Cách làm các món ăn dành cho trẻ bị táo bón trong giai đoạn ăn dặm, trẻ từ 4 tháng đến 8 tháng

Trẻ bị táo bón là điều mà các ông bố bà mẹ vô cùng lo lắng. Biểu hiện chủ yếu của táo bón là: phân khô, có thể có hình dạng tròn giống phân dê, đi ngoài rất khó khăn, có lúc xảy ra tình trạng hậu môn bị căng rách. Táo bón là bệnh lành tính nhưng rất hay tái phát và kéo dài liên tục sẽ gây ra nhiều tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng ở trẻ. Do đó, để duy trì một hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh cho bé thì chế độ dinh dưỡng luôn là phương pháp tốt nhất cho trẻ. Các mẹ hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu thêm các món ăn dành cho trẻ bị táo bón nhé.

Chế độ ăn cải thiện bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi

Trước hết hãy điều chỉnh chế độ ăn của bé. Nếu bé được 4 tháng tuổi, bạn có thể dùng nước hoa quả của một số loại quả như mận, táo hay lê để “thông” đại tiện cho bé. Hãy cho con dùng những thức ăn nhiều chất xơ từ gạo, rau quả như quả mơ, khoai tây, lê, đào, mận, đậu ván, rau chân vịt… Tránh cho con ăn sữa bò, sữa chua, pho mát và kem khi con đang bị táo bón do một số trẻ không thể dung nạp với chất protein trong sữa bò nên bị táo bón vì sữa. Uống nhiều nước cũng là một cách hay khác để bé hết táo bón.Nếu con đang cố nhịn đi tiêu vì sợ vào nhà vệ sinh thì bạn hãy dừng tạm thời kế hoạch huấn luyện con ngồi bô hay đi tiêu trong nhà vệ sinh. Đừng quên những cử chỉ thể hiện yêu thương như hôn, khen ngợi, khích lệ khi con chịu đi vệ sinh. Bạn cũng nên tập con đi vệ sinh vào một thời điểm nhất định nào đó (như sau bữa ăn) trong ngày để tạo phản xạ cho bé.

Quả bơ: Là loại quả dẫn đầu về hàm lượng chất xơ, tốt cho bé bị “táo”. Có thể tham khảo cách chế biến quả bơ dành cho trẻ bị táo bón như sau: Dùng thìa dầm nhuyễn phần thịt bơ. Tiếp đến, cho vào cốc bơ nhuyễn một vài hạt muối, trộn đều lên cho muối tan ra rồi cho bé thưởng thức.

Quả mơ: Tuy có vị hơi chua nhưng mơ lại rất giàu chất xơ, vitamin A – C, kali và một số chất dinh dưỡng khác. Cho bé dùng một chút nước mơ ép pha loãng (không cần cho thêm đường) có tác dụng tăng cường axit dạ dày, giúp tiêu hóa thức ăn tốt. Ngoài mơ thì quả mận, lê, đào hay táo cũng rất hữu ích cho bé bị táo bón.

Dưa hấu: Được coi là một trong những loại quả an toàn cho bé bị táo bón, dưa hấu nhiều chất xơ, vitamin C và kali.
Ngoài ra, hàng ngày bạn nên cho trẻ uống uống nhiều nước, ăn thêm sữa chua và thực hiện chế độ cân bằng dinh dưỡng để giúp bé hết bị “táo”. Mỗi bữa ăn đều phải ăn rau, ăn hoa quả hàng ngày.

 

Thực đơn bột rau, hoa quả cho bé thường xuyên bị táo bón

Thời điểm bé từ 4  tháng – 8 tháng là thời điểm rất quan trọng vì giai đoạn đó là giai đoạn bé bắt đầu làm quen với ăn dặm. Tuy nhiên do dạ dày còn yếu nên việc lựa chọn thực phẩm cho bé vào giai đoạn này là rất quan trọng. Một vài gợi ý cho thực đơn ăn dặm cho bé sơ sinh, bé 5, 6, 7, 8 tháng, bé trong giai đoạn ăn dặm … như sau. Chúc các bé lên cân đều đều nhé.

