Trẻ sơ sinh từ 1 đến 12 tháng tuổi bị táo bón phải làm sao?

Khi trẻ sơ sinh bị táo bón thường là do chế độ ăn của mẹ không đủ xơ, thiếu chất rau, thừa đạm và uống sữa ngoài. Không giống như người lớn, khi trẻ bị táo bón bạn không thể hạn chế táo bón bằng cách đơn giản là ăn nhiều chất xơ, bé yêu của bạn phải được người lớn giúp thoát khỏi tình trạng này.

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải chắc chắn rằng bé thực sự bị táo bón trước khi bạn bắt đầu chữa trị. Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ bú mẹ, đôi khi cũng có những lần đại tiện cách nhau tới 3 hay 4 ngày chỉ vì bé đã chuyển hóa được gần như tất cả những gì bé bú vào.

Táo bón rất dễ phát hiện ra nếu như người mẹ biết cách quan tâm, theo dõi tới việc đi đại tiện của trẻ. Trẻ có thể bị táo bón là khi trẻ đại tiện dưới 2 lần đại tiện/ngày đối với trẻ sơ sinh, dưới 3 lần đại tiện/tuần (trên 2 ngày/lần) với trẻ đang bú mẹ, dưới 2 lần đại tiện/tuần (trên 3 ngày/lần) với trẻ lớn.

Một triệu chứng nguy hiểm thường bị nhầm với táo bón là số lượng tã ướt giảm mạnh. Đây có thể là triệu chứng của một chứng bệnh nghiêm trọng và bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa nếu bé làm bẩn tã ít hơn nhiều so với bình thường. Một số dấu hiệu giúp bạn chắc chắn rằng bé đã bị táo bón là: không đại tiện hơn 3 hay 4 ngày, chán ăn, khó ngủ, hơi trướng bụng, hay cằn nhằn khó chịu đi kèm với tiếng khóc ré chói tai, và xì hơi nặng mùi.

Biểu hiện và nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh

dieu-tri-va-cai-thien-che-do-an-cho-tre-bi-roi-loan-tieu-hoa-1

Theo nhiều chuyên gia tiêu hóa một số cha mẹ chỉ cần thấy trẻ giảm số lần đại tiện so những ngày trước đó là tự chuẩn đoán trẻ bị táo bón. Đó là điều thiếu chính xác, chưa khách quan. Vậy thế nào được coi là trẻ táo bón? 

1. Trẻ bú sữa mẹ: 

Trẻ từ 1 đến 3 tháng tuổi:

Độ tuổi này trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn nên ít gặp táo bón hơn so với những trẻ uống sữa ngoài.

Bé được bú sữa mẹ đầy đủ hiếm khi nào bị táo bón bởi vì đơn giản là sữa mẹ rất dễ tiêu hóa. Vì sao vậy?
Trong đường tiêu hóa (ruột già) của bé có một hệ vi sinh vật có ích giúp tiêu hóa một số thành phần khó tiêu có trong sữa mẹ như: chất đường, chất đạm và chất béo. Kết quả là phân của bé là nhẹ nhàng hơn, do vậy thải ra ngoài dễ dàng hơn.

Bé được bú sữa mẹ đầy đủ hiếm khi nào bị táo bón bởi vì đơn giản là sữa mẹ rất dễ tiêu hóa. Vì sao vậy?
Trong đường tiêu hóa (ruột già) của bé có một hệ vi sinh vật có ích giúp tiêu hóa một số thành phần khó tiêu có trong sữa mẹ như: chất đường, chất đạm và chất béo. Kết quả là phân của bé là nhẹ nhàng hơn, do vậy thải ra ngoài dễ dàng hơn.

Sữa mẹ còn chứa một hormone là motilin làm tăng nhu động ruột của bé, giúp phân của bé di chuyển dễ dàng hơn. Tuy nhiên táo bón vẫn có thể vẫn xuất hiện ở trẻ được bú mẹ hoàn toàn, xuất phát từ thực tế là trẻ có được mẹ cho bú đủ không? Và mỗi lần bú trẻ có chịu bú đủ một lượng sữa mà cơ thể trẻ cần thiết hay không?

Biểu hiện trẻ bị táo bón có thể 3 – 4 ngày mới đi đại tiện một lần, phân không được xốp mà keo lại, dẻo như đất sét, ít khi cứng rắn. Bé khó chịu nên hay quấy khóc, không chịu bú, ngủ không ngon, hay giật mình tỉnh giấc, bụng có cảm giác hơi phình, mỗi lần bé muốn đại tiện thì la khóc, oằn mình, không chịu nằm yên.

