Các bài thuốc lợi sữa cho mẹ vừa đơn giản lại hiệu quả cao

Nuôi con bằng sữa mẹ là điều tự nhiên như ăn cơm, uống nước, thở khí trời. Từ kinh nghiệm giúp nhiều mẹ có sữa thì kết luận không có mẹ nào là không có đủ sữa cho con. Vấn đề là làm thế nào để khơi được nguồn sữa đó. Chỉ cần các mẹ quyết tâm, và dành thời gian học hỏi các kiến thức về sữa mẹ, chắc chắn các em bé sẽ được nuôi dưỡng bằng nguồn sữa mẹ ngọt ngào. Lưu ý rằng, mẹ nhiều hay ít sữa không phụ thuộc sinh thường hay sinh mổ, ngực nhỏ hay ngực to đâu mẹ.

Các bài thuốc lợi sữa cho mẹ ít sữa

1. Mẹ ít sữa nên ăn đậu phụ, chân lợn

Nguyên liệu:

  • 200g đậu phụ
  • 1 cái chân lợn

Cách làm:

  • Chân lợn chặt thành miếng, cho nước vừa đủ, ninh nhừ
  • Sau đó cho đậu phụ vào đun sôi, cuối cùng cho hành, ít dầu ăn, gia vị đun vài phút là được.
  • Cho sản phụ ăn khi nóng, ăn hết 1 lần trong ngày.
  • Tác dụng tăng cường khí huyết, tăng thêm sữa.

2. Chữa ít sữa bằng đu đủ, gừng, giấm

Nguyên liệu:

  • 500g đu đủ
  • 30g gừng
  • 500ml giấm

Cách làm:

  • Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi đất hầm kỹ, chia ra ăn hết trong ngày.
  • Tác dụng tăng cường khí huyết, bổ máu, tăng thêm sữa

3. Mẹ thiếu sữa sau khi sinh nên ăn thịt lợn nạc nấu cải cúc

Sau khi đẻ thiếu sữa do khí huyết hư biểu hiện : sau khi đẻ sữa không ra, mặt nhợt nhạt, thở hụt hơi, mệt mỏi, bầu vú mềm, không sưng, không đau, viêm lưỡi, bựa lưỡi mỏng, mạch yếu.

Nguyên liệu:

  • 50g cải cúc
  • 200g thịt lợn nạc

Cách làm:

  • Cho nguyên liệu vào ninh nhừ, cho vào một ít muối ăn, ăn vào bữa cơm.
  • Tác dụng thông sữa.

4. Phương pháp chữa thiếu sữa ở mẹ từ chân dê

Nguyên liệu:

  • Chân dê.
  • Gạo nếp.
  • 10gr thông thảo.
  • 20gr hạt sen.
  • 15 – 20gr ý dĩ.

Cách làm:

  • Chân dê lấy từ móng lên khoảng 10 – 15cm đốt sạch lông, đập bỏ móng rồi đem hầm với gạo nếp rồi bỏ hạt sen, thông thảo, ý dĩ vào.
  • Hầm đến khi nhừ thì rồi cho sản phụ dùng.

5. Bài thuốc lợi sữa từ đậu đỏ

Bài thuốc này rất đơn giản. Chỉ cần dùng 1kg đậu đỏ nấu nước uống trong ngày, sản phụ uống liên tục trong 3 ngày sẽ giúp lợi sữa cho bé.

6. Món ăn lợi sữa cho mẹ từ hạt rau diếp cá

Nguyên liệu:

  • 15gr hạt rau diếp cá.
  • Gạo nếp.
  • Gạo tẻ.
  • 10gr cam thảo.

Cách làm:

Dùng hạt rau diếp cá, cùng gạo nếp, gạo tẻ và cam thảo nấu cháo loãng cho sản phụ ăn trong 5 ngày là có kết quả.

7. Chữa chứng thiếu sữa ở mẹ từ vừng đen

Nguyên liệu:

  • 30gr vừng đen.
  • 50 gr gạo tẻ.

Cách làm:

  • Vừng đen giã nhỏ cùng với gạo tẻ đem nấu cháo rồi cho sản phụ dùng.
  • Bài thuốc giúp lợi sữa cho bé lại vừa nhuận tràng, thích hợp với những sản phụ sau sinh bị huyết hư, táo bón, ít sữa.

8. Chữa ít sữa cho bé từ lá khoai lang

Chỉ cần chọn lá khoai lang tươi non, rửa sạch, thái chỉ, xào với thịt heo nạc cho sản phụ dùng hoặc có thể luộc rau lang cho sản phụ ăn hàng ngày cũng được.

