Archive for the Dinh dưỡng Category

Bí quyết và giai đoạn vàng để trẻ phát triển chiều cao vượt trội

Bí quyết và giai đoạn vàng để trẻ phát triển chiều cao vượt trội

Chiều cao và cân nặng của bé luôn là mối quan tâm hàng đầu của cha mẹ, và do vậy bạn có thắc mắc làm sao để giúp bé tăng chiều cao, và nên cho bé uống sữa gì, nên ăn gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu được các yếu tố giúp bé phát triển chiều cao tốt: di truyền, dinh dưỡng và vận động. Xem thêm: Trẻ trên 3 tuổi nên uống sữa gì ? Những yếu tố giúp tăng chiều cao cho trẻ Chìa khóa giúp con cao lớn Theo các nghiên cứu khoa học, có 3 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ là các yếu tố di truyền, dinh dưỡng và chế độ vận động cũng như chăm sóc giấc ngủ. Trong ba yếu tố này, chúng ta không thể tác động đến yếu tố di truyền, tuy nhiên, mẹ không phải quá lo lắng về “chiều cao khiêm tốn” của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến con, bởi vì yếu tố này cũng chỉ quyết định 23% đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Chiều cao của trẻ vẫn sẽ tăng trưởng vượt bậc nếu mẹ có một chế độ chăm sóc dinh dưỡng và vận động phù hợp, khoa học. Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, việc đảm bảo cho trẻ giấc ngủ đủ và sâu rất quan trọng cho việc thúc đẩy phát triển chiều cao tối ưu của trẻ. Trẻ cần đi ngủ sớm từ khoảng trước 10h tối, bởi vì đây là thời điểm xương của trẻ sẽ có những phát triển mạnh mẽ trong giấc ngủ sâu do sự tiết ra của các hóc-môn tăng trưởng từ tuyến yên của cơ thể. Bên cạnh giấc ngủ, chế độ vận động, vui chơi ngoài trời cũng rất có ý nghĩa đối với việc phát triển chiều cao của trẻ. Trẻ nên được vận động hàng ngày ở ngoài trời, chơi các môn thể thao hoặc tham gia các trò chơi vận động phù hợp với lứa tuổi như đạp xe, đá bóng, bơi… Ngủ đủ giấc và vui chơi điều độ sẽ giúp trẻ phát triển tâm lý toàn diện, đây cũng là một yếu tố tác động nhiều đến sự cao lớn của trẻ. Dinh dưỡng là yếu tố có tỉ lệ ảnh hưởng cao nhất tới sự phát triển chiều cao của trẻ, chiếm tới 31% so với các yếu tố còn lại, vì thế, chế độ dinh dưỡng được coi là chiếc chìa khóa vàng giúp trẻ có thể phát triển chiều cao tối ưu. Có hai điều mẹ cần chú ý về vấn đề dinh dưỡng cho con đó là chế độ ăn hàng ngày và khả năng hấp thụ các dưỡng chất của trẻ. Nếu chế độ ăn đảm bảo phong phú, đủ chất mà con vẫn thấp còi, bé nhỏ thì cần chú ý xem lại khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cho […]

Đọc toàn bài

Trẻ trên 3 tuổi nên chọn sữa gì để tăng chiều cao và phát triển trí não?

Trẻ trên 3 tuổi nên chọn sữa gì để tăng chiều cao và phát triển trí não?