Thiếu nước là nguyên nhân chính gây táo bón ở trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn. Và mất nước, đặc biệt là trong thời tiết nóng, có thể là một yếu tố góp phần quan trọng gây ra táo bón.

Nguyên nhân táo bón có thể do mẹ cho trẻ bú chưa đủ nên phân tạo thành ít hoặc mẹ ăn nhiều đồ cay nóng như mật ong, nghệ, gia vị… qua đường sữa cho trẻ bú có thể làm trẻ bị nóng. Ngoài ra mẹ bị táo bón sau sinh thì con cũng có thể bị táo hay mẹ không đủ sữa, trẻ phải uống thêm sữa ngoài thì cũng dễ bị táo bón.

Trẻ bú sữa mẹ thiếu nước được khắc phục đơn giản chỉ là cho bú nhiều hơn cả về số lần và số lượng mỗi lần
bú, không giống như bé dùng sữa hộp là bé không chịu bú hết bình sữa mặc dù sữa trong bình vẫn còn.
Thành phần của sữa mẹ cũng sẽ thay đổi khi bé lớn hơn, những nó cũng cung cấp đầy đủ các nhu cầu của cơ thể bé ở các giai đoạn đó.

Trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi:

Giống như trẻ 1 – 3 tháng tuổi, tuy nhiên độ tuổi này trẻ thường uống nhiều sữa ngoài hơn, có thể kết hợp ăn thêm bột dinh dưỡng. Táo bón ở lứa tuổi này ngoài đại tiện giảm có thể xuất hiện tình trạng phân nhỏ và hơi cứng, cá biệt một số trẻ có tình trạng phân to như phân trẻ lớn và đầu phân hơi cứng lại. Khi trẻ đại tiện phải rặn nhiều, mặt đỏ bừng rất khó chịu.

Ngoài những nguyên nhân gây táo bón như trẻ 1 – 3 tháng tuổi thì độ tuổi này nhiều trẻ đi tiêm phòng có thể bị sốt dẫn đến mất nước, hay những trường hợp bị ho, bị cảm phải uống kháng sinh và các thuốc ho nên có thể gây táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa khác như tiêu chảy.

Trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi:

Đây là độ tuổi thường bắt gặp tình trạng táo bón nhất ở trẻ sơ sinh do bé bắt đầu ăn dặm. Tương tự như trẻ
dưới 6 tháng nhưng mức độ biểu hiện táo bón rõ rệt hơn, đầu phân cứng hoặc tròn nhỏ như phân dê, đại tiện khó, trẻ rặn nhiều có thể đau rát hoặc bị chảy máu do tổn thương vùng niêm mạc hậu môn. Nhiều trường hợp bụng căng đầy, nắn bụng trẻ thấy cứng rắn như có phân bên trong.

Về nguyên nhân gây táo bón giống như trẻ dưới 6 tháng, thì có thêm vấn đề mất nước ở những trẻ ham hoạt động, thích lật mình hoặc muốn tập đi, tập bò. Đặc biệt chế độ ăn rặm của trẻ thiếu chất xơ từ rau củ quả tươi là một nguyên nhân điển hình gây nên tình trạng táo bón. Theo nhiều chuyên gia ở những trẻ có chế độ ăn dặm được bổ sung nhiều loại rau, đa dạng trong cách chế biến như nấu với cháo, xay với bột, nước ép hay làm sinh tố sẽ ít bị táo bón hơn những trẻ khác.

Số lần đại tiện ở trẻ sơ sinh

Số lần đại tiện ở trẻ sơ sinh (từ 1 đến 4 tháng tuổi).

Số lần đại tiện ở bé sơ sinh ở độ tuổi này có thay đổi trong một khoảng rất lớn được coi là “bình thường” từ
một ngày đi vài lần đến một tuần đi một lần.

Một bé sơ sinh ở độ tuổi này chỉ nên can thiệp bằng phương pháp thụt, hoặc dùng thuốc khi khoảng thời gian giữa hai lần đại tiện quá dài hoặc bé đau khóc khi phân đi qua hậu môn. Em bé được bú sữa mẹ sẽ đi đại tiên thường xuyên trong độ tuổi này. Phân của bé thường là màu vàng.

Số lần đại tiện ở trẻ sơ sinh (từ 4 đến 12 tháng tuổi)

Đây là giai đoạn có bé đã bắt đầu quá trình chuyển đổi thực phẩm tức là ăn các thức ăn khác ngoài sữa ( ăn dặm). Số lần đại tiện của bé cũng như đặc điểm của phân phụ thuộc vào thức ăn mà bé được ăn. Phân của bé sẽ bắt đầu giống như phân bình thường đó là tính đồng nhất và có mùi đặc trưng.

