Archive for the Mang thai – nuôi dạy trẻ Category

Trẻ bị rôm sảy kéo dài, cách chăm sóc và chữa bằng phương pháp dân gian an toàn

Trẻ bị rôm sảy kéo dài, cách chăm sóc và chữa bằng phương pháp dân gian an toàn

Cứ vào mùa hè thì con mình lại hay nổi rôm sảy. Bệnh tuy lành tính nhưng khiến bé rất khó chịu vì ngứa, mà càng ngứa lại càng hay gãi, thế là lưng bé, người bé đều đỏ lừ và một số chỗ còn tăng nặng thành mủ rất rát. Xót con, mình đi tìm tòi nghiên cứu trên mạng biết được một số thông tin về cách chữa bệnh rôm sảy ở trẻ em rất hiệu quả nên cũng muốn chia sẻ với các mẹ. Mời các mẹ theo dõi nhé. Nguyên nhân và triệu chứng ở trẻ bị rôm sảy – Nguyên nhân gây rôm sảy là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Điều này thường xảy ra khi thời tiết nóng nhưng đôi khi cũng do trẻ được cho mặc quần áo quá nóng. Trẻ bị sốt cao hay trẻ ở trong lồng ấp cũng có thể bị nghẽn các ống tuyến mồ hôi; khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm; do vận động cơ thể (làm việc nặng, chơi đùa…) với cường độ cao; mặc quần áo, tã lót bằng một số loại vải pha nilon gây bí; do một vài vi khuẩn thường trú ngoài da có thể bài tiết một loại chất nhờn làm bít các ống tuyến mồ hôi. – Ở trẻ em, rôm sảy có chủ yếu ở da đầu, cổ, vai, ngực và lưng nhưng cũng có thể có thêm ở kẽ nách, háng. Triệu chứng là xuất hiện các mụn nước dưới da, sau đó nổi mẩn đỏ có thể gây ngứa cho trẻ, thông thường rôm sảy có thể tự khỏi nhưng cũng có một số trường hợp phải được điều trị. – Nguyên nhân gây rôm sảy là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Việc tắc nghẽn có thể do: các ống tuyến mồ hôi ở trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh nên rất dễ khiến mồ hôi không có đường thoát ra ngoài. Điều này thường xảy ra khi thời tiết nóng nhưng đôi khi cũng do trẻ được cho mặc quần áo quá nóng. Trẻ bị sốt cao hay trẻ ở trong lồng ấp cũng có thể bị nghẽn các ống tuyến mồ hôi; khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm; do vận động cơ thể (làm việc nặng, chơi đùa…) với cường độ cao; mặc quần áo, tã lót bằng một số loại vải pha nilon gây bí; do một vài vi khuẩn thường trú ngoài da có thể bài tiết một loại chất nhờn làm bít các ống tuyến mồ hôi. – Đa số trẻ chỉ bị rôm sảy khi nóng, còn khi thời tiết mát mẻ, rôm tự lặn hết, không gây tác hại gì. Nhưng cũng có rất nhiều trường hợp mụn rôm làm trẻ ngứa, gãi nhiều làm da sây sát, bị nhiễm khuẩn thêm thành những mụn mủ và nhọt. Tổng hợp các phương pháp dân gian chữa trị cho trẻ bị rôm sảy Một số loại rau quả theo dân gian có tác dụng chữa trị rôm sảy […]

