Posts Tagged trẻ bị co giật khi sốt

Trẻ bị co giật khi sốt có để lại di chứng nguy hiểm hay không?

Trẻ bị co giật khi sốt có để lại di chứng nguy hiểm hay không?

  Co giật khi sốt là một bệnh lý thường gặp ở trẻ khi sốt. Tuy nhiên, rất nhiều Mẹ lo lắng liệu trẻ hay bị co giật khi sốt có ảnh hưởng đến não của bé hay không? Trẻ hay bị co giật khi sốt có gây bệnh động kinh? Các Mẹ hãy cùng Mẹ Xuka theo dõi tư vấn của các bác sĩ liên quan đến những trường hợp co giật ở bé nhé. Thắc mắc của các mẹ trẻ về trường hợp trẻ bị co giật khi sốt Sốt cao co giật ở trẻ em có dễ bị tái phát?   Câu hỏi: Chào bác sĩ. Con em bị sốt cao 39 độ và bị co giật 1 lần. Em được biết nếu đã bị co giật 1 lần rồi thì sẽ rất dễ bị lần thứ 2 , thứ 3. Em đi khám tư vấn bác sĩ kê đơn uống Deparkine khi nhiệt độ trên 37 độ cho những lần bị sốt sau. Em rất phân vân và lo lắng khi đọc tác dụng phụ của Deparkine. Vậy em viết thư này xin hỏi nếu những lần bị sốt sau cứ sốt là uống thuốc hạ sốt và deparkine thi có ảnh hưởng đến sức khoẻ không ạ. Vì con em thỉnh thoảng rất hay bị sốt trung bình 1 tháng bị sốt 1 lần và nếu cứ sốt là dùng deparkine và dùng nhiều như thế thì có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ về sau không ạ. Xin chân thành cảm ơn bác sĩ. (Thu Hiền) Trả lời của bác sĩ nhi khoa: Chào bạn, Sốt co giật là một tình trạng khá thường gặp trong nhi khoa. Tỉ lệ trẻ bị sốt co giật chiếm tới 2-5 % trẻ em. Sốt co giật được chia 2 loại đơn giản và phức tạp. Loại đơn giản thường không có diễn tiến gì đặc biệt và ít ảnh hưởng đến hầu hết trẻ. Loại phức tạp có tỉ lệ tái phát, tỉ lệ bị bệnh động kinh và một số vấn đề khác cao hơn. Thông thường thì sốt co giật không có chỉ định điều trị phòng ngừa và chưa có phương pháp nào được cho là thực sự hiệu quả để phòng ngừa co giật do sốt. Việc dùng các thuốc chống co giật và động kinh cũng đã được đề cập nhưng chưa thuyết phục do tác dụng phụ của thuốc. Con của bạn bị co giật 1 lần cần xem xét thêm nhiều yếu tố như thời gian xảy ra co giật, kiểu co giật (cục bộ hay toàn thể), các triệu chứng trong và sau cơn co giật, tình trạng thần kinh của cháu và bệnh sử gia đình… để xác định thêm về khả năng tái phát của cơn giật và khả năng có thể bị động kinh. Từ đó sẽ có can thiệp tốt nhất nếu cần. Bạn nên đưa cháu đến bệnh viện để được xem xét và giải quyết cụ thể, tốt […]

Đọc toàn bài

Trẻ bị sốt lên cơn co giật phải xử lý làm sao

Trẻ bị sốt lên cơn co giật phải xử lý làm sao

  Trẻ bị sốt cao lên cơn co giật là một tình trạng thường thấy xảy ra ở các trẻ nhỏ lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi, đặc biệt hay gặp ở trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi. Tuy nhiên, đa số các cơn co giật khi sốt đều lành tính và ba mẹ hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà kịp thời để tránh những tai biến nguy hiểm nếu được trang bị đầy đủ hiểu biết. Thế nào là sốt co giật? Sốt cao co giật là cơn giật xuất hiện khi nhiệt độ cơ thể > 38oC (đo ở hậu môn), do nhiễm khuẩn hoặc virut nhưng không có tổn thương ở não cũng như không có rối loạn chuyển hoá và ở trẻ chưa từng có cơn co giật không kèm theo sốt bao giờ. Đại đa số bệnh khỏi hoàn toàn, không tái phát và không trở thành bệnh động kinh sau này. Tuy nhiên, bệnh nhi cần được sự quan tâm của gia đình và đưa đi khám bệnh để được điều trị đúng, tránh những sơ suất đáng tiếc có thể xảy ra với trẻ. Cần phân biệt giữa sốt co giật và bệnh động kinh. Trong trường hợp sốt co giật, cơn giật chỉ xuất hiện khi có sốt cao, cơn thường ngắn, tạm thời và không có biến chứng, có thể có một cơn duy nhất hoặc vài cơn tùy từng trường hợp. Ngược lại, ở bệnh nhân động kinh, một số cơn đầu tiên xuất hiện khi sốt nhưng những cơn sau đó xuất hiện ngay cả khi không sốt. “Co giật khi sốt” hay “Sốt cao co giật” là một tình trạng co giật toàn thân lành tính Nhận biết các đặc điểm của co giật khi sốt: Những trẻ em bị co giật khi sốt (CGKS) thường có người trong gia đình (bố mẹ hay anh em) đã bị CGKS. Cơn co giật có thể xảy ra đột ngột, ngay trong cơn sốt đầu tiên và khi sốt cao hơn 390C. Khi hết sốt cũng hết co giật, nếu sốt lại có thể bị co giật lại. Trong cơn co giật, trẻ gồng cứng, co rút người và rung giật toàn thân, mắt trợn ngược, sùi bọt mép và hơi thở nông, khò khè, nghiến chặt răng, tiêu tiểu không tự chủ. Trẻ sẽ mất ý thức tạm thời (không biết việc gì đang xảy ra). Cơn co giật thường ngắn hơn 10-15 phút và tự chấm dứt. Sau cơn co giật trẻ sẽ phục hồi ý thức hoàn toàn, nhưng mệt mỏi, buồn ngủ và không nhớ gì về cơn co giật. Một số trẻ sẽ có cơn CGKS tái phát. Nguyên nhân trẻ bị sốt co giật? CGKS chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ (6 tháng đến 6 tuổi) bởi vì não của trẻ chưa phát triển đầy đủ và rất nhạy cảm với các rối loạn nhiệt độ. Sốt cao có thể kích thích não […]

Đọc toàn bài
Page 1 of 11