Suy giáp bẩm sinh là một trong những nguyên nhân thường gặp gây chậm phát triển thể chất và tâm thần ở trẻ. Đây là chứng thiếu hụt nồng độ hoóc môn tuyến giáp (thyroxin hay T4) trong máu. Hầu hết các trường hợp (80%) là do tuyến giáp nhỏ hoặc không có tuyến giáp. Vậy ba mẹ đã hiểu biết như thế nào về căn bệnh suy giáp bẩm sinh? Mời các bạn theo dõi bài viết sau đây nhé. Xem thêm các bài viết chuyên đề “Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh” mà ba mẹ cần có những hiểu biết để xử trí sớm, tránh để lại hậu quả nặng nề cho bé về sau. Thế nào là bệnh suy giáp trạng bẩm sinh Bệnh suy giáp trạng bẩm sinh là bệnh nội tiết khi tuyến giáp trạng của trẻ sơ sinh không sản xuất đủ hormone để đáp ứng nhu cầu chuyển hoá và quá trình sinh trưởng của cơ thể. Nguyên nhân có thể là do tuyến giáp trạng phát triển bất thường, một lỗi bẩm sinh trong chuyển hoá giáp trạng, hay thiếu chất i-ốt. Trên thế giới vào khoảng 1 trong 3500 trẻ sơ sinh mắc bệnh này. Từ “đầ độn địa phương” (endemic cretinism) được dùng để gọi một dạng suy giáp trạng ở những trẻ em bị bướu cổ. Khảo cứu tìm ra ngyên nhân của dịch này là do thiếu chất i-ốt. Trong những năm sau năm 1930, i-ốt được dùng để phòng bệnh này. Tuy Tổ chức Y tế Thế giới có cố gắng thúc đẩy việc dùng muối iốt, bệnh này vẫn còn hoành hành tại một số địa phương như các quốc gia Phi châu, Bangladesh, Trung Quốc, Indonesia và Nepal. Nguyên nhân của suy giáp trạng bẩm sinh: Giáp trạng hình thành bất bình thường (tiếng Anh: Dysgenesis): Hoàn toàn không có tuyến giáp trạng Tuyến lạc (hình thành dưới lưỡi hay trong trung thất) Lỗi bẩm sinh trong cấu tạo và chuyển hoá hormone – (tiếng Anh: Dyshormonogenesis), đa số là di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường (autosomal recessive) TSH vô hiệu (do bất thường tại các thụ thể của TSH) Bất thường tại các bộ phần tiếp thu iodide Bất thường của men Peroxidase (không thể đổi iodide thành i-ốt, nên không thể đem iodide vào trong tuyến) Hội chứng Pendred (suy giáp bẩm sinh và điếc do di truyền) Bất thường chuyển hoá của Thyroglobulin Bất thường của men Deiodinase Trạng kháng hormone (do bất thường tại các thụ thể của hormone) Chứng tự miễn ở người mẹ Nguyên nhân do thầy thuốc – mẹ dùng thuốc thioamides, quá liều iodine, hay điều trị phóng xạ iodine. Thiếu TSH hay thyrotropin-releasing hormone (TRH) (do tuyến yên bất bình thường) – dạng suy giáp trạng này nhẹ hơn và ít bị ảnh hưởng về thần kinh, trí tuệ. Tuyến giáp ở đâu và giữ vai trò gì trong cơ thể ? Tuyến giáp là tuyến có hình dạng con bươm […]
Đọc toàn bài →Khi trở thành cha mẹ, nghĩa là bạn phải kiêm luôn vai trò bác sỹ cho con, phải học cách bắt bệnh mỗi khi trẻ có triệu chứng sức khỏe bất thường, từ cái hắt hơi, sổ mũi hay cơn ho, đau bụng… Bạn cũng phải biết cách xử lý những tình huống thông thường và đặc biệt phải nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm của trẻ để đưa đến bác sĩ kịp thời. Để giúp cha mẹ nuôi dạy con tốt hơn, Blog Mẹ Xuka xin chia sẻ một căn bệnh quen thường gặp ở trẻ em: trẻ sơ sinh bị vàng da, mời các bạn theo dõi bài viết sau. Những điều cần biết về chứng vàng da ở trẻ sơ sinh Vàng da sơ sinh là do tăng bilirubin gián tiếp rất hay gặp, chiếm 25 – 30% ở trẻ đủ tháng và đa số ở trẻ non tháng. Bệnh thường xảy ra trong tháng tuổi đầu tiên nhưng nguy hiểm nhất là trong 2 tuần đầu. Vàng da sơ sinh có thể ở mức độ nhẹ (vàng da sinh lý) nhưng cũng có thể tiến triển nặng (vàng da bệnh lý). Nếu không phát hiện và điều trị vàng da bệnh lý kịp thời thì có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh (còn gọi là vàng da nhân) do bilirubin gián tiếp thấm vào não mà hậu quả là trẻ sẽ bị tử vong hoặc bị bại não suốt đời. Theo bác sĩ Võ Đức Trí, Phó khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), phụ huynh không nên chủ quan khi thấy trẻ bị vàng da. Đã có rất nhiều phụ huynh nhầm lẫn, nghĩ vàng da ở trẻ sơ sinh là bình thường và sẽ tự hết. Tuy nhiên, sau khoảng 10 ngày chưa hết họ mới đưa trẻ đi khám. “Lúc này, có những trẻ đã trong tình trạng nặng tổn thương nhân xám, bại não. Cũng không loại trừ nhiều trường hợp do giới hạn sinh lý và bệnh lý của vàng da không rõ ràng nên cha mẹ khó nhận biết”, bác sĩ Trí cho biết. Đối với vàng da bệnh lý thì mức độ hồng cầu bị vỡ nhiều hơn. Ở những trẻ bị xuất huyết ở bụng, não, hoặc trẻ tăng chu trình ruột gan, thiếu men, bất đồng nhóm máu mẹ con sẽ làm mức độ vàng da nặng nề hơn. Nếu vàng da xuất hiện ngày thứ nhất, hai sau sinh thì diễn tiến thường nhanh và trẻ dễ lâm vào tình trạng nặng. Có những trẻ ngày đầu mới vàng ở mặt nhưng đến ngày sau đã vàng qua bàn chân, bàn tay. Bệnh vàng da ở trẻ nếu để quá một tuần sẽ nguy hiểm đến tính mạng trẻ, dễ gây ra các biến chứng do chất bilirubin tăng xâm nhập vào nhân xám não làm tổn thương não dẫn tới nguy cơ tàn tật, bại não ở trẻ. Do vậy, với vàng […]
Đọc toàn bài →