9. Món ăn lợi sữa hiệu quả từ búp dứa

Nếu sinh con gái, rút chín búp dứa, sinh con trai, rút bảy búp, rửa sạch, cắt bỏ phần lá xanh, chỉ lấy phần búp trắng bên dưới. Chỗ búp trắng này thái nhỏ (theo kiểu hạt lựu cũng được), đem nấu với thịt nạc, hoặc canh xương. Chỗ búp dứa nấu vừa một bát nhỏ, cho bà mẹ ăn hết cả nước và cái. Trong lá dứa ngoài có nhiều thành phần dinh dưỡng như vitaminC và B thì đây còn là cách chữa mẹo được lưu truyền trong dân gian mà không giải thích cặn kẽ được nữa…

Cham soc giac ngu tre so sinh 1

6 CÁCH GIÚP MẸ LỢI SỮA

Cách 1: UỐNG NƯỚC LÁ MÍT

Kinh nghiệm dân gian, lá mít non tươi mỗi ngày nấu nước uống; dùng cụm hoa đực (dân gian thường gọi là dái mít) sắc uống.
Lấy 2 nắm tay lá mít non tươi, vò nát cho vào nồi, thêm vào từ 1,5 – 2 lít nước nấu cho sắc xuống (còn 1-1,5 lít) uống hết trong ngày. Nên uống liên tục 1 tháng cho sữa về thật nhiều và lâu dài. Thông thường các mẹ mới sanh trong 3 tháng đầu chỉ cần uống 3- 5 ngày là đã thấy sữa về nhiều.

Cách 2: ĂN QUẢ MÍT NON

Các loại thức ăn từ mít non giúp sản phụ tiết nhiều sữa, thông sữa, đặc biệt là món mít non nấu canh. Canh mít hợp với tôm và thịt nạt băm.

Mít non nấu canh: Quả mít non 200 – 400g bỏ vỏ thái nhỏ, thịt lợn nạc xay 100g (hoặc 100 gram tôm tươi bóc vỏ), gia vị vừa đủ. Cho hành tỏi băm vào xào sơ thịt xay hoặc với tôm chừng 3 phút, sau đó cho mít non bỏ vỏ xắt miếng nhỏ vào xào thêm 3 phút, cho nước lạnh vào đủ ăn nguyên ngày. Nấu đến khi miếng mít chín mềm, cho hạt nêm và hành lá xắt nhuyễn vào cho thơm. Khi ăn nhớ ăn cả miết lẫn uống hết nước.

Mít non xào thịt: Quả mít non 200 – 400g bỏ vỏ thái nhỏ, thịt lợn nạc 100g cho thịt vào nồi xào chín tới thì cho mít đã thái nhỏ vào. Ăn nóng với cơm trong vài ngày.

Cách 3: XÔI NẾP & SỮA TƯƠI

– Ăn cơm nếp (xôi nếp) và uống sữa tươi đun nóng: Mỗi ngày ăn 1 cữ cơm nếp với ruốc (chà bông) hoặc với muối đậu, muối vừng, và uống từ 2 – 3 ly sữa tươi nóng (cho sữa vào lo vi sóng quay 2 phút, hoặc đổ sữa vào bát to và cho vào nầu cơm lúc cơm đã gần chín để hâm nóng sữa)

Cách 4: UỐNG BIA với SỮA

Mỗi ngày, uống 2 lần sữa đặc có đường (sữa ông thọ) pha với 1/2 lon bia, pha nữa lon bia với khoảng từ 3 – 4 thìa café sữa đặc (có thể pha ngọt hơn tùy theo khẩu vị). Uống trước cữ bé bú ít nhất là 1 tiếng hay sau cữ bú của con, mẹ sẽ không lo mùi bia lẫn trong mùi sữa mẹ.

Cách 5: UỐNG NƯỚC CỦA 5 LOẠI ĐẬU

Dùng 200gram cho mỗi loại đậu (đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ, đậu đen, đậu trắng), trộn lẫn và cho vào chảo to để rang sơ cho nghe dậy mùi thơm là được. Cho vào lọ đậy kín để dùng dần. Mỗi tối lấy 1 -2 nắm tay đậu đã rang cho vào bình giữ nhiệt (bình thủy), cho khoảng 1,5 lít nước sôi vào. Sáng hôm sau là có thể uống, dùng hết bình cho cả ngày, tối lại ủ bình khác. Nước của 5 loại đậu rang có mùi rất thơm, rất dễ uống.

