Sử dụng thuốc chữa bệnh động kinh đúng cách

 

Nên dùng thuốc điều trị bệnh động kinh như thế nào?

 

Nên cân nhắc khi quyết định dùng thuốc chống động kinh vì thuốc chỉ chữa triệu chứng, không ảnh hưởng quyết định tới tiến triển của bệnh. Khi đã dùng thuốc, phải dùng hằng ngày và lâu dài, đủ liều lượng được chỉ định. Nếu không, bệnh nhân có thể gặp tai biến và biến chứng. Có ba loại thuốc chống động kinh:

– Loại có tác dụng với mọi thể động kinh (bao gồm các cơn vắng ý thức điển hình) như: benzodiazepin, acid valproic…

– Loại có tác dụng với mọi cơn động kinh (trừ các cơn vắng ý thức điển hình), thường dùng là phenobarbital, diphenylhydantoin…

– Loại chỉ có tác dụng với một vài thể loại động kinh như Suxinimid, oxazolidin, sultiam.

Xem thêm: Các triệu chứng của bệnh động kinh

Trên nguyên tắc, phải điều trị mọi trường hợp mắc động kinh bằng thuốc vì:

– Việc dùng thuốc chống động kinh mang lại hiệu quả chắc chắn (hơn 70% trường hợp khỏi cơn lâu dài).

– Thuốc chống động kinh là phương thức duy nhất để bảo vệ bệnh nhân khỏi có cơn động kinh.

– Ở trẻ nhũ nhi, điều trị chống động kinh nhiều khi là một yêu cầu cấp cứu, dự phòng các nguy cơ di chứng do động kinh gây ra.

Vịêc điều trị động kinh cần tuân theo một số nguyên tắc:

– Thầy thuốc điều trị sau khi chẩn đoán sẽ chọn lựa loại thuốc chống động kinh thích hợp cho tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.

– Liều lượng thuốc chỉ định phải căn cứ vào thể bệnh, loại cơn lâm sàng, thể trạng bệnh nhân. Phần lớn chỉ dùng một loại thuốc nhất định với điều kiện đạt được nồng độ có hiệu quả lâm sàng. Thuốc dùng uống là chủ yếu.

– Thuốc điều trị phải được dùng hằng ngày, đúng và đủ liều quy định, bệnh nhân không được tự ý tăng, giảm hoặc ngừng thuốc đột ngột.

– Theo dõi diễn biến lâm sàng của bệnh và các biểu hiện thứ phát của thuốc để kịp thời thông báo cho thầy thuốc điều trị biết nhằm điều chỉnh liều lượng.

– Không được kết hợp hai thứ thuốc cùng loại với nhau. Ví dụ: phenobarbital với primidon, seduxen với mogadon…

– Có kế hoạch kiểm tra máu, các chức năng gan, thận của bệnh nhân.

– Tùy theo từng trường hợp, ngoài thuốc, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt, lao động nghỉ ngơi, giải trí thích hợp.

Động kinh là một trạng thái bệnh lý kéo dài và có thể mạn tính nên phải điều trị lâu dài và kiên trì. Trong một số trường hợp, hoàn cảnh cho phép đặt vấn đề ngừng điều trị động kinh. Ví dụ:

– Chưa có chẩn đoán chắc chắn là động kinh thì có thể cẩn thận giảm dần liều rồi đi đến cắt bỏ thuốc chống động kinh, đồng thời cảnh giác với cơn động kinh.

– Có cơn kịch phát ở vùng đỉnh, động kinh cơn nhỏ ở trẻ em.

– Động kinh toàn bộ nguyên phát dạng cơn lớn ở trẻ em (chỉ xảy ra 2-3 lần một năm).

– Động kinh toàn bộ nguyên phát dạng cơn lớn ở tuổi thiếu niên, động kinh sau chấn thương không tiến triển và không nặng lắm…

Việc ngừng điều trị này phải do thầy thuốc chuyên khoa cân nhắc và quyết định. Nói chung, sau 3-4 năm điều trị đều đặn mà không thấy cơn động kinh tái phát thì có thể ngừng thuốc với các thể nói trên. Tiến hành ngừng điều trị bằng cách giảm dần liều trong thời gian kéo dài hàng tháng, mặt khác tiếp tục theo dõi điện não đồ và nội khoa nói chung.

GS Lê Đức Hinh

Xem thêm: Chăm sóc và điều trị bệnh động kinh ở trẻ nhỏ

Các loại thuốc chữa bệnh động kinh

 

Động kinh là một bệnh nặng, mạn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng lao động của bệnh nhân. Bệnh chiếm tỷ lệ 0,6% dân số, biểu hiện rất đa dạng và phong phú. Động kinh có thể khởi phát ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng có đến 1/2 số trường hợp bệnh khởi phát ở độ tuổi trước 20, vì vậy, chúng để lại di chứng rất nặng nề cho bệnh nhân, khiến họ dễ trở thành người tàn phế, thành gánh nặng cho bản thân, gia đình và xã hội.

