Hầu hết các mẹ đều rất lo lắng khi thấy bé bị sốt rất cao nhưng tay chân lạnh ngắt. Vậy khi trẻ bị sốt tay chân lạnh như thế này có nguy hiểm không? Nhiều mẹ đôi khi còn hiểu sai, thấy con lạnh lại ủ ấm thêm cho bé làm cho bệnh tình lại càng nặng. Mời các mẹ tham khảo tư vấn của các bác sĩ sau đây để biết cách xử trí khi bé sốt cao tay chân lạnh nhé. Hỏi bác sĩ: Vì sao bé bị sốt mà chân tay lạnh? Con gái em được 14 tháng, nặng 10.8kg, cao 78cm. Cho em hỏi bé như vậy có phải suy dinh dưỡng không? Bé bị sốt mà bàn tay, bàn chân lạnh nhưng đầu thì nóng như vậy có sao không BS? Ở nhà cũng cho uống thuốc hạ sốt rồi nhưng hạ xong rồi lại sốt. BS cho em hỏi bé bệnh gì? Trả lời của bác sĩ nhi khoa: Chào em, Với cân nặng và chiều cao trên ở bé gái 14 tháng tuổi, cho thấy bé phát triển thể chất khá tốt theo tuổi rồi em, chứ không phải suy dinh dưỡng như em lo nghĩ. Vấn đề bé sốt cao nhưng tay chân lạnh là do rối loạn vận mạch, lúc này em cần nhanh chóng hạ sốt xuống thì biểu hiện trên sẽ hết, nhưng nếu em cho mặc ấm hoặc trùm thêm chăn mền thì bé càng lạnh run và sốt càng cao hơn dẫn đến co giật. Còn sốt do bệnh gì thì em nên đưa bé đi khám BS chuyên nhi, nếu cần phải làm thêm xét nghiệm máu em nhé! Trẻ bị sốt cao, kèm theo chân tay lạnh, mẹ chớ coi thường Theo Bác sĩ Tiến, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc BV Nhi Đồng 1, TP HCM, sốt là triệu chứng rất thường gặp, là phản ứng thông thường của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi… xâm nhập. Trong một số căn bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm não, viêm màng não… người ta có thể sốt rất cao và khó hạ dù đã được uống thuốc và lau mát. “Sốt trên 40 độ C, kéo dài, chân tay lạnh mà không được can thiệp kịp thời có thể gây những biến chứng như co giật, mất nước, biến chứng về hô hấp và tim mạch, rối loạn đông máu, di chứng thần kinh, vận động…, thậm chí có thể tử vong nếu diễn tiến nặng gây suy đa cơ quan. Một dạng rất đáng chú ý là sốt do viêm não có thể gây rối loạn trung tâm điều nhiệt khiến trẻ tử vong hoặc để lại di chứng não dù được cứu sống” – BS Tiến nói. Theo BS Tiến, cơn sốt từ 38 độ C trở lên (đo qua cặp nhiệt ở nách) cần được xử lý. […]
Đọc toàn bài →Vào những ngày hè đỉnh điểm như tháng 6, 7 nắng nóng lên 40 độ C trẻ dễ có nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt, tháng 6 đến tháng 8 sẽ là mùa của bệnh viêm não Nhật Bản ở phía Bắc. Nếu gọi sởi là “bão” thì viêm não Nhật Bản là “siêu bão”, do mức độ nặng, tỉ lệ tử vong rất cao, ước tính của thế giới là 20-30%. Nhiều mẹ chủ quan khi thấy con sốt mà dùng các biện pháp chữa trị tại nhà. Một số trường hợp bệnh của trẻ không tiến triển tốt mới tá hỏa đưa bé đi viện và gây nhiều biến chứng nguy hiểm, khó lường. THẾ NÀO LÀ BỆNH VIÊM MÀNG NÃO? Viêm màng não mủ, hay viêm màng não nhiễm khuẩn, là hiện tượng viêm của các màng bao bọc quanh hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống) do sự hiện diện của các vi khuẩn gây bệnh trong khoang dịch não tủy. Sự viêm nhiễm này sẽ gây nên tình trạng sinh mủ bên trong hệ thống thần kinh trung ương. Các tình trạng viêm nhiễm hệ thần kinh trung ương khác là viêm não do virus, viêm màng não do nấm, viêm màng não do hóa chất hoặc do xâm nhập của các tế bào ung thư… Nguyên nhân gây bệnh viêm màng não ở trẻ nhỏ Nguyên nhân gây bệnh khác nhau giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Ở các quốc gia có nền y học phát triển, việc chủng ngừa Hemophilus influenzae đã được thực hiện từ vài chục năm nay nên tỉ lệ gây bệnh do tác nhân này giảm xuống rõ rệt, đứng sau phế cầu, não mô cầu. Tuy nhiên ở các nước nghèo như Việt Nam việc tiêm chủng ngừa Hemophilus influenzae chưa được rộng rãi nên tác nhân này vẫn chiếm hàng đầu, sau đó là phế cầu, não mô cầu, tụ cầu khuẩn,vi khuẩn thương hàn. Ở lứa tuổi sơ sinh và trẻ nhỏ (thường dưới 3 tháng) thì nguyên nhân không khác nhau ở các nước: E. coli, liên cầu khuẩn nhóm B, Listeria monocytogen. Các vi khuẩn này có thể từ vị trí tai mũi họng, phổi đi theo đường máu vào trong não hoặc đi theo đường kế cận từ các ổ nhiễm trùng cạnh màng não hoặc cũng có thể đi trực tiếp vào não khi bị chấn thương nứt vỡ sọ… Phế cầu khuẩn Thường được gọi tắt là phế cầu (Streptococus pneumoniae) là nguyên nhân gây viêm màng não mủ hàng đầu ở lứa tuổi ngoài sơ sinh tại các nước phát triển (có chủng ngừa rộng rãi Hemophilus influenzae tuýp b). Tỷ lệ viêm nàng não mủ do phế cầu vào khoảng 1 – 3/1000 dân. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi nào. Những tháng giữa mùa đông có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất trong năm. Phế cầu gây nhiễm […]
Đọc toàn bài →