Trẻ bị tiêu chảy cấp kéo dài, sốt cao kèm nôn trớ phải điều trị làm sao?

Trẻ bị tiêu chảy cấp, kéo dài kèm nôn trớ phải làm sao luôn là câu hỏi mà các bậc phụ huynh tìm kiếm nhiều nhất trên mạng internet. Ba mẹ có biết bệnh tiêu chảy cấp là một trong những bệnh về đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ em, nhất là vào mùa hè. Tiêu chảy cấp rất dễ lây lan, có nguy cơ gây suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ nếu không được chăm sóc và điều trị đúng đắn.

Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy kéo dài

tre bi tieu chay

Những trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ, trẻ không dung nạp lactoza hoặc dị ứng với protein từ sữa động vật. Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến trẻ bị tiêu chảy kéo dài còn do nhiễm khuẩn từ thức ăn ôi thiu, sai lầm trong chế độ ăn uống; ăn quá nhiều chất đạm, chất bột đường. Do sử dụng thuốc kháng sinh không đúng, kéo dài gây tổn thương niêm mạc ruột, gây loạn khuẩn, sử dụng các thuốc cầm tiêu chảy làm giảm khả năng đào thải vi khuẩn, hạn chế ăn uống, ăn kiêng kéo dài khi bị tiêu chảy cấp.

Các bệnh nhiễm khuẩn phối hợp

Trẻ thường mắc các bệnh nhiễm khuẩn phối hợp như: viêm tai giữa, viêm VA mạn hoặc nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết. Khi có các bệnh nhiễm khuẩn, phải điều trị các bệnh này thì điều trị tiêu chảy kéo dài mới có kết quả.

Hậu quả do trẻ bị tiêu chảy kéo dài

Tiêu chảy kéo dài được coi như là một bệnh dinh dưỡng, liên quan chặt chẽ với tình trạng suy dinh dưỡng và cũng là nguyên nhân chính gây suy dinh dưỡng. Hiện tượng sụt cân trong tiêu chảy kéo dài là do giảm hấp thu các chất dinh dưỡng, do ăn kiêng, do thức ăn có đậm độ năng lượng thấp, do thiếu các vitamin và các yếu tố vi lượng là những chất đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và đổi mới niêm mạc ruột cũng như tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

Triệu chứng nhận biết trẻ bị tiêu chảy cấp như thế nào?

Tiêu chảy thường được định nghĩa là đi cầu phân lỏng hoặc tóe nước trên 3 lần trong ngày. Phân lỏng là phân không thành khuôn, trừ những trẻ bú mẹ, thường đi mỗi ngày một vài lần phân nhão, đối với những trẻ này xác định tiêu chảy thực tế là phải dựa vào tăng số lần hoặc tăng mức độ lỏng của phân mà các bà mẹ cho là bất thường.

Bệnh có thể kéo dài nhiều tuần, có lúc số lần đi tiêu giảm, có khi lại tăng. Phân có nhiều nước, phân lổn nhổn, có mùi, màu vàng hay xanh, đôi khi trẻ phải rặn khi đi ngoài. Triệu chứng mất nước thường nhẹ và vừa; Trẻ biếng ăn, da xanh, sụt cân… Do đó, các bà mẹ cần theo dõi trọng lượng của trẻ, triệu chứng thiếu chất dinh dưỡng, thiếu protein, thiếu vitamin, nhất là vitamin A dẫn tới khô mắt, vitamin B1, B7, các vi chất, đặc biệt là thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu thiếu sắt.

Trẻ bị tiêu chảy cấp, khuôn mặt sẽ trở nên xanh xao, đầy bụng, ăn kém hoặc bỏ ăn, nôn kéo theo đó là triệu chứng đổ mồ hôi lạnh. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh nhanh chóng bị mất nước, điện giải, suy tuần hoàn, truỵ tim mạch và tử vong nhanh nếu không được điều trị bệnh tiêu chảy cấp kịp thời.

Nhận biết những triệu chứng tiêu chảy ở trẻ:

Tiêu chảy: Xảy ra một cách đột ngột. Phân lỏng, nhiều nước, đi nhiều lần trong ngày có thể từ 10 – 15 lần/ ngày, mùi chua, phân có thể nhầy nhầy, trường hợp bị lỵ phân sẽ có nước lẫn máu.

Nôn: Thường xuyên xuất hiên đầu tiên trong trường hợp do Rota hoặc do tụ cầu, nôn liên tục hoặc vài lần một ngày, điều này sẽ khiến cho cơ thể của trẻ bị mất nước, H + và clo.

