Trẻ bị sốt sau tiêm phòng và những phản ứng sau tiêm phòng mà cha mẹ cần biết

Trẻ bị sốt sau tiêm phòng, trẻ quấy khóc nhiều, biếng ăn  là một trong những phản ứng mà các bà mẹ thường thấy xuất hiện nhiều ở lứa tuổi sơ sinh và trẻ nhũ nhi. Chính vì thế mà các bậc phụ huynh thường lo lắng và dè chừng việc đem bé đi chích ngừa vì sợ các tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, nếu như ba mẹ hiểu đúng về tiêm phòng và những chỉ định chống tiêm phòng cũng như biết cách chăm sóc trẻ sau tiêm phòng thì việc tiêm phòng không còn là nỗi e ngại nữa. Các bạn cùng theo dõi những chia sẽ của các bác sĩ sau đây nhé.

Xem thêm các bài viết chủ đề: trẻ bị sốt

Những phản ứng không mong muốn của việc tiêm phòng:

Theo BS. BÙI XUÂN VĨNH: Tiêm phòng là một biện pháp thực tế nhất, hiệu quả nhất để phòng bệnh: điều đó chắc mọi chúng ta đều rõ. Tuy nhiên, cũng cần hiểu rằng, trong 1 số trường hợp, có thể xảy ra phản ứng ở trẻ. Những phản ứng này, thầy thuốc không mong muốn có, gia đình lại càng không mong muốn có, cho nên được gọi là những phản ứng không mong muốn. Vậy những phản ứng đó ra sao? Có nguy hại cho trẻ không? Có làm mất tác dụng phòng bệnh của thuốc không? Chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng vấn đề trên đây.

1. Phản ứng tại chỗ: Phản ứng này luôn xảy ra sau khi tiêm phòng. Một số trẻ cảm thấy đau nơi tiêm, cảm giác đau đó thường kéo dài từ 1 vài giờ đến 1 ngày, có thể làm các trẻ nhỏ quấy khóc. Một số trẻ khác lại thấy nổi cục lên ở nơi tiêm. Cục này thường nhỏ bằng hạt đậu, có khi viêm tấy đỏ, và có thể tồn tại tới 2-3 tuần mới tiêu tan. Cũng có trẻ lại bị mẩn ngứa xung quanh nơi tiêm, có thể kéo dài từ 3 tới 6 ngày. Những phản ứng này có thể xảy ra trong 5-10% số các trẻ tiêm phòng và thường là tự khỏi.

2. Phản ứng toàn thân: ở đây, sốt là chứng hay gặp nhất. Sau khi tiêm phòng 1 vài giờ hoặc 1 ngày, một số trẻ có thể bị sốt: sốt thường nhẹ, nhưng cũng đôi khi sốt cao (trên 39o), kèm theo tình trạng vật vã, quấy khóc, những trẻ lớn có thể kêu nhức đầu. Chứng sốt này hay thấy hơn cả trong các trường hợp tiêm phòng bệnh thương hàn, tiêm phòng bệnh ho gà. Cũng có trường hợp, sau khi tiêm phòng sau tới 5-12 ngày, trẻ mới bị sốt: thông thường chứng sốt muộân này xảy ra sau khi tiêm phòng bệnh sởi, đôi khi tiêm phòng bệnh quai bị. Tuy nhiên, tất cả các chứng sốt nói trên đều khỏi trong 1-2 ngày, và thường là tự khỏi. Chỉ có một số ít trường hợp sốt cao mới cần dùng đến thuốc hạ nhiệt (Paracetamol). Chúng tôi chưa hề gặp một tai biến nào nguy hiểm trong các trường hợp sốt sau tiêm phòng nói trên.

3. Phản ứng ngoài da: Ban mề đay, ngứa toàn thân, đôi khi có thể xảy ra ở một số trẻ có tiền sử hay bị dị ứng, và có thể tồn tại từ 3 đến 6 ngày. Ngoài ra, tình trạng phát ban (ban đỏ, gần giống như ban sởi, nhưng nhẹ hơn) có thể xảy ra 2-10% trẻ tiêm phòng bệnh sởi hoặc bệnh rubêôn. Ban này thường xuất hiện trong khoảng từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 12 sau khi tiêm phòng, có thể kèm theo sốt nhẹ, và thường tự khỏi không cần dùng thuốc. Chỉ có một số trường hợp ban mề đay, nếu gây khó chịu nhiều cho trẻ, thì có thể dùng thêm 1 số thuốc chống dị ứng (Sirop Phenergan, Sirop Promethazine…).