Nếu được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh nhân có thể bình phục hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn, hoà nhập tốt với xã hội và có cuộc sống ổn định.

Thuốc chống động kinh ngày nay rất đa dạng và phong phú, việc lựa chọn thuốc điều trị sao cho phù hợp với tình trạng bệnh, khả năng kinh tế của bệnh nhân và các tác dụng phụ là rất quan trọng để bệnh nhân có thể điều trị lâu dài bằng thuốc và có cơ hội phục hồi khả năng lao động và học tập.

Phenobarbital (gardenal)

Thuốc chữa động kinh Phenobarbital-300x175

Đây là thuốc ngủ nhóm barbituric nhưng có tác dụng điều trị động kinh cơn lớn và động kinh cục bộ. Tuy nhiên, liều độc của thuốc rất gần với liều điều trị, vì vậy dễ gây tai nạn trong điều trị, có thể gây tử vong cho bệnh nhân. Hơn nữa, hiệu quả của thuốc không cao, tác dụng phụ rất nhiều là nguyên nhân chính khiến các bác sĩ hạn chế sử dụng thuốc này. Tác dụng phụ “đáng sợ” nhất của gardenal là làm giảm trí tuệ của bệnh nhân sau một thời gian dài dùng thuốc. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, các bệnh nhân dùng gardenal để điều trị động kinh sẽ có chỉ số IQ rất thấp, nhưng nếu chuyển sang điều trị động kinh bằng các thuốc khác như valproat, carbamazepin thì IQ tăng lên thêm 15 – 20 điểm và có thể trở về mức bình thường. Như vậy thuốc gardenal khiến bệnh nhân “đần độn” nhiều hơn cả bệnh động kinh, và thuốc chính là thủ phạm gây mất khả năng lao động cho bệnh nhân. Tiếc thay, do nhiều lý do khác nhau, đến nay gardenal vẫn được dùng rất phổ biến trong lâm sàng để điều trị bệnh  động kinh.

Phenytoin (sodanton)

Thuốc chữa bệnh động kinh Phenytoin (sodanton)

Thuốc này có hiệu quả điều trị động kinh cục bộ, động kinh cơn lớn tốt hơn gardenal. Nhưng thuốc cũng có rất nhiều tác dụng phụ. Tác dụng phụ hay gặp nhất là mất ham muốn tình dục ở nữ và liệt dương ở nam sau một thời gian dài điều trị. Ngoài ra, cũng như gardenal, thuốc gây giảm trí tuệ rõ rệt ở các bệnh nhân, dần khiến họ trở thành “đần độn”, vì thế ngày nay thuốc ít được sử dụng trong lâm sàng.

Valproat (depakin, encorat)

depakine-chrono-filmtabl thuoc chua benh dong kinh

Đây là thuốc chống động kinh có hiệu quả tốt trong đa số các bệnh nhân động kinh cục bộ, cơn lớn, cơn bé… vì vậy hay được lựa chọn sử dụng trong lâm sàng. Thuốc ít tác dụng phụ, không gây giảm trí tuệ ở bệnh nhân động kinh. Mặt khác, thuốc có tác dụng chỉnh khí sắc, vì vậy còn có hiệu quả điều trị các rối loạn cảm xúc ở bệnh nhân động kinh. Tác dụng phụ đáng lưu ý nhất là gây dị tật ở đốt sống cổ cho thai nhi ở người mẹ động kinh điều trị bằng valproat. Vì thế, người ta khuyến cáo không nên sử dụng thuốc này cho phụ nữ có thai, nhất là trong 3 tháng đầu. Nếu bắt buộc phải dùng thì phải giảm liều tối đa (không quá 400mg/ngày). Thuốc đóng viên 200mg, 300mg, 500mg. Liều trung bình 800mg/ngày, chia làm 2 lần (sáng 400mg, tối 400mg).