Biếng ăn: Có thể xuất hiện sớm hoặc khi trẻ tiêu chảy nhiều ngày, trẻ thường từ chối các thức ăn thông thường, có thể chỉ thích uống nước (tùy vào từng mức độ của bệnh).

Triệu chứng mất nước: Cần phát hiện các triệu chứng nôn, sốt, tiêu chảy trên 6 lần, phân lỏng toàn nước, ít bù hoặc không bù được bằng nước uống làm nguy cơ mất nước toàn thân tăng thêm hoặc ngược lại nếu trẻ vẫn được uống nước, được tiếp tục bú mẹ hay uống Oresol và các biện pháp bù nước tại nhà thì nguy cơ mất nước sẽ giảm bớt. Một vài dấu hiệu nhận biết tình trạng mất nước như sau:

Tinh thần: Trẻ có biểu hiện vật vã, kích thích quấy khóc. Trẻ mệt lả, li bì hôn mê nếu tình trạng mất nước nặng hoặc sốt do giảm khối lượng tuần hoàn.

Khát nước: Tùy từng mức độ nặng của tiêu chảy mà có những biểu hiện khác nhau. Hãy quan sát những biểu hiện của trẻ khi được cho uống nước bằng cốc hoặc bằng thìa. Uống bình thường – trẻ uống nhưng không thích lắm hoặc từ chối thì khi chưa có biểu hiện mất nước trên lâm sàng. Trẻ khát nước khi uống một cách háo hức, vồ lấy thìa hoặc cốc nước hoặc ngừng khóc. Trẻ có thể không uống được hoặc uống kém do li bì hoặc bán mê khi mất nước nặng.

Nước mắt: Hãy xem khi trẻ khóc to có nước mắt không? Trẻ khóc to không có nước mắt là bị mất nước trung bình. Mắt có thể bình thường, trũng hoặc rất trũng và khô.

Miệng và lưỡi: Nếu cho ngón tay sạch và khô trực tiếp vào trong miệng và lưỡi trẻ khi rút ra mà khô thì đó là trẻ bị mất nước.

Độ chun giãn da: Khi véo da thành nếp bụng và đùi rồi bỏ ra, nếp hằn da thường mất nhanh, khi nếu nếp véo da mất đi chậm hoặc rất chậm trên 2 giây là biểu hiện của mất nước nặng. Tuy nhiên ở một số trường hợp thì biểu hiện này không được chính xác lắm. Điển hình là ở những trẻ bụ bẫm do lớp mỡ dưới da dày nên khó thấy độ chung giãn da bị giảm, ngay cả khi trẻ bị mất nước nếp véo da vẫn mất đi nhanh. Nhưng ngược lại, ở những trẻ bị suy dinh dưỡng teo đét nếp véo da vẫn mất đi chậm khi trẻ không có dấu hiệu mất nước.

Thóp trước: Ở trẻ mất nước nhẹ và trung bình thóp trước lõm hơn bình thường và rất lõm khi mất nước nặng.

Chân tay: Khi bị mất nước nặng và sốc bàn chân bàn tay thường lạnh, ẩm, móng tay có thể màu tím hoặc da có nổi vân tím khi trẻ bị sốc nặng.

Mạch: Khi bị mất nước nặng mạch quay rất nhanh và yếu.

Thở: Trẻ thở nhanh do tăng chuyển hóa ở những trường hợp mất nước nặng.

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em có thể do vi khuẩn hoặc virut gây ra. Vì vậy trong điều trị bệnh có điểm khác nhau cơ bản là: nếu do vi khuẩn gây bệnh thì cần phải dùng thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn; trái lại nếu do virut gây ra thì không dùng thuốc kháng sinh vì thuốc không có tác dụng diệt virut.

Làm gì khi bé bị tiêu chảy, sốt kèm nôn trớ do nhiễm khuẩn?

Thường mùa hè sẽ là thời điểm thích hợp bùng phát bệnh tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn ở trẻ nhỏ. Do nhiệt độ cao khiến thực phẩm dễ bị lên men và nhiễm khuẩn, kể cả khi được bảo quản trong tủ lạnh. – Thời tiết nắng nóng tạo điều kiện cho ruồi, muỗi, chuột, gián, kiến,… sinh sôi càng làm mầm bệnh dễ lây lan.

Vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em như thế nào?

