Cảnh giác khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi lâu ngày, kéo dài

Nghẹt tắc mũi là triệu chứng thường gặp ở trẻ em do rất nhiều nguyên nhân, nhất là khi trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp. Khi bị nghẹt mũi kéo dài lâu ngày, trẻ sẽ thấy khó chịu, quấy khóc,… khó thở, dẫn đến bị thiếu ôxy ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nhận biết trẻ bị nghẹt mũi

Trong trường hợp mũi bị nghẹt, tắc, trẻ thở khó khăn, thở khò khè, khó ngủ, có thể kèm chảy nước mũi; hắt hơi, ho, thở dễ hơn khi được bế đứng, nằm cao đầu, trẻ cảm thấy mất ngửi… Khi trẻ phải thở bằng miệng nên họng khô, rát. Chất nhày của mũi chảy xuống họng làm cho trẻ vướng họng hay ho và hay bị nôn trớ… Ở trẻ sơ sinh, ngạt tắc mũi làm trẻ bú khó khăn, bú không được dài hơi như trước vì khi bú trẻ không thở được bằng miệng nữa nên cứ bú một lúc lại phải dừng, há mồm thở để lấy thêm ôxy rồi bú tiếp, chính điều này làm cho trẻ dễ bị sặc,…

Phương pháp điều trị chứng nghẹt mũi kéo dài ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

– Khi thấy con có dấu hiệu bị bệnh, cần tăng cường sức đề kháng cho bé bằng cách vệ sinh phòng ở: tạo không gian thông thoáng, mát mẻ vào mùa hè và đủ ấm vào mùa đông. Trong phòng ngủ phải ít bụi bặm, không có khói thuốc, khói bếp, vật nuôi, đồ đạc ẩm mốc…

– Vệ sinh, làm thông thoáng mũi: Đây là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả và an toàn, giúp làm mềm vẩy cứng; loãng dịch nhầy đóng nghẹt trong mũi để dễ đào thải ra ngoài; thông thoáng mũi, giúp trẻ dễ thở, đào thải các mầm bệnh, cải thiện tình trạng sinh hoạt và vận động của trẻ. Biện pháp này còn giúp sát khuẩn nhẹ, an toàn cho niêm mạc mũi, làm giảm và hết nghẹt mũi. Nên vệ sinh mũi cho trẻ từ 3 – 5 lần một ngày, đặc biệt trước khi cho trẻ bú hoặc ăn.

– Nếu thấy hiện tượng chảy nước mũi, sổ mũi… thì ngay lập tức rửa mũi cho con đúng cách bằng nước muối sinh lý 4-6 lần/ngày. Kết hợp với rửa mũi là cho con uống thuốc siro ho chiết xuất thảo dược để con có hơi thở nhẹ nhàng, cảm thấy dễ chịu.

– Có thể sử dụng dung dịch nhỏ mũi là nước muối sinh lý 0,9% làm loãng dịch mũi để dễ dàng làm sạch mũi: nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào từng lỗ mũi, chờ vài phút, sau đó làm sạch mũi. Đối với trẻ lớn, hướng dẫn trẻ hỉ sạch mũi từng bên đúng cách. Dùng một ngón tay bịt một lỗ mũi, hỉ mũi bên kia và tiếp theo làm ở bên mũi còn lại. Chú ý nhắc trẻ không hỉ mũi thật mạnh cả 2 bên, động tác này làm tăng đột ngột áp lực trong tai, dễ gây rách màng nhĩ. Có thể sử dụng dụng cụ hút mũi cho trẻ, tuy nhiên cần lưu ý làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và vệ sinh thật sạch trước và sau khi sử dụng.

– Để giúp trẻ dễ chịu hơn khi bị ngạt mũi, cha mẹ nên bế trẻ ở tư thế thẳng, kê cao gối cho bé khi nằm, ngủ, vệ sinh tai mũi họng thường xuyên cho trẻ.

– Trong trường hợp bé xuất hiện một số triệu chứng tăng nặng: sốt cao hoặc sổ mũi kéo dài 2 tuần; nước mũi trở nên đặc quánh và chuyển màu xanh… thì cần đưa trẻ đi khám và uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ để đề phòng biến chứng.