Các bà mẹ khi muốn con mình cao lớn hơn thường chọn sữa là biện pháp bổ sung dưỡng chất cho con. Tuy nhiên, sữa có nhiều loại cho nhiều độ tuổi khác nhau nên việc chọn sữa tăng chiều cao sao cho phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe của con lại ít được chú ý đến. Hiện nay, để giúp con tăng chiều cao tốt, các bà mẹ thường chọn sữa tươi, bởi sữa tươi là thức uống dễ uống và không gây chứng táo bón cho con khi trẻ uống quá nhiều. Vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tham khảo xem khi chọn sữa tăng chiều cao cho con cần chú ý những điều gì nhé. Xem thêm: Bí quyết để con phát triển chiều cao vượt trội trong giai đoạn vàng 1. Chọn sữa theo độ tuổi – Trẻ dưới 1 tuổi: không nên chọn sữa tươi cho trẻ ở độ tuổi này, bởi hệ tiêu hóa của trẻ đang còn rất yếu. – Trẻ trên 1 tuổi: uống sữa tươi ít, khoảng 100ml- 150ml/ ngày. – Trẻ trên 2 tuổi: uống sữa tươi từ 200-300ml/ngày và xen kẽ những loại sữa công thức để trẻ được bổ sung sắt, kẽm, vi chất… cần thiết cho nhu cầu phát triển của trẻ. – Trẻ từ 3 tuổi trở lên: uống sữa tươi khoảng 300ml-500ml/ngày. Lúc này, khả năng tiêu hóa, hấp thụ thức ăn tốt hơn vì vậy nên kết hợp chế độ ăn đa dạng để trẻ hấp thu đủ các dưỡng chất. – Tuổi thiếu niên: cần đảm bảo tổng lượng sữa tươi từ 500-700ml/ngày, kết hợp chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. 2. Chọn sữa theo tình trạng cân nặng của trẻ Chọn sữa tăng chiều cao cho con theo tình trạng cân nặng cũng rất quan trọng, bởi nếu không chú ý, bạn sẽ dễ để con bạn lâm vào tình trạng béo phì. – Đối với trẻ đang trong tình trạng thừa cân béo phì nên dùng sữa tách béo một phần hoặc toàn phần. – Đối với trẻ đã đủ cân nặng, nên cho trẻ uống sữa không đường để giảm bớt lượng đường hấp thu vào cơ thể bé. – Đối với trẻ bị táo bón, nên cho trẻ uống sữa tươi, hoặc các chế phẩm từ sữa tươi, không nến cho trẻ uống sữa bột. – Đối với trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, nên tăng cường cho trẻ uống sữa vào các bữa ăn phụ. Trẻ có thể uống các loại sữa chuyên dùng cho trẻ còi xương, suy dinh dưỡng theo chỉ định của bác sỹ. 3. Thời gian cho trẻ uống sữa tăng chiều cao Không riêng gì với sữa tăng chiều cao, thời gian cho trẻ uống sữa được các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cho rằng: Trước các bữa ăn chính 2 giờ thì không nên cho trẻ uống sữa tươi, cũng như […]

Đọc toàn bài

Tổng hợp: Đánh giá, so sánh, lựa chọn sữa công thức cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi

Tổng hợp: Đánh giá, so sánh, lựa chọn sữa công thức cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi

Vì sao mẹ dùng sữa công thức? Lý do để một người mẹ chọn sữa công thức có thể vì muốn cai sữa mẹ cho bé trước 12 tháng. Mẹ cũng có thể cần sữa công thức để bổ sung cho sữa mẹ. Một trường hợp khác, đó là bé được nhận nuôi và mẹ không có sữa. Ngoài ra, có một số nguyên nhân về sức khỏe như bé không bú sữa mẹ được hoặc mẹ gặp vấn đề sức khỏe và không thể cho con bú… TỔNG QUAN VỀ SỮA CÔNG THỨC Sữa mẹ là thực phẩm tự nhiên hoàn hảo nhất đối với trẻ . Tuy nhiên, dù rất muốn để bé bú mẹ, nhưng vì “nguồn” tự có ít ỏi, mẹ đành phải chọn phương án cho con bú ngoài. Vì vậy, không có gì sai khi nói đùa sữa công thức chính là “mẹ nuôi” của một số bé con. Khi tìm mua sữa công thức, mẹ cần xem xét đến hình thức, các thành phần của sữa như protein, carbohydrate và những dưỡng chất khác. Tốt nhất, mẹ nên chọn loại sữa phù hợp nhất với bé và điều kiện tài chính. Xem thêm: Cách đọc thành phần dinh dưỡng trên hộp sữa để lựa chọn sữa công thức thích hợp cho bé yêu Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa công thức cho bạn lựa chọn. Làm sao để chọn được loại sữa phù hợp với bé trong hàng loạt nhãn hiệu là điều quan trọng nhất mẹ cần lưu ý. 1/ Sữa công thức có những dạng nào? Có 3 dạng sữa công thức: Pha sẵn, sữa cô đặc và sữa bột. – Sữa công thức pha sẵn chắc chắn là tiện lợi nhất. Bạn không cần phải đo lường hay pha khuấy gì cả, chỉ mở nắp là cho trẻ uống được ngay. Sữa này bảo đảm vệ sinh và đặc biệt thuận tiện khi bạn chưa biết tìm nước pha sữa ở đâu. Giá sữa pha sẵn đắt hơn sữa bột khoảng 20%. Các hộp sữa cũng chiếm nhiều diện tích trong tủ lẫn trong thùng rác của bạn hơn. Sữa pha sẵn sau khi mở nắp chỉ để được 48 giờ. Và sữa này cũng có màu hơi sậm hơn sữa bột nên dễ để lại vết bẩn trên quần áo trẻ. – Đối với sữa công thức dạng cô đặc, bạn cần pha chung với nước. Tỷ lệ sữa và nước thường là 1:1, nhưng bạn nhớ luôn đọc kỹ hướng dẫn trên hộp nhé! So với loại pha sẵn, sữa cô đặc rẻ hơn và ít cồng kềnh hơn. Tuy nhiên sữa này vẫn đắt hơn sữa bột. – Sữa bột là lựa chọn kinh tế và thân thiện với môi trường nhất, chiếm ít không gian vận chuyển lẫn vị trí trong tủ cũng như thùng rác nhà bạn. Sữa bột mất nhiều thời gian pha khuấy hơn các loại sữa công thức khác […]

