Giấc ngủ của trẻ sơ sinh luôn là nỗi ám ảnh của mỗi bà mẹ. Đa số trẻ sơ sinh hay thức đêm, nên có nhiều mẹ có cảm giác sợ hãi khi mỗi đêm đến vì sắp phải đối diện với một đêm trắng dỗ bé ngủ. Thay vì lịch sinh hoạt của mẹ phải đảo lộn theo ý bé, mẹ hãy thử cải thiện tình hình bằng cách luyện cho bé ngủ theo giờ mình muốn. Như vậy mẹ vừa khỏe, con lại ngoan, còn gì bằng. Trẻ sơ sinh ngủ như thế nào? Trẻ mới sinh đến 1 tháng tuổi (trẻ sơ sinh) gần như ngủ suốt ngày đêm, chỉ thức dậy để bú (khoảng 2 đến 3 giờ bú một lần). Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể tích dạ dày nhỏ nên mau đói, vì vậy phải thức dậy sau vài giờ để bú . Trẻ sơ sinh cũng chưa phân biệt được ngày đêm nên có những bé sẽ ngủ suốt vào ban ngày và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ ngủ tổng cộng khoảng 8 đến 9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm. Hầu hết trẻ nhỏ sẽ bắt đầu ngủ suốt đêm (6 đến 8 giờ) không thức giấc khi được 3 tháng tuổi hay khi được khoảng 6 ký. Thông thường, không cần phải đánh thức trẻ sơ sinh dậy để cho bú nhưng cũng không nên để bé ngủ quá 3 giờ mà không cho bú. Các trường hợp đặc biệt như non tháng, nhẹ cân, trào ngược dạ dày thực quản…có thể phải cho bú thường xuyên hơn. Xem thêm: Các bài viết chuyên đề về “Bệnh thường gặp khi ngủ ở trẻ sơ sinh” Các giai đoạn của một giấc ngủ Cũng giống như người lớn, giấc ngủ của trẻ nhỏ cũng chia ra nhiều giai đoạn khác nhau. Tùy từng giai đoạn mà trẻ có thể nằm yên hay vẫn có những cử động. Có 2 loại giấc ngủ: Giấc ngủ nhanh (REM – rapid eye movement: cử động mắt nhanh): Đây là giấc ngủ nông, trẻ sẽ nằm mơ và mắt sẽ cử động nhanh theo chiều trước sau. Mặc dù trẻ nhỏ ngủ khoảng 16 giờ mỗi ngày, nhưng khoảng phân nửa thời gian là giấc ngủ REM. Tức là bé chỉ ngủ sâu khoảng 8 giờ. Trẻ lớn và người lớn ngủ ít hơn nhưng ngủ REM cũng ít hơn. Giấc ngủ chậm (Non-REM – Non- rapid eye movement: không cử động mắt nhanh): Có 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: buồn ngủ – mí mắt sụp xuống hay có thể chớp liên tục, ngủ gà ngủ gật. Giai đoạn 2: ngủ lơ mơ – trẻ có thể vẫn cử động, giật mình, vặn mình, kêu “è è” Giai đoạn 3: ngủ sâu – trẻ im lặng và không cử động Giai đoạn 4: ngủ rất sâu – trẻ im lặng và không cử động Giấc ngủ […]
Đọc toàn bài →