Khi các vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường ruột, nếu chúng mạnh hơn hoặc sức đề kháng cơ thể kém, chúng sẽ lấn át các vi khuẩn có lợi và tiết ra độc tố gây tiêu chảy. Nếu không được điều trị hợp lý, trẻ sẽ bị “mất nước”, có thể dẫn đến tử vong. Các công trình nghiên cứu về bệnh tiêu chảy đã chứng minh có tới 70% số tử vong là do mất nước. Số còn lại do các nguyên nhân nhiễm độc, viêm phổi…

Khi bị nhiễm khuẩn, bé sẽ có hiện tượng sốt và tiêu chảy nhẹ. Nếu là dạng tiêu chảy nhẹ, bé có thể tự khỏi sau vài ngày, nhưng nhiều trường hợp gia đình không biết cách chăm sóc hoặc làm sai cách khiến trẻ bị nặng hơn rất nguy hiểm.

Làm gì khi bé bị sốt và tiêu chảy do nhiễm khuẩn?

Điều đầu tiên cần chú ý là phải giữ vệ sinh cho trẻ, đặc biệt là mỗi khi bé đi ngoài vì đây là nguồn vi khuẩn rất lớn dễ dàng xâm nhập vào thức ăn và các vật dụng. Song song với đó, nếu thấy bé bị sốt và tiêu chảy thì phải bù nước và điện giải cho bé ngay bằng cách sử dụng các loại đường uống như oresol (ORS), hydrite, liều lượng theo đúng chỉ định của bác sỹ, bé đi ngoài bao nhiêu phải bù nước bấy nhiêu. Sau đó phải hạ sốt cho trẻ nhưng không nên dùng thuốc nặng hay truyền dịch quá nhiều. Đặc biệt không tự ý cho bé dùng kháng sinh hay sử dụng thuốc cầm tiêu chảy cho bé vì lúc này trẻ cần phải thải hết vi khuẩn và chất độc ra ngoài.

Nhiều mẹ còn cho con nhịn ăn và không cho con uống nước khi thấy sốt và tiêu chảy. Cách làm này phản khoa học và vô cùng nguy hiểm vì khi bị tiêu chảy, bé cần được bổ sung đủ dinh dưỡng để chống chọi lại với vi khuẩn. Đặc biệt bé cần được bù nước sau khi bị mất nước vì tiêu chảy, nếu bé không được bù nước kịp thời sẽ khiến bệnh trở nên vô cùng nguy kịch.

Làm gì khi bé bị sốt và tiêu chảy do nhiễm rotavirus?

Điểm nhận biết nổi bật của tiêu chảy cấp do Rotavirus là nôn và tiêu chảy.

tre bi tieu chay, kem non tro

 

– Độ 1: Trẻ tiêu chảy khoảng 4 – 6 lần/ngày, không nôn và khát, tiểu tiện bình thường;

– Độ 2: Trẻ tiêu chảy 5 – 10 lần/ngày, nôn và khát nước, mệt mỏi, tiểu ít, môi khô;

– Độ 3: trẻ tiêu chảy trên 10 lần/ngày, rất khát nước, tiểu ít hay không có nước tiểu, môi khô nẻ, li bì, mắt trũng sâu, da nhăn nheo

Nôn thường xuất hiện trước tiêu chảy 6 – 12 giờ và có thể kéo dài khoảng 2 – 3 ngày. Phân lỏng toàn nước, có lúc hoa cà hoa cải, có thể có nhầy mũi nhưng không có máu. Đa số sau 4 – 8 ngày các trẻ sẽ hết tiêu chảy. Khi nhiễm Roravirus, trẻ sẽ sốt vừa phải, có trẻ sốt cao, đau bụng, có thể có ho và chảy mũi. Biến chứng nguy hiểm và trầm trọng của bệnh là khô kiệt do mất nước và mất muối, dễ dẫn đến trụy mạch và tử vong nếu không được bù nước kịp thời.

Nếu trẻ bị tiêu chảy cấp, có sốt kèm nôn trớ do Rotavirus gây ra thì việc dùng kháng sinh không có tác dụng đối với bệnh. Bệnh không có biến chứng khi ở thể nhẹ và thường tự khỏi sau 3 – 8 ngày. Việc điều trị bệnh tiêu chảy chủ yếu là đề phòng biến chứng mất nước, bù nước và muối khi trẻ bị mất nước. Khi bé bị sốt và tiêu chảy cấp do Rotavirus cần chú ý những điều sau:

– Bù nước đầy đủ sau khi trẻ tiêu chảy. Có thể dùng nước đun sôi để nguội, nước canh rau, nước dừa tươi hoặc các chế phẩm bù nước và điện giải bằng đường uống như oresol (ORS), hydrite, lưu ý dung dịch ORS có độ thẩm thấu thấp.