1/ Bột rau củ

be-bi-tao-bon-nen-an-gi-3

Các loại rau củ như rau cải, bí đỏ, bí xanh, cà rốt, rau muống…., chọn khoảng 50 – 100g thật tươi non, rửa sạch, ngâm qua nước muối rồi thái vụn. Cho nửa bát nước to vào nồi đun sôi, bỏ rau củ vào đun lửa to, sôi khoảng 6 -7 phút rồi ngừng, đổ canh và rau vào máy xay nhuyễn rồi lọc bỏ xơ, thêm chút muối hoặc đường là có thể ăn.

Cà rốt, hoa lơ trắng

Khoai tây 100g

Cà chua 1 quả

Nước, đường trắng (hoặc muối tinh) vừa đủ.

Cách làm:

– Khoai tây rửa thật sạch, loại bỏ những chấm đen (nếu có), cho 120ml nước vào đun cho chín nhừ, rồi nghiền nhuyễn.

– Cà chua trần qua nước sôi, sau đó rửa lại bằng nước lọc, bóc vỏ, bỏ hết hạt, thái nhỏ rồi cho vào nồi đun nhỏ trong 2 phút. Xay nhuyễn.

– Cà rốt gọt vỏ, thái nhỏ, đổ nước sôi vào đun trong 10 phút. Sau đó thêm hoa lơ trắng vào đun tiếp 10 phút nữa. Vớt ra để ráo rồi xay nhuyễn, lọc qua rây, thêm chút đường hoặc muối tinh là có thể dùng được.

2/ Cà rốt – Đậu Hà Lan

Nguyên liệu:

– Cà rốt 200g

– Đậu Hà Lan 40g

– Nước, đường trắng (hoặc muối tinh) vừa đủ.

Cách làm: Đổ nước sôi vào nồi, cho cà rốt vào đun trong 15 phút. Sau đó thêm đậu Hà Lan và đun tiếp trong 5 phút. Xay nhuyễn thêm chút đường hoặc muối tinh vừa đủ rồi cho bé ăn.

3/ Xúp cà rốt, củ cải, khoai tây

be-bi-tao-bon-nen-an-gi-5

Nguyên liệu:

– Cà rốt 40g

– Củ cải trắng 40g

– Khoai tây 40g

– Nước, đường trắng (hoặc muối tinh) vừa đủ

Cách làm: Cà rốt, củ cải trắng, khoai tây rửa sạch, thái nhỏ. Cho nước vào nồi rồi cho toàn bộ rau vào đun đến khi rau nhừ. Vớt ra xay nhuyễn rồi lọc qua rây, thêm đường hoặc muối tinh vừa đủ là được.

4/ Bột chuối tiêu

be-bi-tao-bon-nen-an-gi-4

Nguyên liệu:

– Chuối tiêu chín nục 1 quả

– Đường trắng, vài giọt nước cốt chanh.

Cách làm:

– Rửa sạch chuối, bỏ vỏ

– Cắt chuối thành miếng nhỏ, xay nhuyễn, thêm đường trắng, cho mấy giọt nước chanh, trộn đều, đổ vào bát con là có thể ăn được.

5/ Bột táo đỏ

Nguyên liệu:

– Táo đỏ 100g

– Đường trắng 20g

Cách làm:

– Rửa sạch táo, cho vào nồi. thêm nước đun 15 – 20 phút cho đến khi táo chín nhừ.

– Bỏ vỏ táo, hạt táo, thêm đường trắng, khuấy đều là có thể ăn được.

6/ Bột cà rốt, táo đỏ

be-bi-tao-bon-nen-an-gi-6
Nguyên liệu:

– Cà rốt 75g

– Táo đỏ 50g

– Mật ong vừa đủ

Cách làm: Cà rốt và táo gọt vỏ, thái vụn. Đung sôi nước, cho cà rốt và táo vào nấu nhừ, thêm mật ong, đảo đều là được.

