Như các bạn đã biết, còi xương là loạn dưỡng xương do cơ thể thiếu hụt vitamin D, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, chuyển hóa canxi và phốt pho. Ngoài phương pháp chữa trị truyền thống là cho trẻ uống thuốc bổ sung vitamin D, kẽm, canxi, các mẹ có thể thêm vào thực đơn của trẻ những món ăn rất bổ dưỡng dành cho trẻ bị còi xương. 1. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết trẻ bị còi xương? Nguyên nhân của còi xương là do thiếu Canxi, vitamin D, MK7 dẫn tới thiếu Canxi trong xương. Trong khi canxi là một vi chất quan trọng tham gia vào nhiều chức năng của cơ thể trong đó tham gia vào điều hòa hệ thần kinh giao cảm. Do đó dấu hiệu đầu tiên đứa trẻ biểu hiện thiếu canxi đó là rối loạn thần kinh thực vật trẻ rất hay khóc về đêm, ra mồ hôi trộm. Đặc biệt sau thời gian dài bị còi xương mà không được điều trị thì sẽ có những biến dạng trên xương như đầu bẹp, trán dô, nặng hơn nữa ở giai đoạn trẻ biết ngồi thì lồng ngực bị dô, rồi cháu có những biểu hiện chậm phát triển về vận động như chậm biết lẫy, biết bò, biết đứng, biết đi, chậm mọc răng. Tiếp theo là đến giai đoạn còi xương di chứng, trẻ có những biến dạng ở xương như chân cong vòng kiềng, hình chữ X chữ O, vòng cổ chân cổ tay, hay ngực xuất hiện những chuỗi hạt sườn hoặc cong vênh xương sườn. Đến giai đoạn này thì dù bệnh còi xương được điều trị tích cực cũng chỉ hết triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật mà không bao giờ hết các di chứng ở xương của trẻ. Do vậy, cần phòng bệnh còi xương ngay từ khi trẻ được sinh ra. Trong trường hợp trẻ có nguy cơ bị còi xương cần điều trị ở giai đoạn sớm khi trẻ mới có các rối loạn thần kinh thực vật như ngủ trằn trọc, khóc đêm, ra nhiều mồ hôi trộm, tóc rụng hình vành khăn… để giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh, tránh để lại các di chứng ở xương của trẻ. 2. Những trẻ có nguy cơ còi xương cao? Những trẻ có nguy cơ cao bị còi xương bao gồm: – Trẻ sinh vào mùa thu, mùa đông, nhà ở thiếu ánh sáng, trẻ không được tắm nắng hàng ngày, hoặc tắm nắng không đúng cách …. – Trẻ sinh non, trẻ sinh đôi, sinh ba, trẻ bị còi xương từ bào thai do chế độ ăn của mẹ thiếu chất… – Trẻ bị hay bị bệnh hô hấp như viêm mũi họng, cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi… – Trẻ bị rối loạn đường tiêu hóa kéo dài như táo bón, phân sống, tiêu chảy, tắc mật bẩm sinh làm cản trở sự […]
Đọc toàn bài →Đối với những người làm mẹ, ai cũng muốn con mình có một cơ thể khỏe mạnh, hồng hào, đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển một cách tốt nhất. Và vấn đề đáng lưu tâm của các người mẹ đó là con mình có hấp thụ được các chất dinh dưỡng hay không, có bị còi xương hay không? Sau đây mời các bạn cùng Blog Mẹ Xuka tìm hiểu về căn bệnh này nhé. Bệnh còi xương là căn bệnh phổ biến ở trẻ. Ở Việt Nam tỉ lệ bệnh còi xương chiếm khoảng 9-10% ở trẻ em dưới 3 tuổi. Bệnh này rất nguy hiểm, gây nhiều biến chứng về sau cho trẻ. Vì thế việc nhận biết trẻ bị còi xương để có biện pháp điều trị kịp thời là một điều vô cùng cần thiết Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ thiếu vitamin D ở trẻ em cũng khá cao so với các nước trong khu vực như: Thái Lan, Malaysia. Tỷ lệ trẻ đến khám bị còi xương năm 2009-2010 đã lên tới 60%. Bệnh còi xương hay xuất hiện ở trẻ dưới 3 tuổi, nhất là trẻ dưới 1 tuổi, trẻ đẻ non, thiếu cân, hay bị các bệnh nhiễm khuẩn cấp (đặc biệt là tiêu chảy). Đây là bệnh toàn thân, ảnh hưởng không những đến hệ xương mà còn đến cả thần kinh, cơ, máu… Nguyên