– Bổ sung đủ chất dinh dưỡng như bình thường, phù hợp theo lứa tuổi của trẻ. Vì trẻ dễ bị nôn nên chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần.

– Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, nếu trẻ bú bình thì cần vệ sinh bình, núm vú và dụng cụ pha sữa kỹ trước mỗi cữ bú, không được pha loãng hơn lúc bình thường, không nên đổi loại sữa khác, nên cho trẻ bú từng ít một, nhiều lần trong ngày.

– Theo dõi số lần đi ngoài, số lượng phân, màu phân, khả năng uống bù nước và ăn uống của trẻ.

– Theo dõi phát hiện các dấu hiệu mất nước để kịp thời đưa trẻ nhập viện.

– Tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy khi bé bị sốt và tiêu chảy vì các thuốc này không có tác dụng kháng virut – nguyên nhân gây nên tiêu chảy. Tác dụng chính của các loại thuốc này là làm giảm nhu động ruột, làm liệt ruột khiến phân không được thải ra ngoài. Do đó trẻ vẫn tiếp tục bị tiêu chảy, mà phân không được bài xuất ra ngoài, ứ đọng lại trong ruột gây trướng bụng, biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong…

Xem thêm: chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy, sốt có kèm nôn trớ

Những dấu hiệu cần đưa bé bị tiêu chảy kèm nôn trớ đi khám

– Bé đã trên 6 tháng tuổi.

– Bé sốt trên 38 độ.

– Bé bị mất nước trầm trọng.

– Bé đã nôn dài hơn 8 giờ và nôn với lực lớn.

– Có máu trong phân của bé.

– Nếu mẹ nghi ngờ bé đã nuốt phải cái gì đó.

– Đã cứng cổ.

– Bé bị nôn và tiêu chảy nhưng vẫn đau bụng trong hơn 2 giờ.

Làm thế nào để nhận biết trẻ bị mất nước do tiêu chảy?

  • Mất nước nhẹ: Trẻ khát nước và đòi uống. Ở trẻ nhỏ chưa biết nói chỉ biết quấy khóc chỉ khi cho uống nước đủ mới hết khóc.
  • Mất nước vừa: Ngoài khát nước trẻ có biểu hiện khô mắt, niêm mạc môi, miệng khô, da nhăn nheo. Trẻ nhỏ có thể thóp lõm xuống, mắt trũng lại, ngủ mắt nhắm không kín, trẻ khóc không có nước mắt, nước dãi…
  • Mất nước nặng: Ngoài các triệu chứng trên sẽ thấy trẻ có dấu hiệu đặc biệt về thần kinh như lừ đừ, có khi vật vã hoặc li bì hôn mê hoặc có những cơn co giật.
  • Khi nào cần truyền dịch? Những trẻ mất nước nhẹ có thể điều trị tại nhà. Trẻ mất nước vừa thì tùy theo tình trạng chung của trẻ có thể được chữa tại nhà có hướng dẫn của thầy thuốc hoặc nhập viện điều trị. Những trẻ mất nước nặng nhất thiết phải nhập viện điều trị. Chú ý, trẻ mất nước vừa nhưng không uống được, uống vào lại nôn và những trẻ mất nước nặng nhất thiết phải truyền dịch để bù nước và điện giải.
  • Những việc cần làm khi trẻ bị tiêu chảy: Ngay khi trẻ bị tiêu chảy cần cho trẻ uống bù nước, tốt nhất là uống oresol (nhớ pha theo đúng chỉ định trên bao bì). Cho trẻ uống từ từ từng muỗng một uống cho tới khi hết khát. Nếu trong 24 giờ không uống hết lít dung dịch đã pha thì đổ đi pha khác vì dung dịch đã pha sẽ hỏng.
  • Tiếp tục cho trẻ ăn và bú bình thường (nếu trẻ còn bú) chú ý dùng thức ăn dễ tiêu: cháo thịt nạc, thịt gà nấu với cà rốt, khoai tây. Nếu trẻ dùng sữa hộp thì nên pha loãng gấp đôi mức bình thường.