Khi bé bắt đầu ăn dăm, số lần đi đại tiện của bé cũng sẽ thay đổi. Bé của bạn sẽ có số lần đại tiện nhiều lần
trong ngày hoặc là không thường xuyên khoảng 2 – 3 ngày một lần. Tại thời điểm này, một số bé có thể bị táo bón nhẹ. Điều này là do đường tiêu hóa của bé đang làm quen với các thành phần dinh dưỡng mới và có thể cần tăng cường một lượng chất lỏng nhiều hơn để thích hợp với một số loại thực phẩm mới, chẳng hạn như các loại rau củ quả như cà rốt.

Khi một bé ăn các loại thực phẩm đặc hơn, táo bón có thể sảy ra bởi tình trạng thiếu nước.

Tác hại do táo bón đối với trẻ sơ sinh

Bác sĩ Hoàng Lê Phúc, Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) cho biết, nhiều bé bị táo bón vì nín nhịn, không chịu đi, chỉ vì một số lý do có khi khá bất ngờ:

– Bé trì hoãn đi tiêu nếu nơi đó khiến bé không cảm thấy thoải mái hoặc có khi vì bé “bận” và bỏ qua nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh.

– Khi đi tiêu, bé có thể bị đau do rách hậu môn khiến bé quyết định nín luôn để tránh bị đau hơn.

 – Trước tiên táo bón làm cho trẻ cảm thấy khó chịu, bụng đầy chướng, bé chưa tự nói được với mẹ nên thường biểu hiện bằng quấy khóc, ngủ không ngon hay bị tỉnh giấc, ăn uống kém, không chịu ăn chịu bú dẫn đến chậm phát triển và kém hoàn thiện về thể chất. Ngoài ra khi phân không được đào thải ra ngoài, các chất độc trong phân có thể xâm nhập trở lại qua đường tiêu hóa và gây hại cho trẻ.

 – Đối với những trẻ ăn dặm và dùng sữa ngoài thì lượng phân tạo thành nhiều hơn, khi bị táo bón, trẻ giảm đại tiện làm phân tích tụ trong đại tràng có thể gây phình đại tràng. Phân cứng, trẻ đại tiện phải rặn nhiều có thể gây tổn thương vùng hậu môn chảy máu, nếu kéo dài có thể gây bệnh trĩ.

Nếu cha mẹ bỏ quên thì bé sẽ dễ dàng bị rơi vào vòng luẩn quẩn của táo bón như sau:

 – Bé bắt đầu bị táo bón, mỗi lần đi đại tiện gây ra đau đớn vì phân quá cứng được tích tụ trong ruột lâu ngày. Hậu môn mỗi lần đại tiện phải dãn căng xuất hiện các vết nứt kẽ, có thể chảy máu và gây đau nhiều hơn.

– Để tránh các cơn đau, trong tiềm thức bé có thể bắt đầu việc không muốn đi ngoài làm cho phân ở lại lâu hơn trong ruột già. Kết quả là, cơ thể của bé sẽ hấp thụ nước lại từ phân và làm cho phân thêm rắn chắc. Điều này có thể làm cho táo bón của bé thêm nặng hơn.

– Một số bé bị táo bón hay quấy khóc do đau bụng (co thắt ở ruột), bởi vì một số lượng lớn phân trong ruột làm cho ruột giãn ra. Trong một số trường hợp, bé có thể bỏ ăn và thậm chí có thể nôn trớ một chút.

Cứ thế tác hại của vòng luẩn quẩn này ngày càng lớn và cuối cùng khối phân đóng cứng trong trực tràng lớn dần lên, bé không thể giữ được nữa nên làm són phân ra quần (trong dân gian gọi là ị đùn). Điều này khiến bé thực sự xấu hổ và sẽ thu mình lại, không tham gia các hoạt động trong lớp như các bạn cùng lứa.

Theo bác sĩ Phúc, nhiều bé bị táo bón đã hình thành “thói quen” bất thường là nín nhịn khi cảm thấy muốn đi tiêu. Khi đó các bé sẽ có những điệu bộ rất kỳ quặc:

– Các bé nhỏ có thể uốn cong lưng, khép chặt mông và khóc.

– Những bé mới biết đi thì lắc lư tới lui trong khi gồng cứng chân và mông, uốn cong lưng, nhón gót, vặn vẹo, bồn chồn, hoặc có thể ngồi chồm hổm, hoặc có tư thế bất thường.

– Các bé lớn có thể trốn ở một góc kín hoặc một nơi nào khác trong khi thực hiện điệu bộ này.