7/ Bột táo – Khoai lang

thuc-don-cho-be-an-dam-bi-tao-bon-tu-nhung-loai-rau-cu-qua-cac-ba-me-can-biet-1
Nguyên liệu:

– Khoai lang 50g

– Táo tàu 50g

– Mật ong vừa đủ

Cách làm: Khoai lang và ráo rửa sạch, gọt vỏ, thái vụn, luộc chín mềm, để nguội rồi xay nhuyễn, lọc bỏ xơ thêm một chút ít mật ong, trộn đều là được.

8/ Bột đào

bot dao cho be bi tao bon
Nguyên liệu:

– Đào chín 1 quả

– Nước, đường trắng vừa đủ

Cách làm: Chần đào trong nước sôi một phút, sau đó rửa bằng nước lọc, gọt vỏ, thái nhỏ, bỏ hạt. Xay nhuyễn lọc qua rây, thêm đường vừa ăn.

9/ Đào, táo, lê

Nguyên liệu:

– Táo đỏ, đào chín, lê mỗi loại 50g

– Nước, đường trắng vừa đủ.

Cách làm: Táo, đào, lê rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, thái nhỏ. Cho vào nồi đun sôi với 100ml nước, nhỏ lửa trong khoảng 8 phút. Thêm đào và lê vào, đun sôi thêm 3 – 4 phút nữa. Xay nhuyễn và lọc qua rây, thêm chút đường cho vừa ăn là được.

10/ Bột sữa – Bí đỏ

thuc-don-cho-be-an-dam-bi-tao-bon-tu-nhung-loai-rau-cu-qua-cac-ba-me-can-biet-2
Nguyên liệu:

– Bột gạo 10g

– Sữa bột – loại bé vẫn thường dùng 12g

– Bí đỏ 30g

– Dầu 2.5g

– Đường 10g

– Nước 200ml

Cách làm:

– Bí đỏ luộc chín, xay nhuyễn.

– Lấy chút nước lạnh khuấy với 10g bột cho tan đều, thêm bí đỏ, đường và phần nước còn lại vào, bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đều cho đến khi bột chín.

– Cho bột ra bát, thêm ½ thìa cà phê dầu trộn thật đều sau đó mới cho từ từ sữa bột béo vào.

– Bé ăn từ 1/3 đến 1 bát mỗi ngày.

11/ Bột đậu phụ – Bí xanh

Nguyên liệu:

– Bột gạo 10g

– Đậu phụ 30g

– Bí xanh 30g

– Đường 2g

– Dầu 5g

– Nước 200ml

Cách làm:

– Bí xanh nấu chín xay nhuyễn

– Đậu phụ xay nhuyễn

– Hòa 10g bột gạo với chút nước, thêm hỗn hợp trên vào phần nước còn lại, bí xanh, tàu hũ, đường, bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đến khi chín. Cho ra bát thêm vào thìa cà phê trộn đều, nêm nước mắm ngon hoặc muối iốt vừa ăn.

Bé bị táo bón kéo dài, mẹ có thể cho uống men vi sinh

Theo chuyên gia dinh dưỡng trẻ em, ngoài chế độ ăn uống, nếu bé bị táo bón kéo dài thì mẹ có thể cho con uống thêm men vi sinh trong vòng 3-4 tuần.

Hỏi: Chào bác sỹ dinh dưỡng, con gái em được gần 7 tháng, bé nặng 8.8kg. Hiện nay mỗi ngày bé bú bình khoảng 900ml sữa công thức và ăn 2 lần cháo (sáng và chiều, mỗi lần nửa chén ăn cơm).