Carbamazepin (tegretol)

Đây là thuốc chống động kinh tốt cho các cơn động kinh cục bộ, động kinh cơn lớn, nhưng không có tác dụng cho động kinh cơn bé. Ngoài ra, thuốc còn dùng để điều trị đau dây thần kinh số V, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, đái tháo nhạt… Tuy nhiên, thuốc hay gây dị ứng chậm (xuất hiện 10-15 ngày sau khi bắt đầu dùng thuốc), vì thế tình trạng dị ứng thường rất nặng nề. Để tránh dị ứng, người ta cần tăng liều thuốc từ từ, trong 2 tuần đầu chỉ dùng 400mg/ngày. Nếu thấy dị ứng thuốc thì ngừng thuốc ngay và dùng corticoid để điều trị dị ứng. Do dùng liều thấp nên dị ứng không quá nặng nề. Sau 2 tuần, nếu không có dị ứng thì chúng ta tăng liều đến liều đủ đáp ứng điều trị (thường là 800mg/ngày).

Oxcarbazepin (oxetol)

oxetol thuoc chua benh dong kinh

Đây là thuốc chống động kinh mới, có hiệu quả cao với các cơn động kinh cục bộ, động kinh cơn lớn. So với carbamazepin thì thuốc này ít gây dị ứng, hiệu quả cao hơn hẳn. Ngoài ra, thuốc còn dùng để điều trị rối loạn cảm xúc lưỡng cực, đau dây thần kinh số V. Thuốc đóng viên 150mg và 300mg, ngày dùng từ 600mg đến 1.200mg, chia làm 2 lần (sáng, tối). Thuốc không ảnh hưởng đến trí tuệ của bệnh nhân.

Toprimac (topamax)

Thuoc chua benh dong kinh-Topamax

Đây là thuốc chống động kinh mới, có tác dụng cả trên cơn cục bộ, cơn lớn, cơn bé… Thuốc có tác dụng cả trên các bệnh nhân động kinh đã điều trị bằng các thuốc chống động kinh khác nhưng thất bại. Thuốc không ảnh hưởng đến trí tuệ của bệnh nhân. Đóng viên 25mg và 50mg. Liều dùng 100mg-200mg/ngày, chia làm 2 lần sáng và tối.

Lamotrigin (lamotor)

Đây là thuốc chống động kinh có hiệu quả rất tốt trên các cơn cục bộ, cơn lớn kể các các trường hợp động kinh kháng trị. Thuốc không ảnh hưởng đến trí tuệ của bệnh nhân. Thuốc đóng viên 25 và 50mg, ngày dùng 200mg-400mg, chia làm 2 lần sáng và tối.

Levetiracetam (keppra)

thuoc chua benh dong kinh

Thuốc chống động kinh mới, có tác dụng điều trị các trường hợp động kinh cục bộ và cơn lớn, kể cả các trường hợp kháng điều trị. Thuốc không ảnh hưởng đến trí tuệ của bệnh nhân. Thuốc đóng viên 500mg, ngày dùng trung bình 1.000mg, chia làm 2 lần (sáng và tối).

Nói chung, các bệnh nhân động kinh cần điều trị lâu dài, có thể dùng một thuốc hoặc phối hợp 2-3 loại thuốc chống động kinh với nhau để tăng hiệu quả điều trị. Bệnh nhân cần phải được khám và làm điện não kiểm tra định kỳ để có thể điều chỉnh thuốc được hợp lý và chính xác.

TS. Bùi Quang Huy (Chủ nhiệm Khoa tâm thần – Bệnh viện 103)

Tại sao xảy ra trường hợp bệnh nhân lại kháng thuốc động kinh?

 

Tỷ lệ người kháng thuốc ở Việt Nam hiện đang dao động trong khoảng 20-35%, cao hơn nhiều so với thời gian trước. Hậu quả là dù tích cực điều trị, bệnh nhân vẫn không làm việc và sinh hoạt bình thường được. Thông tin trên được đưa ra ngày 2/10 trong hội thảo về động kinh do Hội Thần kinh học tổ chức tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Bác sĩ Lê Văn Nam, Đại học Y Dược TP HCM, cho biết, có 4 nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng kháng thuốc:

 Sai lầm trong chẩn đoán: Điều quan trọng nhất trong chẩn đoán động kinh là phải chứng kiến cơn; nhưng thầy thuốc ít khi được chứng kiến trực tiếp mà chỉ theo lời kể của người nhà bệnh nhân. Trong rất nhiều trường hợp, lời khai này không chính xác. Hơn nữa, cơn động kinh rất dễ bị nhầm với cơn co giật Hysterie.

 Không tuân thủ điều trị: Bệnh nhân đang trong quá trình điều trị nhưng tự ý giảm liều hay ngừng vì lười uống thuốc, sợ độc tính, thuốc khó mua hay quá đắt. Đây là tình trạng rất thường gặp.

 Tác động của môi trường sống: Công việc lao động quá cực nhọc, mất ngủ, lạm dụng rượu, ăn uống không đúng bữa…

 Có bệnh lý não bộ: Với các bệnh nhân bị động kinh do bệnh lý ở thần kinh trung ương, thuốc chống động kinh có hiệu quả trong giai đoạn đầu rồi giảm dần theo thời gian, trong khi bệnh lý lại tăng.

