Trẻ bị co giật khi sốt có để lại di chứng nguy hiểm hay không?

 

Co giật khi sốt là một bệnh lý thường gặp ở trẻ khi sốt. Tuy nhiên, rất nhiều Mẹ lo lắng liệu trẻ hay bị co giật khi sốt có ảnh hưởng đến não của bé hay không? Trẻ hay bị co giật khi sốt có gây bệnh động kinh? Các Mẹ hãy cùng Mẹ Xuka theo dõi tư vấn của các bác sĩ liên quan đến những trường hợp co giật ở bé nhé.

tre-bi-sot-sieu-vi-2

Thắc mắc của các mẹ trẻ về trường hợp trẻ bị co giật khi sốt

Sốt cao co giật ở trẻ em có dễ bị tái phát?

 

Câu hỏi:

Chào bác sĩ. Con em bị sốt cao 39 độ và bị co giật 1 lần. Em được biết nếu đã bị co giật 1 lần rồi thì sẽ rất dễ bị lần thứ 2 , thứ 3. Em đi khám tư vấn bác sĩ kê đơn uống Deparkine khi nhiệt độ trên 37 độ cho những lần bị sốt sau. Em rất phân vân và lo lắng khi đọc tác dụng phụ của Deparkine. Vậy em viết thư này xin hỏi nếu những lần bị sốt sau cứ sốt là uống thuốc hạ sốt và deparkine thi có ảnh hưởng đến sức khoẻ không ạ. Vì con em thỉnh thoảng rất hay bị sốt trung bình 1 tháng bị sốt 1 lần và nếu cứ sốt là dùng deparkine và dùng nhiều như thế thì có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ về sau không ạ. Xin chân thành cảm ơn bác sĩ. (Thu Hiền)

Trả lời của bác sĩ nhi khoa:

Chào bạn,

Sốt co giật là một tình trạng khá thường gặp trong nhi khoa. Tỉ lệ trẻ bị sốt co giật chiếm tới 2-5 % trẻ em. Sốt co giật được chia 2 loại đơn giản và phức tạp. Loại đơn giản thường không có diễn tiến gì đặc biệt và ít ảnh hưởng đến hầu hết trẻ. Loại phức tạp có tỉ lệ tái phát, tỉ lệ bị bệnh động kinh và một số vấn đề khác cao hơn.

Thông thường thì sốt co giật không có chỉ định điều trị phòng ngừa và chưa có phương pháp nào được cho là thực sự hiệu quả để phòng ngừa co giật do sốt. Việc dùng các thuốc chống co giật và động kinh cũng đã được đề cập nhưng chưa thuyết phục do tác dụng phụ của thuốc. Con của bạn bị co giật 1 lần cần xem xét thêm nhiều yếu tố như thời gian xảy ra co giật, kiểu co giật (cục bộ hay toàn thể), các triệu chứng trong và sau cơn co giật, tình trạng thần kinh của cháu và bệnh sử gia đình… để xác định thêm về khả năng tái phát của cơn giật và khả năng có thể bị động kinh. Từ đó sẽ có can thiệp tốt nhất nếu cần. Bạn nên đưa cháu đến bệnh viện để được xem xét và giải quyết cụ thể, tốt nhất cho cháu.

Bé từng sốt co giật có ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ và thể chất sau này không?

 

Câu hỏi của bạn Hai Anh:

