Eczema chàm là một bệnh phát ban trên da kinh niên thường gặp ở trẻ nhỏ. Hầu hết Eczema chàm sẽ biến mất khi trẻ được 3 tuổi mặc dù có thể bất cứ một đứa trẻ hay người trưởng thành nào cũng có thể bị lại căn bệnh này. Vậy khi gặp phải bệnh này, chúng ta cần phải tránh ăn những thức ăn gì để không để bệnh càng nặng hơn?
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh như cơ địa dị ứng với thời tiết, dị ứng với các tác nhân bên ngoài (nấm mốc, lông chó, con gián…), rối loạn về tiêu hóa…
TẠI SAO ĂN TRỨNG BỆNH CHÀM, ECZEMA, VIÊM DA CƠ ĐỊA TRỞ NẶNG?
Chào bạn, có bao giờ bạn nghe nói đến Germinal Food chưa. Từ này ít thấy. Khi mình tra từ này trên mạng internet cũng thấy từ này không được nói nhiều lắm.
Germinal food là các thực phẩm có mầm (nếu là thực vật) và có phôi (nếu là động vật). Hay còn được gọi là thức ăn có yếu tố sinh sản. Trong nhiều loại hạt cũng có mầm nhé các bạn, hay là các loại trái cây đều có mầm. Bởi vậy các bạn có địa dị ứng, dễ bị mẫn cảm thì khi ăn cần nấu chín kỹ.
Trứng là thực phẩm được xem là độc hại bậc nhất đối với người dễ bị dị ứng. Không tin khi bị chàm bạn thử ăn một quả trứng gà vào là biết liền. Bởi vậy có người dị ứng với thức ăn này nhưng không dị ứng với thức ăn kia, nhưng chắc chắn rằng đã bị chàm ai cũng dị ứng với trứng, đặc biệt là trứng gà. Lý do đơn gianr vì trứng là điển hình của Germinal food.
Ngoài ra, khi trẻ bị bệnh chàm sữa, ngoài chế độ chăm sóc cẩn thận thì cha mẹ cần tránh cho trẻ ăn 4 thực phẩm sau đây:
Các loại hải sản như tôm, mực, cua hay cá biển đều khiến trẻ bị chàm sữa dị ứng, tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Cá biển
Các loại cá biển như cá ngừ trắng, cá hồi, cá thu… là một trong những loại thực phẩm được nhiều phụ huynh lựa chọn cho trẻ. Vì đây là thực phẩm rất giàu a-xít béo omega-3 giúp tăng cường hệ miễn dịch, duy trì độ chắc khỏe của xương, rất tốt cho thị lực…
Tuy nhiên, với những trẻ bị chàm sữa thì các loại cá biển này rất dễ gây dị ứng, nhất là những bé bị dị ứng với những thức ăn lạ, cơ địa không phù hợp. Nếu trẻ em bị chàm sữa mà ăn cá biển có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Do vậy, trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ bị chàm sữa, cha mẹ cần loại bỏ những món ăn làm từ cá biển.
Cua
Cua chứa nhiều canxi rất tốt cho việc phát triển và duy trì hệ xương chắc khỏe. Tuy vậy, cua cũng rất dễ gây dị ứng đối với những người có cơ địa không phù hợp. Chính vì vậy, trẻ em bị chàm sữa cũng là đối tượng dễ chịu tác động của loại thực phầm này, phụ huynh cần tránh sử dụng cho trẻ.
Tôm
Tôm là thực phẩm rất giàu vitamin, chúng còn cung cấp a-xít amin, khoáng chất, chất sắt cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với trẻ em thì không phải đứa trẻ nào cũng có thể sử dụng thực phẩm này.
Đặc biệt, đối với trẻ bị bệnh chàm sữa, theo bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh, Chuyên khoa Nội, từng công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam cho biết, nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ có thể là do sử dụng các món ăn lạ, không phù hợp với cơ địa của trẻ trong đó có tôm. Do vậy, khi trẻ bị chàm sữa thì không nên sử dụng thực phẩm này.
Mực
Mực là thực phẩm tốt cho hệ tim mạch, bổ sung nhiều canxi và phốt pho cho cơ thể, giúp hệ xương và răng chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, mực cũng là hải sản được các chuyên gia y tế khuyên không nên sử dụng cho trẻ bị bệnh chàm sữa.Nguyên nhân là mực cũng có thể khiến tình trạng dị ứng của trẻ diễn ra, làm bệnh chàm sữa trở nên nặng hơn, khó điều trị dứt điểm.
Hiện nay, nhiều bà mẹ có con bị chàm sữa, đang trong giai đoạn cho con bú cũng kiêng những hải sản trên để tránh ảnh hưởng đến trẻ. Tuy nhiên, theo bác sĩ, trẻ bị chàm sữa thì mẹ không cần phải kiêng ăn những thứ này vì phản ứng dị ứng không lan truyền qua sữa mẹ.
Do đó, người mẹ vẫn có thể bổ sung hải sản để tăng cường sức khỏe, chăm sóc trẻ một cách tốt hơn. Ngoài hải sản, trẻ bị chàm sữa cũng cần kiêng một số loại thực phẩm như những thực phẩm lên men, đậu phộng, trứng, cà chua.