Posts Tagged sơ cứu khi trẻ bị bỏng

Kỹ năng sơ cứu khi trẻ bị bỏng nhiệt, bỏng bô xe máy, bỏng do điện giật

Kỹ năng sơ cứu khi trẻ bị bỏng nhiệt, bỏng bô xe máy, bỏng do điện giật

Trẻ em thường rất hiếu động, chỉ một phút lơ là bất cẩn là bé có thể chịu những tổn thương ngoài da do chạy nhảy, nghịch ngợm. Trong đó, tình trạng trẻ bị bỏng là thường gặp nhất. Trẻ có thể bị bỏng do nhiều nguyên nhân như bỏng bô xe máy, bỏng nước sôi, hóa chất, bỏng nắng … Tùy trường hợp mà các bậc phụ huynh sẽ phải có hướng xử lý nhanh và kịp thời để sơ cứu cho bé. Mời các bạn theo dõi bài viết sau nhé. Xem thêm các bài viết khác chuyên đề: Kỹ năng sơ cấp cứu khi trẻ gặp tai nạn Bé bị bỏng lửa, nước sôi: Khi trẻ không may bị bỏng lửa, nước sôi, cha mẹ và người thân cần nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi nguồn gây bỏng và thực hiện các bước sau: – Làm mát vết bỏng, tránh cho da khỏi bị rộp bằng cách mở vòi nước cho chảy chầm chậm lên vết bỏng khoảng 15 – 20 phút. Nước sạch vừa có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm, giảm độ sâu của vết thương. Không dùng nước lạnh, nước đá (trong tủ lạnh) để làm mát da cho trẻ. – Nhẹ nhàng tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giầy, dép, vòng trước khi vết bỏng sưng nề. – Che phủ vùng bỏng bằng gạc vô khuẩn. Nếu không có gạc có thể dùng vải sạch. – An ủi trẻ, cho uống nước và đặt trẻ ở tư thế nằm. – Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ, tổn thương có thể tự liền nhờ quá trình biểu mô hóa, thì sau khi sơ cứu có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu nặng hơn thì ngay sau khi sơ cứu cần chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ điều trị kịp thời. Nếu quần áo trẻ bị cháy: Nếu quần áo trẻ bị bắt lửa, điều trước tiên là phải giữ yên trẻ. Bất cứ sự chuyển động nào cũng sẽ làm ngọn lửa đáng sợ hơn. 1. Chặn bé lại, không để bé hốt hoảng chạy quanh vì như thế sẽ thổi bừng ngọn lửa. Đặt bé nằm trên sàn, phần bị bỏng ở phía trên. 2. Bọc bé trong một cái áo hay một tấm mền thô dày bằng len dạ để dập lửa. Đừng bao giờ dùng hàng nilon vì nó dễ bắt lửa. 3. Lăn bé trên sàn nhà để ngọn lửa tắt hẳn. Dội nước hoặc chất lỏng không bắt lửa, nếu có, lên người bé. Lưu ý: Không cởi đồ bé ra. Quần áo có thể dính sát vào da, cởi quần áo sẽ càng gây tổn thương nhiều hơn. Điều quan trọng là cần phòng tránh nguy cơ gây bỏng cho trẻ. Trẻ nhỏ vốn hiếu động, tò mò,… do đó cha mẹ cần […]

Đọc toàn bài

Sơ cứu vết thương tai nạn thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đúng cách

Sơ cứu vết thương tai nạn thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đúng cách

Trẻ em luôn hiếu động và nghịch ngợm. Cho dù cha mẹ luôn luôn phải để mắt đến bé nhưng chỉ cần một phút lơ là là bé đã có thể gặp các tai nạn từ nhẹ cho đến nặng. Có không ít trường hợp trẻ bị thương, bị tai nạn nhưng vì cha mẹ không biết cách sơ cứu hoặc áp dụng những cách sơ cứu sai lầm khiến cho tình trạng của con lại thêm nguy kịch. Mời các bạn theo dõi bài viết tổng hợp những cách sơ cứu vết thương do các tai nạn thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Xem thêm: Hướng dẫn sơ cấp cứu trong trường hợp trẻ bị hóc dị vật và sơ cứu khi trẻ bị sặc sữa, sặc cháo 1. Sơ cứu vết thương khi trẻ bị bỏng Rất nhiều cha mẹ khi thấy con bị bỏng đã sử dụng kem đánh răng, mỡ trăn, bơ hay một số thứ khác được nghe truyền miệng lên vết bỏng của con. Hoặc sợ bụi bay vào vết bỏng đã lấy khăn mềm sạch che lên chỗ bị thương, điều này là hoàn toàn sai lầm vì lông trên khăn hay vải mền sẽ bám vào bề mặt vết bỏng và đây mới chính là nguyên nhân gây nhiễm trùng. Việc nên làm: – Khi trẻ bị bỏng nhẹ, người lớn phải càng nhanh càng tốt ngâm, dội nước lã sạch để hạ nhiệt độ ngay tức thì chỗ bỏng của con để làm dịu cơn đau cho bé. Sau đó, bôi thuốc trị bỏng. – Trong trường hợp trẻ bị bỏng ở mắt, miệng hay bộ phận sinh dục, phải ngay lập tức đưa con đến cơ sở y tế gần nhất dù trẻ chỉ bị bỏng nhẹ. Nếu vết bỏng rộng hơn 1 bàn tay, bị phồng giộp hay kéo theo sốt, mẹ cũng nên xử trí tương tự. – Ngoài ra, mẹ không được chọc vỡ các nốt phồng giộp hoặc tự gỡ những thứ bị dính trên vết bỏng ra khỏi người con mà nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý. 2. Cấp cứu trong trường hợp trẻ bị điện giật Trẻ con rất hiếu động và tò mò. Trong khi chơi đùa chúng rất hay sờ vào các thiết bị sử dụng điện như tủ lạnh, nồi cơm, quạt … Điều này rất nguy hiểm nếu như nguồn điện bị hở khiến trẻ bị điện giật. Trường hợp trẻ ngưng tim, ngưng thở, cần nhanh chóng tiến hành thổi ngạt và ấn tim. – Trước hết cần phải bình tĩnh, kêu mọi người xung quanh giúp đỡ và đừng hốt hoảng. – Ngắt ngay nguồn điện bằng cách tắt công tắc, ngắt cầu dao điện hoặc rút phích cắm điện. Nếu không với tới được công tắc, cầu dao điện thì phải đứng trên vật khô cách điện dùng cây, cán chổi, hay chiếc ghế đẩu đẩy tay, chân người bị […]

Đọc toàn bài
Page 1 of 11