Đọc toàn bài

Các bài thuốc lợi sữa cho mẹ vừa đơn giản lại hiệu quả cao

Các bài thuốc lợi sữa cho mẹ vừa đơn giản lại hiệu quả cao

Nuôi con bằng sữa mẹ là điều tự nhiên như ăn cơm, uống nước, thở khí trời. Từ kinh nghiệm giúp nhiều mẹ có sữa thì kết luận không có mẹ nào là không có đủ sữa cho con. Vấn đề là làm thế nào để khơi được nguồn sữa đó. Chỉ cần các mẹ quyết tâm, và dành thời gian học hỏi các kiến thức về sữa mẹ, chắc chắn các em bé sẽ được nuôi dưỡng bằng nguồn sữa mẹ ngọt ngào. Lưu ý rằng, mẹ nhiều hay ít sữa không phụ thuộc sinh thường hay sinh mổ, ngực nhỏ hay ngực to đâu mẹ. Các bài thuốc lợi sữa cho mẹ ít sữa 1. Mẹ ít sữa nên ăn đậu phụ, chân lợn Nguyên liệu: 200g đậu phụ 1 cái chân lợn Cách làm: Chân lợn chặt thành miếng, cho nước vừa đủ, ninh nhừ Sau đó cho đậu phụ vào đun sôi, cuối cùng cho hành, ít dầu ăn, gia vị đun vài phút là được. Cho sản phụ ăn khi nóng, ăn hết 1 lần trong ngày. Tác dụng tăng cường khí huyết, tăng thêm sữa. 2. Chữa ít sữa bằng đu đủ, gừng, giấm Nguyên liệu: 500g đu đủ 30g gừng 500ml giấm Cách làm: Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi đất hầm kỹ, chia ra ăn hết trong ngày. Tác dụng tăng cường khí huyết, bổ máu, tăng thêm sữa 3. Mẹ thiếu sữa sau khi sinh nên ăn thịt lợn nạc nấu cải cúc Sau khi đẻ thiếu sữa do khí huyết hư biểu hiện : sau khi đẻ sữa không ra, mặt nhợt nhạt, thở hụt hơi, mệt mỏi, bầu vú mềm, không sưng, không đau, viêm lưỡi, bựa lưỡi mỏng, mạch yếu. Nguyên liệu: 50g cải cúc 200g thịt lợn nạc Cách làm: Cho nguyên liệu vào ninh nhừ, cho vào một ít muối ăn, ăn vào bữa cơm. Tác dụng thông sữa. 4. Phương pháp chữa thiếu sữa ở mẹ từ chân dê Nguyên liệu: Chân dê. Gạo nếp. 10gr thông thảo. 20gr hạt sen. 15 – 20gr ý dĩ. Cách làm: Chân dê lấy từ móng lên khoảng 10 – 15cm đốt sạch lông, đập bỏ móng rồi đem hầm với gạo nếp rồi bỏ hạt sen, thông thảo, ý dĩ vào. Hầm đến khi nhừ thì rồi cho sản phụ dùng. 5. Bài thuốc lợi sữa từ đậu đỏ Bài thuốc này rất đơn giản. Chỉ cần dùng 1kg đậu đỏ nấu nước uống trong ngày, sản phụ uống liên tục trong 3 ngày sẽ giúp lợi sữa cho bé. 6. Món ăn lợi sữa cho mẹ từ hạt rau diếp cá Nguyên liệu: 15gr hạt rau diếp cá. Gạo nếp. Gạo tẻ. 10gr cam thảo. Cách làm: Dùng hạt rau diếp cá, cùng gạo nếp, gạo tẻ và cam thảo nấu cháo loãng cho sản phụ ăn trong 5 ngày là có kết quả. 7. Chữa chứng thiếu sữa ở mẹ từ vừng đen Nguyên liệu: 30gr vừng đen. 50 gr gạo tẻ. Cách làm: […]