Việc khắc phục tình trạng động kinh kháng thuốc rất khó khăn, cần nhiều thời gian, tiền bạc và sự kiên nhẫn của cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân.

Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh động kinh có thể lên đến 120/100.000 dân.

Bài thuốc dân gian: Cộng hưởng tác dụng an tức hương – câu đằng trong trị bệnh động kinh

 

An Tức Hương (Bezonium) là nhựa cây Bồ Đề – Một loại cây được trồng nhiều ở Nepal, Ấn Độ, Tây Nam Trung Quốc và Việt Nam. Từ lâu An Tức Hương đã được sử dụng trong y học cổ truyền chủ trị các chứng co giật, chân tay co quắp – hay theo cách gọi của dân gian là kinh phong. Đặc biệt, An Tức Hương được coi như là bài thuốc đầu tay của các lương y đối với những trường hợp động kinh ở trẻ nhỏ. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc năm 2011 – cho thấy nhựa cây Bồ Đề có hiệu quả rất tích cực trong việc giúp an thần và chống co giật. Việc sử dụng An Tức Hương cho trẻ em từ lâu đời, cùng với các bằng chứng của khoa học hiện đại chính là cơ sở mấu chốt, củng cố thêm niềm tin của các nhà khoa học để tiếp tục lựa chọn và phát triển sử dụng An Tức Hương như một giải pháp hiệu quả và an toàn cho người bệnh động kinh.

an-tuc-huong dieu tri benh dong kinh

An Túc Hương hỗ trợ điều trị bệnh động kinh

Bên cạnh An Tức Hương, Câu Đằng cũng là một thảo dược truyền thống được Trung Quốc được sử dụng để điều trị các rối loạn co giật. Thêm vào đó, các nghiên cứu hiện đại cũng một lần nữa khẳng định vững chắc hơn về hiệu quả chống co giật của Câu Đằng. Tại Trung Quốc, bên cạnh kết quả một nghiên cứu tiền đề cho thấy tác dụng chống co giật của Câu Đằng, với thành phần chính là Rhynchophylline (RP), có liên hệ mật thiết với vai trò dọn dẹp các gốc tự do của nó. Một nghiên cứu sâu hơn vào năm 2013 cũng đã làm rõ vai trò chống co giật của Câu Đằng và RP thông qua các nghiên cứu về gen và miễn dịch. Xuất phát của nghiên cứu này chính từ mối liên quan giữa phản ứng viêm với bệnh động kinh – vốn được các nhà khoa học ví như “một cái vòng luẩn quẩn”. Có nghĩa là, trong khi động kinh gây ra các phản ứng viêm ở hệ thống thần kinh trung ương, thì chính các phản ứng viêm này lại cũng  khiến tế bào thần kinh dễ bị kích thích, làm tăng cả tần số và thời gian cơn co giật. Trong nghiên cứu này, các tác giả hướng đến tác dụng chống co giật của Câu Đằng và RP thông qua sự ức chế Interleukin-1 [beta] – là một trung gian hòa giải quan trọng trong các phản ứng viêm và hoạt động của BDNF – một protein kích thích sự phát triển các tế bào thần kinh và ổn định dẫn truyền thần kinh.

cau-dang-thanh-phan-quan-trong-trong-egaruta-co-tac-dung-ho-tro-dieu-tri-benh-dong-kinh

Câu đằng

 

Với hiệu quả đã được khẳng định của cả An Tức Hương và Câu Đằng với bệnh động kinh, việc kết hợp An Tức Hương và Câu Đằng đang mở ra kì vọng tạo nên một sự cộng hưởng mạnh mẽ, vừa giúp giảm tần suất, giảm mức độ các cơn co giật, vừa đảm bảo an toàn, giảm bớt các tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị, đưa người bệnh động kinh dần trở lại với cuộc sống bình thường.

2 Comments
  1. e bi dong kinh tu nam 17 tuoi den gio la 33 tuoi roi ma van chua khoi.trieu trung benh li cua e ngay xua la tu nhien ù tai ko nghe thay gi va mot con so hai tu nhien ap toi lam e so qua ngat di…bay gio thi con so hai do ko den
    nua nhung cu co cam giac bat an thi may hom sau la tu nhien ngat ma dot nay e thay mh bi ngat nhieu lan hon.mot thang e ngat 2-4 lan vay e xin hoi bac si bay. gio e dung thuoc gi ah.hien tai bac si phuong dang cap thuoc garmotal ko biet thuoc day the nao ha bac si

Leave a Reply