Chăm sóc và điều trị bệnh tiêu chảy cấp ở nhà đúng cách

Luôn luôn pha và uống dung dịch oresol đúng liều lượng

– Bệnh tiêu chảy gây mất nước và muối nhiều, làm cho trẻ nhỏ nhanh suy kiệt, nên phải bù nước và muối kịp thời.Cách bù nước và muối tốt nhất và dễ thực hiện nhất tại nhà là cho trẻ uống dung dịch oresol (ORS). Điều quan trọng nhất để dung dịch ORS có tác dụng chữa bệnh là phải pha đúng liều lượng. Cách pha đúng là làm theo hướng dẫn ghi trên nhãn gói oresol. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại oresol để bù nước và điện giải: gói pha 1 lít nước; gói pha 200ml, gói pha 250ml. Pha với nước đun sôi để nguội.

– Khi pha cần pha đúng nồng độ các chất điện giải mới dễ hấp thu vào cơ thể. Bạn nên dùng các loại cốc, bình chia độ để đo đúng lượng nước cần pha. Cách uống: trẻ dưới 2 tuổi, uống 50 – 100ml/lần tiêu chảy; trẻ 2 – 9 tuổi, uống 100 – 200ml/lần tiêu chảy; trẻ lớn hơn 10 tuổi và người lớn uống tùy theo nhu cầu cơ thể. Nếu bệnh nặng cho uống ORS 5ml/kg/giờ, kết hợp với truyền dịch.

– Nếu không có ORS có thể pha dịch thay thế gồm: 8 thìa nhỏ (thìa cà phê) đường, 1 thìa nhỏ muối pha trong 1 lít nước; hoặc nước cháo 50g gạo và một nhúm (3,5g) muối hoặc nước dừa non có pha một nhúm muối. Bệnh nhân bị nôn nhiều nên uống từng ngụm nhỏ.

– Chú ý pha đúng khối lượng nước vì nếu pha quá loãng, hàm lượng chất điện giải sẽ không đủ, có thể gây nguy hiểm cho trẻ; ngược lại nếu pha quá đặc, trẻ sẽ bị ngộ độc muối, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng do lượng muối trong máu quá cao sẽ rút nước từ các tế bào ra, khiến cơ thể bị mất nước và rối loạn điện giải nghiêm trọng hơn. Sai lầm dễ mắc là cho trẻ uống quá nhiều nước lọc.

– Vì dung dịch ORS hơi khó uống, một số bà mẹ thấy con không muốn uống, thì dụ con bằng cách uống một ít nước lọc rồi uống ORS. Nhưng làm như vậy hậu quả là trẻ uống nước lọc quá nhiều, bụng trướng lên, rất nguy hiểm, chỉ bù được nước mà không bù được điện giải.

Cho trẻ bị tiêu chảy ăn uống đầy đủ, nhiều bữa

tre bi tieu chay, bu me trong 6 thang dau phong tranh benh

– Khi chăm sóc trẻ bị mắc tiêu chảy ngoài việc bù nước cho trẻ các bà mẹ nên chú ý cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng. Do trẻ bị đi ngoài nhiều lần, mất nước mất muối nên trẻ rất nhanh mệt mỏi suy kiệt, vì vậy việc cho ăn là rất quan trọng để bù lại năng lượng bị mất và nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Những ngày trẻ bệnh, bạn cần cho ăn thức ăn mềm và lỏng hơn bình thường, nhưng vẫn phải đủ các chất dinh dưỡng là đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất.

– Bình thường nước được tái hấp thu ở ruột (trên); Khi bị tiêu chảy nước quá nhiều theo phân ra ngoài (dưới).

– Vì đường tiêu hóa của trẻ đang bị tổn thương, nên cần cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ, khoảng cách giữa các bữa ăn khoảng 2 giờ.

– Cần cho trẻ ăn đủ các bữa với các loại thức ăn nấu chín kỹ, bổ dưỡng, dễ tiêu như ăn cháo với thịt gà, thịt lợn nạc… không nên bắt trẻ nhịn ăn hoặc kiêng khem. Cần cho trẻ ăn thêm trái cây chín hoặc nước trái cây như: chuối, cam, đu đủ… Không nên dùng các loại thực phẩm có nhiều đường, nhiều chất xơ và khó tiêu hóa.