Đọc toàn bài

Hướng dẫn các món ăn bài thuốc cho trẻ bị sởi

Hướng dẫn các món ăn bài thuốc cho trẻ bị sởi

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, phát sinh và lây lan thường vào mùa đông-xuân. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 1 – 5 tuổi. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý và chế độ dinh dưỡng đúng cách sẽ mang lại lợi ích trong việc chữa bệnh sởi cho bé. Nguyên nhân là do người bệnh bị nhiễm virut gây bệnh sởi. Đông y chia bệnh sởi làm 3 giai đoạn. Sau đây là một số món ăn cho trẻ tùy theo từng giai đoạn của bệnh. Thực phẩm không nên dùng: Trẻ em đang bị bệnh sởi thì không nên dùng các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, quế, hành tây, tỏi, cà ri, rau thì là… Những thực phẩm này có tác dụng trợ nhiệt, động huyết, gây ra những phản ứng bất lợi cho người bệnh. Hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nướng, xông khói, nội tạng động vật, bánh kem, chocolate… Đây là những thức ăn rất dễ sinh đàm nhiệt, thấp nhiệt, động hỏa, cũng không có lợi cho người bệnh sởi. Nếu trẻ bị dị ứng khi ăn các thức ăn (như trái cây sấy khô, các loại hải sản như cua, ốc, nghêu, sò, mực, cá biển, đậu phộng, chocolate, pho mát, sữa, trứng, phụ gia thực phẩm, các chất cay nóng, gây kích thích) thì nên tránh, không được dùng. Một số món ăn, bài thuốc có ích cho trẻ em bị bệnh sởi 1. Rau mùi (còn được gọi là rau ngò, ngò rí, hương thái…) Theo Đông y rau mùi có vị cay, tính ấm, mùi thơm, tác dụng phát tán thấu chẩn (làm ra mồ hôi, làm cho nốt ban mau phát ra ngoài), giảm độc, làm nhẹ trạng thái nhiễm độc toàn thân, nhất là đối với bệnh sởi trẻ em, có ích cho hệ tiêu hóa. Thường dùng cho trẻ em mắc bệnh sởi thời kỳ đầu, sởi chưa phát, hoặc sau khi sởi đã mọc nhưng không hoàn toàn. Chủ yếu lúc sởi mới mọc, sởi mọc không đều, hoặc sốt kéo dài mà sởi chưa mọc hoặc mọc quá ít, dễ sinh những biến chứng nguy hiểm, dùng cây rau mùi có tác dụng thúc sởi mọc nhanh và đều, tăng tuần hoàn ngoại vi làm cho độc sởi được phát ra ngoài, trạng thái nhiễm độc được giảm nhẹ. Dùng ngoài: Hạt giống rau mùi tươi 100-150g, nấu với 150-200ml nước, để sôi khoảng 5 phút (hoặc cả thân lá giã nát để sắc, không sắc lâu). Dùng nước thuốc hơi ấm, tẩm vào gạc bông sạch để lau khắp, cổ, chân tay, lưng, ngực và bụng, (theo thứ tự trên trước dưới sau, lau lưng trước, bụng sau), lau ở chỗ kín gió, không để trẻ bị lạnh. Uống trong: Hạt mùi 12g, nấu với 100ml khoảng 5 phút, chia 1-2 lần, cho uống ấm trong ngày. Phòng ngừa bệnh sởi: Dùng 4-8g hạt […]