Đọc toàn bài

Những bài thuốc dân gian hiệu quả cho trẻ bị tiêu chảy

Những bài thuốc dân gian hiệu quả cho trẻ bị tiêu chảy

Tiêu chảy là căn bệnh xuất hiện quanh năm nhưng đặc biệt nghiêm trọng là vào mùa hè. Bạn có thể phương thuốc dân gian đơn giản nhưng hiệu quả để trị căn bệnh này cho trẻ. Mẹo trị bệnh tiêu chảy cho bé bằng những bài thuốc dân gian 1. Cho con uống nước lá ổi Nguyên liệu: Lá ổi non 15 lá; nước sạch 1,5 cốc; muối Cách làm: Lá ổi rửa sạch ngâm nước muối khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, cho lá ổi vào nấu với 1,5 chén nước, đun sôi khoảng 30 phút rồi nêm một chút muối. Cuối cùng, lọc lấy nước cho bé uống. Cho bé uống liên tục 1 – 2 ngày. 2. Nước cây cỏ sữa Nguyên liệu: Cây cỏ sữa 2 nắm; nấm mèo: 5 tai; đậu đen xanh lòng 50gram ( loại đậu vỏ màu đen nhưng khi các mẹ cắn ra thì thấy ruột bên trong màu xanh). Cách làm: Cỏ sữa rửa sạch; nấm mèo ngâm cho nở ra rửa sạch rồi thái dài và mỏng. Bắc song song 2 chảo ở 2 bếp: 1 bếp sao đậu đen, 1 bếp sao nấm mèo, xong rồi sao cỏ sữa. Cho cả 3 thứ sau khi sao vào 1 cái nồi, lấy 3 bát nước sắc nhỏ lửa còn 0,5 bát cho bé uống trong 1 ngày, không được để qua ngày hôm sau. Lưu ý: – Nấm mèo sao trên bếp đến khi khô và cứng, dùng tay bẻ thì giòn vụn như sợi miến khô là được. Không được để nấm mèo còn sống, ướt vì sợ làm bé đau bụng thêm. – Đậu xanh sao khi cắn ra phải thơm giòn và chín hạt rồi, nếu còn sống cũng không được (có thể kiểm tra bằng cách sắc lên mà hạt đậu không vỡ đôi thì là đậu chín, còn nếu hạt đậu nát đôi như nấu chè tức là đậu chưa chín, phải bỏ nước sắc đi 3. Chữa tiêu chảy bằng lá cây quả nhót Lá nhót sao vàng, sắc nước uống chữa tiêu chảy. Bột lá nhót khô hòa nước cơm có thể chữa hen suyễn. Nhót có tên khác là cây lót, bất xá, hồ đồ tử. Dùng lá tươi (20-30g) hoặc lá khô (6-12g), thái nhỏ, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Có thể dùng dưới dạng thuốc bột. Dùng riêng hoặc phối hợp với vỏ cây chân danh (đỗ trọng nam) với liều lượng bằng nhau. 4. Bài thuốc từ hồng xiêm xanh Hồng xiêm chín là thứ trái cây ngon, giàu dinh dưỡng. Còn hồng xiêm xanh với vị chát, tính bình lại là phương thuốc hiệu quả chữa tiêu chảy, kiết lỵ. Cách sử dụng như sau: Cắt quả hồng xiêm xanh thành nhiều lát mỏng, phơi khô, sao vàng để dùng dần. Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 10 lát sắc với nước uống, lượng nước phải […]

Đọc toàn bài

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nguyên nhân do đâu? Chế độ dinh dưỡng điều trị bệnh

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nguyên nhân do đâu? Chế độ dinh dưỡng điều trị bệnh

