Nôn mửa và đau bụng là 2 triệu chứng bệnh thường gặp ở trẻ em. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ nôn và đau bụng, do đó các mẹ cần phải cẩn trọng trong việc chẩn đoán nguyên nhân. Nếu trẻ nôn, đau bụng có kèm theo đi ngoài không dứt, việc đầu tiên các mẹ cần đổi thức ăn cho trẻ, nếu vẫn không dứt cần nhanh chóng đưa trẻ đi bác sĩ. Mời các mẹ tham khảo tư vấn của bác sĩ nhi khoa để tìm hiểu kỹ hơn về triệu chứng nôn mửa, đau bụng ở trẻ. Trẻ bị nôn mửa Trẻ có thể nôn do những nguyên nhân sau: – Bị kích động (vui quá, sợ quá, phản ứng lại khi bị ép ăn), ăn quá nhiều. – Trào ngược dạ dày – thực quản ở trẻ đang bú mẹ: Trẻ hay ọc sữa sau khi bú. Đây là hiện tượng sinh lý không trầm trọng, sẽ tự khỏi theo thời gian và nhiều khi không cần điều trị gì đặc biệt. – Do các nhiễm trùng thông thường như viêm họng, viêm mũi, ngộ độc thức ăn… – Tắc ruột, tăng áp lực nội sọ, viêm màng não. Cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi có những biểu hiện: – Nôn vọt. – Nôn kèm theo tiêu chảy, mất nước. – Nôn kèm sốt, nôn ra máu hoặc trẻ nôn mà không chịu uống nước. Xem thêm các bài viết trẻ bị nôn trớ để cập nhật thêm kiến thức chăm sóc bé yêu các Mẹ nhé Đau bụng ở trẻ em Đau bụng là một trong những lý do khiến cha mẹ đưa con mình đến bệnh viện nhiều nhất. Những nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ em có thể thay đổi từ không quan trọng đến đe dọa tính mạng nhưng sự biểu hiện ra ngoài của trẻ chỉ khác nhau một ít. Tuy nhiên, phần lớn những cơn đau bụng của trẻ thường sẽ được cải thiện rất nhanh chóng mà không cần điều trị đặc hiệu. Khó khăn cho cha mẹ và người nuôi trẻ là phân biệt đâu là đau bụng cần phải cấp cứu và đâu là những cơn đau bụng không cần phải cấp cứu. Nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ Nhiễm trùng: nhiễm virus hoặc vi trùng đều có thể gây đau bụng. Nhiễm virus thường khỏi nhanh, nhiễm vi trùng cần phải được điều trị bằng kháng sinh. Liên quan đến thức ăn: ngộ độc thức ăn, dị ứng thức ăn, bội thực, ăn những thức ăn sinh hơi đều có thể gây chướng bụng và khó chịu tạm thời. Ngộ độc: có thể thay đổi từ nhẹ như ăn phải xà phòng đến nặng như nuốt những vật dụng kim loại. Bệnh lý ngoại khoa: bao gồm viêm ruột thừa, tắc ruột, lồng ruột và thoát vị nghẹt…. Những bệnh lý khác: có thể […]
Đọc toàn bài →