– Sai lầm hay mắc phải là: chỉ cho ăn cháo trắng với muối, không cho trẻ uống sữa, kiêng tất cả các loại thực phẩm khác vì sợ con bị tiêu chảy nặng hơn. Nếu làm như thế thì sẽ khiến trẻ dễ bị bệnh nặng hơn vì ăn uống không đủ dinh dưỡng, bệnh lâu khỏi.

– Tuy nhiên đối với các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo như: váng sữa, phô mai… thì không nên cho trẻ ăn. Vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa tiêu hóa được nên ăn vào sẽ càng dễ bị tiêu chảy.

Chuẩn bệnh và điều trị trẻ bị tiêu chảy

– BS Hoàng Lê Phúc, Trưởng Khoa Tiêu Hoá BV Nhi Đồng 1 cho biết, bệnh tiêu chảy thường là do trẻ bị nhiễm virus hoặc vi trùng trong đường ruột. Nếu bé bị tiêu phân lỏng, không có máu thì thường bệnh kéo dài trung bình 5-7 ngày, sau đó tự giới hạn. Tuy nhiên trong giai đoạn trẻ đi ngoài nhiều, có thể gây mất nước và muối. Điều này rất nguy hiểm, trẻ sẽ nhanh chóng bị khô kiệt, thậm chí có thể tử vong nếu không được bù nước thích hợp và kịp thời.

– Để tránh bị mất nước, cho trẻ uống thêm nhiều nước đun sôi để nguội, nước khoáng, nước dừa tươi, tránh dùng các loại nước giải khát công nghiệp có nhiều đường, quá ngọt. Có thể dùng dung dịch ORS, nhưng chỉ uống sau tiêu chảy, theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế. Cần cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi, nên chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần. Vì bệnh lây qua đường phân-miệng nên để phòng ngừa tiêu chảy cần chú ý giữ vệ sinh ăn uống, bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi và kéo dài đến 18-24 tháng. Không nên cho trẻ bò lê trên sàn nhà, không nên ngậm tay hoặc ngậm đồ chơi, nên cho trẻ ăn uống bằng cốc, chén, muỗng để dễ vệ sinh, nếu bú bình cần vệ sinh bình kỹ trước mỗi lần bú.

– PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, với trẻ còn đang bú mẹ, nên tăng thêm số lần cho con bú. Nếu đứa trẻ vì mệt không muốn bú mẹ thì tốt nhất là vắt sữa vào một cốc sạch (đã khử trùng) rồi cho con uống sữa đó. Tuy nhiên, người mẹ không được kiêng khem dầu, mỡ vì lý do sợ truyền sang con vì thức ăn của người mẹ có mỡ sẽ làm tăng hấp thu vitamin A,D,E,K. Vì vậy, thành phần của sữa sẽ không thiếu các vitamin này, nhất là vitamin A. Vitamin A làm tăng sức đề kháng của niêm mạc đường tiêu hoá, giúp tiêu chảy ở trẻ khỏi nhanh. Trong sữa mẹ năng lượng do mỡ tạo ra chiếm khoảng 50%. Vì vậy, nếu người mẹ kiêng mỡ sẽ thiếu năng lượng, dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng.

– Những trẻ tiêu chảy không mất nước có thể điều trị tại nhà và tái khám theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Trẻ cần được theo dõi số lần, số lượng, màu sắc phân, khả năng uống bù nước và ăn uống. Cần đưa trẻ đến tái khám tại cơ sở y tế khi trẻ có một trong các dấu hiệu sau: sốt cao liên tục, co giật (làm kinh),nôn nhiều, không ăn uống được, chướng bụng, tiêu phân có máu hoặc khi cha mẹ thấy trẻ nặng hơn (vì tiêu chảy có thể là biểu hiện của một bệnh khác nặng hơn ở ngoài đường tiêu hóa).

– BS Hoàng Lê Phúc khuyến cáo, tuyệt đối không dược sử dụng các loại thuốc cầm tiêu chảy ở trẻ em. Tiêu chảy đa phần là do nhiễm trùng ở đường ruột, tiêu phânlỏng cũng là cách bảo vệ cơ thểgiúp thải trừ vi trùng, chất độc. Hơn nữa, điều trị chính bệnh tiêu chảy là phòng mất nước; bù nước và muối nếu trẻ đã mất nước. Các thuốc cầm tiêu chảy là những loại thuốc làm giảm nhu động ruột, liệt ruột làm phân không được thải ra ngoài, trẻ vẫn bị “tiêu chảy” nhưng phân không bài xuất ra ngoài được, ứ lại trong ruột gây chướng bụng, viêm ruột, thậm chí làm tắc ruột, thủng ruột, tử vong.