Cần tránh

– Không dùng miệng để hút mũi trẻ sẽ lây lan thêm mầm bệnh cho trẻ

– Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nhỏ mũi co mạch, thuốc kháng sinh để trị nghẹt mũi cho trẻ vì có thể gây ngộ độc thuốc có thể dẫn đến tai biến nghiêm trọng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Làm gì để ngăn ngừa sổ mũi kéo dài?

Với những phụ huynh có kinh nghiệm, việc trẻ bị ho, sổ mũi… là chuyện bình thường. Nhưng với những ai lần đầu làm cha mẹ thì bạn sẽ không khỏi lo sợ, bất an khi thấy con đột nhiên bị ốm.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để hạn chế tình trạng sổ mũi kéo dài ở trẻ, cha mẹ cần:

– Cho con ngủ đủ vì nếu thiếu ngủ, hệ miễn dịch của bé sẽ suy yếu và dễ bị vi khuẩn tấn công. Số giờ ngủ tiêu chuẩn của bé phân theo độ tuổi như sau:

Sơ sinh: 18 giờ/ngày
Mẫu giáo: 12-14 giờ/ngày
Tiểu học: 11 giờ/ngày

– Thường xuyên rửa tay, vì 80% các loại bệnh nhiễm trùng đều lây qua tiếp xúc. Hãy cho bé rửa tay mỗi khi ra ngoài về, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

– Luôn giữ nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt khi trong nhà có người bị bệnh. Virus có thể sống tới 2h trên bàn ăn, điều khiển tivi, tay vịn cầu thang, nắm đấm cửa.

– Dạy con cách xì mũi, che miệng khi ho; không dùng chung bát ăn, cốc uống nước, bàn chải răng… để tránh lây lan vi khuẩn.

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi keo dai

Đừng chữa nghẹt mũi cho bé bằng mẹo

Chia sẻ của một bà mẹ Việt Nam sống ở nước ngoài, mời các bạn tham khảo:

Tôi là một cô gái Việt Nam truyền thống cũng lớn lên khỏe mạnh nhờ những mẹo vặt dân gian. Nhưng từ khi lấy chồng người Pháp, quan niệm của tôi thay đổi hoàn toàn.

Ở Pháp hay bất kỳ quốc gia Âu Mỹ nào, trẻ từ khi sinh ra nếu có biểu hiện của bệnh tật là được mang tới bác sĩ. Ban đầu tôi cũng rất lạ khi con chỉ bị sổ mũi nhẹ cũng được đưa tới bác sĩ và được kiểm tra mũi, xịt thuốc vào mũi dù bé mới chỉ 2 tháng tuổi. Nhưng cho tới bây giờ con đã 5 tuổi mà hoàn toàn bình thường, cao lớn và mang nét đẹp lai rất hoàn hảo. Từ đó tới nay, tôi bỗng quen với việc, ốm là gọi bác sĩ.

Rồi tôi mang bầu bé thứ 2, tôi xin phép được về nước sinh và ở khoảng hơn 1 năm cho ông bà ngoại cháu vui, chồng tôi cũng không hẹp hòi mà đã đồng ý ngay.

Thời tiết ở Việt Nam rất lạ, không khắc nghiệt nhưng rất thất thường, tôi sinh con được 1 tháng thì bị cảm và không lâu sau thì lây sang con. Khi đó, tôi yêu cầu bố mẹ đưa tôi và con đi khám bác sĩ, ông bà từ chối, thay vào đó là nước gừng, hành nóng xông với lời giải thích: “Hồi con nhỏ và mẹ mới sinh con cũng đều làm cách này hết mà”.

Tôi nhớ lại, đúng là như vậy, tôi cũng từng lớn lên có cần viên thuốc hay bác sĩ nào đâu và yên tâm với các cách chữa mẹo của bố mẹ. Con tôi thì bị nghẹt mũi, bà cho 2 mẹ con “hun” trong khói bồ kết. Vài tháng sau con bị sổ mũi, tôi lại làm toáng lên yêu cầu đi bác sĩ, mua thuốc vì con đã lớn hơn rồi nhưng vẫn bị từ chối. Bà ngoại nói có chai tỏi muối nhỏ mũi rất hiệu quả, nếu không khỏi thì lấy nước lá nhỏ cũng được, sổ mũi không có gì nghiêm trọng cả. Bà còn dùng miệng hút mũi ra cho cháu, tôi thấy đó là sự hi sinh thật lớn lao nên nghĩ mọi thứ cũng ổn cả.

