng miệng cho đến khi dị vật được lấy ra.

Thở ra nhẹ nhàng để thử đẩy dị vật ra, nhưng đừng thở mạnh hoặc liên tục. Nếu chỉ một bên lỗ mũi có dị vật, bịt lỗ mũi kia lại bằng cách ấn nhẹ và sau đó thở ra nhẹ nhàng ở bên mũi có dị vật.

Nếu dị vật có thể nhìn thấy và có thể dễ dàng gắp ra bằng nhíp, nhẹ nhàng lấy nó ra. Không cố gắng lấy dị vật không nhìn được hoặc không dễ gắp.

Gọi cấp cứu hoặc đến ngay cơ cở y tế nếu các biện pháp trên thất bại.

11. Khi bé bị bỏng bô xe máy

Bị bỏng do ống bô xe máy nóng thì có thể gặp ở bất cứ nơi nào, với bất cứ ai bất cẩn. Khi trẻ bị bỏng bởi ống bô xe máy, theo các chuyên gia y tế, cần phải sơ cứu ngay giống như các trường hợp bị bỏng do nhiệt khác. Cần nhanh chóng dội nước lạnh sạch lên vùng bị bỏng hoặc ngâm vùng bị bỏng vào nước lạnh sạch càng sớm càng tốt.

Nhiều người cho rằng, bỏng bô xe máy là loại bỏng nhẹ nhưng trên thực tế, bỏng bô xe máy thường rất dễ bị bỏng sâu (do nhiệt độ của ống bô rất cao), do vậy, thời gian điều trị thường kéo dài, thậm chí 3 – 4 tuần.

Theo các bác sĩ, khi bị bỏng ống bô xe máy, không nên tự điều trị bằng các thuốc tự có hay bằng các kinh nghiệm dân gian như đổ nước mắm, bôi kem đánh răng… vào vết bỏng mà cần phải được bác sĩ xác định tổn thương bỏng nông hay sâu để có phương pháp điều trị thích hợp.

12. Khi trẻ bị bỏng nhiệt

cach-so-cuu-dung-voi-nhung-tai-nan-tre-thuong-gap-p3

Bỏng nhiệt thường xảy ra ở các mô của cơ thể chịu sự tác động của nhiệt độ cao (lửa, hơi.nước sôi,…). Đặc điểm đặc trưng của tổn thương do nhiệt là trẻ bị  đau dữ dội, tình trạng ngày càng xấu đi. Tình trạng bệnh của trẻ được xác định bởi độ sâu và diện tích bề mặt vết bỏng. Trên thực tế người ta phân biệt hai khái niệm: bỏng bề mặt (mức độ từ I đến III A) và  bỏng sâu (mức độ từ III B đến IV). Vào những giây phút đầu tiên sau bỏng rất khó có thể xác định chính xác được độ sâu vết bỏng.

Sơ cứu đầu tiên đối với bỏng là phải ngăn chặn nguồn nhiệt gây bỏng. Phải nhanh chóng cởi bỏ quần áo của trẻ, nhưng tuyệt đối không được giật khỏi chỗ bỏng, mà phải khéo léo dùng kéo cắt quần áo. Lúc này, cần an ủi, làm cho trẻ bình tâm trở lại và cho trẻ dùng thuốc giảm đau.

Khi trẻ bị bỏng độ I và II (da bị đỏ hoặc có nốt phồng rộp) trên diện tích bề mặt không lớn phải dùng nước lạnh làm mát vết bỏng trong vòng 10-15 phút, sau đó băng lại.

Khi trẻ bỏng độ III và IV, cần phải băng vô trùng vùng bị tổn thương. Nếu diện tích vết bỏng trên cơ thể trẻ lớn có thể dùng khăn hoặc tã sạch đã qua tẩy trùng. Cần phải nhớ rằng, việc xử lý vết bỏng chỉ được tiến hành trên các cơ sở y tế. Vết bỏng rộng rất dễ dẫn đến tình trạng sốc do bẩn gia tăng. Sốc bỏng có thể tiến triển khi vết bỏng chiếm 8% diện tích bề mặt cơ thể  đối với trẻ dưới 1 tuổi (lòng bàn tay trẻ chiếm 1% diện tích bề mặt cơ thể ). Khi bị sốc bỏng, trẻ bị chóng mặt, da tái xám, người trẻ lạnh ngắt và ẩm, hơi thở nông và dồn dập, trẻ phản ứng kém với môi trường xung quanh. Vũ khí tốt nhất trong trường hợp cấp cứu trẻ sốc do bỏng là cho trẻ uống thật nhiều nước (nước trà nhạt, dung dịch muối), cần cho trẻ uống thuốc giảm đau.