Em xin chào Bác sỹ! Con em năm nay 4 tuổi cháu từng bị sốt co giật 2 lần. Lần 1 vào lúc cháu 15 tháng, cháu bị sốt trên 39 độ và co giật nhẹ (bị nôn và rùng mình nhẹ). Lần 2 khi cháu được khoảng 2,5 tuổi cháu bị sốt 39,5 độ (sốt vi-rút) và co giật toàn thân khoảng 9-10 phút (gồng mình, tay chân giật, miệng méo sang 1 bên, hai hàm răng nghiến chặt vào nhau, mắt trợn lên). Sau khi được cấp cứu thì cháu tỉnh, hơi mệt nhưng vẫn ăn uống bình thường. Từ đó đến nay thì cháu có sốt nhưng chưa tái phát co giật nữa. Cháu thường bị sốt do bị bệnh về đường hô hấp. Mỗi lần cháu bị sốt là em như ngồi trên đống lửa cứ sợ cháu lại tái phát co giật. Em đã đưa bé đến Bệnh viện Nhi TW Hà Nội để khám, thì họ cho điện não tâm đồ (kết quả não bộ bình thường). Và các bác sỹ chẩn đoán là do sốt cao co giật. Em muốn hỏi Bác sỹ là cháu từng bị sốt co giật như thế liệu sau này có ảnh hưởng gì đến sự phát triển trí óc, thể chất và tâm lý không? Liệu cháu có được nhanh nhẹn thông minh như các bạn không (hiện tại thì bé rất thông minh, nhanh nhẹn và đặc biệt là ghi nhớ rất nhanh và nhớ lâu). Và sau mỗi lần sốt là cháu uống nhiều thuốc kháng sinh, hạ sốt paracetamol, có khi thì tiêm liệu uống và tiêm nhiều thuốc kháng sinh. Hạ sốt như vậy có ảnh hưởng đến gan và các bộ phận các trên cơ thể ko? Liệu cháu có bị bệnh động kinh không? Bác sỹ cho em biết cách phòng chống co giật khi sốt, phòng chống các bệnh về đường hô hấp với ạ! (Bé thường xuyên bị bệnh về đường hô hấp như viêm họng cấp, phế quản..)

Trả lời của TS. Vũ Thị Lừu – P.Trưởng khoa Nội – Tiêu hóa – Bệnh viện E

Chào bạn!

Sốt cao co giật là một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt ở những trẻ có hệ thần kinh còn chưa hoàn chỉnh, có yếu tố gia đình. các yếu tố ảnh hưởng đến sốt cao co giật là di truyền, độ tuổi, sốt. Sốt càng cao nguy cơ co giật càng lớn. Mỗi khi trẻ co giật thường gây thiếu oxy não. Nếu để trẻ co giật kéo dài sẽ rất nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng đến não bộ sau này. Ngay thời điểm co giật cũng có thể có biến chứng ví dụ như cắn vào lưỡi, Đập đầu vào vật cứng gây chấn thương, hôn mê… Một số trẻ nhỏ có co giật nửa người sau đó yếu hay liệt nửa người, loại co giật này sẽ phát triển thành liệt cứng và động kinh cục bộ vận động. Co giật do sốt phức tạp là co giật do sốt kèm một trong những dấu hiệu sau: thời gian co giật kéo dài > 15 phút, co giật vận động cục bộ hoặc sau cơn có liệt Todd, trên một cơn trong 24 giờ, tình trạnh thần kinh không bình thường, cha mẹ, anh em có co giật không sốt.

Những bệnh nhân có từ hai dấu hiệu trên trở lên sau 7 tuổi khoảng 6% ca mắc bệnh động kinh. Nguyên nhân của các cơn động kinh thường thấy ở những trẻ có tiền sử co giật trước đó. Nếu cơn co giật chỉ diễn ra ngắn thì ít bị ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ hơn. Do vậy khi trẻ sốt cao phải tìm cách hạ sốt ngay để đề phòng cơn co giật. khi trẻ bị sốt cao liên tục phải dùng thuốc an thần, bù dịch đầy đủ bằng uống Oresol. Quan điểm điều trị co giật do sốt cao là cho diazepam đặc biệt là đường hậu môn – trực tràng, vì hấp thu nhanh và ít có biến chứng suy hô hấp. Khi phòng ngừa tái phát co giật diazepam (0,5mg/kg) cứ 12 giờ một lần khi nhiệt độ (38,50C).

Con của bạn đã bị co giật hai lần, trước mắt theo như bạn mô tả thì chưa có gì đáng ngại. Bạn cần theo dõi thêm về sau này cho cháu. Đặc biệt bạn nên đề phòng không để bé bị co giật thêm nữa. Các thuốc kháng sinh hay thuốc hạ sốt đều là con dao 2 lưỡi, bên cạnh tác dụng chữa bệnh thì đều có ảnh hưởng đến chức năng gan thận. Bạn cần phải cân nhắc khi nào thì nên cho uống và khi uống những thuốc này bạn nên cho con uống nhiều nước. Thuốc hạ sốt loại Paracetamol rất hay gây viêm gan, nên khi uống thuốc này bạn không nên lạm dụng nó.

Con của bạn hay bị bệnh đường hô hấp. Để đề phòng, bạn nên vệ sinh sạch mũi họng hằng ngày, giữ ấm vùng mũi họng. Bạn có thể cho trẻ dùng thêm Brochon vaxom mõi tháng uống 10 ngày, mỗi ngày uống 1 viên loại trẻ em, uống trong vòng 3 tháng.

