Mùa mưa với thời tiết thất thường dễ dàng “hạ gục”sức đề kháng của bất kỳ ai. Kéo theo đó là nguy cơ trẻ bị viêm họng có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào. Vậy làm sao để chăm sóc và điều trị trẻ bị viêm họng cấp, mời các bạn cùng theo dõi bài viết ở Blog Mẹ Xuka dưới đây nhé. Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng Trẻ bị viêm họng có thể do virus (thường xảy ra khi cảm cúm hoặc cảm lạnh) hoặc do vi khuẩn (như nhiễm khuẩn liên cầu). Có đến hơn 200 chủng virus có thể trở thành tác nhân gây viêm họng. Trẻ dễ dàng bị nhiễm khi đi mưa và bị cảm cúm, cảm lạnh. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị lây từ người nhà, bạn bè hoặc do đến những nơi đông người, phương tiện công cộng. Thông thường, trẻ bị viêm họng có thể tự khỏi sau một thời gian, rất ít khi phải nhập viện khẩn cấp. Trừ trường hợp cổ họng nhiễm khuẩn đến mức không thể ăn uống, khó thở, sốt cao, chảy dãi liên tục. Khi nào bệnh viêm họng trở nên nguy hiểm Trẻ bị viêm họng được gọi là nguy hiểm khi nguyên nhân gây viêm họng do liên cầu bêta tan huyết nhóm A. Nguyên nhân là do vỏ của loại liên cầu này có cấu trúc gần giống cấu tạo của màng thận, màng tim, màng khớp, do đó khi mắc bệnh và không được điều trị kịp thời, cơ thể tự sản sinh ra kháng thể chống lại loại liên cầu này, đồng thời tấn công cả vào thận, tim và khớp gây viêm khớp, viêm cầu thận, thấp tim để lại hậu quả rất nặng nề cho bản thân người bệnh nhân và cộng đồng. Triệu chứng và biểu hiện ở trẻ bị viêm họng cấp Mẹ có thể nhận biết dấu hiệu trẻ bị viêm họng cấp với các biểu hiện quấy khóc, kém bú, chán ăn. Kèm theo đó, nếu bé bị viêm họng sốt cao đến các nhiệt độ sau, mẹ cần đưa bé đi khám ngay: – Bé dưới 3 tháng: sốt đến 38 độ – Bé từ 3 đến 6 tháng: 38,3 độ – Bé trên 6 tháng: 39 độ Mẹ cũng nên cho con đi khám nếu bé có dấu hiệu đau khoang miệng, cổ họng sưng (tấy), chảy dãi nhiều, hơi thở khó nhọc, nhịp thở nhanh. Ngoài ra, mẹ cần lưu ý các dấu hiệu viêm họng do liên cầu bêta tan huyết nhóm A: – Bệnh khởi phát đột ngột với biểu hiện sốt cao 30 – 40 độ C, người mệt mỏi. – Khám họng thấy có mủ trắng bẩn ở khe, hốc amiđan hai bên. – Sờ thấy hạch dưới hàm cả hai bên, di động, ấn đau. – Bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao khi lấy máu làm xét nghiệm. Trẻ bị viêm họng […]
Đọc toàn bài →Trẻ bị sốt sau tiêm phòng, trẻ quấy khóc nhiều, biếng ăn là một trong những phản ứng mà các bà mẹ thường thấy xuất hiện nhiều ở lứa tuổi sơ sinh và trẻ nhũ nhi. Chính vì thế mà các bậc phụ huynh thường lo lắng và dè chừng việc đem bé đi chích ngừa vì sợ các tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, nếu như ba mẹ hiểu đúng về tiêm phòng và những chỉ định chống tiêm phòng cũng như biết cách chăm sóc trẻ sau tiêm phòng thì việc tiêm phòng không còn là nỗi e ngại nữa. Các bạn cùng theo dõi những chia sẽ của các bác sĩ sau đây nhé. Xem thêm các bài viết chủ đề: trẻ bị sốt Những phản ứng không mong muốn của