Mùa mưa với thời tiết thất thường dễ dàng “hạ gục”sức đề kháng của bất kỳ ai. Kéo theo đó là nguy cơ trẻ bị viêm họng có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào. Vậy làm sao để chăm sóc và điều trị trẻ bị viêm họng cấp, mời các bạn cùng theo dõi bài viết ở Blog Mẹ Xuka dưới đây nhé. Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng Trẻ bị viêm họng có thể do virus (thường xảy ra khi cảm cúm hoặc cảm lạnh) hoặc do vi khuẩn (như nhiễm khuẩn liên cầu). Có đến hơn 200 chủng virus có thể trở thành tác nhân gây viêm họng. Trẻ dễ dàng bị nhiễm khi đi mưa và bị cảm cúm, cảm lạnh. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị lây từ người nhà, bạn bè hoặc do đến những nơi đông người, phương tiện công cộng. Thông thường, trẻ bị viêm họng có thể tự khỏi sau một thời gian, rất ít khi phải nhập viện khẩn cấp. Trừ trường hợp cổ họng nhiễm khuẩn đến mức không thể ăn uống, khó thở, sốt cao, chảy dãi liên tục. Khi nào bệnh viêm họng trở nên nguy hiểm Trẻ bị viêm họng được gọi là nguy hiểm khi nguyên nhân gây viêm họng do liên cầu bêta tan huyết nhóm A. Nguyên nhân là do vỏ của loại liên cầu này có cấu trúc gần giống cấu tạo của màng thận, màng tim, màng khớp, do đó khi mắc bệnh và không được điều trị kịp thời, cơ thể tự sản sinh ra kháng thể chống lại loại liên cầu này, đồng thời tấn công cả vào thận, tim và khớp gây viêm khớp, viêm cầu thận, thấp tim để lại hậu quả rất nặng nề cho bản thân người bệnh nhân và cộng đồng. Triệu chứng và biểu hiện ở trẻ bị viêm họng cấp Mẹ có thể nhận biết dấu hiệu trẻ bị viêm họng cấp với các biểu hiện quấy khóc, kém bú, chán ăn. Kèm theo đó, nếu bé bị viêm họng sốt cao đến các nhiệt độ sau, mẹ cần đưa bé đi khám ngay: – Bé dưới 3 tháng: sốt đến 38 độ – Bé từ 3 đến 6 tháng: 38,3 độ – Bé trên 6 tháng: 39 độ Mẹ cũng nên cho con đi khám nếu bé có dấu hiệu đau khoang miệng, cổ họng sưng (tấy), chảy dãi nhiều, hơi thở khó nhọc, nhịp thở nhanh. Ngoài ra, mẹ cần lưu ý các dấu hiệu viêm họng do liên cầu bêta tan huyết nhóm A: – Bệnh khởi phát đột ngột với biểu hiện sốt cao 30 – 40 độ C, người mệt mỏi. – Khám họng thấy có mủ trắng bẩn ở khe, hốc amiđan hai bên. – Sờ thấy hạch dưới hàm cả hai bên, di động, ấn đau. – Bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao khi lấy máu làm xét nghiệm. Trẻ bị viêm họng […]
Đọc toàn bài →