nhân còi xương ở trẻ là do trẻ thiếu vitamin D làm cho cơ thể trẻ không hấp thu đủ lượng canxi ở ruột và thiếu canxi trong máu, do đó cơ thể phải tăng sinh nội tiết tố hoócmôn cận giáp trạng dẫn đến giảm tái hấp thu phốt phát ở thận và cũng làm giảm phốt phát trong máu gây nên hiện tượng rối loạn chức năng thần kinh. Do hiện tượng thiếu D dẫn đến thiếu sự hấp thu canxi trong máu cho nên cơ thể có sự tự điều chỉnh bằng cách huy động canxi từ xương đưa vào máu làm cho xương thiếu canxi gây nên còi xương, loãng xương. GIAI ĐOẠN ĐẦU CÓ DẤU HIỆU TRẺ BỊ CÒI XƯƠNG Giai đoạn này thường bắt đầu từ 6 tháng đầu đời của trẻ và nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh.Trẻ thường có biểu hiện như: – Ngủ không ngon giấc, khi ngủ quẫy đạp không yên – Hay bị giật mình – Hay quấy khóc. – Hay nôn chớ, nấc khi ăn. – Đổ mồ hôi nhiều – Trẻ có biểu hiện mọc ít tóc, tóc mọc khá mỏng đặc biệt là phần tóc phía trước và sau gáy. – Rụng tóc sau gáy hình vành khăn – Chậm liền thóp. – Chậm mọc răng. – Cơ bắc nhão, chậm biết lẫy, biết ngồi, biết bò, biết đi. – Tiếng thở rít, khóc lặng từng cơn. – Hay bị viêm phổi tái đi tái lại. – Thường xuyên bị táo bón hoặc đi ngoài phân […]
Đọc toàn bài →Khi trẻ ra mồ hôi trộm nhiều vào ban đêm, mồ hôi sẽ thấm ngược trở vào quần áo và cơ thể bé, bé dễ bị cảm lạnh, viêm phổi. Vậy biện pháp phòng ngừa và chữa trị chứng ra mồ hôi trộm cho trẻ như thế nào, mời các mẹ tham khảo nhé. Phân biệt trẻ sơ sinh đổ mồ hôi do sinh lý và đổ mồ hôi do bệnh lý Mồ hôi trộm sinh lý: Nguyên nhân trẻ đổ mồ hôi là vì hệ thần kinh đại não của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, trẻ bị đổ mồ hôi trộm là vì sự trao đổi chất ở trẻ nhỏ diễn ra mạnh hơn người lớn, nếu tăng thêm một chút hưng phấn và kích thích thì sẽ ra mồ hôi trộm để tỏa nhiệt trong cơ thể. Đây cũng là sự điều chỉnh giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn hằng định. Đây cũng là sự điều chỉnh giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn hằng định. Khi thân nhiệt tăng do thời tiết ấm hoặc do mặc nhiều quần áo, đắp nhiều chăn thì trẻ chỉ có cách thông qua mồ hôi để điều tiết nhiệt độ cơ thể. Ngoài ra trẻ uống sữa hay đồ uống khác trước khi đi ngủ cũng dẫn đến sự ra mồ hôi. Mồ hôi sinh lý thường ra nhiều ở đầu và cổ, thường phát sinh vào lúc đi ngủ khoảng 30 phút và khoảng 60 phút sau thì không còn nữa. Mồ hôi trộm sinh lý thường không gây ảnh hưởng đáng ngại đối với sức khỏe của trẻ, phụ huynh đừng quá lo lắng. Nhiều mồ hôi bệnh lý xuất hiện ở những trẻ mắc bệnh còi xương, lao sơ nhiễm, biểu hiện là đầu có nhiều mồ hôi. Khi bú hoặc sau khi ngủ, mồ hôi tăng tiết, sau hết dần mà không liên quan đến thời tiết, đồng thời có biểu hiện khác của còi xương như thóp chậm liền, đầu xương to, ngực dô mình gà…, chân vòng kiềng hoặc có biểu hiện của lao sơ nhiễm (ho kéo dài, ăn uống kém, Xquang có tổn thương lao sơ nhiễm). Khi mồ hôi ra quá nhiều và liên tục, cơ thể sẽ mất đi một lượng nước và muối sẽ khiến cơ thể trẻ yếu đi, người mệt hơn, lỗ chân lông mở rộng là những nguyên nhân làm cho cơ thể bé dễ bị ngấm lạnh, phổ biến thường thấy là các chứng bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm phổi, bé thường hay bị cảm, ho, sổ mũi… Nếu hiện tượng đó kéo dài và liên tục ngày này sang ngày khác, cơ thể trẻ sẽ bị suy kiệt. Nhìn chung trẻ nhỏ ra mồ hôi khi ngủ có nhiều nguyên nhân nên cha mẹ phải biết phân biệt giữa mồ hôi sinh lý hay mồ hôi bệnh lý như đã nói ở trên. Khi nghi trẻ có bệnh cần đưa […]
Đọc toàn bài →