Tuy những động tác này trông giống như đứa trẻ đang cố gắng để đi tiêu, nhưng thật ra bé cố để không đi. Vì thế, các bậc cha mẹ cần lưu ý phát hiện sớm hành vi nín nhịn này để có thể phòng ngừa hoặc điều trị sớm táo bón cho bé.

be-bi-tao-bon-thut-dit-la-phuong-pha-cuoi-cung

Giải pháp chữa táo bón cho trẻ sơ sinh 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 tháng tuổi

Khi xác định trẻ sơ sinh bị táo bón, cha mẹ không nên lo lắng mà cần bình tĩnh để có những biện pháp phù hợp, không nên vội vàng đã thụt tháo cho trẻ vì nếu quá lạm dụng sẽ làm trẻ quen và không tự đi, thậm trí có thể gây tổn thương hậu môn của trẻ nếu thụt không khéo. Đồng thời không nên vội vàng cho trẻ uống thuốc xổ, thuốc nhuận tràng vì có nhiều loại không được dùng cho trẻ sơ sinh vì có nhiều tác dụng phụ gây hại cho trẻ.

Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn:

1. Điều chỉnh từ mẹ

Nếu mẹ gặp tính trạng táo bón cần điều chỉnh bằng tăng cường uống nước, ăn nhiều rau xanh và các thứ có tác dụng nhuận tràng như khoai lang, mùng tơi, mang tây… hoặc uống chất xơ hòa tan Natufib dạng đóng túi, loại chuyên dụng giải quyết tình trạng táo bón cho phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ nhỏ. Mẹ cũng cần hạn chế tối đa các thực phẩm cay nóng, tăng cường cho bé bú giúp lượng phân tạo thành lớn hơn, bé sẽ đại tiện dễ dàng hơn.

2. “Xi” cho bé đại tiện

Mẹ đừng lo trẻ không biết gì, nên xi cho trẻ vào buổi sáng sau khi trẻ ăn xong một lúc. Việc mẹ xi sẽ giúp bé dần hình thành phản xạ muốn đi đại tiện và đúng giờ đấy mẹ xi bé sẽ có thể đại tiện được.

3. Xoa bụng cho bé

  • Cách xoa đúng: Bạn hãy đặt 3 ngòn tay(hoặc cả bàn tay) lên bụng của bé. Xoa theo chiều kim đồng hồ quanh rốn, xoa chậm và hơi ấn xuống, ấn vừa phải không quá mạnh vì sẽ làm bé đau và cũng không quá nhẹ vì sẽ không hiệu quả.
  • Tập trung xoa nhiều hơn vào phần cách rốn khoảng 5 cm đặc biệt là ở phía sườn bên tráicủa bé vì đó là chỗ của đại trạng. Mục đích của việc xoa bụng này là để kích thích phần đại tràng( ruột già) co bóp để đẩy phân xuống phía dưới gần hậu môn để gây ra sự thúc giục đi ngoài cho bé.
  • Bạn nên xoa vào lúc bé đang đói sẽ hiệu quả hơn, không xoa lúc bé no bụng vì sẽ không tốt.
  • Thông thường nếu phân trong bụng bé không quá đặc quánh thì bé sẽ đi ngoài được sau khi bạn xoa bụng 5 – 10 phút và xi…

4. Di chuyển chân cho bé

Cho bé nằm ngửa, cầm hai chân của bé và di chuyển lên xuống như động tác đạp xe. Giống như xoa bụng cần thực hiện 10 – 15 phút sau khi bé ăn khoảng 30 phút.

5. Cho bé tắm ấm

Có thể để bé thư giãn trong bồnchậu một chút để phân di chuyển dễ dàng hơn, đồng thời bạn cũng xoa bóp nhẹ vùng bụng cho bé. Khi tắm xong cần lau khô ngay tránh bị lạnh cho bé, có thể xoa một chút kem hoặc dầu jelly (Vaseline) xung quanh bên ngoài của hậu môn bé.

Trẻ ăn dặm và uống sữa ngoài:

Ngoài những biện pháp điều chỉnh giống trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn như xoa bụng, chuyển chân, tắm ấm, hay tập đại tiện đúng giờ thì để chữa táo bón cho trẻ hiệu quả hơn cần chú ý thêm một số biện pháp sau.

1. Xem lại hộp sữa trẻ đang sử dụng

Bạn có thể thay thế loại sữa khác có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và phù hợp với trẻ hơn. Nếu sữa có
thêm thành phần chất xơ Fructooligosaccharide (FOS) sẽ là tốt giúp trẻ hạn chế táo bón. Ngoài ra cần pha sữa đúng như quy định của nhà sản xuất ghi trên vỏ hộp chưa, không được pha đặc hơn hay loãng ra.