4. Tai biến thần kinh: Đây mới là các tai biến đáng quan tâm hơn cả. Một số ít trẻ sau khi tiêm phòng bệnh ho gà, có thể bị co giật (làm kinh) đôi khi kèm theo sốt cao. Các cơn co giật này có thể xảy ra trong khoảng từ 30 phút đến 3 ngày sau khi tiêm phòng. Phần lớn các trẻ này, qua điều tra, đã thấy có tiền sử có những cơn làm kinh từ trước khi tiêm phòng ho gà.

Tỷ lệ các trẻ làm kinh là khoảng 0,6%, nghĩa là trong 1.000 trẻ em tiêm phòng ho gà, thì có khoảng 6 trẻ có thể lên cơn co giật (hầu hết đã có tiền sử có những cơn làm kinh trước đó). Đại đa số trường hợp nói trên đều qua khỏi; chúng tôi chưa gặp 1 trường hợp nào nguy hiểm đến tính mạng trong số các trẻ nói trên. Tuy nhiên, cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng việc tiêm phòng ho gà cho những trẻ đã có tiền sử có những cơn làm kinh trước đây, và cũng có thể miễn cho các trẻ này. Nếu xét thấy không thật sự cần thiết. Ở một số quốc gia, tình trạng này được coi là 1 “chống chỉ định” cho việc tiêm phòng ho gà.

Đặc biệt, một số ít trường hợp bệnh não có thể xảy ra, cũng ở những trẻ tiêm phòng ho gà mà đã có tiền sử có những cơn làm kinh trước đó. Những trẻ này thường nhỏ tuổi (dưới 6 tháng), sau khi tiêm có thể bị hôn mê, co giật, nôn ói… và có thể để lại di chứng sau này. Tuy nhiên, số trẻ bị bệnh não này rất hiếm: theo 1 công trình nghiên cứu quốc tế, thì chỉ chiếm 1 phần triệu số trẻ tiêm phòng nói trên. Đối với những trẻ này, dĩ nhiên nên cho miễn việc chích ngừa ho gà.

5. Hội chứng “rên la kéo dài”: Một số trẻ, thường ở lứa tuổi 3-6 tháng sau tiêm phòng khoảng 6-10 giờ, bổng phát ra những tiếng rên, có khi la hét to lên. Sự rên la này có thể xảy ra ở khoảng dưới 3% số trẻ tiêm phòng. Những tình trạng này có thể tự khỏi, nhưng nhiều khi thầy thuốc buộc phải dùng thuốc an thần để làm yên trẻ, và để gia đình an tâm. Tác giả đã có trường hợp phải dùng thuốc ngủ (Gerdenal) cho 1 trẻ la hét quá dữ. Tuy nhiên, tất cả các trường hợp nói trên – chỉ do ảnh hưởng của thuốc tới thần kinh của trẻ – đều qua khỏi không gây biến chứng gì.

6. Viêm hạch: Ở một số trẻ nhỏ, sau khi tiêm thuốc phòng lao (BCG) có thể thấy nổi hạch ở nách, bên phía mới tiêm phòng: trẻ đã có hiện tượng “viêm hạch nách do tiêm phòng lao”. Viêm hạch này có thể xuất hiện sau khi tiêm phòng khoảng 3 đến 5 tuần, và có 2 loại: viêm hạch đơn thuần và viêm hạch hóa mủ.

Viêm hạch đơn thuần, là hạch nổi sưng to lên thường to bằng hạt đậu phộng (hột lạc), sờ vào hơi cứng, nhưng không có mủ ở trong, và thường sưng kéo dài khoảng 1 tháng rồi tự khỏi. Theo 1 thống kê quốc tế, thì tình trạng viêm hạch đơn thuần này có thể xảy ra ở khoảng 6-12% số trẻ tiêm phòng lao, và thường không gây khó chịu gì cho trẻ.