Chúc bạn và cháu mạnh khỏe!

Bé 6 tháng tuổi bị co giật khi sốt có ảnh hưởng đến thần kinh?

 

Câu hỏi của bạn Phuong Hong:

Xin chào Bác sĩ,

Con trai em 3 tuổi, khi bắt đầu ngủ, tay chân cháu hay bị giật nhẹ. Nhưng khi ngủ say thì không bị gì nữa. Có phải đây là tình trạng thiếu canxi không ạ?

Lúc 6 tháng cháu bị bệnh tay chân miệng cấp độ 2b, giật mình chới với. Và sau này, cháu có sốt cao co giật 4 lần. Những bệnh này có ảnh hưởng đến thần kinh của cháu không?

Cháu đi học và sinh hoạt bình thường. 18 tháng tuổi, cháu đã biết phân biệt màu sắc. Hiện nay, cháu biết từ số 1 đến 30 và khoảng 40 từ vựng tiếng Anh.

Rất mong hồi đáp của các BS.

Trả lời của Bs Nguyễn Duy Khải:

Chào chị Phuong Hong,

Tay chân miệng có thể có biến chứng thần kinh với nhiều mức độ khác nhau, trong đó có rung giật cơ thường biểu hiện từng cơn ngắn 1 – 2 giây chủ yếu ở tay chân và lúc bé bắt đầu ngủ, đặc biệt ở tư thế  nằm ngửa.

Co giật do sốt thường biểu hiện toàn thân, ngắn hơn 5 phút, không để lại dấu hiệu thần kinh do co giật. Do não trẻ chưa phát triển nên dễ bị co giật khi sốt cao, thường sẽ hết sau 6 tuổi.

Thiếu canxi thường biểu hiện giảm trương lực cơ. Trường hợp con chị ít nghĩ do thiếu canxi, chị nên xem xét cân nặng và chiều cao và những dấu hiệu còi xương khác.

Các biểu hiện về sự phát triển thần kinh của con chị là hoàn toàn bình thường, chị nhé.

Thân chào chị!

Bé 2 tuổi bị phát ban sau khi dùng thuốc chống co giật, phải làm sao?

 Trẻ bị Sốt-phát-ban-2

Câu hỏi của bạn Chu Thi Cam – xuatnhap… @gmail.com

Kính gửi bác sĩ,

Năm ngoái con gái tôi (2 tuổi) do sốt cao >40 độ dẫn đến co giật. Năm nay cháu bị lại nhưng lần này sốt cao >39 đã co giật. Tôi đã cho cháu đi khám và điện não đồ, bác sĩ khám cho biết lần sau sốt chỉ cần cháu >38 độ đã có nguy cơ co giật.

Bác sĩ khám đã kê đơn thuốc Depakine 40ml, ngày sốt dùng 300mg chia hai lần, và dặn vẫn dùng thuốc duy trì sau hai ngày đã hết sốt. Tuy nhiên con tôi khi dùng thuốc này theo đúng chỉ định của bác sĩ thì có hiện tượng phát ban ngứa ngáy khắp người rất khó chịu.

Hỏi:

1/ Tôi có nên dùng thuốc tiếp tục cho cháu nữa hay không?

2/ Nếu tiếp tục dùng thuốc nữa thì cần xử lý việc phát ban như nào ạ?

Trả lời của BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo:

Chào bạn,

Bé có tiền căn sốt cao co giật nên sẽ tiếp tục co giật nữa trong những lần sốt kế tiếp và co giật này sẽ xảy ra sớm hơn so với ngưỡng sốt trước đó. Do đó, em cần lưu ý khi phát hiện bé sốt thì cần cho bé dùng thuốc hạ sốt ngay và tích cực lau mát.

Để phòng ngừa bệnh này tái phát BS mới chỉ định cho bé dùng loại thuốc si rô trên. Tuy nhiên, thuốc này cần được dùng kéo dài(cho đến khi não của bé phát triển hoàn chỉnh) và có kiểm soát, theo dõi giảm liều theo hướng dẫn của BS điều trị. Vì vậy, không thể cho bé dùng theo cách như bạn trình bày “vẫn dùng thuốc duy trì sau hai ngày đã hết sốt”

Còn vấn đề bé phát ban bạn nên đưa bé đi khám lại để BS nhanh chóng xác định và loại trừ: ban này là do bé bị bệnh sốt phát ban hay là do tác dụng phụ của thuốc? Tùy theo nguyên nhân BS sẽ có hướng điều trị thích hợp cho bé.