việc tiêm phòng: Theo BS. BÙI XUÂN VĨNH: Tiêm phòng là một biện pháp thực tế nhất, hiệu quả nhất để phòng bệnh: điều đó chắc mọi chúng ta đều rõ. Tuy nhiên, cũng cần hiểu rằng, trong 1 số trường hợp, có thể xảy ra phản ứng ở trẻ. Những phản ứng này, thầy thuốc không mong muốn có, gia đình lại càng không mong muốn có, cho nên được gọi là những phản ứng không mong muốn. Vậy những phản ứng đó ra sao? Có nguy hại cho trẻ không? Có làm mất tác dụng phòng bệnh của thuốc không? Chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng vấn đề trên đây. 1. Phản ứng tại chỗ: Phản ứng này luôn xảy ra sau khi tiêm phòng. Một số trẻ cảm thấy đau nơi tiêm, cảm giác đau đó thường kéo dài từ 1 vài giờ đến 1 ngày, có thể làm các trẻ nhỏ quấy khóc. Một số trẻ khác lại thấy nổi cục lên ở nơi tiêm. Cục này thường nhỏ bằng hạt đậu, có khi viêm tấy đỏ, và có thể tồn tại tới 2-3 tuần mới tiêu tan. Cũng có trẻ lại bị mẩn ngứa xung quanh nơi tiêm, có thể kéo dài từ 3 tới 6 ngày. Những phản ứng này có thể xảy ra trong 5-10% số các trẻ tiêm phòng và thường là tự khỏi. 2. Phản ứng toàn thân: ở đây, sốt là chứng hay gặp nhất. Sau khi tiêm phòng 1 vài giờ hoặc 1 ngày, một số trẻ có thể bị sốt: sốt thường nhẹ, nhưng cũng đôi khi sốt cao (trên 39o), kèm theo tình trạng vật vã, quấy khóc, những trẻ lớn có thể kêu nhức đầu. Chứng sốt này hay thấy hơn cả trong các trường hợp tiêm phòng bệnh thương hàn, tiêm phòng bệnh ho gà. Cũng có trường hợp, sau khi tiêm phòng sau tới 5-12 ngày, trẻ mới bị sốt: thông thường chứng sốt muộân này xảy ra sau khi tiêm phòng bệnh sởi, đôi khi tiêm phòng bệnh quai bị. Tuy nhiên, tất cả các chứng sốt nói trên đều khỏi trong 1-2 ngày, và thường là […]
Đọc toàn bài →Hàng năm, ngành y tế cũng tổ chức không ít các cuộc vận động phòng chống bệnh sốt xuất huyết, phổ biến thông tin, nguyên nhân, cách phòng tránh cho người dân, tuy nhiên, số ca mắc bệnh vẫn không hề giảm và dịch bệnh lại liên tục xảy ra mỗi năm (trước đây 3-4 năm mới bùng phát thành dịch). Nhiều bà mẹ, nhất là người có con đầu lòng, thường lúng túng nên có những xử trí không đúng khi trẻ bị bệnh sốt xuất huyết. Thấy con sốt li bì, tay chân lạnh, dù uống thuốc hạ sốt vẫn không bớt, nghĩ con bị trúng gió nên gia đình cạo gió, cắt lể. Đến ngày thứ 4, bé được nhập viện tại Long An và sau đó chuyển đến TP HCM trong tình trạng sốt nặng thêm, nôn ói liên tục, da nổi nhiều vết bầm tím. Kết quả chẩn đoán cho thấy bé bị sốt xuất huyết nặng, kết hợp rối loạn đông máu. Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Trưởng khoa Sốt xuất huyết Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, sai lầm phổ biến là nhiều bà mẹ do nóng lòng khi con sốt liên tục nên tự ý cho dùng thuốc hạ sốt hơn 4-5 lần mỗi ngày, dẫn đến lạm dụng thuốc. Việc sử dụng thuốc hạ sốt liên tục có thể làm tổn thương gan nặng nề, xuất huyết tiêu hóa… Ngoài ra, không ít gia đình khi thấy con xuất hiện những mẩn bầm còn cắt lể để lấy bớt máu độc. Việc cạo