Loại viêm hạch hóa mủ gây phiền phức hơn: hạch sưng tấy lên, to dần, có khi bằng 1 quả chanh, ấn vào thấy lũng nhũng vì mủ ở trong. Hạch này có thể tự vỡ, mủ chảy ra, rồi sau khi được rửa sạch hàng ngày, sẽ khỏi dần. Tuy nhiên, cũng có 1 số trường hợp phải can thiệp bằng phẫu thuật: mổ ra, nạo mủ, rồi băng lại. Dĩ nhiên, cũng phải rửa sạch hàng ngày. Loại viêm hạch hóa mủ này có thể xảy ra ở khoảng 0,1-4,3% trẻ tiêm phòng lao, theo 1 thống kê quốc tế.

Thông thường, ở những trẻ có viêm hạch như kể trên, tình trạng toàn thân vẫn tốt, trẻ không sốt, và vẫn có thể tăng cân đều đặn như mọi trẻ bình thường khác.

Chứng viêm hạch nói trên – tuy được coi là một phản ứng đặc biệt của việc tiêm phòng lao – nhưng cũng đôi khi, rất hiếm, có thể xảy ra sau tiêm phòng thuốc khác, như sau khi tiêm phòng bệnh sởi hoặc bệnh rubêôn.

Nói chung, các hiện tượng viêm hạch kể trên đều không gây nguy hiểm gì cho trẻ và đều qua khỏi sau 1 thời gian. Điều đáng ghi nhớ, là các hiện tượng đó không hề làm giảm tác dụng phòng bệnh của việc tiêm phòng.

Chích ngừa vắc xin cho trẻ để phòng tránh bệnh1

Những chống chỉ định của tiêm phòng:

Mặc dù việc tiêm phòng đôi khi có thể gây ra những “phản ứng không mong muốn” như đã nói trên, nhưng vẫn cần được khuyến khích, vì ích lợi to lớn của nó: phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.

Tuy nhiên, cũng có một trường hợp không nên tiêm phòng: đó là những trẻ đang ở trong tình trạng mà việc tiêm phòng có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm. Những trường hợp này được coi là “chống chỉ định” của việc tiêm phòng. Những trường hợp “chống chỉ định” đó gồm có:

1. Chống chỉ định tạm thời:

  • Trẻ đang sốt.
  • Trẻ đang mắc 1 bệnh nhiễm khuẩn cấp tính (viêm phổi, thương hàn, sởi v.v…).
  • Trẻ mới khỏi các bệnh nói trên, còn đang trong thời kỳ hồi sức.
  • Đang bị viêm da mủ (bệnh ngoài da, có mủ), hoặc bệnh chàm ngoài da (eczéma).

2. Chống chỉ định lâu dài

Trẻ đang mắc một bệnh mãn tính đang tiến triển như lao phổi tiến triển, tràn dịch (có nước) màng phổi…, nhất là đang có bệnh ở thận (như viêm thận mạn tính v.v…).

3. Một số chống chỉ định đặc biệt

Đối với tiêm phòng lao: nên tránh cho các trẻ sinh non còn quá yếu, quá thiếu cân; các trẻ đang bị bệnh cấp tính; các trẻ đang bị bệnh ngoài da lan rộng, đang tiến triển.

Đối với tiêm phòng sởi: nên tránh cho các trẻ đang bị bệnh bạch cầu (1 dạng ung thư máu), các trẻ đang bị suy dinh dưỡng rất trầm trọng, các trẻ đang phải chữa bệnh bằng các loại thuốc corticoid (như “đề xa”: dexamethasone, v.v…).

Đối với tiêm phòng thương hàn: nên tránh cho các trẻ đang bị bệnh ở thận, đang bị tiểu đường, hoặc đang trong 1 tình trạng có hiện tượng dị ứng trầm trọng (như đang trong thời kỳ có cơn suyễn phế quản, v.v…).

Tại sao lại có những trường hợp “chống chỉ định” như trên? Là vì – nói đơn giản – sau nhiều năm nghiên cứu, đã thấy việc tiêm phòng, trong các trường hợp đó có thể gây ra những tai biến đáng tiếc.

