Vào những ngày hè đỉnh điểm như tháng 6, 7 nắng nóng lên 40 độ C trẻ dễ có nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt, tháng 6 đến tháng 8 sẽ là mùa của bệnh viêm não Nhật Bản ở phía Bắc. Nếu gọi sởi là “bão” thì viêm não Nhật Bản là “siêu bão”, do mức độ nặng, tỉ lệ tử vong rất cao, ước tính của thế giới là 20-30%. Nhiều mẹ chủ quan khi thấy con sốt mà dùng các biện pháp chữa trị tại nhà. Một số trường hợp bệnh của trẻ không tiến triển tốt mới tá hỏa đưa bé đi viện và gây nhiều biến chứng nguy hiểm, khó lường. THẾ NÀO LÀ BỆNH VIÊM MÀNG NÃO? Viêm màng não mủ, hay viêm màng não nhiễm khuẩn, là hiện tượng viêm của các màng bao bọc quanh hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống) do sự hiện diện của các vi khuẩn gây bệnh trong khoang dịch não tủy. Sự viêm nhiễm này sẽ gây nên tình trạng sinh mủ bên trong hệ thống thần kinh trung ương. Các tình trạng viêm nhiễm hệ thần kinh trung ương khác là viêm não do virus, viêm màng não do nấm, viêm màng não do hóa chất hoặc do xâm nhập của các tế bào ung thư… Nguyên nhân gây bệnh viêm màng não ở trẻ nhỏ Nguyên nhân gây bệnh khác nhau giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Ở các quốc gia có nền y học phát triển, việc chủng ngừa Hemophilus influenzae đã được thực hiện từ vài chục năm nay nên tỉ lệ gây bệnh do tác nhân này giảm xuống rõ rệt, đứng sau phế cầu, não mô cầu. Tuy nhiên ở các nước nghèo như Việt Nam việc tiêm chủng ngừa Hemophilus influenzae chưa được rộng rãi nên tác nhân này vẫn chiếm hàng đầu, sau đó là phế cầu, não mô cầu, tụ cầu khuẩn,vi khuẩn thương hàn. Ở lứa tuổi sơ sinh và trẻ nhỏ (thường dưới 3 tháng) thì nguyên nhân không khác nhau ở các nước: E. coli, liên cầu khuẩn nhóm B, Listeria monocytogen. Các vi khuẩn này có thể từ vị trí tai mũi họng, phổi đi theo đường máu vào trong não hoặc đi theo đường kế cận từ các ổ nhiễm trùng cạnh màng não hoặc cũng có thể đi trực tiếp vào não khi bị chấn thương nứt vỡ sọ… Phế cầu khuẩn Thường được gọi tắt là phế cầu (Streptococus pneumoniae) là nguyên nhân gây viêm màng não mủ hàng đầu ở lứa tuổi ngoài sơ sinh tại các nước phát triển (có chủng ngừa rộng rãi Hemophilus influenzae tuýp b). Tỷ lệ viêm nàng não mủ do phế cầu vào khoảng 1 – 3/1000 dân. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi nào. Những tháng giữa mùa đông có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất trong năm. Phế cầu gây nhiễm […]
Đọc toàn bài →Trẻ bị sốt là tình trạng bình thường khi cơ thể bé đang đối kháng lại những đối tượng lạ xâm nhập. Thế nhưng, những cơn sốt nói gì cho bạn biết điều gì về tình trạng cơ thể bé thì không phải các bậc làm cha, làm mẹ nào cũng biết. Hiểu tâm lý ba mẹ lo lắng khi con sốt, mệt mỏi nên hôm nay Mẹ Xuka chia sẻ những điều cần biết khi bé bị sốt để ba mẹ có thể yên tâm hơn về tình trạng của con và có những hướng xử lý đúng đắn. Trẻ bị sốt có phải là dấu hiệu nguy hiểm? Bản thân triệu chứng sốt tự nó không phải là một dấu hiệu đe dọa đến tính mạng ngoại trừ những trường hợp sốt cực kỳ cao và kéo dài, ví dụ như cao hơn 41,6oC khi đo bên trong hậu môn. Sốt có thể là dấu hiệu chỉ điểm cho một tình trạng bệnh nặng nhưng nhiều khi chỉ là biểu hiện của một tình trạng nhiễm khuẩn thông thường. Có một trung tâm trong não bộ có tên là “vùng dưới đồi” (hypothalamus) có chức năng kiểm soát toàn bộ nhiệt độ của cơ thể. Khi vùng dưới đồi chỉ huy việc tăng nhiệt độ của cơ thể là một cách để cơ thể chống lại các tác nhân gây nhiễm khuẩn. Sốt là một biểu hiện thường gặp của bệnh nhiễm khuẩn tuy nhiên còn có những tình trạng bệnh không phải do nhiễm khuẩn nhưng vẫn có thể gây sốt. Cơn sốt chỉ bắt đầu từ 38°C Bé tỉnh dậy với đôi má đỏ ửng, da nóng hừng hực. Chiếc nhiệt kế đã khẳng định nghi ngờ của bạn khi chỉ đến con số 37°8. Bạn cuống cuồng lục tung đống thuốc hoặc tìm kiếm số điện thoại của bác sĩ? Trên thực tế thì trong trường hợp này bé thậm chí còn chưa đủ điều kiện để được coi là sốt. Ngay cả đối với trẻ sơ sinh nhỏ tuổi nhất, nhiệt độ bình thường của cơ thể có thể thay đổi trong khoảng 37°C đến dưới 38°C. Nhiệt độ cơ thể trẻ em, cũng như như nhiệt độ cơ thể người lớn, có thể tăng nhẹ vì nhiều lý do, từ vận động đến tắm nước ấm, thời tiết nóng nực nhưng mặc quá nhiều đồ. Hơn nữa, nhiệt độ cơ thể có xu hướng tăng vào chiều tối và hạ vào sáng sớm. Vì vậy, trừ khi con số hiển thị trên nhiệt kế là 38,°C hoặc hơn thì hãy nghĩ đến việc hạ sốt cho bé cưng của bạn. Xem thêm: Hướng dẫn chọn mua loại nhiệt kế phù hợp cho trẻ bị sốt. Những nguy hiểm khó lường do ba mẹ không biết đo nhiệt kế cho con. Các nguyên nhân khiến trẻ bị sốt Sốt không phải là một bệnh, sốt chỉ là một triệu chứng của nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau. Thông thường người ta chia căn nguyên của sốt […]
Đọc toàn bài →