Nghe tin vợ và con hay bị bệnh về tai, mũi, họng, chồng tôi đã sắp xếp công việc để về thăm nom. Khi nghe về việc chữa trị bệnh của ông bà, anh ấy tỏ ra rất tức giận, với vốn tiếng Việt ít ỏi tôi dạy, anh “xả” ra một cách nặng nề: “Chữa mẹo, em không thấy em bị bệnh nặng thêm à? Em tưởng em khỏe à? Em bị xoang đấy, bệnh cũng do mẹo mà nên. Sổ mũi nguy hiểm, không đơn giản nhé.”

Nghe chồng nói tôi mới sực nhớ, mình bị viêm mũi dị ứng đang chuyển sang giai đoạn viêm xoang, cứ nghĩ là do mình hay uống nước lạnh trước kia khiến mũi, họng hay bị sự cố, lâu dần chuyển thành xoang nhưng có lẽ là do cách chữa không dứt điểm.

Và chuyện gia đình tôi đưa 2 mẹ con 6 tháng đi khám bác sĩ vì bị sổ mũi trở thành truyện cười ở khu phố, họ nói hờn mát “lấy chồng Tây có khác”, nhưng những phán xét của bác sĩ khiến bố mẹ tôi cũng phải giật mình.

Bác sĩ cho biết, thứ nước tỏi mà bà ngoại sử dụng có nguy cơ làm bỏng niêm mạc của con. Sử dụng nước lá mà cụ thể là từ lá cây ngũ sắc (dân gian thường gọi là cây hoa cứt lợn) đã có trường hợp bị lên giòi bọ trong mũi. Hút mũi bằng miệng rất mất vệ sinh, gây viêm nhiễm cho cả người hút và trẻ nhỏ. Đặc biệt, bác sĩ còn cho biết 50% trẻ bị sổ mũi lâu ngày hoặc nhiều lần không dứt điểm chuyển sang viêm xoang và xoang ở trẻ nhỏ rất nguy hiểm, đã có trường hợp ảnh hưởng tới cả tính mạng. Bố mẹ tôi nghe vậy chỉ biết mắt chữ O miệng chữ A nhưng ông ngoại vẫn tỏ ra không vừa ý khi cháu mình chưa đầy 1 tuổi đã phải uống kháng sinh, thuốc Tây. Ông cho rằng như thế cũng rất hại cơ thể.
Thấy vậy, bác sĩ liền trấn an: “Hiện nay y học trong nước cũng rất phát triển, nhiều loại thuốc Đông y hoặc các bài thuốc cổ truyền xưa được nghiên cứu, bào chế thành thuốc đạt tiêu chuẩn GMP-WHO dành cho trẻ nhỏ và những đối tượng nhạy cảm. Và để chữa sổ mũi cho trẻ từ 6 tháng tuổi có cốm cảm xuyên hương được bào chế từ các loại thảo dược có công dụng chữa cảm lạnh, cảm cúm như xuyên khung, bạch chỉ, hương phụ, quế chi… đây là thuốc, không phải thực phẩm chức năng nên các bậc cha mẹ, ông bà cứ yên tâm về chất lượng.”

Các mẹ thông thái, qua câu chuyện của tôi, hẳn các mẹ cũng đã rút ra được kinh nghiệm cho mình, không nên tùy tiện chữa bệnh cho con bằng mẹo, xưa kia các cụ thiếu thốn nên mới phải làm như vậy. Nếu các mẹ vẫn cảm thấy không an tâm khi sử dụng thuốc Tây hoặc để làm vui lòng ông bà, các mẹ hãy tìm đến các loại thuốc có chiết xuất thảo dược như trường hợp sổ mũi dùng cốm cảm xuyên hương của con tôi. Ở nước ta, các loại bệnh đều có loại thuốc thảo dược thích hợp. Tuy nhiên, các mẹ lưu ý là thuốc phải đạt tiêu chuẩn quốc tế về sản xuất dược phẩm GMP-WHO và mua ở các hiệu thuốc hoặc kê đơn từ bác sĩ chứ không phải đi bốc thuốc của mấy ông bà lang băm hay các hiệu thuốc Đông y không có giấy chứng nhận nhé.