Cách 6: HẠT RAU MÙI

• Hạt mùi 20g. Sắc đặc, uống mỗi lần 1 chén, ngày 2 lần. Muốn uống vị nhạt hơn thì lấy Hạt mùi 10g cho vào ấm cùng 200ml nước, đun sôi khoảng 15 phút, chắt lấy nước uống.
• Uống mỗi ngày trong 2 tuần.
• Hạt mùi 15g với 30 gram gạo nếp, nấu nhừ thành cháo đặc để ăn. Ăn cách ngày, trong 2 tuần.

Lưu ý cho các mẹ ít sữa:

Dù các mẹ dùng cách gì thì cũng nhớ là cứ uống nhiều nước ấm ngay trong bữa cơm thì đã giúp cho sữa tiết nhiều hơn (mẹ nào áp dụng cách uống nước lá mít hoặc uống nước 5 loại đậu, nên rót hẳn 1 ly thật to loại nước ấy để uống trước bựa ăn 1 nữa, và uống ngay sau bữa ăn).

Ngoài ra, cần ăn nhiều đạm, ưu tiên thịt ức gà, thịt bò (với bé không bị dị ứng), cá chép, cá hồi, tôm tươi ram, mỗi ngày nên uống 1 cốc nước cam, ăn thêm rau lang, rau dền luộc, đu đủ chín, …, vừa giúp mẹ tăng tiết sữa vừa giúp con không bị táo bón, giải nhiệt cho bé.

Nên áp dụng song song một lúc 2 – 3 cách sẽ nhanh đạt hiệu quả hơn (mẹ Xuka áp dụng cách 1, cách 3 và cách 5 rồi, thấy hiệu quả lắm)

Việc cho bé bú bình lẫn bú mẹ sẽ khiến mẹ nhanh mất sữa hơn, do mẹ đã giảm cử bú lại, tuyến sữa ít bị kích thích hơn. Để mẹ không bị mất sữa khi kết hợp giữa bú bình và bú mẹ (nhất là với các bé trên 6 tháng, mẹ bắt đầu tập cho bé bú bình và lúc này sữa mẹ cũng không còn nhiều như trước nữa). Mỗi ngày, từ 1-2 lần, ở cữ mà mẹ cho bé bú bình (thay vì bú mẹ) thì mẹ nên tự vắt sữa của mẹ bỏ đi, như vậy dù bé không bú nhưng mẹ vẫn còn cơ chế kích thích tiết sữa như bình thường.

Mẹ nào bỏ hẳn cữ bú ngày chỉ còn cho con bú đêm, để kg bị mất sữa và có đủ sữa ban đêm cho con bú, ban ngày mẹ cần phải áp dụng cách vắt bỏ sữa như vậy từ 1-2 lần, thì ban đêm sữa mới tiết ra nhiều, mới không bị mất sữa

tre bu sua ngay tu khi lot long

Bài thuốc đông y lợi sữa cho mẹ

Để giúp các bà mẹ cho con bú có nhiều sữa, đông y có những bài thuốc giúp tiết sữa, xuất sữa rất hiệu quả dưới hình thức món ăn, bài thuốc, theo hướng dẫn của lương y Quốc Trung.

1/ Dùng 30 gr đậu Hà Lan, một ít miến sợi. Cách làm: đậu, miến rửa sạch, cho vào nồi nấu cùng nửa lít nước, nêm nếm gia vị, dùng hết trong ngày.

2/ 2 cái móng giò heo, đậu phộng 60 gr, đậu tương 60 gr. Rửa sạch móng giò heo, cắt khúc, rồi cùng các nguyên liệu cho vào nồi hầm chín nhừ, nêm nếm gia vị, dùng ngày một lượng như thế, dùng liền 3 – 5 ngày.

3/ Hạt bí đao 15 gr bóc bỏ vỏ ngoài, chỉ lấy nhân, rồi dùng miếng vải sạch gói lại, giã nát, đem pha với nước sôi, uống lúc bụng đói. Ngày dùng 3 lần, dùng liền trong 3 ngày.

4/ Các vị thuốc: đinh lăng 20 – 30 gr, thông thảo 12 gr, cam thảo dây 6 gr, đem sắc lấy nước chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.

5/ Quả sộp 15 gr, bồ công anh 25 gr, lá mua 10 gr, rửa sạch đem nấu lấy nước, chia làm 3 lần dùng trong ngày. Dùng một  đợt 3 – 5 ngày với lượng như nói trên.

6/ 50 gr quả sung, 40 gr mít non, 20 gr đậu xanh, một chân giò heo, ít gạo nếp và gạo tẻ loại ngon. Chế biến, rửa sạch nguyên liệu rồi đem nấu cho chín mềm, nêm nếm gia vị vừa dùng.