gió, cắt lể này dễ dẫn đến hiện tượng chảy máu không cầm. Đây là ngả vào cho vi trùng xâm nhập, có thể gây rối loạn đông máu. Một số bà mẹ khi thấy con sốt kèm theo rối loạn tiêu hóa, nôn ói liên tục đã cho con nhịn ăn, nhịn uống. Việc này khiến trẻ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng nên dễ mất sức, một số trường hợp có thể hạ đường huyết, gây co giật. Giải pháp tốt nhất là nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Cần cung cấp nhiều nước để tránh tình trạng thiếu nước và chất điện giải. Nên tránh các thức ăn, thức uống có màu đỏ, màu đen vì khó phân biệt với màu máu khi trẻ nôn ói hoặc đi ngoài. Một sai lầm thường gặp nữa là phụ huynh khi thấy con hết sốt thì chủ quan, không tiếp tục theo dõi .Bệnh sốt xuất huyết do virus nên thường có hiện tượng sốt đi sốt lại và diễn tiến bất thường. Nếu trẻ hết sốt nhưng vẫn còn biểu hiện bất thường như tay chân lạnh, đau bụng, nôn ói nhiều thì cần theo dõi để đưa trẻ nhập viện cấp cứu kịp thời. Bác sĩ Tiến nhấn mạnh, bệnh sốt xuất huyết nếu không điều trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến biến […]
Đọc toàn bài →Sốt xuất huyết Dengue là một trong những bệnh do muỗi truyền có tốc độ lây lan nhanh nhất trên thế giới. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm khoảng 96 triệu người mắc bệnh, với 500.000 trường hợp nặng cần nhập viện, khoảng 12.500 ca tử vong. Bệnh này ở các nước trong khu vực Đông Nam Á có xu hướng gia tăng qua các năm, dịch lớn từng xảy ra tại Campuchia, Philippines, Lào, Malaysia và Singapore. Người bị sốt xuất huyết, đặc biệt là trẻ em nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Vì vậy các mẹ chăm sóc trẻ nhỏ cần phải lưu ý. Xem thêm: Những sai lầm chết người khi chăm trẻ bị sốt xuất huyết 1. Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết Người nhiễm virus dengue do muỗi cái thuộc chi Aedes đốt. Muỗi Aedes aegypti là véc tơ truyền bệnh chủ yếu ở hầu hết các khu vực bệnh lưu hành. Muỗi Aedes aegypti hoạt động vào ban ngày và chỉ có muỗi cái mới đốt người và truyền bệnh. Khi muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus dengue, virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày. Trong khoảng thời gian sống còn lại sau đó, muỗi có nguy cơ truyền bệnh cho người. Khi virus vào cơ thể người, chúng tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này nếu muỗi Aedes hút máu thì virus được truyền cho muỗi. Người là ổchứa virus chính. Ngoài ra người ta mới phát hiện ởMalaysia có loài khỉsống ởcác khu rừng nhiệt đới cũng mang virus dengue. Aedes aegypti có nguồn gốc từchâu Phi. Loài muỗi này dần dần lan tràn ra hầu hết các khu vực có khí hậu nhiệt đới đầu tiên là nhờtàu thuyền và sau đó có thểcảmáy bay nữa . Ngày nay có hai loài phụcủa Aedes aegypti là Aedes aegypti queenslandensis, một dạng hoang dã ởchâu Phi không phải là véc tơtruyền bệnh chính, và Aedes aegypti formosuslà muỗi sống ởkhu vực đô thịvùng nhiệt đới và là véc tơtruyền