Có nên trị ngạt mũi cho bé bằng tỏi?

Chào bác sĩ, Em có nghe người thân mách nhỏ rằng, nước ép tỏi giúp bé hết ngạt mũi hiệu quả. Con em hiện nay được gần 1 tuổi. Dạo gần đây bé thường bị ngạt mũi, khụt khịt. Em có nghe người thân mách nhỏ rằng, khi bé bị ngạt mũi dùng nước ép tỏi nhỏ mũi sẽ rất tốt. Một, hai lần em có định áp dụng ‘bài thuốc’ này cho con, nhưng vẫn còn lo ngại. Thực sự thì nước ép tỏi có giúp bé hết ngạt mũi hay không?

Bác sĩ nhi khoa trả lời:

Không riêng gì bạn, rất nhiều chị em được ‘mách nhỏ’, đã nghe hoặc đọc ở đâu đó rằng, nước ép tỏi có công dụng tuyệt vời, giúp bé hết khụt khịt, nhất là nước tỏi ép trộn với nước muối sinh lý 0,9% sẽ đặc trị bệnh hắt hơi, xổ mũi.

Trong một số trường hợp, chị em đã áp dụng ‘bài thuốc’ này một cách quá đà, dùng nước ép tỏi đậm đặc nhỏ mũi khiến cho niêm mạc mũi của bé bị kích ứng, đỏ hồng lên.

Niêm mạc mũi trẻ vốn rất mỏng, trong khi đó nước tỏi lại có đặc tính nóng và cay, nhất là nếu nó quá đậm đặc. Vì thế, nhỏ nước ép tỏi có thể làm bỏng niêm mạc mũi. Nhất là, nếu không pha loãng nước tỏi, để nồng độ quá đặc rồi nhỏ vào mũi trẻ dễ khiến trẻ bị bỏng rộp niêm mạc mũi, không phát hiện điều trị có thể gây hoại tử da, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng máu do nơi hoại tử bị viêm nhiễm.

Việc điều trị bỏng niêm mạc mũi cũng rất khó khăn và lâu dài. Vì thế, tuyệt đối không sử dụng nước ép tỏi, ép hành để nhỏ mũi cho trẻ. Hơn nữa, khi bị bỏng rộp niêm mạc mũi, trẻ sẽ bị khó thở bằng đường mũi, buộc phải thở bằng miệng, không khí không được làm ấm dễ gây viêm họng, viêm phổi.

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao?

Chào bác sĩ, con gái tôi mới được 1 tháng tuổi, gần một tuần nay cháu bị nghẹt mũi khó thở, từ lúc cháu bị nghẹt mũi đến giờ bú kém hơn hẳn. Tôi đã sử dụng nước muối sinh lý natri 0,9% nhỏ cho cháu nhưng đến nay vẫn chưa khỏi bệnh. Xin bác sĩ cho tôi lời khuyên phải làm sao để cháu khỏi bênh? Cảm ơn bác sĩ ạ! Hoàng Thị Minh An (26 tuổi, Hà Nam)

Trả lời!

Chào chị Minh An!

Tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi không phải là ít gặp, trẻ khi được sinh ra sức đề kháng và hệ miến dịch là rất thấp, khii trong bụng mẹ trẻ sống trong môi trường vô khuẩn nên khi bắt đầu tiếp xúc với môi trường ngoài rất dễ bị cảm virus, vi khuẩn có hại xâm nhập vì vậy mà dẫn đến tình trạng bé bị nghẹt mũi, sổ mũi.

Khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, các bà mẹ ai cũng lo lắng vì kèm theo đó là hiện tượng kém ăn, bỏ bú… Chị đã dùng nước muối sinh lý natri 0,9% nhỏ cho cháu là hoàn toàn hợp lý tuy nhiên cách nhỏ ảnh hưởng rất nhiều đến việc điều trị. Để điều trị cho trẻ sơ sinh nghẹt mũi cần thực hiện như sau:

Nhỏ mũi cho trẻ đúng cách

Bước 1: Đặt trẻ nằm ngửa nghiêng đầu nhẹ sang 1 bên. Đặt vòi phun chai nước muối biển vào sát vách lỗ mũi, chú ý không được dí sâu vào trong mũi bé.

Bước 2: Nhỏ nước muối sinh lý 0,9% hoặc nước muối biển pha loãng vào mũi khoảng 2 giọt, chú ý khi nhỏ không được đặt đầu ống nhỏ vào sâu mũi của bé.

Bước 3: Lặp lại động tác trên với đầu trẻ nghiêng về bên còn lại.

Bước 4: Sau đó khoảng từ 30 giây đến 1 phút khi nước muối sinh lý đã thấm vào làm loãng dịch mũi trong hốc mũi, dùng bóng hút hút đờm nhớt dịch mũi ra. Khi dùng bóng hút hút dịch một bên thì bóp xẹp bóng hút, đưa đầu hút vào trong cửa mũi tuyệt đối không được đưa sâu vào mũi trẻ, lấy tay bít mũi bên kia rồi đột ngột buông bóng phình ra.

Bước 5: Rửa bóng hút mũi: bóp mạnh bóng hút mũi để đàm nhớt trong bóng xì vào cái khăn hoặc miếng giấy. Sau khi hút hết cả hai hốc mũi bóng hút được làm sạch bằng cách hút xả nhiều lần dưới vòi nước.

Thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi cho trẻ ngáy 4 lần đến khi bé không còn dấu hiệu nghẹt mũi nữa thì dừng.
Chăm sóc cho trẻ sơ sinh nghẹt mũi

Trẻ sơ sinh rất mẫn cảm với thời tiết đặc biệt nếu bé đã đang bị nghẹt mũi sổ mũi thì cần được quan tâm hơn hết, đầu tiên là chị cần giữ ấm cho bé đặc biệt là các bộ phận ngực, cổ họng, và tay chân, không để quạt chiếu thẳng vào người bé tuy nhiên chị đừng nghĩ vậy mà quấn cho trẻ rất nhiều quần áo đến nỗi nóng và toát mồ hôi như vậy trẻ rất dễ bị cảm và viêm phổi. Chỉ cần cho trẻ mặc đủ ấm không quá nóng hay bị lạnh là được.

Bé mới sinh vì vậy nên đừng nghĩ con ốm mà không chịu tắm rửa đây là một quan niệm sai lầm khi trẻ đã đang nghẹt mũi khó thở mà lại không được vệ sinh thân thể thì các vi khuẩn virus có hại càng dễ tấn công trẻ vì vậy trong thời gian trẻ bị ốm không được kiêng tắm. Tuy nhiên việc tắm cho bé cũng cần phải thực hiện nghiêm ngặt là tắm cho trẻ trong phòng kín không được có gió lùa, tắm bằng nước ấm không được quá nóng hay quá lạnh, sau khi tắm xong phải lo người thật khô cho trẻ trước khi mặc quần áo.

Trẻ sơ sinh khi bị nghẹt mũi rất khó chịu vì vậy việc trẻ bú kém là rất bình thường, cần phải duy trì lượng sữa đủ cho bé bằng cách cho trẻ bú nhiều lần bất cứ khi nào trẻ muốn, trước khi cho trẻ bú nên nhỏ mũi và hút mũi cho bé để mũi được thông thoáng và bú được nhiều hơn.

Ngoài ra chỉ được dùng thuốc kháng sinh và các loại thuốc nhỏ mũi khác khi được sự đồng ý của bác sĩ. Tuyệt đối không được dùng miệng hút mũi cho bé vì miệng người lớn chứa rất nhiều vi khuẩn rất dễ lây bệnh cho bé. Nếu tính trạng bệnh không tiến triển mà kéo dài thì chị nên đưa bé đi khám tại phòng khám chuyên khoa để được theo dõi và điều trị.