Để kết luận, có thể ghi nhớ như sau: việc tiêm phòng cho trẻ luôn luôn là cần thiết, vì những lợi ích to lớn trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ, những phản ứng tạm thời của 1 số trường hợp không gây nguy hại cho trẻ, và cũng không làm giảm tác dụng phòng bệnh của việc tiêm phòng. Chỉ duy có 1 số trường hợp cần tránh tiêm phòng – trong 1 thời gian – thì cần ghi nhớ. Do đó, trước khi cho trẻ tiêm phòng, bà mẹ nên báo cho nhân viên tiêm phòng biết về tình trạng sức khỏe trước đây và hiện nay của trẻ, để nhân viên y tế cân nhắc trước khi tiêm phòng và có thể hoãn lại ngày tiêm nếu cần thiết. Có thể tốt hơn nữa, nên hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi đưa trẻ đến nơi tiêm phòng.

tiêm vacxin là biện pháp phòng bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn

Làm gì khi trẻ bị sốt sau tiêm phòng

Bé bị sốt sau khi tiêm phòng biểu hiện là: Sau khi tiêm phòng 1 vài giờ hoặc 1 ngày, một số trẻ có thể bị sốt: sốt thường nhẹ, nhưng cũng đôi khi sốt cao (trên 39o), kèm theo tình trạng vật vã, quấy khóc, những trẻ lớn có thể kêu nhức đầu. Chứng sốt này hay thấy hơn cả trong các trường hợp tiêm phòng bệnh thương hàn, tiêm phòng bệnh ho gà. Cũng có trường hợp, sau khi tiêm phòng sau tới 5-12 ngày, trẻ mới bị sốt: thông thường chứng sốt muộn này xảy ra sau khi tiêm phòng bệnh sởi, đôi khi tiêm phòng bệnh quai bị.

Bố mẹ nên làm gì nếu bé bị sốt sau khi tiêm phòng

Bé bị sốt sau khi tiêm phòng, điều tốt nhất mà bố mẹ cần làm lúc này là cặp nhiệt độ cho bé để theo dõi thân nhiệt. Các mẹ nên cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo rộng, thoái mái, chườm mát cho trẻ bằng khăn ẩm nhưng không chườm đá hay nước lạnh (nhiều bà mẹ vẫn sử dụng cách này là không nên).

Đa số các chứng sốt nói trên đều khỏi trong 1-2 ngày, Chỉ có một số ít trường hợp sốt cao mới cần dùng đến thuốc hạ sốt.

Bù nước và điện giải: Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rốt loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, nên dùng các thuốc có tác dụng bù lượng nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu loãng.

Dinh dưỡng cho bé: Cần đảm bảo chế độ giàu dinh dưỡng, ăn lỏng và dễ tiêu.

Vệ sinh: Vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín. Không để trẻ bị nhiễm lạnh, nhất là khi tắm và khi trẻ ngủ vào ban đêm.

Nếu bé bị sốt sau khi tiêm phòng với nhiệt độ cao trên 38,5 độ C, cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Lưu ý, đặc biệt với trẻ dưới ba tháng tuổi, các bậc cha mẹ cần hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng thuốc hạ sốt. Nếu có sự chỉ dẫn của bác sỹ, bố mẹ mới cho bé dùng thuốc.

Các bác sĩ nhi khoa Mỹ và châu Âu khuyên bạn không nên sử dụng aspirin cho trẻ em dưới 2 tuổi vì nguy cơ gây ra hội chứng Reye. Đối với trẻ em trên 2 tuổi thì thuốc này được cho phép và thường là sự lựa chọn đầu tiên khi bé bị sốt.

Trong một vài trường hợp, bạn đã áp dụng nhiều cách nhưng thân nhiệt của bé không hề giảm hoặc bé có vài biểu hiện sau: khóc dai dẳng hơn ba tiếng đồng hồ, có những biểu hiện của co giật, thân nhiệt không giảm, bạn nên gọi ngay cho bác sỹ hoặc đưa bé đến những cơ sở y tế đáng tin cậy để bé được chăm sóc khẩn cấp.

Giúp con đỡ sốt, đỡ đau khi chích ngừa

Tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm gần như là điều bắt buộc để quá trình phát triển của bé được khỏe mạnh. Dẫu biết là cần thiết nhưng mẹ cũng thường hay lo sợ khi trải qua “ải” này vì sợ bé bị sốt, khó chịu, quấy khóc…

Lo lắng cho con

Chị Thảo (TPHCM) trăn trở về những lần tiêm phòng vắc-xin cho con gái 4 tháng tuổi của mình: “Sau khi chủng ngừa, về đến nhà bé Ti cứ quấy khóc. Buổi chiều cháu bắt đầu sốt nhẹ, tiếp đó sốt cao hơn. Đêm đó, tôi và bà ngoại phải thức trông cháu. Ba cháu nóng ruột, cũng phải phụ bà và tôi lau mát và cho cháu uống thuốc hạ nhiệt. Thật tình, cả nhà ai cũng lo lắng”.