Đọc toàn bài

Cách làm các món ăn dành cho trẻ bị táo bón trong giai đoạn ăn dặm, trẻ từ 4 tháng đến 8 tháng

Cách làm các món ăn dành cho trẻ bị táo bón trong giai đoạn ăn dặm, trẻ từ 4 tháng đến 8 tháng

Trẻ bị táo bón là điều mà các ông bố bà mẹ vô cùng lo lắng. Biểu hiện chủ yếu của táo bón là: phân khô, có thể có hình dạng tròn giống phân dê, đi ngoài rất khó khăn, có lúc xảy ra tình trạng hậu môn bị căng rách. Táo bón là bệnh lành tính nhưng rất hay tái phát và kéo dài liên tục sẽ gây ra nhiều tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng ở trẻ. Do đó, để duy trì một hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh cho bé thì chế độ dinh dưỡng luôn là phương pháp tốt nhất cho trẻ. Các mẹ hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu thêm các món ăn dành cho trẻ bị táo bón nhé. Chế độ ăn cải thiện bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi Trước hết hãy điều chỉnh chế độ ăn của bé. Nếu bé được 4 tháng tuổi, bạn có thể dùng nước hoa quả của một số loại quả như mận, táo hay lê để “thông” đại tiện cho bé. Hãy cho con dùng những thức ăn nhiều chất xơ từ gạo, rau quả như quả mơ, khoai tây, lê, đào, mận, đậu ván, rau chân vịt… Tránh cho con ăn sữa bò, sữa chua, pho mát và kem khi con đang bị táo bón do một số trẻ không thể dung nạp với chất protein trong sữa bò nên bị táo bón vì sữa. Uống nhiều nước cũng là một cách hay khác để bé hết táo bón.Nếu con đang cố nhịn đi tiêu vì sợ vào nhà vệ sinh thì bạn hãy dừng tạm thời kế hoạch huấn luyện con ngồi bô hay đi tiêu trong nhà vệ sinh. Đừng quên những cử chỉ thể hiện yêu thương như hôn, khen ngợi, khích lệ khi con chịu đi vệ sinh. Bạn cũng nên tập con đi vệ sinh vào một thời điểm nhất định nào đó (như sau bữa ăn) trong ngày để tạo phản xạ cho bé. Quả bơ: Là loại quả dẫn đầu về hàm lượng chất xơ, tốt cho bé bị “táo”. Có thể tham khảo cách chế biến quả bơ dành cho trẻ bị táo bón như sau: Dùng thìa dầm nhuyễn phần thịt bơ. Tiếp đến, cho vào cốc bơ nhuyễn một vài hạt muối, trộn đều lên cho muối tan ra rồi cho bé thưởng thức. Quả mơ: Tuy có vị hơi chua nhưng mơ lại rất giàu chất xơ, vitamin A – C, kali và một số chất dinh dưỡng khác. Cho bé dùng một chút nước mơ ép pha loãng (không cần cho thêm đường) có tác dụng tăng cường axit dạ dày, giúp tiêu hóa thức ăn tốt. Ngoài mơ thì quả mận, lê, đào hay táo cũng rất hữu ích cho bé bị táo bón. Dưa hấu: Được coi là một trong những loại quả an toàn cho bé bị táo bón, dưa hấu nhiều chất xơ, vitamin C và kali. Ngoài ra, hàng ngày bạn nên […]