Chúc bé mau chóng khỏe mạnh!

Sau đây là một số cách chữa nghẹt mũi cho bé mà các bậc cha mẹ nên lưu ý và thuộc lòng:

1. Không cho bé dưới ba tháng tuổi uống thuốc. Thậm chí nếu đó là thuốc dành cho trẻ em, cũng không cho bé uống. Thay vì giải quyết vấn đề nghẹt mũi, nó có thể gây nguy hiểm cho bé. Vì vậy, luôn tránh cám dỗ cho bé uống thuốc.

2. Thay vì cho bé uống thuốc, bạn có thể sử dụng một số cách giúp bé khỏi bệnh nghẹt mũi. Những giọt nước muối rất hữu ích trong trường hợp này. Nhỏ vài giọt nước muối vào trong mũi của bé. Mát xa bên mũi mà bạn nhỏ nước mũi vào.

3. Một lựa chọn hữu ích khác nhằm loại bỏ bệnh nghẹt mũi cho bé đó là biện pháp hút. Có nhiều thiết bị hút được bày bán trên thị trường có thể hút nước nhầy ra khỏi mũi của bé. Những thiết bị này nói chung có bán trong các hiệu thuốc.

4. Tắm hơi cũng là một biện pháp tốt để loại bỏ bệnh nghẹt mũi ở trẻ. Đặt bé vào phòng tắm và bật vòi hoa sen ở mức nóng có thể. Ngồi trong nhà tắm với bé. Khi bé thở trong hơi nước nóng, nó sẽ làm thoát đờm dãi trong ngực bé giúp rửa sạch đường mũi của bé.

5. Hãy nhớ, bởi vì bé bị nghẹt mũi nên bé phải thở bằng miệng. Điều này có thể làm bé bị mất nước. Đảm bảo bé uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây hoặc các loại nước khác giúp ngăn tình trạng mất nước.

6. Nhiều bé sẽ hoảng sợ khi bé không thở tốt bằng mũi bởi vì bé bị nghẹt mũi. Trong thời gian bé bị nghẹt mũi, việc giúp bé cảm thấy an tâm là điều rất quan trọng đối với bé.

Nghẹt mũi có thể là một điều rất khó khăn đối với bé nhưng nếu bạn thực hiện đúng các bước, bạn có thể giúp bé loại bỏ bệnh nghẹt mũi rất dễ dàng. Hãy nhớ, không cho bé uống bất kỳ loại thuốc nào khi bé dưới ba tháng tuổi.

Trường hợp bé khò khè khó thở, bạn nên đưa bé đi khám ngay để bác sĩ giúp bạn tìm đúng nguyên nhân bệnh và tư vấn cách điều trị tốt nhất!

8 BÍ QUYẾT GIÚP TRẺ MAU HẾT SỔ MŨI – NGHẸT MŨI

KHI TRẺ BỊ NGHẸT MŨI

1. CHƯỜM NƯỚC NÓNG LÊN TAI

Trước khi đi ngủ, mẹ lấy khăn thấm nước nóng đặt ở hai tai trong vòng khoảng 10-15 phút, sẽ giúp cho con giảm nghẹt mũi. Hai bên tai có những dây thần kinh nhỏ xíu có tác dụng điều tiết máu ở mũi, khi gặp nhiệt độ cao, huyết quản sẽ giãn ra và giúp thông lỗ mũi.

2. NHỎ MŨI CHO CON BẰNG NƯỚC MUỐI SINH LÝ

Không cần thao tác hút nước mũi.

3. KÊ GỐI CAO KHI NGỦ

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bú kém

Khi bị nghẹt mũi, hãy kê gối cao hơn bình thường một chút, sao cho phần cổ và đầu cao lên sẽ mang lại cảm giác dễ thở hơn rất nhiều. Với trẻ nhỏ, mẹ kê hẳn 1 phần vai của con lên gối cho con kg bị mỏi cổ.