Khi nào gọi là trẻ bị tiêu chảy kéo dài? Cách điều trị

Hỏi bác sỹ: Con tôi được 3 tháng 20 ngày, cháu bắt đầu bị tiêu chảy cách đây 20 ngày, thời gian đầu cháu đi 1 ngày 5, 6 lần, thường có ít một, có lúc nhầy, có lúc có bọt, tôi cho cháu uống bù nước và antibio, cháu đỡ hơn, nhưng chỉ được 1, 2 ngày cháu lại bị, cứ như vậy, cách 2, 3 ngày cháu lại bị 1 lần, bây giờ ngày cháu đi 2, 3 lần, phân không nhầy nhưng lỏng. Tôi rất lo không biết phải làm thế nào để cháu trở lại bình thường (Vũ Thị Huệ)

Trả lời của bác sỹ nhi khoa:

Với trẻ có đi ngoài nhiều hơn 3 lần trong ngày và kéo dài trên 14 ngày thì là trẻ bị tiêu chảy kéo dài.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy kéo dài đó là: Thường gặp ở trẻ dưới 18 tháng, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ giảm miễn dịch, trẻ thường xuyên mắc nhiều đợt tiêu chảy cấp, hoặc do trẻ ăn sữa nhân tạo, do sử dụng kháng sinh không đúng chỉ định gây tổn thương niêm mạc ruột, rối loạn vi khuẩn. Do sử dụng thuốc cầm ỉa, cầm nôn làm giảm khả năng đào thải vi khuẩn hoặc hạn chế ăn uống, ăn kiêng kéo dài khi trẻ bị tiêu chảy cấp cũng có thể làm kéo dài thời gian tiêu chảy.

Điều trị tiêu chảy kéo dài ở trẻ dưới 06 tháng như thế nào?

– Nên cho trẻ bú sữa mẹ càng nhiều càng tốt, vì sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể giúp trẻ chống đỡ bệnh tật tốt.

tre bi tieu chay, bu me trong 6 thang dau phong tranh benh

– Nếu trẻ ăn sữa nhân tạo thì bạn nên tạm thời dừng sữa đang ăn lại mà thay vào đó là một loại sữa dành cho trẻ bị tiêu chảy (sữa không có đường lactose) hoặc sữa mà có đường lactose đã lên men hoặc tạm thời giảm hay pha loãng số lượng sữa đang sử dụng.

– Nếu trẻ có mất nước thì phải cho trẻ bù nước điện giải bằng dung dịch Osezol và nên cho trẻ đi bệnh viện nếu thấy các dấu hiệu sau: Tình trạng tiêu chảy của trẻ không được cải thiện, hoặc trẻ vật vã kích thích hoặc mệt nhiều, bú kém, nôn nhiều, ỉa nhiều nước, có sốt, đái ít, chi lạnh, mắt trũng, phân có máu…

– Với trẻ đã bắt đầu ăn bổ sung, nên cho trẻ ăn đầy đủ thức ăn cung cấp năng lượng, đạm, vitamin và các nguyên tố vi lượng như vitaminA, sắt, acide folic, kẽm để cơ thể nhanh chóng phục hồi tổn thương niêm mạc ruột

– Cho trẻ ăn bột phối hợp với đậu đỗ hoặc thịt gà nạc cho thêm cà rốt và dầu ăn thực vật, tránh sử dụng các thức ăn, đồ uống quá mặn hoặc quá ngọt vì như thế dễ làm kéo dài thêm thời gian tiêu chảy.

– Ăn tăng trong thời gian hồi phục để điều trị tình trạng suy dinh dưỡng hay gặp sau tiêu chảy kéo dài

– Kháng sinh chỉ dùng cho trẻ khi điều trị lị, tức là phân có nhày máu, cấy phân dương tính với vi khuẩn lị hoặc được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp có nhiếm khuẩn phối hợp như viêm đường tiết niệu, viêm phổi, …

Hiện tại như chị nói tức là trẻ đã hết tiêu chảy, chị nên chú ý nhiều đến chế độ dinh dưỡng cho bé như đã gợi ý ở trên và nếu chị cho bé bú sữa mẹ thì cũng chú ý tăng cường nguồn sữa của mình bằng cách chị nên ăn uống nhiều chất dinh dưỡng, uống nhiều nước hơn, ngủ đủ giấc và tránh căng thăng thần kinh.