bệnh chính. Trong quá khứ, muỗi Aedes aegypti phải nhờvào các vũng nước mưa đểđẻtrứng. Tuy nhiên ngày nay quá trình đô thịhóa diễn ra với tốc độồạt đang cung cấp cho muỗi những hồnước nhân tạo đểmuỗi đẻtrứng dễdàng hơn nhiều. Aedes albopictus trước đây là véc tơ truyền bệnh chính của dengue và hiện nay vẫn còn là véc tơ quan trọng ở châu Á. Loài muỗi này gần đây đã lan tràn đến khu vực Trung Mỹ, Hoa Kỳ và tại đây muỗi này là véc tơ truyền bệnh quan trọng thứ hai. Trong khi muỗi Aedes aegypti formosus chủ yếu sống ở khu vực đô thị thì muỗi Aedes albopictus lại cư trú chủ yếu ở vùng nông thôn. […]
Đọc toàn bài →Từ lâu, nhiều bà mẹ tin rằng sốt và tiêu chảy là dấu hiệu con mọc răng. Nhưng các bác sĩ khuyến cáo, nên nghĩ đến bệnh nghiêm trọng khác nếu bé sốt cao trên 39 độ và tiêu chảy nặng, kéo dài. Mời các bạn theo dõi bài viết sau nhé. Phân biệt trẻ sốt do mọc răng hay trẻ sốt do bị bệnh Một nghiên cứu mới giúp xác định những gì Viện Nha khoa Nhi Mỹ khẳng định, rằng sốt cao hơn 39 độ không nên quy kết cho bất cứ vấn đề gì về răng, bao gồm mọc răng. Điều này cũng giúp đánh tan niềm tin xưa nay rằng tiêu chảy có liên quan đến mọc răng. Giai đoạn mọc răng được xác định là giai đoạn 8 ngày, gồm 4 ngày trước khi răng nhú và kéo dài 3 ngày sau đó. Kết thúc nghiên cứu, trong số các trẻ được theo dõi, hơn 35% không có triệu chứng gì suốt giai đoạn 8 ngày mọc răng. Những trẻ khác thì chán ăn, hay cắn, nhỏ dãi, xoa tai, cọ xát lợi, nổi mẩn đỏ trên mặt, nhiệt độ bất thường và khó ngủ. Hay cắn, nhỏ dãi, cọ xát lợi, khó chịu và hay mút xảy ra với tần suất lớn hơn trong quá trình mọc răng. Nhiệt độ cao, nhưng dưới 39 độ, là một dấu hiệu của mọc răng nhưng chỉ một ngày trước và một ngày răng thực sự nhú. Nhiều người tin là mọc răng gây ra tiêu chảy nhưng nghiên cứu cho thấy dấu hiệu này chỉ rất nhẹ, ở hai bé. Rachel Berger, giáo sư nhi tại Bệnh viện Nhi ở Pittsburgh khuyên, bố mẹ nên chú ý khi thấy các triệu chứng như nhiệt độ tăng cao hơn 39 độ, đặc biệt ở trẻ nhỏ và những dấu hiệu khác như ho, chảy nước mũi, giảm đi tiểu, nôn vì nó không liên quan đến mọc răng. Nếu trẻ không chơi đùa như bình thường, đó thực sự là dấu hiệu bệnh, và bố mẹ cần đưa con đến bác sĩ. Tiêu chảy nặng và nhiệt độ cao hơn 39 độ không phải do mọc răng và bạn cần hỏi ý kiến thầy thuốc. Thông thường, chiếc răng đầu tiên xuất hiện khi bé 6-8 tháng. Hai chiếc răng cửa dưới nhú ra đầu tiên, tiếp đó là răng cửa trên. Bạn thường thấy những chiếc răng hàm đầu tiên xuất hiện khi bé lên 1 tuổi. Các triệu chứng liên quan đến mọc răng bao gồm phát ban, chảy dãi, chảy nước mũi, tiêu chảy nhẹ trong thời gian ngắn, cáu kỉnh, chán ăn và tăng nhiệt độ nhẹ. Các triệu chứng này không nghiêm trọng và không kéo dài, thường bắt đầu khi răng nhú lên và kéo dài đến ngày hôm sau. Các bé bị bệnh thì triệu chứng dai dẳng và nghiêm trọng hơn. Như nào là sốt mọc răng? Bạn có thể […]