Khi có con, các mẹ thường sẽ quan tâm rất nhiều tới vấn đề dinh dưỡng của con. Nhưng song song đó, việc “đầu ra” của con có đều đặn, màu có đẹp và “đúng chuẩn” hay không cũng là một vấn đề đau đầu của các mẹ trẻ. đã bao lâu rồi con chưa “ra”, hay phân con có nhầy, bọt, chua hay có lẫn máu, mẹ lại đau đầu, đau lòng, đau xót không yên và tìm mọi cách chữa rối loạn tiêu hóa cho con. Nhưng bạn đã hiểu hết về bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ chưa? Phải làm gì để bảo vệ đường ruột cho trẻ? Thế nào biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa? Nhiều bà mẹ “kêu cứu” con bị rối loạn tiêu hóa do bú sữa mẹ, nghi ngờ do mẹ ăn “linh tinh” nên làm “rối loạn” luôn cả sữa mẹ! Trên thực tế, tất cả những gì người mẹ ăn khi qua “bộ máy xử lý tinh vi” của người mẹ sẽ được lọc thành các chất gồm các đạm, mỡ, lactose, vitamin, sắt, muối khoáng, nước và các enzym. Bé bú là uống những chất này nên khó có thể gây rối loạn tiêu hóa cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Chỉ trừ trường hợp trẻ có cơ địa dị ứng sữa bò, nếu mẹ uống sữa bò, sữa qua đường tiêu hóa vẫn còn nguyên, do đó sẽ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Ngay như cụm từ “rối loạn tiêu hóa” cũng là một từ chung chung biểu hiện tiêu hóa không bình thường ở trẻ. Ví dụ, trẻ ói mà không rõ nguyên nhân từ đâu thì kết luận chung là trẻ đang có rối loạn tiêu hóa (rối loạn đường ruột), nhưng nếu trẻ ói mà kèm theo đỏ họng thì có thể kết luận trẻ bị viêm họng… Ở trẻ thường có 4 biểu hiện rối loạn tiêu hóa chính: ói, tiêu chảy, đầy hơi ăn không tiêu và táo bón. Trong trường hợp, trẻ có biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu hóa trên trong 1 – 2 ngày, nhưng trẻ vẫn ăn, chơi, ngủ bình thường, không có triệu chứng của bệnh lý khác kèm theo thì cha mẹ có thể yên tâm là trẻ vẫn khỏe mạnh, không có bệnh gì. Sau đó, cơ thể trẻ sẽ tự điều chỉnh và hồi phục. Các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý, các bệnh ở đường tiêu hóa rất dễ nhầm lẫn với nhau và nhẫm lẫn với các bệnh khác vì cơ thể cũng biểu hiện bằng các triệu chứng đã kể ở trên, nên nếu không phát hiện kịp thời có thể sẽ nguy hiểm. Ví dụ, nếu triệu chứng ói, tiêu chảy có kèm theo sốt, ho, chảy mủ tai thì có thể trẻ đang mắc bệnh viêm tai giữa cấp hoặc có biến chứng viêm màng não. Trẻ bị viêm phổi nặng, ngoài sốt, ho, thở mệt […]

Đọc toàn bài

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tim mạch

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tim mạch

Người mắc bệnh tim mạch nên ăn gì và không nên ăn gì ? Bệnh tim là một thuật ngữ để chỉ nhiều loại bệnh khác nhau liên quan đến tim, ví dụ như bệnh tim mạch vành, bệnh cơ tim, suy tim, thiếu máu cục bộ, … Tim là bộ phận rất quan trọng, chịu trách nhiệm bơm máu đi khắp cơ thể để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho hoạt động của tất cả các cơ quan. Thực tế do nhiều nguyên nhân, hoạt động của tim có thể gặp một số trục trặc khiến cho hiệu quả hoat động không cao và sinh ra nhiều thể bệnh từ đơn giản đến phức tạp, trong đó có cả những thể bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Để đảm bảo một trái tim khỏe mạnh và ngăn ngừa, điều trị các bệnh về tim, mỗi người nên duy trì lối sống khoa học với chế độ thể dục thể thao và ăn uống sao cho hợp lý. Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, nguồn thực phẩm từ thực vật, đặc biệt là các loại hạt, đậu, trái cây, rau quả…có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của con người, giúp làm giảm nguy cơ và đặc biệt tốt cho người bệnh tim. Chuối và các loại hoa quả thay thế như cam, quýt, dưa đỏ Chuối cũng nhiều loại hoa quả khác chứa khá nhiều kali, đây là một loại khoáng chất có lợi, giúp hạ huyết áp, duy trì ổn định áp lực dòng máu và hoạt động của tim. Ngoài ra, chuối còn chứa chất xơ giúp làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu, là nguy cơ gây ra các bệnh về tim mạch. Đậu nành Các loại đậu, đặc biệt là đậu nành có chứa nhiều protein, vitamin, axit béo bão hòa omega – 3 và các loại khoáng chất…có tác dụng rất tốt trong điều hòa nhịp tim, cân bằng huyết áp, duy trì các chỉ số ổn định về đường huyết và hàm lượng cholesterol trong máu, từ đó giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh tim hiệu quả. Nguồn thực phẩm này hoàn toàn có thể thay thế cho thịt đỏ trong khẩu phần ăn của những người bị bệnh tim mạch. Ngũ cốc Ngũ cốc nói chung, các loại yến mạch nói riêng không chỉ có tác dụng làm đẹo mà còn là nguồn thực phẩm tuyệt vời giúp cải thiện sức khỏe và bệnh tình của người bị bệnh tim. Lượng dưỡng chất và chất xơ quan trọng trong các loại ngũ cốc giúp điều hòa cholesterol và giảm mỡ máu, đồng thời chúng còn cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin B quan trọng. Các loại rau xanh Rau xanh luôn là một thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày giúp ngăn ngừa lão hóa và phòng chống nhiều loại bệnh. Đặc biệt các loại cải sẽ giúp cải thiện […]