Khi đưa trẻ tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế cần có biện pháp giúp trẻ giảm đau. Nếu trẻ bị bỏng ở phần nửa trên cơ thể, phần mặt, cổ tay, cho trẻ nằm ngửa khi di chuyển đến bệnh viện; nếu trẻ bị bỏng ở phần phía sau cơ thể, cần lấy quần áo, gối cao su, gối dài làm thành nơi đặt trẻ, sao cho phần lớn vùng chân hoặc thân là nơi dồn trọng lượng và không chạm vào phần mặt da để giúp trẻ đỡ đau.

13. Khi trẻ bị chảy máu

– Đối với các vết thương bị chảy máu không nhiều, có thể dùng biện pháp băng chặt vết thương. Để thực hiện biện pháp này, trước hết cần rửa vết thương bằng nước sạch và khử trùng vết thương bằng thuốc, đặt lên trên vết thương một vài lớp gạc, bên trên là một lớp bông. Dùng băng băng thật chặt vào tay hoặc chân bị tổn thương hoặc vào thân mình trẻ. Sau đó đưa trẻ đi khám lại để bác sĩ xử lý vết thương.

– Đối với trường hợp động mạch bị tổn thương thì thủ thuật băng sẽ không hiệu quả. Trong thời gian đợi bác sĩ cấp cứu cần phải cố gắng hết sức để cầm máu cho trẻ bằng cách ấn thật chặt mạch phía trên nơi chân, tay hoặc phần cơ thể bị thương hoặc làm ga rô cầm máu. Tuyệt đối không được dùng dây thép, dây kim loại để làm ga rô. Để tránh những biến chứng không mong muốn khi làm ga rô cầm máu, cần phải lưu ý một số nguyên tắc sau:

Ga rô cầm máu cần đặt lộ ra ngoài tấm lót mềm ( khăn tay, khăn mặt ) hoặc ngoài quần áo.

Ga rô phải đặt sát ngay phía trên vết thương. Kéo căng băng ga rô (nếu băng co giãn ) và quấn quanh một vài vòng, sao cho vòng quấn sau bện chặt vào vòng quấn trước, ép chặt vào da.

Tác dụng của việc đặt ga rô đúng cách được kiểm chứng thông qua hiện tượng da trở nên tím tái, không còn mạch đập ở phần dưới chỗ làm ga rô, ngừng chảy máu. Tuy nhiên, không nên buộc ga rô quá chặt, bởi khi buộc ga rô quá chặt sẽ gây ra những biến chứng trầm trọng, chân tay trẻ sẽ bị bầm tím hoặc hoại tử.

Kèm theo việc làm ga rô nhất thiết phải có phiếu ghi ngày giờ đặt ga rô.

Để tránh hoại tử mô, không được duy trì ga rô quá 1-1.5 tiếng trong điều kiện thời tiết mùa hè và không quá 30 phút vào mùa đông.

Nếu trong khoảng thời gian cho phép nêu trên mà vẩn chưa đưa trẻ trẻ đến được cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi được “xe cấp cứu ” gần nhất, thì phải nới ga rô  cứ 10-15 phút một lần. Để nới ga rô, cần phải dùng ngón tay để ấn chặt mạch máu bị tổn thương.

 14. Khi trẻ bị chật khớp

Trật khớp là hiện tượng bị chệch kết nối đầu các xương trong một khớp. Trật khớp thường kèm theo tổn thương nang khớp (bong gân, sái gân, đứt gân).

Biểu hiện triệu chứng trật khớp bao gồm: đau vùng khớp, chân tay bị đơ, biến dạng khớp và giảm vận động khớp. Khi bị trật khớp không nên kéo hay giật, giằng tay chân bị tổn thương, bởi động thái này càng làm tình trạng trẻ trầm trọng thêm.

Thao tác sơ cứu đầu tiên khi bị trật khớp cần phải thực hiện là  giúp cho trẻ bớt đau đớn hơn. Cần phải chườm lạnh vùng bị tổn thương và cố định chân hoặc tay bị trật khớp. Thực tế cho thấy, khớp vừa bị trật dễ nắn hơn khớp đã bị trật từ lâu, bởi vậy, nhiệm vụ quan trọng nhất tại thời điểm này là đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được trợ giúp.

1 Comment
Leave a Reply