4. UỐNG NƯỚC CHANH HÒA MẬT ONG

LƯU Ý: Chỉ áp dụng với trẻ trên 1 tuổi nha

Nước chanh hoà mật ong: Lấy một thìa mật ong và vài giọt chanh tươi bỏ vào một cốc nước ấm. Khấy đều và uống mỗi ngày 3 cốc. Mật ong sẽ nhanh chóng loại bỏ tắc mũi và chống ho hiệu quả.

KHI TRẺ BỊ SỔ MŨI

1. MASSAGE MŨI

Đây là bí quyết giúp trẻ mau hết sổ mũi nghẹt mũi mà nhiều mẹ không biết.

Nếu bị nghẹt mũi trái hãy nằm nghiêng về phía bên phải và ngược lại. Dùng ngón trỏ bấm vào huyệt gọi là nghinh hương ở hai bên cánh mũi, dây dây vài phút, ngày 3-4 lần, sẽ thấy hiệu quả cực kỳ.

Khi con bị nghẹt mũi, khó thở. Mẹ dùng ngón cái và ngón trỏ hoặc hai ngón trỏ vuốt nhẹ nhàng lên sát 2 bên sống mũi. Thực hiện như vậy nhiều lần trong ngày sẽ giúp con có thể thở dễ dàng.

2. CHO CON UỐNG NƯỚC LÁ HÚNG QUẾ VÀ TỎI NƯỚNG

Dúng 1/2 củ tỏi (chọn tỏi VN củ có tép nhỏ nha), nướng vừa vàng tới cho dậy mùi, bóc vỏ, giã nhuyễn.

Lấy 10 – 15 lá húng quế, giã nhỏ ra trộn chung với tỏi nướng, cho 1-2 thìa cafe nước sôi vào, chắt lấy nước, cho con uống ngày 2-3 lần như vậy (mỗi lần là lượng lá như trên) sẽ giúp con giảm sổ mũi nhanh hơn.

3. THOA DẦU LÒNG BÀN CHÂN

Khi con vừa có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, mẹ cần làm ngay việc xoa dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân cho con, day day lòng bàn chân chừng 1 phút mỗi bên, sau đó đeo tất (vớ) vào. Tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả, nhất là với trẻ sơ sinh. Sau đó thoa ngực, bụng và sau lưng con.

4. NHỎ MŨI CHO CON BẰNG NƯỚC MUỐI SINH LÝ

– Nhỏ mũi cho con ngày 3 – 4 lần khi con có biểu hiện hắt hơi nhiều lần trong ngày. Khi con đã bắt đầu sổ mũi, mẹ cần phải nhỏ mũi cho con ngày 6-7 lần, mới giúp con nhanh hết.

– Chảy mũi nhiều càng nên nhỏ, nhưng phải húy sạch nước mũi mới nhỏ, kg thì sẽ khiến nước mũi chảy ngược vào sâu trong khoang mũi, khiến con viêm mũi nặng hơn. Nếu mẹ thấy con chảy nước mũi nhiều lại ngưng kg nhỏ mũi sẽ khiến con viêm mũi lâu hết hơn, viêm nhiễm có nguy cơ nặng hơn.

LƯU Ý: Viêm mũi nặng và kéo dài lâu ngày, trẻ sẽ có nguy cơ bị VIÊM TAI GIỮA, rất khó chữa trị, bệnh viêm tai giữa rất hay bị tái đi tái lại, ảnh hưởng đến khả năng thính giác của trẻ.

NƯỚC MUỐI SINH LÝ PHA TINH DẦU TỎI – DÀNH CHO TRẺ TRÊN 1 TUỔI

Cách này cực kỳ hiệu quả giúp trẻ giảm và hết sổ mũi nhanh. Tỏi chứa chất Allicin có thể diệt vi trùng và vi nấm. Nó có thể phòng ngừa cúm và điều trị cúm.

Chỉ áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi. Pha nước tỏi loãng vào lọ nước muối sinh lý nhỏ mũi 2 -3 lần/ngày, bé sẽ rất mau khỏi sổ mũi. Nhưng nhớ phải là cực kỳ loãng nha các mẹ.