Tốt nhất, bạn nên đưa bé đến BV Nhi Đồng khám chuyên khoa thần kinh.

Bé sơ sinh bị co giật, đã làm nhiều xét nghiệm mà không rõ nguyên nhân?

 

Câu hỏi của bạn Thuy Trang – thuytrang…@yahoo.com

Chào bác sĩ,

Bé nhà em mới sinh được 3.5kg, bây giờ bé 23 ngày được 4.2kg. Bé ăn ngủ tốt, không sốt. Thỉnh thoảng bé thở khò khè. Bé ngoan không quấy khóc, cũng thức chơi. Khoảng 1 tuần nay bé bị co giật tay chân, nắm lại vẫn cứ giật. Bé đã nhập viện để tìm nguyên nhân nhưng vẫn chưa ra. Đã Xét nghiệm máu, siêu âm thóp, đo điện não nhưng kết quả không có điều gì bất thường. Nhưng không chọc dò và CT vì em bé không có biểu hiện của viêm màng não. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Cám ơn bác sĩ!

Trả lời của BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo:

Chào em Thuy Trang,

Tuy là qua xét nghiệm, siêu âm xuyên thóp và đo điện não đồ chưa ghi nhận bất thường nhưng với biểu hiện co giật của bé nhiều khả năng là có bệnh lý (vì người nhà nắm giữ lại nhưng chân tay vẫn cứ giật).

Trước mắt, cần loại trừ cơn co giật trên là do thiếu canxi, magiê, sau đó mới nghĩ đến bệnh lý động kinh,…

Vì hiện tại bé còn quá nhỏ nên em và gia đình cố gắng chờ thêm một thời gian nữa nhé, BS tại BV sẽ tích cực tìm ra nguyên nhân và sớm chữa trị cho bé lành bệnh.

Thân chào em,

[Lo lắng] Bé sơ sinh hay bị co giật tứ chi khi ngủ

 

Mẹ Xukachipchip – Webtretho

Các mẹ ơi, con nhà em bị giật chân tay khi ngủ. Từ lúc mới sinh đã bắt đầu có hiện tượng. Hiện giờ chưa giảm.

Đi khám viện nhi thì BS bảo là thiếu chất, nhưng khám giáo sư thì nghi có vấn đề về thần kinh (chỉ nghi thôi).

Lời khuyên của mẹ Be_bom251:

Chị đặt thử bé ra giữa giường nhé. Nếu bé nhà chị chỉ giật rung thôi thì có thể do bé thiếu canxi, magie,… ( cái này phải đi kiểm tra ở viện, lấy máu làm xét nghiệm cho chắc chắn rồi bổ sung).

Còn nếu bé giật mình kiểu giang tay sau do vồ tay vào, đầu hơi ngẩng lên và 1 số biểu hiện khác nữa thì có thể là chứng động kinh thể West. Ku nhà e 2m10d cũng đi khám, cho điện não đồ bsy chẩn đoán thế. Chỉ định uống Depakine.

E mới cho uống nên chưa biết hiệu quả thế nào. Nói chung cần phải đi kiểm tra chứ ở nhà đoán mò cũng khó. E còn toàn phải ôm con ngủ thôi. Cháu giật mình, không ngủ đủ giấc quấy khóc ghê lắm :'(

Lời khuyên của Mẹ Bin:

Mẹ chipchip đừng lo lắng quá bé được bao ngày tuổi rồi hiện tượng của bé đó là bé mới sinh ra khi nằm trong bụng mẹ ở 1 không gian hẹp giờ ra ngoài tự nhiên lên các bé có hiện tượng giật mình khi ngủ cả tay chân nữa như bé cún nhà tôi cũng bị như thế nhưng qua 3 tháng đầu là triệu chứng đó giảm dần mẹ chipchip thỉnh thoảng phơi nắng cho bé tốt nhất là trước 8h sáng nhé để tổng hợp Vita D tự nhiên bên cạnh đó mẹ cũng phải ăn uống đầy đủ để bổ sung dưỡng chất cho bé nhé,nếu qua 3 tháng hiện tượng đó ko thấy đỡ hãy cho đi bác sĩ nhé.