Đọc toàn bài →Hay gồng mình vặn người, quấy khóc, mất ngủ, thở khò khè, bị lác sữa… là những vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, nếu hiểu được nguyên nhân của những triệu chứng này các mẹ sẽ biết chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, dù là lần đầu sinh con. NHỮNG VẤN ĐỀ SỨC KHỎE THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHŨ NHI 3 THÁNG ĐẦU 1. Trẻ hay gồng mình, vặn người Trong khoảng 3 tháng đầu tiên sau sinh, trẻ sơ sinh có dấu hiệu sinh lý gồng người và vặn mình đến đỏ mặt đỏ mày trong vài ba phút và tự khỏi. Nếu bé vẫn ăn ngủ tốt và tăng cân đều thì không có vấn đề. Khi nào trẻ vừa hay vặn mình trong lúc ngủ (có thể lúc không ngủ bé cũng vặn mình) và kèm theo từ 3 dấu hiện sau trở lên: – Trẻ khó ngủ, cả ngày lẫn đêm không ngủ được tốt thiểu được 15 -17 tiếng trong 5-6 tháng đầu. – Ban đêm và cữ khuya, trẻ hay thức giấc nhiều lần, hay giật mình, trằn trọc khó ngủ, người đổ nhiều mồ hôi, ay nấc, hay trớ, rụng tóc, chậm lên cân trong 3 tháng đầu (tăng dưới 800gram/tháng). Lúc này mới đáng lo vì có đến hơn 90% là do trẻ thiếu vitamin D từ trong bụng mẹ. Và đó cũng là các biểu hiện ban đầu của tình trạng TRẺ CÒI XƯƠNG. Và theo thống kê của VN mình, cứ 5 trẻ là có 1 trẻ bị còi xương và trên 30% trẻ bị suy dinh dưỡng. Trong trường hợp này, bé cần chỉ định của bác sĩ để bổ sung thêm vitamin D từ bên ngoài. 2. Trẻ sơ sinh khó ngủ, hay mất ngủ, ngủ ít phải làm sao? Trẻ sơ sinh ngủ nhiều giấc ngủ ngắn và không sâu. Bé bú mẹ hoàn toàn sẽ ngủ giấc ngắn hơn bé bú bình vì mau đói hơn. Nếu bé ngủ ít nhưng vẫn bú bình thường, lên cân tốt, vui vẻ không quấy khóc thì không sao. Giấc ngủ của trẻ rất quan trọng, thường trẻ trong 3 tháng đầu sẽ ngủ từ 17 – 20 tiếng để đảm bảo cho sự phát triển giai đoạn này. Nếu trẻ khó ngủ kèm theo hay quấy khóc cũng không có vấn đề gì, đến 50% trẻ sơ sinh là hay như vậy. Chừng nào kèm theo cả biểu hiện như: Hay lăn lộn, trăn trở khi ngủ, đổ nhiều mồ hôi, rụng tóc, thì đích thị là do trẻ thiếu Vitamin D, là nguyên nhân chính khiến trẻ bị còi xương. Ngoài nguyên nhân này ra những nguyên nhân khách quan khác như tiếng ồn, ánh sáng… có thể làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ. Vì thế, trong không gian phòng ngủ của trẻ phải yên tĩnh hoặc dùng đến “tiếng động trắng” như tiếng quạt máy để bé có […]
Đọc toàn bài →Thời tiết giao mùa chính là thời điểm khiến các bé dễ bị cảm cúm. Nếu cha mẹ không tỉnh táo, cứ làm theo những lầm tưởng thu nhập từ phương pháp dân gian truyền miệng theo kinh nghiệm đẩu đâu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Mời các mẹ theo dõi bài viết sau để có những kiến thức chuẩn xác nhất về căn bệnh cảm cúm của con mình nhé. THẾ NÀO LÀ CẢM CÚM Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 1/ Định nghĩa Cảm cúm thông thường là một triệu chứng nhiễm virus của đường hô hấp trên, mũi và cổ họng của bé. Nghẹt mũi và chảy nước mũi là những dấu hiệu đầu tiên của cảm cúm thông thường ở trẻ sơ sinh. Các bé đặc biệt dễ bị cảm cúm