Đọc toàn bài

Trẻ bị rôm sảy kéo dài, cách chăm sóc và chữa bằng phương pháp dân gian an toàn

Trẻ bị rôm sảy kéo dài, cách chăm sóc và chữa bằng phương pháp dân gian an toàn

Cứ vào mùa hè thì con mình lại hay nổi rôm sảy. Bệnh tuy lành tính nhưng khiến bé rất khó chịu vì ngứa, mà càng ngứa lại càng hay gãi, thế là lưng bé, người bé đều đỏ lừ và một số chỗ còn tăng nặng thành mủ rất rát. Xót con, mình đi tìm tòi nghiên cứu trên mạng biết được một số thông tin về cách chữa bệnh rôm sảy ở trẻ em rất hiệu quả nên cũng muốn chia sẻ với các mẹ. Mời các mẹ theo dõi nhé. Nguyên nhân và triệu chứng ở trẻ bị rôm sảy – Nguyên nhân gây rôm sảy là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Điều này thường xảy ra khi thời tiết nóng nhưng đôi khi cũng do trẻ được cho mặc quần áo quá nóng. Trẻ bị sốt cao hay trẻ ở trong lồng ấp cũng có thể bị nghẽn các ống tuyến mồ hôi; khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm; do vận động cơ thể (làm việc nặng, chơi đùa…) với cường độ cao; mặc quần áo, tã lót bằng một số loại vải pha nilon gây bí; do một vài vi khuẩn thường trú ngoài da có thể bài tiết một loại chất nhờn làm bít các ống tuyến mồ hôi. – Ở trẻ em, rôm sảy có chủ yếu ở da đầu, cổ, vai, ngực và lưng nhưng cũng có thể có thêm ở kẽ nách, háng. Triệu chứng là xuất hiện các mụn nước dưới da, sau đó nổi mẩn đỏ có thể gây ngứa cho trẻ, thông thường rôm sảy có thể tự khỏi nhưng cũng có một số trường hợp phải được điều trị. – Nguyên nhân gây rôm sảy là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Việc tắc nghẽn có thể do: các ống tuyến mồ hôi ở trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh nên rất dễ khiến mồ hôi không có đường thoát ra ngoài. Điều này thường xảy ra khi thời tiết nóng nhưng đôi khi cũng do trẻ được cho mặc quần áo quá nóng. Trẻ bị sốt cao hay trẻ ở trong lồng ấp cũng có thể bị nghẽn các ống tuyến mồ hôi; khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm; do vận động cơ thể (làm việc nặng, chơi đùa…) với cường độ cao; mặc quần áo, tã lót bằng một số loại vải pha nilon gây bí; do một vài vi khuẩn thường trú ngoài da có thể bài tiết một loại chất nhờn làm bít các ống tuyến mồ hôi. – Đa số trẻ chỉ bị rôm sảy khi nóng, còn khi thời tiết mát mẻ, rôm tự lặn hết, không gây tác hại gì. Nhưng cũng có rất nhiều trường hợp mụn rôm làm trẻ ngứa, gãi nhiều làm da sây sát, bị nhiễm khuẩn thêm thành những mụn mủ và nhọt. Tổng hợp các phương pháp dân gian chữa trị cho trẻ bị rôm sảy Một số loại rau quả theo dân gian có tác dụng chữa trị rôm sảy […]