Mẹ chíp để bé ngủ mà há mồm thế kia cháu dễ bị viêm đường hô hấp trên lắm chú ý ko lên để bé há miệng khi khủ bé dễ thở bằng miệng rất dễ bị vi khuẩn gây bệnh.

Mẹ Xukachipchip – Webtretho

Hiện giờ cháu được 4 tháng rồi, BS vẫn bảo uống thuốc thăm dò ít nhất đến 6 tháng tuổi…

Con mình gần như là ko còn giật nữa. Chỉ có 1 hôm nhà đông người cháu giật manh lại, còn đâu thì mọi thứ bình thường (ăn uống ngủ nghỉ BT, mắt mũi nhanh nhẹn)

Không biết có nên cho uống nữa không, vì cảm giác BS họ thận trọng. Có hôm đầu đến ổng bảo “Phát hiện sớm chữa sớm hi vọng sẽ khỏi” làm mình lo lắng, lần 2 đi khám lại ông vẫn xem lại cái điện não đồ cũ và bảo “Giật lúc ngủ như vậy thì ko đáng lo lắm đâu” cứ tiếp tục uống thuốc và cho tăng liều.

Con còn nhỏ mình ko muốn cho uống thuốc nhiều đâu, giờ hiện đại cũng tốt… cơ mà hiện đại quá nên con phải uống nhiều loại thuốc lắm. Xót xa vô cùng!

Bé 2 tháng tuổi thường co giật tay, chân khi bú, ngủ là bệnh gì?

 

trẻ bị sốt co giật 1

Câu hỏi của bạn Duc Hao – tonyhao…@gmail.com:

Kính chào bác sĩ, Bé nhà em sinh được 3 ngày thì phải nhập viện C do bị nhiễm trùng huyết, sau dó thì dẫn đến Viêm màng não mủ (bé trai 3,8kg). Bé điều trị 12 ngày thì được ra viện. Từ đó đến nay bé đã hơn 2 tháng rồi, nhưng thi thoảng trong lúc bé thiêm thiếp ngủ thường bị co giật tay, chân, thậm chí lưng người.

Khi bế và ru bé ngủ em thấy mỗi lần bé giật – người bé thẳng ưỡn ra, nhiều lần lặp đi lặp lại như vậy khoảng độ 2-3 phút.(Bé không thường xuyên, cũng không nhất định vào thời gian nào, chỉ thi thoảng xảy đến trong 1 số giấc ngủ của bé trong ngày, tuần.). Bé sinh tháng 10-2012, việc cho bé tắm nắng mỗi ngày gia đình cũng ý thức được, nhưng trời Đông vừa rét vừa không có nhiều nắng nên chúng em không giúp được bé tắm nắng. Bé vẫn uống ngày 2 giọt lọ Kisout theo đơn của BS cho đến nay, bú sữa mẹ tốt, hiện bé hơn 2 tháng tuổi, nặng 5kg.

Xin bác sĩ làm ơn cho chúng em biết như thế có nguy hiểm và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé không? Chúng em xin trân thành cảm ơn BS nhiều. Mong tin BS!

Trả lời của Bs CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo

Em Hao thân mến,

Với những biểu hiện của bé (thường bị co giật tay, chân, thậm chí lưng, giật người ưỡn ra), kết hợp bé có thêm tiền căn viêm màng não mủ và nhiễm trùng huyết, Bacsi nhận thấy cần loại trừ do những nguyên nhân sau:

– Thiếu vitamin D.

– Thiếu canxi.

– Thiếu Magiê…các vitamin này và chất khoáng có thể thiếu đơn độc hoặc phối hợp với nhau.

– Một nguyên nhân nữa cần được nghĩ đến là bệnh lý động kinh.

Do đó, em nên đưa bé đến BV Nhi Đồng khám tổng quát mới rõ được nguyên nhân. Khi tìm được nguyên nhân gây bệnh, BS sẽ giải thích mức độ nguy hiểm của bệnh cho sức khỏe của bé là như thế nào.

Thân chào em!