thông thường, một phần vì thường xung quanh các em những người khác không luôn luôn rửa tay. Trong thực tế, trong vòng hai năm đầu đời, hầu hết trẻ sơ sinh có 8 đến 10 lần cảm cúm. Điều trị cảm cúm thông thường ở trẻ nhỏ liên quan đến việc thực hiện các bước để giảm bớt triệu chứng, chẳng hạn như cung cấp nhiều nước và giữ ẩm không khí. Trẻ sơ sinh phải gặp bác sĩ khi có dấu hiệu đầu tiên của cảm cúm thông thường, bởi vì đang có nguy cơ biến chứng như viêm thanh khí phế quản hoặc viêm phổi. Bệnh cúm khác với bệnh cảm lạnh như thế nào? Bệnh cảm lạnh thường chỉ ảnh hưởng tới vùng đầu, còn bệnh cúm gây ra các triệu chứng như nhức mỏi người, sốt và cực kỳ mệt mỏi. Một đứa trẻ bị cảm lạnh thường có thể tiếp tục duy trì các hoạt động bình thường nhưng một đứa trẻ bị cúm thường cảm thấy đau yếu đến mức không thể vui chơi được. Cảm cúm hay xảy ra vào mùa lạnh Cảm cúm là bệnh về đường hô hấp mà trẻ nhỏ hay mắc phải, nhất là vào mùa lạnh. Trẻ em thường bị cảm cúm 6-7 lần trong một năm, trong có khoảng 10-15% trẻ bị cảm cúm nhiều hơn 12 lần/năm. Trong năm đầu tiên đi nhà trẻ, trẻ em có tần suất mắc bệnh cao hơn 50% so với trẻ được chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, tần suất mắc bệnh ở các nhóm trẻ đều giảm theo thời gian trẻ được chăm sóc ở các nhà trẻ. Bệnh cảm cúm xảy ra quanh năm song tần suất bệnh cao nhất trong khoảng thời gian từ đầu mùa thu đến cuối mùa xuân. Tần suất bệnh cảm cúm cao nhất vào đầu mùa thu (tháng 8 đến tháng 10) và khoảng cuối mùa xuân (tháng 4 đến tháng 5). Sau khi tiếp xúc với bệnh cúm bao lâu thì mắc bệnh? Thời gian kể từ khi tiếp xúc với siêu vi gây bệnh cúm cho tới khi xuất hiện […]
Đọc toàn bài →Điều trị bệnh sởi cho trẻ em đóng một vai trò rất quan trọng mà bố mẹ không thể chủ quan. Nếu không chăm sóc đúng cách, biến chứng của sởi có thể dẫn đến tử vong. Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây nên, lưu hành phổ biến ở trẻ em, bệnh lây từ người sang người chủ yếu qua đường hô hấp, và thường xảy ra nhiều nhất vào mùa đông và mùa xuân. Bệnh sởi thường xảy ra ở trẻ em từ 5 đến 10 tuổi, biểu hiện thầm lặng nhưng rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch. Chính vì vậy, khi trẻ có những dấu hiệu của bệnh sởi, bố mẹ nên cho trẻ ở nhà để tập trung điều trị cho đến khi khỏi hẳn. Xem thêm: Tổng hợp các kiến thức y khoa về chăm sóc, điều trị và chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị sởi Theo dõi sát các dấu hiệu để phát hiện sớm bệnh sởi ở trẻ nhỏ PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, bệnh sởi xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra dịch vào những tháng đông xuân. Bệnh lây qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với chất tiết của mũi, họng bệnh nhân. Đáng chú ý, do thời gian ủ bệnh kéo dài, trung bình tới 10 ngày nên sởi có thể lây bệnh ngay từ khi bệnh còn chưa khởi phát, nghĩa là trong khoảng thời gian ủ bệnh, virus sởi từ người mang mầm bệnh đã có thể