7/ Xuyên sơn giáp (sao giòn) 10 gr, vương bất lưu hành 15 gr, thông thảo 10 gr, đương quy 10 gr, bạch truật 10 gr, mộc thông 10 gr, hoài sơn 15 gr, ý dĩ 15 gr, móng giò heo 300 gr. Cách chế biến: rửa sạch các vị thuốc trên, rồi cho vào nồi cùng 1 lít nước, nấu kỹ chắt lấy nước thuốc, sau đó cho 100 gr gạo đã vo sạch và móng giò heo (đã rửa sạch, chặt miếng) vào cùng nước thuốc để nấu thành cháo ăn. Với món này, cách một ngày dùng lượng như thế, dùng liền trong 2 tuần sẽ có nhiều sữa.

8/ 1 quả đu đủ bỏ vỏ, bỏ hạt, rửa sạch, cắt miếng, đem hầm với chân giò heo để dùng. Món này dễ làm, dễ dùng, giúp lợi sữa.

9/ 15 gr rau diếp cá, 10 gr cam thảo, một ít gạo nếp và gạo tẻ loại ngon. Rửa sạch rau diếp cá, vo sạch gạo, rồi đem các nguyên liệu nấu cháo (nấu loãng) dùng hết trong ngày.

Có thể lấy nửa ký đậu đỏ đem nấu lấy nước uống trong ngày cũng giúp lợi sữa.

Ngoài ra cần lưu ý, các bà mẹ trong thời gian cho con bú không ăn uống quá kiêng khem, không dùng nhiều chất cay, nóng, quá béo; giữ tinh thần thư thái; vệ sinh bầu vú… để giúp có nhiều sữa và nguồn sữa tốt cho bé khỏe mạnh.

Bài thuốc chữa sản phụ thiếu sữa

Để tăng sữa, có thể sử dụng một số món ăn, bài thuốc sau:

Bài 1: Sài hồ 6g, bạch thược 10g, đương quy 10g, xuyên khung 10g, thanh bì 6g, hương phụ 10g, cát cánh 6g, thông thảo 6g, vương bất lưu hành 6g, xuyên sơn giáp 6g, nước 1000ml. Tất cả các vị cho vào sắc còn 300ml, chia ra 3 lần uống trong ngày, vào lúc đói bụng.

Bài 2: Móng giò lợn 2 cái (rửa sạch, cạo hết lông), thông thảo 30g (cho vào túi vải bọc kỹ), hành hoa 3 nhánh. Tất cả cho vào nồi, đổ nước, hầm nhừ, bỏ bã thuốc, nêm gia vị. Ăn thịt, uống nước hầm; có thể dùng thường xuyên.

Nếu người khí huyết hư nhiều, mệt mỏi, có thể thêm đương quy, hoàng kỳ mỗi thứ 50g để tăng cường khí huyết.

Bài 3: Đương quy 100g, thịt dê 200g (rửa sạch, thái miếng), gừng tươi 5 lát, hành hoa 3 nhánh. Tất cả cho vào nồi hầm nhỏ lửa, tới khi thịt dê chín nhừ, thêm gia vị vừa đủ. Ăn thịt, uống nước hầm (chia nhiều bữa). Món này thích dụng với người sau đẻ mất máu nhiều, gầy còm, kém ăn, người lạnh, ít sữa. Người táo bón không nên dùng.

Bài 4: Vừng đen 30g (giã nhỏ), gạo tẻ 50g, nấu cháo. Món này vừa lợi sữa vừa nhuận tràng, thích hợp với những sản phụ sau đẻ huyết hư, táo bón, ít sữa.

Ngoài chế độ ăn uống, người mẹ cần nghỉ ngơi nhiều, tránh mọi căng thẳng thần kinh và không cáu giận, tự tạo cho mình sự thoải mái vì sự căng thẳng tinh thần ảnh hưởng rất xấu tới quá trình tạo sữa.

Lưu ý: Không kiêng khem quá mức. Cần ăn các thực phẩm vừa có tính ấm vừa lợi sữa như thịt dê, thịt gà, móng giò lợn, trứng, lạc, các loại đậu… Cần kiêng các đồ sống lạnh (như hải sản), các chất tanh (như cua, sò, ốc, hến, trai, cá mè). Hạn chế các gia vị cay nóng (như ớt, hạt tiêu, mù tạt), các chất kích thích (như chè, cà phê, thuốc lá) vì chúng gây mất ngủ, ức chế quá trình tạo sữa.

 

 

 

1 Comment
Leave a Reply