Bé 3 tuổi rưỡi hay co giật khi sốt

Bạn Thùy Linh

Cháu tôi hiện nay được 3.5 tuổi (cao 98 cm, nặng 19 kg). Một năm trở lại đây cháu thường xuyên bị sốt co giật (chỉ khoảng 39 độ là đã co giật rồi). Hiện tượng co giật chị kéo dài khoảng 30 giây – 1.5 phút rồi thôi. Khi ốm như thế thì cháu thường bị ho, viêm họng. Cứ khoảng một tháng hoặc hơn một chút cháu lại bị sốt và co giật. Mặc dù gia đình tôi đã đưa cháu đi làm xét nghiệm, chụp cắt lớp não vì sợ cháu bị động kinh nhưng các bác sĩ không phát hiện thấy dấu hiệu bất thường ngoài việc bảo cháu bị amidan mủ nên là sốt co giật. Hiện nay tôi rất hoang mang vì cứ mỗi lần cháu sốt dù có hạ sốt thì cháu vẫn rất dễ bị co giật.

Trả lời của TS.BS. Lê Thị Khánh Vân:

Chào bạn,

Với các dữ kiện mà bạn cung cấp chúng tôi cũng nghĩ là con bạn bị sốt co giật. SỐt co giật là một tình trạng thông thường không liên quan tới bệnh động kinh. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ bị động kinh trong nhóm sốt co giật sẽ cao hơn trong cộng đồng đặc biệt đối với những trẻ bị sốt co giật phức tạp tỷ lệ động kinh có thể gấp 5 lần các trẻ bình thường khác. Sốt co giật phức tạp là tình trạng co giật xảy ra nhiều lần trong một đợt bệnh, cơn co giật kéo dài trên 15 phút, co giật cục bộ, có yếu liệt sau cơn co giật…

Bé bị rung chi lúc đang điều trị viêm tiểu phế quản có liên quan động kinh không?

 

Bạn Nguyễn Thị Toan 

Xin chào bác sỹ. Con em hiện nay được 6 tháng,nặng 9.05 kg. Nhưng giờ do vừa rồi bị viêm tiểu phế quản nên còn 8.5kg. Hôm cháu bị sốt,ho nằm ở bệnh viện. Em có thấy chân của con em bị rung khoảng 1 giây ( bị như thế khoảng 3 lần cách nhau xa). Như thế con em có bị động kinh hay do cháu đang điều trị viêm tiểu phế quản nên mới có hiện tượng đó ( trước đây cháu không có bị như thế).Hiện giờ cháu đã khỏe và về nhà em theo dõi không thấy bị rung chân nữa ạ? Nhưng lại bú kém ,cũng hay nôn trớ và ỉa chảy.

Trả lời của PGS TS Đoàn Thị Ngọc Diệp – Trưởng khoa cấp cứu BV Nhi đồng 2

Chào em,

Như em mô tả thì bác ít nghĩ tới nguyên nhân động kinh.

Khi điều trị viêm tiểu phế quản, có thể bé được điều trị với một loại thuốc giãn phế quản tên là salbutamol (biệt dược là ventoline). Thuốc này có tác dụng phụ là run chi nhưng thoáng qua, không tái phát và không phải là triệu chứng của động kinh.

Bác nghĩ là em có thể an tâm

BS Diệp

Bé sơ sinh ngủ không ngon giấc, hay co giật

 

trẻ bị viêm phổi nằm điều hòa

Bạn huỳnh văn bảo trọng 

cho em hỏi,con em được 3,5 tháng,cân nặng hơn 8kg,bé bú mẹ bình thường,cách nay khoảng 1 tuần bé ngủ hay lắc đầu liên tục nhưng mắt vẫn nhắm,vỗ vào chân bé khoảng 1 tí thì bé không lắc đầu nữa,nhưng ngủ khoảng 0.5 -1 giờ thì lại lắc tiếp.cho em hỏi bé bị vậy có triệu chứng gì không? Em cảm ơn.

Trả lời của PGS TS Đoàn Thị Ngọc Diệp – Trưởng khoa cấp cứu BV Nhi đồng 2

Chào em,

Khi bé ngủ lắc đầu như vậy thì có thể bé bị nghẹt mũi.

Theo em mô tả thì cần phải xem nguyên nhân nghẹt mũi do trào ngược dạ dày thực quản do bú hơn nhu cầu của bé. Khi đó dịch trong bao tử trào lên làm nghẹt mũi nên ngủ không được

Với lại bé mới có 3 tháng rưởi mà cân nặng hơn 8kg là dư cân. Khi bé dư cân như vậy, khối mỡ dưới càm dễ đè vào đường thở làm bé nghẹt thở.