Cùng tâm trạng, chị Hạ Mi (Hà Nội) rất âu lo khi cu Bin (3 tháng tuổi) cứ hâm hấp sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, bú ít, … sau khi tiêm phòng.

Với mẹ, chích ngừa cho con là điều không dễ dàng. Cực chăm con đã đành, nhưng điều làm mẹ khổ nhất vì xót con. Vậy làm sao giúp cho con đỡ sốt, đỡ đau khi chích ngừa?

Theo Bác sĩ Cao Hữu Nghĩa, Trưởng khoa phòng khám Viện Pasteur, hiện đã có vắc-xin phối hợp “ho gà vô bào”. Vắc-xin này giảm các tác dụng không mong muốn, ít gây sốt, sưng tấy nơi tiêm1 và trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài giúp phòng ngừa được nhiều bệnh nguy hiểm như: lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan siêu vi B, viêm phổi, viêm màng não mủ do Heamophilus Influenzae týp B (Hib)… việc tiêm phòng loại vắc-xin này còn tiết kiệm được thời gian và số lần đi tiêm phòng do chỉ có một mũi tiêm.

Ít tác dụng phụ, bớt lo lắng

Sốt, sưng, đỏ, đau là những triệu chứng thường gặp sau khi tiêm phòng. Tất cả các triệu chứng nói trên thường tự khỏi trong vài ngày. Thường khi bé sốt nhẹ dưới 38o5, các bà mẹ nên dùng khăn mát lau cho bé. Nếu bé sốt cao trên 38o5, nên cho bé uống thuốc hạ sốt kèm lau mát. Bé cũng có thể bị sưng đỏ chỗ tiêm trong vài ngày, nhưng đây là phản ứng bình thường và thường sẽ tự khỏi.

Các mẹ có thể tư vấn các bác sĩ để biết thêm thông tin về vắc-xin phối hợp “ho gà vô bào”. Loại vắc-xin này chỉ chứa 3-5 kháng nguyên ho gà chọn lọc (khác với vắc-xin ho gà toàn tế bào chứa toàn bộ 3.000 kháng nguyên ho gà). Nhờ đó, trẻ sau khi tiêm vắc-xin này ít đau, ít sốt, ít bị đỏ và ít đau nhức tại chỗ tiêm1. Do ít số lần tiêm nên việc tiêm phòng vắc-xin này còn giúp mẹ dễ dàng theo dõi lịch tiêm cho bé và giảm bớt gánh nặng để việc tiêm phòng trở nên nhẹ nhàng và “dễ thở” hơn.

Xử lý khi trẻ bị sốt sau tiêm phòng sởi, quai bị

Thưa bác sĩ, bé nhà tôi được 3 tháng tuổi, sau khi tiêm phòng cháu bị sôt 38,5 độ, quấy khóc và có vẻ mệt mỏi, ngủ nhiều .Vậy những biểu hiện đó có nguy hiểm không và tôi có cần phải điều trị thuốc paracetamol cho cháu không ? Xin cảm ơn bác sĩ. (Nguyễn Lan Hương)

Trả lời của bác sĩ nhi khoa:

Sau khi tiêm phòng 1 vài giờ hoặc 1 ngày, một số trẻ có thể bị sốt: sốt thường nhẹ, nhưng cũng đôi khi sốt cao (trên 39o), kèm theo tình trạng vật vã, quấy khóc, những trẻ lớn có thể kêu nhức đầu. Chứng sốt này hay thấy hơn cả trong các trường hợp tiêm phòng bệnh thương hàn, tiêm phòng bệnh ho gà. Cũng có trường hợp, sau khi tiêm phòng sau tới 5-12 ngày, trẻ mới bị sốt: thông thường chứng sốt muộn này xảy ra sau khi tiêm phòng bệnh sởi, đôi khi tiêm phòng bệnh quai bị.