Bé nhà em lúc gần 1 tháng không tự đi cầu, phải bơm mới đi, sau đó uống men bio-lactovine bé mới tự đi, uống khoảng 40 lọ men. Nay bé đi cầu ngày một lần, phân xanh nhiều hơn vàng, mỗi lần đi bé đều phải rặn mạnh mới đi được, phân đầu khô, thành khuôn, phân sau mềm hơn. Em muốn hỏi như vậy có phải bé bị táo bónhay không? Em phải làm sao để cho bé dễ đi cầu hơn.

Từ nhỏ bé đã khó ngủ, đến nay vẫn ngủ chưa thẳng giấc. Ban ngày bé ngủ ít, chỉ khoảng 30 phút đầu là ngủ ngon, sau đó là thức dậy, có khi em dỗ bé ngủ lại, nhưng ngủ không ngon, cứ lăn lộn vât vã, nằm không yên, đổi tư thế liên tục. Ban ngày bé ngủ 2-3 lần, tổng cộng được khoảng 3h là tối đa, có khi cả ngày chỉ ngủ được hơn 1h. Ban đêm khoảng 9h bé đi ngủ, khoảng 7h sáng bé dậy. Hiện nay bé vẫn ngủ võng ban đêm, vì bé vẫn còn hay lăn lộn vật vã quá nên chưa ngủ giường được, võng đưa liên tục suốt đêm.

Từ lúc bé được 3 tháng đến nay, mỗi ngày em đều cho bé uống 1 giọt D3, em cũng đã bổ sung canxi với liều lượng như sau: mỗi ngày uống 2.5ml, mỗi tháng uống 1 đợt – uống 10 ngày, bé đã uống được 3 đợt.

Em vẫn duy trì tắm nắng cho bé trong những ngày không lạnh lắm. Em muốn hỏi bác sỹ hiện tượng bé ngủ lăn lộn vật vã cả ngày và đêm như vậy có phải do bé thiếu canxi hay kẽm không? Em có cần phải đưa bé đi xét nghiệm máu để đo nồng dộ các chất trong máu hay không? Dinh dưỡng trong ngày cho bé như vậy là đủ chưa? Bé có thể ăn được những món gì?

Em xin cảm ơn bác sỹ. (Anh Thảo)

Trả lời của bác sĩ dinh dưỡng trẻ em:

Hiện tại cân nặng con em đang vượt chuẩn 1,5 kg, đang có nguy cơ bị thừa cân – béo phì, cho nên chế độ ăn như vậy là quá đủ, bé chỉ cần 2 bữa bột và 600 – 700ml sữa thôi.

Vì bé phát triển nhanh nên dễ bị thiếu canxi hơn các trẻ phát triển bình thường nên em chú ý trong việc bổ sung canxi cho bé.

Mặc dù em đã bổ sung vitamin D nhưng chưa đủ, bé cần 4 giọt vitamin D3/ngày, uống trong 3 tuần sau đó giảm 2 giọt/ngày, canxi cần uống 5ml/ngày trong 2 – 3 tháng. Ngoài ra cho bé uống thêm 5mg kẽm nữa. Những việc làm này sẽ giúp bé ngủ ngon hơn.

Theo em mô tả thì bé bị táo bón, em nên cho bé ăn thêm sữa chua, ăn nhiều rau quả: mồng tơi, rau khoai lang, rau dền… ăn quả chín như đu đủ, chuối tiêu, nước cam, nước bưởi ép.

Để tình trạng bé bị táo bón giảm đi, em nên chú ý cho con uống thêm khoảng 200- 300ml nước/ngày, kể cả nước quả, nếu cháu vẫn táo bón thì có thể cho uống thêm men vi sinh 2 gói/ngày trong vòng 3 – 4 tuần.

Ngoài ra em nên xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ từ phải qua trái, xung quanh rốn ngày 3 – 4 lần/ ngày, mỗi lần 10 – 15 phút để kích thích nhu đông ruột làm phân luân chuyển nhanh hơn.

Nếu ăn sữa ngoài cần chọn loại sữa phù hợp có bổ sung chất xơ và men vi sinh có lợi.

 

 

Leave a Reply