2. Cho trẻ uống thêm nước
Cần cung cấp đủ nước cho trẻ, nhất là với trẻ vận động nhiều hoặc do thời tiết khô hạn, nóng bức làm trẻ mất nhiều nước do toát mồ hôi. Việc cung cấp đủ nước giúp phân mềm và ít bị táo bón hơn.

3. Bổ sung thêm chất xơ

Chất xơ có nhiều trong các loại rau củ quả như khoai lang, mồng tơi, rau diếp xoăn, măng tây, quả lê, mận… Cần thay đổi đa dạng các loại rau trong bữa ăn hàng ngày để trẻ không thấy chán hoặc nên xay toàn bộ quả, hay làm sinh tố để trẻ có thêm lượng nước cần thiết.

Ngoài ra còn một số bài thuốc dân gian giúp trị táo bón cho trẻ em sơ sinh 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 tháng tuổi rất hiệu quả mà bạn có thể tham khảo sau đây:

Mật ong bôi hậu môn trị táo bón

mật ong trị bệnh táo bón

Độ tuổi áp dụng: Trẻ sơ sinh từ 1 tháng

Nhắc đến trị táo bón ở trẻ nhỏ, không thể không nhắc tới phương thuốc công hiệu số 1: Mật ong. Mật ong có tính nóng, khi bôi hậu môn bé sẽ giúp kích thích co thắt các vòng cơ hậu môn, giúp bé đẩy phân dễ dàng. Mẹ có thể lấy một ít mật ong rừng, bôi vao đầu que bông mềm hoặc cọng hành nhỏ rửa sạch rồi ngoáy hậu môn bé sâu khoảng 1cm và cả phía bên ngoài. Chỉ sau 5-10 phút, trẻ sẽ đi tiêu dễ dàng.

Trị táo bón bằng rau mồng tơi ngoáy hậu môn

Độ tuổi áp dụng: Trẻ sơ sinh từ 1 tháng

Một trong những mẹo dân gian trị táo bón cho trẻ rất lành, lại hiệu quả, đó chính là lấy cọng rau mồng tơi ngoáy hậu môn cho bé. Mẹ có thể ra chợ, chọn mua những cọng rau mồng tơi tươi, xanh và có cuống cứng. Độ to cọng mồng tơi phù hợp với tháng tuổi của bé. Lấy một cọng mồng tơi rửa sạch, tước vỏ ngoài của cuống rồi lấy cuống đó ngoáy hậu môn trẻ 3-4 cái. Chỉ sau 5-10 phút, trẻ sẽ đi tiêu dễ dàng.

Nước bồ kết giúp trị táo bón hiệu quả

Độ tuổi áp dụng: Trẻ sơ sinh từ 1 tháng

Nếu nhà có bồ kết, mẹ có thể thử áp dụng cách sau: lấy 3 quả bồ kết (loại chị em thường gội đầu) nướng lên rồi cho khoảng 500ml nước vào đun sôi, để nguội, sau đó, lấy 1 cái xilanh để bơm vào hậu môn của bé. Nước bồ kết cũng rất hiệu quả trong việc giúp trẻ đi tiêu

trẻ bị táo bón dài ngày 4

TỔNG HỢP CÁC THẮC MẮC VÀ GIẢI ĐÁP CỦA BÁC SĨ CHỮA BỆNH TÁO BÓN Ở TRẺ SƠ SINH

Trẻ táo bón, khó ngủ

Hỏi: Con em 26 tháng tuổi, gần một năm nay nóng nảy, hay cáu gắt và quấy khóc, ra nhiều mồ hôi trộm, táo bón, nhiều lần đi đại tiện ra máu. Em đã thay đổi chế độ ăn, bổ sung thêm rau, trái cây, bột sắn dây… nhưng chỉ được mấy ngày đầu là phân bình thường, xong cháu lại đi ngoài phân khô, rắn và to ở phần đầu. Em cho bé uống men tiêu hóa, siro ăn ngon nhưng chỉ một hai ngày đầu là bé đi ngoài được dễ dàng. Em đang rất lo lắng, không biết làm sao để con hết táo bón và ngủ ngon, không bị ra mồ hôi trộm. (Thanh)
Trả lời

Chào bạn,

Các thông tin bạn đưa ra không đầy đủ để có thể chẩn đoán tình trạng cụ thể của  bé nhưng dựa vào các biểu hiện như bé hay ra mồ hôi trộm, khó ngủ, quấy khóc… tôi cho rằng có khả năng con bạn bị còi xương và táo bón. Trong trường hợp này, bạn cần lưu ý:

Về chăm sóc: Khi nào có nắng ấm, bạn nên cho bé tắm nắng 15-20 phút mỗi ngày vào buổi sáng hoặc chiều muộn.