Tuy nhiên, tất cả các chứng sốt nói trên đều khỏi trong 1-2 ngày, và thường là tự khỏi, khi bé sốt như vậy nên nên dùng khăn mặt mát trườm cho bé. Chỉ có một số ít trường hợp sốt cao mới cần dùng đến thuốc hạ nhiệt (Paracetamol). Trên thực tế chưa có tai biến nào nguy hiểm trong các trường hợp sốt sau tiêm phòng nói trên.

trẻ bị sởi 2

Trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng vắc xin 5 trong 1

Câu hỏi:

Bé nhà tôi được 4 tháng 3 ngày. Lần chích mũi 5 trong 1 thứ nhất bé cũng sốt, sau 2 ngày thì khỏi. Ngày 5 tháng 5 rồi bé có đi chích ngừa mũi 5 trong 1 lần thứ 2 tại trạm y tế của xã. Khi đó bé đang khò khè, nghẹt mũi, hơi ho. Trong khoảng 1 tháng trước đó có sốt vài lần và mỗi lần sốt đều đi khám tại bệnh viện, uống thuốc chữa viêm phế quản. Sau khi chích mũi thứ 2 được 4 tiếng, bé bắt đầu sốt, tôi đã theo dõi và hạ sốt bằng cách uống thuốc hạ sốt và lau ấm cho con, sau đó có hạ nhiệt. Tuy nhiên, về đêm bé sốt cao 39 độ, uống thuốc cũng không bớt. Khi sốt đến gần 40 độ thì tôi cho con đi bệnh viện.

Tại bệnh viện, bác sĩ chẩn bé bị viêm phế quản, cho nằm lại điều trị. Nằm viện bé liên tục sốt cao trên dưới 39 độ, cứ 6 tiếng lại uống thuốc hạ sốt 1 lần và thường xuyên lau ấm, đến ngày thứ 3 bé hạ sốt và được về vào buổi chiều. Đến tối bé quấy khóc rất nhiều, không sao dỗ được, khóc như rất đau đớn đến nỗi khàn hết giọng và không khóc nổi nữa, sau đó nổi ban đỏ hết người. Tôi lại cho bé đi viện do nghi ngờ dị ứng thuốc, do có uống thêm kháng sinh khi nằm viện. Bác sĩ cho đi xét nghiệm máu và siêu âm khối u, khối lồng, kết quả bình thường. Bác sĩ kết luận không rõ ràng và cho những vết đỏ mọc đầy người là do trời nóng.

Tôi biết không phải thế do tôi đã nói bác sĩ bé có chích ngừa và vừa nằm viện… Đây là bệnh viện nhi Đồng Nai. Con tôi sau 3 ngày nổi ban thì trở lại bình thường, hết ban và ăn uống lại. Bác sĩ cho tôi hỏi: Bé còn 1 mũi 5 trong 1 nữa có nên chích không? Trước khi chích có nên đi bệnh viện để kiểm tra không? Nếu không chích tại trạm y tế ở Đồng Nai, tôi có thể cho cháu chích tại Bệnh viện nhi đồng 2 không? Và sau khi chích có nên ở lại bệnh viện để theo dõi không? Cám ơn bác sĩ. (Phạm Thị Thủy)

Trả lời:

Thông thường sau tiêm ngừa mũi 5 trong1 các bé có phản ứng sốt, nhưng không kéo dài quá 2 ngày. Những mũi sau thường gây sốt nhiều hơn do trong cơ thể bé đã có kháng thể do những lần chích ngừa trước đó. Khi con bạn hoàn toàn khỏe , bạn có thể đưa cháu đi chích ngừa mũi thứ 3 tại các cơ sở y tế được phép chủng ngừa, nơi nào cũng được.

Trước khi chích ngừa bác sĩ sẽ thăm khám cho trẻ, để đảm bảo trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, như vậy khi chích ngừa sẽ tạo được miễn dịch tốt hơn. Và trước khi chích ngừa vài ngày trẻ phải được ngưng dùng kháng sinh, nhất là kháng viêm.

Sau khi chích ngừa trẻ thường được giữ lại ở cơ sở y tế khoảng 30 phút. Sau 30 phút nếu không có phản ứng tức thời gì thì trẻ sẽ được cho về nhà.