Đọc toàn bài

Những bài thuốc dân gian hiệu quả cho trẻ bị tiêu chảy

Những bài thuốc dân gian hiệu quả cho trẻ bị tiêu chảy

Tiêu chảy là căn bệnh xuất hiện quanh năm nhưng đặc biệt nghiêm trọng là vào mùa hè. Bạn có thể phương thuốc dân gian đơn giản nhưng hiệu quả để trị căn bệnh này cho trẻ. Mẹo trị bệnh tiêu chảy cho bé bằng những bài thuốc dân gian 1. Cho con uống nước lá ổi Nguyên liệu: Lá ổi non 15 lá; nước sạch 1,5 cốc; muối Cách làm: Lá ổi rửa sạch ngâm nước muối khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, cho lá ổi vào nấu với 1,5 chén nước, đun sôi khoảng 30 phút rồi nêm một chút muối. Cuối cùng, lọc lấy nước cho bé uống. Cho bé uống liên tục 1 – 2 ngày. 2. Nước cây cỏ sữa Nguyên liệu: Cây cỏ sữa 2 nắm; nấm mèo: 5 tai; đậu đen xanh lòng 50gram ( loại đậu vỏ màu đen nhưng khi các mẹ cắn ra thì thấy ruột bên trong màu xanh). Cách làm: Cỏ sữa rửa sạch; nấm mèo ngâm cho nở ra rửa sạch rồi thái dài và mỏng. Bắc song song 2 chảo ở 2 bếp: 1 bếp sao đậu đen, 1 bếp sao nấm mèo, xong rồi sao cỏ sữa. Cho cả 3 thứ sau khi sao vào 1 cái nồi, lấy 3 bát nước sắc nhỏ lửa còn 0,5 bát cho bé uống trong 1 ngày, không được để qua ngày hôm sau. Lưu ý: – Nấm mèo sao trên bếp đến khi khô và cứng, dùng tay bẻ thì giòn vụn như sợi miến khô là được. Không được để nấm mèo còn sống, ướt vì sợ làm bé đau bụng thêm. – Đậu xanh sao khi cắn ra phải thơm giòn và chín hạt rồi, nếu còn sống cũng không được (có thể kiểm tra bằng cách sắc lên mà hạt đậu không vỡ đôi thì là đậu chín, còn nếu hạt đậu nát đôi như nấu chè tức là đậu chưa chín, phải bỏ nước sắc đi 3. Chữa tiêu chảy bằng lá cây quả nhót Lá nhót sao vàng, sắc nước uống chữa tiêu chảy. Bột lá nhót khô hòa nước cơm có thể chữa hen suyễn. Nhót có tên khác là cây lót, bất xá, hồ đồ tử. Dùng lá tươi (20-30g) hoặc lá khô (6-12g), thái nhỏ, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Có thể dùng dưới dạng thuốc bột. Dùng riêng hoặc phối hợp với vỏ cây chân danh (đỗ trọng nam) với liều lượng bằng nhau. 4. Bài thuốc từ hồng xiêm xanh Hồng xiêm chín là thứ trái cây ngon, giàu dinh dưỡng. Còn hồng xiêm xanh với vị chát, tính bình lại là phương thuốc hiệu quả chữa tiêu chảy, kiết lỵ. Cách sử dụng như sau: Cắt quả hồng xiêm xanh thành nhiều lát mỏng, phơi khô, sao vàng để dùng dần. Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 10 lát sắc với nước uống, lượng nước phải […]

Đọc toàn bài

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nguyên nhân do đâu? Chế độ dinh dưỡng điều trị bệnh

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nguyên nhân do đâu? Chế độ dinh dưỡng điều trị bệnh

Khi có con, các mẹ thường sẽ quan tâm rất nhiều tới vấn đề dinh dưỡng của con. Nhưng song song đó, việc “đầu ra” của con có đều đặn, màu có đẹp và “đúng chuẩn” hay không cũng là một vấn đề đau đầu của các mẹ trẻ. đã bao lâu rồi con chưa “ra”, hay phân con có nhầy, bọt, chua hay có lẫn máu, mẹ lại đau đầu, đau lòng, đau xót không yên và tìm mọi cách chữa rối loạn tiêu hóa cho con. Nhưng bạn đã hiểu hết về bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ chưa? Phải làm gì để bảo vệ đường ruột cho trẻ? Thế nào biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa? Nhiều bà mẹ “kêu cứu” con bị rối loạn tiêu hóa do bú sữa mẹ, nghi ngờ do mẹ ăn “linh tinh” nên làm “rối loạn” luôn cả sữa mẹ! Trên thực tế, tất cả những gì người mẹ ăn khi qua “bộ máy xử lý tinh vi” của người mẹ sẽ được lọc thành các chất gồm các đạm, mỡ, lactose, vitamin, sắt, muối khoáng, nước và các enzym. Bé bú là uống những chất này nên khó có thể gây rối loạn tiêu hóa cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Chỉ trừ trường hợp trẻ có cơ địa dị ứng sữa bò, nếu mẹ uống sữa bò, sữa qua đường tiêu hóa vẫn còn nguyên, do đó sẽ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Ngay như cụm từ “rối loạn tiêu hóa” cũng là một từ chung chung biểu hiện tiêu hóa không bình thường ở trẻ. Ví dụ, trẻ ói mà không rõ nguyên nhân từ đâu thì kết luận chung là trẻ đang có rối loạn tiêu hóa (rối loạn đường ruột), nhưng nếu trẻ ói mà kèm theo đỏ họng thì có thể kết luận trẻ bị viêm họng… Ở trẻ thường có 4 biểu hiện rối loạn tiêu hóa chính: ói, tiêu chảy, đầy hơi ăn không tiêu và táo bón. Trong trường hợp, trẻ có biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu hóa trên trong 1 – 2 ngày, nhưng trẻ vẫn ăn, chơi, ngủ bình thường, không có triệu chứng của bệnh lý khác kèm theo thì cha mẹ có thể yên tâm là trẻ vẫn khỏe mạnh, không có bệnh gì. Sau đó, cơ thể trẻ sẽ tự điều chỉnh và hồi phục. Các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý, các bệnh ở đường tiêu hóa rất dễ nhầm lẫn với nhau và nhẫm lẫn với các bệnh khác vì cơ thể cũng biểu hiện bằng các triệu chứng đã kể ở trên, nên nếu không phát hiện kịp thời có thể sẽ nguy hiểm. Ví dụ, nếu triệu chứng ói, tiêu chảy có kèm theo sốt, ho, chảy mủ tai thì có thể trẻ đang mắc bệnh viêm tai giữa cấp hoặc có biến chứng viêm màng não. Trẻ bị viêm phổi nặng, ngoài sốt, ho, thở mệt […]