Chế độ ăn cần đầy đủ và cân đối theo lứa tuổi, lưu ý: mỗi ngày cho bé 500 ml sữa bao gồm sữa công thức, phomai, sữa chua để bổ sung thêm canxi. Sữa chua còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, có thể cho bé sử dụng sữa chua có bổ sung lợi khuẩn. Thức ăn cần bổ sung thêm tôm, cua, cá là những thực phẩm có nhiều canxi. Tăng ăn rau xanh lá như mồng tơi, rau đay, súp lơ xanh, cải xanh… để tăng thêm chất xơ trong khẩu phần. Bổ sung cho bé hoa quả tươi như chuối tiêu, cam quýt, đu đủ, dưa hấu, thanh long… Bạn nên chú ý cho bé ăn thêm canh. Ngoài bữa ăn, cần để ý cho uống đủ nước.

Hằng ngày, bạn xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ vào lúc đói 2-3 lần, mỗi lần khoảng 5 phút. Tập cho bé đi ngoài vào giờ nhất định, nên cho bé đi ngoài sau khi ăn khoảng một tiếng vì lúc này nhu động ruột đang tăng.

Bé cần được bổ sung thêm canxi, vitamin D, kẽm, men vi sinh… theo chỉ định của bác sĩ khi khám trực tiếp.

Chúc bạn thành công.

Thạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi
Phòng khám dinh dưỡng, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội

 

Trẻ đại tiện ra máu có thành bệnh trĩ?

Hỏi: Con trai tôi 3 tuổi rưỡi, đại tiện hay ra một chút máu. Tôi đã điều chỉnh chế độ ăn uống, cho cháu ăn nhiều rau. Tôi vẫn lo lắng ,tình trạng đại tiện ra máu như con tôi có phát triển thành bệnh trĩ hay không. Bệnh trĩ có di truyền hay không, vì từ đời ông nội đến bố tôi và tôi đều bị trĩ. (Hải Nam)
Trả lời

Chào bạn,

Nếu để tình trạng con đại tiện ra máu kéo dài như vậy là rất nguy hiểm vì có thể gây ra tình trạng thiếu máu ở trẻ. Gia đình đã chú ý cho trẻ ăn nhiều rau là rất tốt. Ngoài ra, bạn nên cho trẻ ăn thêm các loại hoa quả như bưởi, cam… và đặc biệt là một số loại rau có tính mát như diếp cá, rau má, mướp đắng…

Nếu tình trạng trên không cải thiện thì bạn nên cho con đi khám để xác định xem trẻ có bất thường gì tại hậu môn không (chẳng hạn như polip, nứt kẽ hậu môn…).

Trĩ không phải là một bệnh di truyền. Có thể, do các thành viên trong một gia đình thường có sinh hoạt và chế độ ăn uống giống nhau nên sẽ sinh tình trạng táo bón – là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ.

Bác Vũ Thị Thúy Lan
Phòng khám Cây Thông Xanh, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng

Có nên thụt mật ong liên tục cho bé sơ sinh

Hỏi: Bé nhà tôi được 2 tháng 18 ngày, vừa bú mẹ vừa ăn sữa công thức. Tháng đầu, bé đi ngoài dễ dàng và đều đặn nhưng hơn một tháng nay, mỗi lần đi là khóc thét rất dữ dội. Tôi được hàng xóm mách là lấy mật ong thụt vào hậu môn cho bé, thử làm thì thấy bé dễ đại tiện hơn. Kể từ đó đến nay, mỗi lần thấy con muốn đi ngoài là tôi lại dùng mật ong để thụt hậu môn cho con, thậm chí một ngày thụt 2-3 lần. Xin hỏi bác sĩ: Bé nhà tôi có bị táo bón không, cách điều trị thế nào? Việc tôi thụt mật ong cho cháu nhiều như vậy có ảnh hưởng gì? Tôi thật sự rất lo lắng, xin bác sĩ cho lời khuyên. (Phương Trinh)

Trả lời

Chào bạn,

Bạn không nói rõ mấy ngày bé đi ngoài một lần, phân có rắn hoặc thành hình như viên bi không nhưng theo bạn tả, mỗi lần bé đi ngoài trong tình trạng khó thét, khó khăn như vậy thì bé bị táo bón thật rồi. Bình thường nếu bé bú mẹ hoàn toàn thì ít bị táo bón, mỗi ngày đi ngoài khoảng 3-5 lần phân sệt hoặc hoa cà hoa cải. Khi bạn cho ăn thêm sữa ngoài, có thể sữa không hợp với bé nên dẫn đến bé bị táo bón. Bạn thử đổi sữa khác xem thế nào.