Đọc toàn bài

Bài thuốc dân gian hiệu quả cho trẻ bị ho

Bài thuốc dân gian hiệu quả cho trẻ bị ho

Bé nhà mình thường xuyên ho quanh năm, từ mùa đông đến mùa hè. Mỗi lần bé ho là minh sốt Bài thuốc dân gian hiệu quả cho trẻ bị ho Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình. Thay đổi thời tiết ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ em, đặc biệt bé dễ mắc chứng ho. Bên cạnh các phương pháp Tây y, có những bài thuốc dân gian hiệu quả, trị dứt ho nhanh chóng. 1. Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá Rau diếp cá và nước vo gạo là vị thuốc quý, lành tính có tác dụng đặc trị ho. Tuy nhiên vì rau diếp có vị tanh nên đa phần bé sẽ không hợp tác với mẹ. Một chiêu nhỏ sẽ giúp các mẹ làm giảm vị tanh của rau diếp chính là đun sôi thì vị tanh kia sẽ mất và rất dễ uống. Cách thực hiện: Một nắm lá diếp cá, rửa sạch, giã nhuyễn. Sau đó, lấy một bát nước vo gạo trộn đều với diếp cá đã giã nhuyễn, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Cuối cùng, mẹ chỉ cần lọc lấy nước cho bé uống. Mỗi ngày mẹ cho bé uống khoảng 3 lần. Nên cho bé uống sau mỗi bữa ăn khoảng 1 giờ để thuốc phát huy tác dụng. Lưu ý là khi chữa ho bằng rau diếp cá và nước vo gạo, các mẹ hạn chế cho bé ăn đồ tanh như tôm cua, thịt gà. Thức ăn của bé nên xay nhuyễn để bé dễ nuốt, dễ tiêu, đề phòng gợn cổ khi bé nôn trớ ra đờm. Nên cho bé uống nhiều nước cam hoặc nước chanh. Nếu bé nôn trớ nhiều, bổ sung men tiêu hóa từ sữa chua. Chữa bệnh bằng rau diếp cá rất an toàn và hiệu quả cho bé. Ngoài tác dụng trị ho rau diếp cá còn có tác dụng chữa cảm sốt rất hiệu quả. 2. Lá húng chanh lợi phế, thông cổ Lá húng chanh có vị hơi chua, the cay, dễ trồng. Lá húng chanh có tác dụng trị đờm, lợi phế, thông cổ. Cách làm thuốc đơn giản. Các mẹ chỉ cần hái một nắm lá húng chanh, rửa sạch, mang thái nhỏ. Sau đó, cho vào chén, thêm một ít đường phèn hoặc mật ong mang đi hấp cách thủy hoặc cho vào nồi cơm điện hấp. Để nguội rồi cho trẻ uống, mỗi ngày 2 lần. 3. Cây xương sông trị tiêu đờm, viêm thanh quản Cây xương sông ngoài tác dụng trị cảm sốt thì còn có công dụng tiêu đờm, trị khản tiếng, viêm thanh quản. Cách thực hiện: Nên sử dụng lá non xương sông non kết […]