Đọc toàn bài

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tim mạch

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tim mạch

Người mắc bệnh tim mạch nên ăn gì và không nên ăn gì ? Bệnh tim là một thuật ngữ để chỉ nhiều loại bệnh khác nhau liên quan đến tim, ví dụ như bệnh tim mạch vành, bệnh cơ tim, suy tim, thiếu máu cục bộ, … Tim là bộ phận rất quan trọng, chịu trách nhiệm bơm máu đi khắp cơ thể để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho hoạt động của tất cả các cơ quan. Thực tế do nhiều nguyên nhân, hoạt động của tim có thể gặp một số trục trặc khiến cho hiệu quả hoat động không cao và sinh ra nhiều thể bệnh từ đơn giản đến phức tạp, trong đó có cả những thể bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Để đảm bảo một trái tim khỏe mạnh và ngăn ngừa, điều trị các bệnh về tim, mỗi người nên duy trì lối sống khoa học với chế độ thể dục thể thao và ăn uống sao cho hợp lý. Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, nguồn thực phẩm từ thực vật, đặc biệt là các loại hạt, đậu, trái cây, rau quả…có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của con người, giúp làm giảm nguy cơ và đặc biệt tốt cho người bệnh tim. Chuối và các loại hoa quả thay thế như cam, quýt, dưa đỏ Chuối cũng nhiều loại hoa quả khác chứa khá nhiều kali, đây là một loại khoáng chất có lợi, giúp hạ huyết áp, duy trì ổn định áp lực dòng máu và hoạt động của tim. Ngoài ra, chuối còn chứa chất xơ giúp làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu, là nguy cơ gây ra các bệnh về tim mạch. Đậu nành Các loại đậu, đặc biệt là đậu nành có chứa nhiều protein, vitamin, axit béo bão hòa omega – 3 và các loại khoáng chất…có tác dụng rất tốt trong điều hòa nhịp tim, cân bằng huyết áp, duy trì các chỉ số ổn định về đường huyết và hàm lượng cholesterol trong máu, từ đó giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh tim hiệu quả. Nguồn thực phẩm này hoàn toàn có thể thay thế cho thịt đỏ trong khẩu phần ăn của những người bị bệnh tim mạch. Ngũ cốc Ngũ cốc nói chung, các loại yến mạch nói riêng không chỉ có tác dụng làm đẹo mà còn là nguồn thực phẩm tuyệt vời giúp cải thiện sức khỏe và bệnh tình của người bị bệnh tim. Lượng dưỡng chất và chất xơ quan trọng trong các loại ngũ cốc giúp điều hòa cholesterol và giảm mỡ máu, đồng thời chúng còn cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin B quan trọng. Các loại rau xanh Rau xanh luôn là một thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày giúp ngăn ngừa lão hóa và phòng chống nhiều loại bệnh. Đặc biệt các loại cải sẽ giúp cải thiện […]

Đọc toàn bài
Page 1 of 212