Trước mắt, vì bé mới có hai tháng, bạn cố gắng ăn uống đa dạng thực phẩm, ngủ đủ giấc để có nhiều sữa cho con bú, bé bú càng nhiều thì kích thích sữa về nhiều hơn, chỉ cho bé uống sữa công thức sau khi cho con bú kiệt cả hai bầu sữa mẹ mà bé vẫn chưa no. Sữa mẹ dễ tiêu hóa và hấp thu thì bé đỡ bị táo bón hơn. Có thể bổ sung thêm men vi sinh và chất xơ hòa tan cho bé nhưng cần theo chỉ định của bác sĩ.

Hàng ngày, bạn có thể xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ vào lúc đói, mỗi lần 5 phút. Luyện cho bé đi ngoài hàng ngày đều đặn.

Khẩu phần ăn của mẹ tăng cường ăn nhiều rau xanh (rau lang, mồng tơi, rau đay… và hoa quả tươi (cam, bưởi, chuối tiêu, đu đủ)… Mẹ uống một ngày 2,5-3 lít dung dịch bao gồm sữa, nước quả hoặc hoa quả tươi, nước canh, nước lọc, bổ sung mỗi ngày một đến hai hộp sữa chua sau ăn ít nhất 30 phút.

Bạn không nên lạm dụng thụt cho bé quá nhiều như vậy. Khi bé bị thụt nhiều lần, lâu dần sẽ làm suy yếu cơ thắt vòng hậu môn, về sau bé dễ bị mắc bệnh ị đùn (đi ngoài không tự chủ). Nếu bạn làm mọi cách mà không đỡ thì cần cho bé đi khám nhi để xác định bé có bị mắc bệnh lý về đại tràng không.

Chúc bé sớm khắc phục được tình trạng táo bón và luôn phát triển tốt.

Thạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi
Phòng khám dinh dưỡng, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội

Bé đi ngoài chảy máu

Hỏi: Con tôi 3 tuổi, nặng 16 kg, đi cầu dù phân mềm hay cứng đều bị chảy máu hậu môn. Xin hỏi phải điều trị thế nào? (Nguyễn Thảo)

Trả lời:

Bé nhà bạn 3 tuổi nặng 16 kg là có tình trạng thừa cân rồi. Tình trạng trẻ đi ngoài ra máu có rất nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất là nứt kẽ hậu môn. Nguyên nhân của bệnh này thường do bé mải chơi không chịu đi ngoài hoặc bị táo bón, do đó khi bé đi ngoài phân thường to và cứng gây rách hậu môn làm chảy máu.

Trong trường hợp này, cách xử trí là cho bé ăn chế độ ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, tập cho đi ngoài vào một giờ nhất định trong ngày.

Nguyên nhân thứ hai hay gặp khiến trẻ chảy máu hậu môn mỗi lần đi ngoài là polyp đại tràng. Khi đó, trẻ thỉnh thoảng lại đại tiện phân có máu gây thiếu máu mạn tính. Muốn chẩn đoán chính xác bệnh này, bạn cần phải cho bé soi đại tràng. Nếu có polyp có thể cắt polyp bằng nội soi.

Với những thông tin bạn đưa ra, tôi khuyên bạn nên đưa con tới bệnh viện chuyên khoa nhi để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Bác sĩ nhi khoa Nguyễn Đức Thường

Bé ăn nhiều rau vẫn táo bón

Hỏi: Con trai tôi hơn 12 tháng tuổi, nặng 11 kg, cao 76 cm. Cháu đi vệ sinh bình thường nhưng một tuần nay ngày nào cũng bị táo bón.

Mỗi lần cháu đi vệ sinh rất khó, ngày 2-3 lần như vậy. Chế độ ăn của cháu ngày 3 bữa cháo đầy đủ thịt cá tôm cua cộng rau xanh, khoai lang, bí đỏ, cà rốt… cùng với dầu ăn. Ngoài ra tôi vẫn cho cháu ăn sữa chua và hoa quả. Cháu có đặc điểm là lười không chịu uống nước và đến giờ vẫn bú mẹ hoàn toàn, không chịu uống sữa công thức. Mong bác sĩ tư vấn giúp (Thủy).

Trả lời 

Chào bạn,

Bé nhà bạn có cân nặng và chiều cao đều ở giới hạn bình thường. Chế độ ăn của bé như vậy là đa dạng thực phẩm, chế biến thay đổi rất tốt.