lây cho người khác. Khi mắc bệnh, sởi có khả năng gây suy giảm miễn dịch rất nhanh nên dễ gây ra biến chứng viêm phổi, tiêu chảy, mù lòa, viêm não hoặc tử vong. Vì thế, đến nay sởi vẫn được coi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh sởi bắt đầu với các triệu chứng ban đầu như sốt nhẹ, sau đó sốt cao 39-40 độ C; mệt mỏi kèm chảy nước mũi, ho, nổi phát ban. Khá nhiều bệnh lý khác cũng xuất hiện các triệu chứng như vậy. Tuy nhiên, có thể nhận biết sớm và phân biệt sởi với bệnh lý khác bằng cách dựa vào các triệu chứng cụ thể. Thông cáo của Cục Y tế dự phòng ngày 10-2 nhấn mạnh, bệnh sởi thường khởi phát bằng triệu chứng sốt cao kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau: ho, chảy mũi, nổi hạch (cổ, chẩm, sau tai); viêm kết mạc (đau mắt đỏ, mắt lèm nhèm); sưng đau khớp. Theo các bác sĩ, dấu hiệu nữa để phân biệt sởi với các bệnh lý sốt phát ban khác là với bệnh sởi, các ban đỏ thường xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, bắt đầu từ […]
Đọc toàn bài →Thông thường mùa hè là đúng vào thời điểm nhiều trẻ bị lây bệnh sởi, nhưng nhiều người vẫn chưa biết cách nhận biết dấu hiệu của bệnh. Thậm chí có nhiều phụ huynh vẫn còn nhầm lẫn giữa sởi và sốt phát ban, nên chưa có biện pháp chăm sóc trẻ kịp thời. Sau đây là một vài đặc điểm để giúp bạn phân biệt 2 loại bệnh này. Sự khác nhau giữa sốt phát ban và bệnh sởi Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi cho biết, việc phát hiện và phân biệt giữa sốt phát ban và bệnh sởi sẽ giúp ích cho phụ huynh rất nhiều trong việc theo dõi và chăm sóc trẻ mắc sởi, là một trong những yếu tố tích cực giúp làm giảm đáng kể những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi, nhất là biến chứng viêm phổi nặng có thể gây tử vong nhanh chóng ở trẻ bị sởi nặng. Về nguyên nhân gây bệnh – Sốt phát ban hầu hết là do nhiễm virus thông thường (70% – 80%), trong đó nhóm virus đường hô hấp luôn chiếm đa số và hầu hết là những virus lành tính. – Tác nhân gây bệnh Sởi là vi rút thuộc giống Morbillivirus của họ paramyxoviridae. Bệnh Sởi là tình trạng nhiễm vi rút cấp tính với sự lây truyền cao. Sau khi vi rút xâm nhập vào cơ thể, biểu hiện khởi đầu là sốt, viêm kết mạc, chảy nước mũi, ho và có nốt kiplik ở niêm mạc miệng. Phân biệt sởi và sốt phát ban Giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn khởi phát của sốt phát ban và bệnh sởi (trung bình khoảng 1 tuần) thường có biểu hiện khá giống nhau thể hiện qua những triệu chứng của tình trạng “nhiễm siêu vi” như bệnh nhân bị sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao 38-39độ C), xuất hiện cảm giác mệt mỏi, lừ đừ vì sốt cao, trẻ than đau đầu hay nhức mỏi các cơ bắp, trẻ biếng ăn, biếng bú, một số trẻ có thể bị nôn ói hoặc tiêu chảy. Sự khác biệt giữa sốt phát ban và bệnh sởi rõ rệt nhất là vào giai đoạn toàn phát với phát ban rất đặc trưng của bệnh sởi. – Sốt phát ban thông thường: sau khi giảm sốt, trẻ sẽ bị phát ban, đây là hồng ban