Archive for the Các món nước: bún, phở, hủ tiếu,cháo Category

Cách làm hơn chục món bún, phở ngon đổi khẩu vị cực nhanh cực dễ

Cách làm hơn chục món bún, phở ngon đổi khẩu vị cực nhanh cực dễ

1/ BÚN MỌC SƯỜN Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm món bún mọc sườn ngon: 4 lạng thịt sườn thăn 3 lạng xương ống 50g giò sống 7 lạng bún tươi 3 cái mộc nhĩ Hành lá thái nhỏ, hành củ, ngò, gia vị thông thường Mắm tôm (nếu thích) Rau tía tô, húng quế, rau diếp các thứ để làm rau sống Cách nấu bún mọc sườn: 1. Xương ống mua về rửa sạch, chần qua nước sôi, xả lại nước lạnh rồi bắc nồi nước (sẽ dùng làm nước dùng), cho xương vào ninh cho ra chất ngọt. Trong lúc ninh nhớ hớt bọt, nêm 2 muỗng cafe muối, 2 muỗng cafe hạt nêm. 2. Sườn thăn rửa sạch rồi chặt miếng vừa ăn, để ráo, ướp với 1/3 muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe hạt nêm trong 10 phút. 3. Mộc nhĩ rửa sạch ngâm nước ấm cho nở rồi bắm nhỏ. 4. Giò sống thường khi bán người ta ướp sẵn rồi nên ta không cần nêm. Cho mộc nhĩ và hành lá thái nhỏvào chung với giò sống trộn lên đều rồi vê thành những viên nhỏ. Thả từng viên vào nồi nước dùng, khi chín mọc sẽ nổi lên mặt nước. 5. Bún chần qua nước lạnh, để cho ráo. 6. Bắc chảo cho ít dầu vào làm nóng rồi cho hành củ vào phi thơm, cho tiếp sườn đã ướp vào xào cho se thịt, rồi trút chảo này vào nồi nước dùng đang nấu. Nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn, có thể nêm nhạt để khi ăn cho thêm mắm tôm cho dậy mùi. 7. Cái chảo ban nãy ta phi thêm hành củ thái lát để cho lên mặt bún lúc ăn. 8. Khi ăn cho bún vào bát, xếp sườn lên mặt rồi chan nước dùng + mọc vào, rắc hành lá, ngò và một ít hành củ phi thơm lên trên. Ăn kèm rau sống tùy thích. 2/ BÚN RIÊU NAM BỘ Nguyên liệu: 200g cua xay 150g chả lụa 200g đậu hũ chiên nhỏ 300g bún tươi 500g xương heo 200g huyết heo 100g bò viên Hành tím Ớt băm Me Màu hột điều nước Màu gạch tôm Mắm tôm Chanh 3 quả cà chua Ngò gai, tía tô, húng quế, kinh giới Bắp chuối bào, rau muống bào, giá Cách làm: Chà xát, rửa xương với muối và rửa lại nước sạch nhiều lần. Bắt nước sôi, cho xương vào luộc 1-2 phút rồi đổ ra rổ để ráo nhằm lọc cặn bã và vụn thịt của xương Cho xương vào nồi nước khác, thêm ít muối, màu gạch tôm và hầm nước dùng trong 45 phút. Đổ 1 chén nước lọc vào cua xay Dùng muỗng khuấy đều cua và nước, lọc qua rây. Bạn có thể để cua nguyên chất hoặc thêm hột vịt vào nếu bạn thích Dùng dao cắt hình dấu thập lên bò viên để khi nấu bò viên […]

Đọc toàn bài

Làm sao phân biệt thịt sạch và thịt bẩn? Cách chọn thịt tươi, ngon cho cả nhà

Làm sao phân biệt thịt sạch và thịt bẩn? Cách chọn thịt tươi, ngon cho cả nhà

Có một câu chuyện rất vui mà Mẹ Xuka đã từng coi trên tivi như sau: một nhà trồng và bán rau thì chỉ cho con ăn toàn thịt là thịt, không có rau; còn một nhà chuyên bán thịt thì trong bữa cơm chỉ toàn rau là rau. Các con trong gia đình phản đối thì bà mẹ mới bảo rằng: nhà mày bán rau, mày thấy mẹ trồng rau thế nào sao mà còn đòi ăn rau? Còn bà mẹ bán thịt thì lại bảo rằng: mày ăn thịt cho chết à??? Chuyện rau bẩn, thịt bẩn là một vấn đề nhức nhối trong xã hội mà ngày ngày báo chí hằng đưa tin để cảnh báo người dân. Cảnh báo thì cảnh báo, phát hiện thì phát hiện mà thịt bẩn và rau bẩn thì cứ nhan nhản, chặn không hết. Vậy để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, các mẹ phải trang bị kiến thức để làm một người tiêu dùng thông minh. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các mẹ phân biệt thịt sạch và thịt bẩn; làm sao chọn thịt tươi ngon cho gia đình. KHÁI NIỆM THỊT LỢN SẠCH THỰC SỰ THEO TIÊU CHUẨN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ CÁCH NHẬN BIẾT THỊT LỢN SẠCH? 1. Thịt lợn sạch đơn giản là thịt con lợn không nuôi bằng cám tăng trọng & không bị tiêm thuốc tạo nạc.  Tết tớ về quê thường thấy các gia đình hay nuôi chung một vài con lợn để giành mổ ăn Tết. Con lợn ở quê ăn cơm thừa canh cặn, thức ăn từ cám ngô, cám gạo (Nói chung là cám công nghiệp chứ không phải cám tăng trọng), được thả cho chạy tung tăng ngoài vườn, ăn rau sạch và uống nước suối. Những chú lợn này thường có trọng lượng không lớn, dao động từ 50-60kg trong thời gian nuôi khoảng 6 tháng đến 1 năm. (Có giống lợn to có thì vẫn có thể nặng tới 100kg). Chúng mang những đặc điểm sau đây: Thịt lợn có lớp bì dầy, lớp mỡ cũng dầy hơn thịt lợn bình thường. Một vài phần như thịt ba chỉ hay thịt mông nhiều mỡ, tuy nhiên khi chế biến thì sẽ thấy sự khác biệt: – Lớp mỡ tuy dày và nhiều nhưng có màu trắng, ăn giòn và không ngấy như thịt mỡ lợn nuôi bằng cám tăng trọng. – Thịt lợn sạch khi luộc nước rất trong, không có váng bẩn, khi rang không ra nhiều nước, không sủi váng, có mùi thơm, thớ thịt nhỏ, thời gian chế biến nhanh hơn. Nếu bát canh có mầu hơi đục, mùi vị hôi, có chấm mỡ li ti có nghĩa đó là miếng thịt kém tươi, bị ôi. Thịt lợn sạch thực sự có thể cảm nhận cảm quan bằng mắt thường về hình thức hay khi sử dụng sản phẩm đã chế biến. 2. Tuy nhiên, có phải cứ thịt lợn […]

Đọc toàn bài
Page 1 of 11