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt sau tiêm phòng

Câu Hỏi:
Kính gửi bác sĩ! Cháu có thắc mắc xin hỏi ý kiến bác sĩ như sau. Bé nhà cháu được 2 tháng tuổi vừa đi tiêm phòng mũi 5 trong 1 mũi đầu tiên. Sau khi tiêm xong các cô y tá ở trạm xá phát cho thuốc hạ sốt, dặn là sau khi tiêm 1h thì cho bé uống, tuy nhiên theo cháu tìm hiểu thì được biết thuốc hạ sốt chỉ nên dùng khi em bé sốt trên 38,5 độ. Vậy cháu xin hỏi bác sĩ là thuốc hạ sốt nên uống khi nào ah? Nhiệt độ 38.5 độ là nhiệt độ cặp ở nách, ở miệng hay đo ở hậu môn? (vì khi cặp nhiệt độ thì ở 3 nơi này sẽ cho 3 kết quả khác nhau) Bé nhà cháu sinh ngày 06/11 đến ngày 01/12 cháu cho bé uống bổ sung Vitamin D3 ngày 1 giọt và khi nào có nắng đều cho em bé ra phơi nắng (phơi phần xương sống lưng) vậy mà bé vẫn bị rụng tóc hình vành khăn, cháu đang định uống thuốc Canxi Corbie để bổ sung cho bé qua sữa mẹ, như vậy có được không ah? Và sau khi bé được 3 tháng cháu có thể cho bé uống bổ sung kèm cả Canxi Corbie và Vitamin D3 không ah? Khi cho uống Vitamin D3 thì cháu được biết có hiện tượng nếu uống Vitamin D3 kéo dài bé sẽ bị rối loạn tiêu hóa, nên cháu dự định một tháng cho em bé uống 3 tuần và nghỉ 1 tuần. Xin bác sĩ tư vấn giúp cháu các vấn đề ở trên. Cháu mong sớm nhận được trả lời từ bác sĩ.
Trả lời
Chào bạn,Khi vi trùng, siêu vi… xâm nhập, cơ thể sẽ phản ứng lại và khi đó sốt là một trong những phản ứng có lợi của cơ thể nên chỉ uống thuốc hạ sốt khi sốt cao hoặc khi sốt làm ảnh hưởng đến em bé (co giật, khó chịu, quấy khóc…). Khi tiêm ngừa vắc-xin có thành phần ho gà toàn tế bào, sốt là một tác dụng phụ không mong muốn (vì vắc-xin ho gà toàn tế bào có những thành phần không tinh chế). Hơn nữa, hiện tượng sốt khi chích vắc-xin ho gà toàn tế bào dễ dẫn đến co giật, tím tái nên cần uống thuốc hạ sốt sớm khi thấy bé có nhiệt độ trên 37,50C đo ở nách.

Em bé bú sữa mẹ sẽ bị thiếu canxi nếu mẹ ăn uống thiếu canxi. Bạn nên đưa bé đi khám bệnh để bác sĩ xem có cần cho em bé uống bổ sung canxi.

Ngoài ra, bạn cần uống mỗi ngày 1 lít sữa, ăn nhiều thực phẩm giàu canxi (tôm, cua, cá ăn luôn được cả xương…) để tăng canxi trong sữa mẹ. Việc uống bổ sung canxi của mẹ thường chỉ đủ cho nhu cầu cơ thể của mẹ vì không thể uống thuốc canxi liều cao sẽ dễ ảnh hưởng đến thận của mẹ. Bổ sung canxi bằng thức ăn sẽ an toàn hơn.

Tác dụng phụ của vitamin D phụ thuộc vào phản ứng nhạy cảm của từng cơ thể nên không cần uống lâu mới bị tác dụng phụ mà mới bắt đầu uống đã bị. Viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo trẻ em nên uống bổ sung vitamin D mỗi ngày 400 UI cho đến khi uống được mỗi ngày 1 lít sữa.

Thân mến.

BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh – BV Từ Dũ
9 Comments
  1. Xin chào bác sĩ.
    con em chích mũi 5trong1 lần 1 lúc được 3 tháng 10 ngày. Nếu đúng tháng sau thì cháu chích lại mũi 2 nhưng hôm đó cháu ho nhẹ nhưng ko sốt nên y tế không chích cho cháu.Vậy giờ chờ đến 5 tháng 10 ngày chích mũi 2 có bị trễ không ạ ( vì theo lịch tiêm chủng thì chích từ 2 đến 6 tháng), vậy mũi 3 chích lúc đó là 6 tháng 10 ngày thì có bị mất tác dụng thuốc ko ạ.
    em cảm ơn ạ.