Bạn có thể lưu ý một số vấn đề sau:

– Nếu mẹ vẫn còn đủ sữa thì vẫn tiếp tục cho con bú mẹ. Lứa tuổi này một ngày bé cần khoảng 500 ml sữa. Trường hợp nếu mẹ không đủ sữa cho bú, có thể tập cho bé ăn thêm sữa công thức theo lứa tuổi. Không nên chọn loại sữa cao năng lượng vì bé sẽ càng bị táo bón hơn. Uống sữa là việc khó khăn nhưng bạn kiên trì tập cho bé uống từ ít đến nhiều, tăng dần 10 ml một bữa để bé có thời gian thích nghi. Có thể tận dụng cảm giác khát để dỗ bé uống. Ngoài ra, cho bé ăn thêm mỗi ngày một hộp sữa chua sau bữa ăn ít nhất là 30 phút, không nên ăn sữa chua vào lúc đói.

– Thức ăn cho mỗi bát cháo gồm 30-35 g thịt hoặc cá, tôm… không cho quá nhiều vì bé không tiêu hóa được hết, dễ bị táo bón. Rau thì nên chọn các loại rau lá tốt hơn rau củ vì vừa có nhiều vitamin và khoáng chất, lại có nhiều chất xơ có tác dụng nhuận tràng như mồng tơi, rau đay, rau lang, súp lơ xanh, rau cải, rau muống… Hoa quả nên chọn các loại như chuối chín, đu đủ, dưa hấu, cam, quít, bơ…

– Quan tâm số lượng nước uống cho bé dưới các dạng: nước hoa quả tươi, nước lọc, nước rau…

– Hàng ngày xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ lúc đói ngày 2-3 lần. Tập cho bé có thói quen đi vệ sinh theo giờ nhất định, nên tập cho bé sau khi ăn khoảng một tiếng, nhu động ruột tăng sẽ thuận lợi hơn. Cho bé uống thêm men vi sinh có tác dụng điều hòa hệ vi sinh đường ruột sẽ giúp bé đỡ bị táo bón.

Nếu đã thực hiện tất cả cách trên trong một khoảng thời gian mà tình trạng táo bón của con không cải thiện, bạn nên cho bé đi khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác và hướng dẫn cách khắc phục.

Chúc bé luôn khỏe mạnh, phát triển tốt.

Thạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi
Phòng khám dinh dưỡng, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội

3 Comments
  1. Chào ! tôi xin hỏi con tôi hiện nay gần 10thang tuổi nhưng đã gần 2 tháng nay cháu bị khó chịu trong người,biếng ăn hay ra mồ hôi và rên rỉ ,đêm ngũ ko đc ngon giấc…và bị táo bón…
    Mặc dù tôi đã bổ sung các chất rau củ quả vào trong cháo nhưng cháu vẫn bị bón
    Từ 2 tháng tuổi đến giờ con tôi bú sữa ngoài nhiều hơn vì tôi ít sữa…ko biết là có phải do uống sữa ngoài nên có tình trạng như trên ko…bé đang uống sữa ENFAMI A+
    Nhờ bác sỹ,chuyên gia tư vấn giúp
    Xin cảm ơn !

  2. Con tôi 1 tháng rưỡi , cháu đi phân vàng sền sệt, khi thì hoa cà hoa cải nhưng cháu rặn ị rất khó khăn . Ngày đi một hoặc hai lần . Tôi toàn phải lấy ngọn mùng tơi giúp cháu vì thấy cháu rặn ko được thì khóc . Tôi thì bị táo bón sau sinh , nhưng giờ đã khỏi , rau , củ quả tôi ăn nhiều … Cho hỏi cháu nhà tôi có phải bị táo bón ko . Và can thiệp bằng ngọn mùng tơi lâu dài có vấm đề gì ko ạ. Từ hồi tôi bị táo bón và cháu rặn khó theo là đã gần 1 tháng rồi ạ . Nhưng tối mới dùng ngọn mùng tơi được 10 ngày . Tôi sợ con tôi sẽ ko còn có phảm xạ rặn nữa . Rất lo lắng, mong các bạn giải đáp giúp

    • Con e đc 3 tháng tuổi và bú mẹ hoàn toàn dạo gần đây rất khó đại tiện ban đầu thì cách 1 ngày bé đi sau cách 2 ngày và đến bh cách 3.4 ngày bé mới đi 1 lần e có dùng mật ong ngoáy hậu môn nhưng bé vẫn k đại tiện bụng k bị chướng , phân đi hơi bị dính như keo và có những chấm trắng nhỏ li ti . Vậy cho e hỏi là có biện pháp nào can thiệp cho bé đi dễ dàng và tiêu hoá thường xuyên k ạ . E cám ơn .

Leave a Reply