Cách làm: ép ½ tép tỏi nhỏ (tép chứ kg phải là ½ củ tỏi), rồi đổ lọ nước muối sinh lý vào, sau đó lọc bỏ tỏi, đổ lại nước trong vào lọ, để nhỏ cho con 1,2 ngày lại thay lọ khác (tỏi việt nam nha các mẹ, coi chừng mua nhầm tỏi trung quốc)

Một số thông tin lưu ý việc không nên dùng nước tỏi pha vào lọ nước muối sinh lý để nhỏ cho trẻ như “việc nhỏ nước tỏi ép vào mũi là rất nguy hiểm vì nó dễ gây nóng rát, phù nề có thể làm bỏng niêm mạc mũi của trẻ”.

Đó là trường hợp mẹ THAM cứ nghĩ cho nước tỏi vào nhiều là con khỏi nhanh dùng quá nhiều nước tỏi cho vào lọ nước muối sinh lý mới bị như thế. Thực sự là tỏi có khả năng kháng viêm cực tốt, nước tỏi không gây dị ứng, nếu mẹ dùng đúng cách con sẽ rất nhanh hết viêm và sổ mũi.

Quan trọng là mẹ chỉ cho vào theo liều lượng đã hướng dẫn và phải nhỏ thử 1 giọt cho 1 bên mũi con trước, sau vài giờ xem con có biểu hiện khó chịu không mới dùng tiếp. Và trẻ trên 1 tuổi mới nên dùng khi mới bị sổ mũi.

Với trẻ dưới 1 tuổi: An toàn nhất là dùng nước nuối NaCl 0,9% để rửa mũi cho trẻ. Nên rửa từ 4-7 lần/ ngày tùy vào tình trạng nghẹt hay sổ mũi của trẻ, trước khi cho bé ăn hoặc bú.

NHỎ MŨI CHO CON ĐÚNG CÁCH

Các bước NHỎ và HÚT mũi khi con BỊ SỔ MŨI

Trẻ sổ mũi, nếu mẹ biết nhỏ thuốc đúng cách sẽ giúp con mau hết sổ mũi và ngăn ngừa được tình trạng viêm nhiễm hoặc biến chứng nặng hơn như gây viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, … Nhưng thực tế là rất nhiều mẹ không biết cách nhỏ mũi đúng cách cho con. Dẫn đến trình trạng con sổ mũi vài ngày sau là bị viêm nhiễm nặng hơn.

Bước 1: Trước khi nhỏ, nên ngâm lọ nước nhỏ mũi vào nước ấm (không nóng) rồi mới nhỏ từng bên mũi cho con.

Bước 2: Trước khi nhỏ mũi cần xì hay hút hết chất dịch nhày, mủ ứ đọng trong hốc mũi, như vậy nhỏ thuốc mới có tác dụng. Đối với trẻ nhỏ chưa biết xì mũi, người lớn phải dùng quả bóng hút mũi hút nhẹ nhàng, đúng cách cho hết các dịch nhày trong mũi của trẻ trước khi nhỏ thuốc mũi.

Bước 3: Khi nhỏ mũi, tốt nhất là để tư thế nằm ngửa. Hoặc nếu không nằm ngửa thì phải ngồi, ngửa đầu tối đa ra sau để thuốc vào được trong hốc mũi. Khi nhỏ cố gắng đưa đầu ống nhỏ sâu trong hốc mũi độ 1cm (nhưng không để chạm vào mũi) rồi nhỏ từ từ 2-3 giọt vào mũi trẻ. Nhỏ mũi xong day ấn cánh mũi vài giây.

Với trẻ bị ngẹt mũi, sau khi nhỏ mũi 1-2 phút, ghỉ mũi bám trong hốc mũi sẽ loãng và chảy ra, mẹ có thể dùng ống hút mũi hút sạch cho con. Hoặc khi trẻ sổ mũi nhiều, sau khi nhỏ mũi, mẹ có thể hút mũi thêm 1 lần nữa cho con để tránh nước mũi bị trẻ hít ngược vào trong gây viêm nhiễm nhiều hơn.

LƯU Ý: Khi áp dụng cái gì là phải áp dụng ĐÚNG CÁCH, nghĩa là áp dụng đúng bài, đúng liều lượng và đúng thời gian.

 

Leave a Reply