    • Xin chào bác sĩ.
      con em chích mũi 5trong1 lần 1 lúc được 3 tháng 10 ngày. Nếu đúng tháng sau thì cháu chích lại mũi 2 nhưng hôm đó cháu ho nhẹ nhưng ko sốt nên y tế không chích cho cháu.Vậy giờ chờ đến 5 tháng 10 ngày chích mũi 2 có bị trễ không ạ ( vì theo lịch tiêm chủng thì chích từ 2 đến 6 tháng), vậy mũi 3 chích lúc đó là 6 tháng 10 ngày thì có bị mất tác dụng thuốc ko ạ.
      em cảm ơn ạ.

      Chào bạn,

      Bé nhà bạn hôm đi chích nhắc là 4 tháng 10 ngày bị ho thì bạn đợi bé hết ho, khoẻ mạnh là chích được, không cần đợi đến đúng 5 tháng 10 ngày mà? Chỉ cần mỗi mũi chích cách nhau ít nhất là 30 ngày, còn nếu tới ngày mà không chích được thì khi nào hết bệnh thì chích, không cần đợi đến đúng ngày đúng tháng sau mới chích nhé. Con bạn bây giờ hết ho thì đưa chích luôn được rồi, rồi mũi tiếp theo sẽ cách mũi này 30 ngày.

      Bé trên 6 tháng chích nhắc mũi 3 vẫn được nhé.

      Chào bạn,

  2. Chào bác sĩ, con em chích ngừa lần 1 vào ngày 24/5 vừa rồi, bé được chích mũi 5 trong 1, viêm gan b và uống rota theo diện dịch vụ – bác sĩ thăm khám chỉ định lúc chích ngừa ( do bé bị giảm tiểu cầu lúc 1 tháng 10 ngày). Về cách 1 ngày bé bị sốt, trong 24 tiếng bé sốt 4 – 5 lần, có khi sốt 39 độ, em cho uống thuốc lau mát thì hạ nhiệt, nhưng khoảng vài tieeesng bé bị lại. Tính đến thời điểm này bé sốt hơn 24 tiếng, vậy em có nên cho bé đi bệnh viện không? cám ơn bác sĩ!

  3. Con mình tiêm mũi 5.1 thứ 2 thì bị nổi ban đỏ quanh miệng và ngực.có nguy hiểm không các mẹ.mình đang thấy rất lo

  4. Thua bac si,
    Con em duoc 2thang 10 ngay tuoi cho di chich 5 trong 1, viem gan b va chong tieu chay. Be ve trom via khong bi sot nhung an uong rat bat thuong. Truoc do be bu tot, rat ham am. Sau khi chich thi be rat bieng an. Thuong xuyen bo sua. Lam sao de be het tinh trang nay. Cam on bac si. Me be rat so be bi suy dinh duong

  5. Bé mình nay 5 thang 7 ngày chích 5 trong 1 vào 7/3 sau khi chich xong be bi sot cho uong thuoc thi hạ nhung het thuoc thi tăng lại từ 38-40°C làm sao đê bé khỏi hẳn bé đã sốt 3 ngày rồi
    Bác sĩ giúp em voi em lo lắm
    em cam ơn mong bac si tra loi nhanh giup em ạ

  6. Chào bác sỹ. Con tôi được hai tháng tuổi chích thuốc ngừa 5 trong 1 mũi đầu tiên khi về qua ngày thứ 2 cháu nổi lên một vệt đỏ trên bàn chân sau đó trên mặt và vết đỏ này chuyển sang sưng và có mụt nước nhỏ. Tôi sợ cháu bị dị ứng và có đi khám bác sỹ. Sau khi xem bác sỹ lấy máu xét nghiêm thì theo bác sỹ các chỉ số đều bình thường nên không can thiệp gì cả. Bác sỹ nói nó sẽ tự hết. Nhưng hình như chổ sưng của cháu đau nên nó khóc có vẻ khó chịu lắm nhờ bác sỹ tư vấn và giúp xem cháu có phải bị dị ứng khi tiêm thuốc không và phải làm gì để bé bớt khóc

  7. Chào bác sĩ cháu nhà e dc 4thang. Đi chích mũi 5trong một,về sốt nhẹ nhưng qua ngày thứ. 2 sốt cao. Hôm nay ngày thứ 5ko còn sốt những cả người cháu ửng đỏ hết mặt jo đến tay chân tai. Vậy cháu có sao ko bác sĩ. Bác sĩ tư vấn cho em với ạ

Leave a Reply