dạng mịn và sáng, ít gồ lên mặt da, ban nổi đồng loạt khắp cơ thể của trẻ và sau khi bay thường không để lại dấu tích gì trên da trẻ. – Phát ban do sởi với tiến trình rất đặc trưng: lúc đầu ban xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, dần xuống ngực bụng và ra toàn thân. Khi ban sởi biến mất cũng mất dần theo thứ tự đã nổi trên da. Đặc điểm ban sởi là ban dạng sẩn (ban gồ lên mặt da), khi bay sẽ để lại những vết thâm trên […]
Đọc toàn bài →Trẻ bị tiêu chảy cấp, kéo dài kèm nôn trớ phải làm sao luôn là câu hỏi mà các bậc phụ huynh tìm kiếm nhiều nhất trên mạng internet. Ba mẹ có biết bệnh tiêu chảy cấp là một trong những bệnh về đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ em, nhất là vào mùa hè. Tiêu chảy cấp rất dễ lây lan, có nguy cơ gây suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ nếu không được chăm sóc và điều trị đúng đắn. Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy kéo dài Những trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ, trẻ không dung nạp lactoza hoặc dị ứng với protein từ sữa động vật. Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến trẻ bị tiêu chảy kéo dài còn do nhiễm khuẩn từ thức ăn ôi thiu, sai lầm trong chế độ ăn uống; ăn quá nhiều chất đạm, chất bột đường. Do sử dụng thuốc kháng sinh không đúng, kéo dài gây tổn thương niêm mạc ruột, gây loạn khuẩn, sử dụng các thuốc cầm tiêu chảy làm giảm khả năng đào thải vi khuẩn, hạn chế ăn uống, ăn kiêng kéo dài khi bị tiêu chảy cấp. Các bệnh nhiễm khuẩn phối hợp Trẻ thường mắc các bệnh nhiễm khuẩn phối hợp như: viêm tai giữa, viêm VA mạn hoặc nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết. Khi có các bệnh nhiễm khuẩn, phải điều trị các bệnh này thì điều trị tiêu chảy kéo dài mới có kết quả. Hậu quả do trẻ bị tiêu chảy kéo dài Tiêu chảy kéo dài được coi như là một bệnh dinh dưỡng, liên quan chặt chẽ với tình trạng suy dinh dưỡng và cũng là nguyên nhân chính gây suy dinh dưỡng. Hiện tượng sụt cân trong tiêu chảy kéo dài là do giảm hấp thu các chất dinh dưỡng, do ăn kiêng, do thức ăn có đậm độ năng lượng thấp, do thiếu các vitamin và các yếu tố vi lượng là những chất đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và đổi mới niêm mạc ruột cũng như tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Triệu chứng nhận biết trẻ bị tiêu chảy cấp như thế nào? Tiêu chảy thường được định nghĩa là đi cầu phân lỏng hoặc tóe nước trên 3 lần trong ngày. Phân lỏng là phân không thành khuôn, trừ những trẻ bú mẹ, thường đi mỗi ngày một vài lần phân nhão, đối với những trẻ này xác định tiêu chảy thực tế là phải dựa vào tăng số lần hoặc tăng mức độ lỏng của phân mà các bà mẹ cho là bất thường. Bệnh có thể kéo dài nhiều tuần, có lúc số lần đi tiêu giảm, có khi lại tăng. Phân có nhiều nước, phân lổn nhổn, có mùi, màu vàng hay xanh, đôi khi trẻ phải rặn khi đi ngoài. Triệu chứng mất nước thường nhẹ và vừa; Trẻ biếng ăn, da xanh, sụt cân… Do đó, […]
Đọc toàn bài →