Khi nào cần đưa trẻ bị tiêu chảy đến bệnh viện?

Hỏi: Xin bác sĩ cho biết, đối với trẻ bị tiêu chảy thì trong trường hợp nào nên cho trẻ đến bệnh viện để điều trị? Xin cảm ơn bác sĩ!

Trả lời của bác sỹ nhi khoa:

Ở trẻ em, tiêu chảy là bệnh thường gặp, trong cả thời tiết nóng cũng như lạnh. Tiêu chảy có thể là một phản ứng có lợi của cơ thể để tống những chất lạ có hại cho cơ thể như độc tố hoặc các men do vi khuẩn gây hại tiết ra khỏi cơ thể theo cơ chế lấy nước trong cơ thể đưa vào ruột để việc thải chất độc được dễ dàng hơn. Nhưng tiêu chảy lại gây ra hiện tượng mất nước trong cơ thể nên ưu tiên hàng đầu là bù nước và chất điện giải, sử dụng men vi sinh để cân bằng vi sinh vật đường ruột vì thực chất men vi sinh là những vi khuẩn sống có lợi được đông khô, khi vào ruột chúng sẽ sinh sôi nhanh chóng để tạo ra sự trấn áp với vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, nếu tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày chưa thuyên giảm thì cần đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay để tìm nguyên nhân và có biện pháp xử trí kịp thời. Ngoài ra, khi thấy trẻ có một trong những biểu hiện như phân trẻ có lẫn máu, khi sờ nắn bụng thấy đau (trẻ khóc), nôn nhiều, không thể cho trẻ ăn uống được hoặc khi trẻ đã có dấu hiệu mất nước nặng như da nhăn, mắt lõm, đi tiểu rất ít, thóp lõm, khóc không có nước mắt cũng cần cho trẻ đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị.

Đưa bé đi khám bác sĩ khi có một trong những triệu chứng sau:

Hỏi: Con gái tôi mới hơn 5 tháng tuổi, cháu chỉ bú mẹ và bú thêm sữa bình, chứ không ăn uống gì khác. Thế nhưng chẳng hiểu sau cháu vẫn bị tiêu chảy. Xin bác sỹ tư vấn giúp vì sao con tôi hay hay bị tiêu chảy như vậy?

Trả lời của bác sỹ nhi khoa: Chào bạn, hiện tượng tiêu chảy là khi bé đi tiêu phân lỏng trên 3 lần 1 ngày. Phương pháp chung là bạn nên tiếp tục cho bú bình thường và tăng số lần bú để trẻ tiêu chảy ít hơn, nhanh khỏi hơn. Trường hợp có cả bú bình thì nên cho trẻ ăn các loại sữa không có đường lactose, hoặc các loại sữa đã lên men như sữa chua (loại dành cho trẻ dưới 6 tháng tuổi) hoặc sữa đậu tương.

Nếu con bạn thật sự bị tiêu chảy và thường xuyên, bạn nên đưa cháu đến cơ sở y tế để khám tìm nguyên nhân và có lời khuyên chính xác hơn.

Bé 2 tuổi hay bị tiêu chảy khi uống sữa

Hỏi: Bé 2 tuổi hay bị tiêu chảy khi uống sữa. Vậy em phải làm sao ạ? Cảm ơn bác sĩ

Trả lời của bác sỹ nhi khoa: Nếu bé bị tiêu chảy sau khi uống sữa bạn nên cho bé uống có thể cho bé uống nhiều cữ sữa với số lượng ít hơn 100 ml mỗi cữ hoặc cho bé bú sữa ngay sau khi ăn. Nếu không cải thiện thì nhiều khả năng con bạn bị bất dung nạp lactose. Khi đó bạn có thể dùng sữa không có đường lactose (lactose free) hoặc sữa đậu nành. Nếu vẫn tiếp tục không cải thiện sau 2 ngày thì bạn nên mang bé đến cơ sở y tế khám.

Tiêu chảy và táo bón là 2 bệnh rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh tuy lành tính nhưng cũng sẽ gây những tác hại nguy hiểm khôn lường nếu như các mẹ hiểu biết sai lầm. Hy vọng qua bài viết này, các mẹ sẽ có thêm tự tin chăm sóc con yêu của mình.

1 Comment
  1. Bé nhà em cũng bị đi ngoài. Mấy ngày rồi không khỏi uống thuốc thì chớ phải làm sao cả nhà nhỉ

Leave a Reply