Táo bón là một chuyện đau đầu của rất nhiều mẹ trẻ hiện nay. Trẻ thường xuyên bị táo bón kéo dài sẽ dễ rơi vào tình trạng biếng ăn, chậm lớn, còi xương, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, do táo bón khiến mỗi lần bé đi ngoài đều rất đau, khiến bé sợ đau lại càng không dám đi khi có cơn. Tình trạng lẩn quẩn khiến cho bệnh không thể trị dứt điểm mà cứ hay tái đi tái lại. Bài viết sau đây, Mẹ Xuka đã tổng hợp nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các Mẹ hãy cùng theo dõi nhé. Dấu hiệu khi trẻ bị táo bón Táo bón rất dễ phát hiện ra nếu như người mẹ biết cách quan tâm, theo dõi tới việc đi đại tiện của trẻ. Trẻ có thể bị táo bón là khi trẻ đại tiện dưới 2 lần đại tiện/ngày đối với trẻ sơ sinh, dưới 3 lần đại tiện/tuần (trên 2 ngày/lần) với trẻ đang bú mẹ, dưới 2 lần đại tiện/tuần (trên 3 ngày/lần)với trẻ lớn. Trong trường hợp thấy trẻ đi ngoài phân rắn, có khi thành viên như phân dê, trẻ phải rặn thì lúc đó bạn nên nghĩ ngay đến việc trẻ đã bị táo bón. Táo bón nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng, chướng bụng, đầy hơi, ăn khó tiêu, nôn trớ. Những chất độc trong phân cần được thải ra ngoài hàng ngày bị tích lại trong ruột có thể bị hấp thu trở lại trong máu gây hại cho sức khoẻ của trẻ. Có thể trẻ bị táo bón trong vài ngày hoặc vài tuần và thường được gọi là táo bón cấp tính nhưng trẻ cũng có thể bị táo bón kéo dài, lâu hơn đến vài tháng. Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón Nếu bé gặp khó khăn khi đi tiêu, đau rát và khóc nức nở, nhất là khi khoảng cách giữa 2 lần đại tiện quá xa nhau, thường là trên 3 ngày thì đó cho thấy trẻ bị táo bón rồi đó mẹ ạ. Ngoài các lý do liên quan đến thuốc và bệnh lý, đa số bé bị táo bón liên quan đến việc ăn uống, sinh hoạt hoặc yếu tố tâm lý. Có 3 nguyên nhân chính dẫn tới việc táo bón ở trẻ: – Nguyên nhân do tổn thương thực thể ở đường tiêu hoá, loại này hiếm gặp thường chỉ chiếm 5% trong các nguyên nhân gây táo bón, đó là các dị tật bẩm sinh: Phình to đại tràng (bệnh Hipschsprung), bệnh suy giáp trạng (bệnh Myxoedeme) khi mắc các bệnh này trẻ thường bị táo bón rất sớm từ ngay sau khi đẻ. – Ngoài ra còn có các nguyên nhân mắc phải như: trẻ bị nứt hậu môn, bị trĩ, nên trẻ đi ngoài bị đau gây co thắt hậu môn. Có thể […]
Đọc toàn bài →