Trên đây là ý kiến suy luận từ các dữ kiện em cho. Để chắc chắn, em cần đưa đến bác sĩ kiểm tra để có chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị thích hợp

Bs Diệp

Trên đây là tổng hợp tất cả giải đáp của các bác sĩ liên quan đến triệu chứng co giật khi sốt ở bé. Hy vọng các Mẹ sẽ có thêm kiến thức đủ bình tình để xử trí. 

 

7 Comments
  1. chào bác sĩ. bác sĩ cho em hỏi bé nhà em 30 tháng và đã bị giật 2 lần. lần đầu bị em coa cho đj khám tổng thể ở nhi hà nội nhưng không sao. lần hai bị em chưa đưa đi khám. xin hỏi bác sĩ là những daua hiệu nào cho thấy bé bị co giật phức tạp ạ. và đj chụp cắt lớp và điện não đồ có ảnh hưởng tới bé không ạ? e xin cám ơn.

  2. Xin chào bác sĩ! Bác sĩ cho e hỏi, con e bị sốt co giật lần đầu lúc 2 tuổi, đợt bệnh đó con bị ốm rất lâu và bị sốt co giật 5 lần trong thời gian ốm đó. Và từ đó số nhẹ cũng có thể co giật, bác sĩ ở viện nhi có kê đơn uống derpakin hàng ngày thì cũng đỡ hơn, phảu sốt cao tầm trên 39 độ mới co giật. mỗi khi giật thì kéo dài khoảng 1phut, tay chân cứng, môi thâm, da người nổi những duong máu thâm thâm, mắt cháu cứ ngước lên trên và sau do cháu ngủ. Đến nay cháu sốt bọ co giật 10laanf rồi. Xin hỏi sau bay cháu có bị động kinh không? Trí tuệ có phát triển tốt ko? Và uống thường xuyên thuốc derpakin có nên ko ah, cháu uống liên tục đến nay hiwn 1 năm rồi. Khi co giật xong cháu vẫn nhớ những j cháu biết!

  3. – Chào bác ! Bé Cũa con 3 tháng mấy tuổi Bé tiêm 3 in 1 Bé Bị co giật vài tiếng thì bị 1 tới 2 lần ! 1 lần không quá 3 giây thì có nguy hiễm không ạ

  4. Xin chao Bs . Con em năm nay 5 tuổi đã bị sốt cao và động kinh 2 lần rồi . Nay lau lau em lại thấy Pé cứ liếc len liếc xuống và hay lè lưỡi .em có cho pé đi đo điện não Bs bão nao Pé nhỏ hơn so với tuổi . Và chụp ct não thì lại không phát hiện gì bất thường . Vậy Pé nhà e phai làn sao và điều trị như thế nào pé có bị anh hưởng khi lớn không

  5. Bé nhà em bị co giật 3 lần. Mỗi lần co giật khoảng 1 phút. Cho e hỏi co giật như thế có bị ảnh hưởng gì k ạ. Lần co giật đầu e có cho bé đi bệnh viện nhưng xuống bệnh viện chỉ cho uống thuốc hạ sốt và nhét đít rồi cháu khỏe. Lần 2 và 3 em k cho cháu đi viện nữa

  6. Thưa bác sỹ, con em 19 tháng, 12kg. Vừa rồi cháu bị sốt cao dãn đến co giật toàn phần, tay chân cứng, miệng méo, răng cắn lại, tím tái khắp người. Sau khi sơ cứu thì bé bình thường trở lại. Nhưng hiện tại tay phải của cháu thỉnh thoảng bị rung. Nhờ bác sỹ cho biết như vậy sau này cháu có khỏi không? Làm thế nào để biết việc co giật như vậy có ảnh hưởng đến não của cháu sau này hay không? Phương pháp nào được coi là an toàn và nhanh nhất giúp cháu hạ sốt nhanh để khỏi dẫn đến tình trạng co giật thưa bác sỹ. Mong bác sỹ tư vấn giúp! Xin chân thành cảm ơn

  7. Thưa bác sĩ còn em 3 tháng tuổi bị sốt 38’5° bác sĩ điều trị cho cháu thuốc có giật cho cháu 15 ngày có ảnh hưởng gì không ạ em cảm ơn ạ …………?

Leave a Reply to ánh