Đọc toàn bài

Trẻ bị viêm phế quản phổi nên ăn gì? Các bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm phế quản phổi

Trẻ bị viêm phế quản phổi nên ăn gì? Các bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm phế quản phổi

  Khi trẻ bị viêm phế quản thì chế độ dinh dưỡng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, trẻ bị viêm phế quản có nên kiêng món gì hay nên ăn gì; những món ăn bài thuốc nào hỗ trợ bé phục hồi sau bệnh thì không phải ai cũng biết. Mẹ Xuka đã tổng hợp những tư vấn của các bác sĩ khoa dinh dưỡng về những thực phẩm nên và không nên ăn dành cho trẻ bị viêm phế quản theo nội dung sau đây, mời các Mẹ theo dõi. Những thực phẩm không nên cho trẻ ăn khi bị viêm phế quản Tránh hoặc hạn chế tối đa các món rán, xào như: khoai tây chiên, bánh rán, thịt rán,… Những món ăn giàu chất béo kể cả sữa chứa hàm lượng chất béo cao, calo cao cũng không được khuyến khích đối với bệnh nhân viêm phế quản, bởi nó là thủ phạm làm tăng triệu chứng khó thở ở bệnh nhân viêm phế quản. Hạn chế lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày. Thừa muối sẽ dẫn tới tình trạng cơ thể tích lũy chất lỏng. Khi đó các mô phế quản cũng hấp thụ chất lỏng, làm tình trạng viêm phế quản gia tăng, đồng thời quá trình sản xuất chất nhầy cũng tăng theo. Muối có nhiều trong các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn đông lạnh, đồ ăn đóng hộp. Vì thế bệnh nhân viêm phế quản không nên tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, đông lạnh, chế biến sẵn. Nên giảm lượng đường tinh luyện trong chế độ ăn đối với bệnh nhân viêm phế quản, bởi nếu bệnh nhân viêm phế quản thường xuyên tiêu thụ các loại đồ ăn như bánh kẹo, nước ngọt,… gây tình trạng đường tinh luyện trong cơ thể bị thừa, làm gia tăng hiện tượng khó thở. Kiêng ăn các đồ cay nóng như ớt, hạt tiêu,… dễ gây kích thích niêm mạc phế quản gây hiện tượng ho. Nên tránh các loại hoa quả chua, chát như: mận, táo chua vì những thực phẩm này sẽ khó long đờm. Không nên uống rượu vì rượu làm gia tăng tình trạng viêm phế quản. Đặc biệt không nên uống rượu trước khi đi ngủ vì khả năng thông khí của phổi người bệnh vốn đã kém. Nếu uống rượu trước khi đi ngủ se làm liệt trung khu hô hấp, dễ gây loạn nhịp thở hoặc ngừng thở dẫn đến nguy hiểm tới tính mạng. Những thực phẩm cần thiết cho trẻ bị viêm phế quản Chế độ ăn nhiều trái cây và rau xanh sẽ cung cấp lượng vitamin cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra các loại vitamin như vitamin C, E, A, có tác dụng làm giảm tình trạng viêm ở phế quản, tình trạng khó thở của trẻ. Các loại hoa quả, rau xanh giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt tốt cho […]

Đọc toàn bài

Giải đáp thắc mắc trẻ bị ho, viêm phổi nên ăn và không nên ăn gì

Giải đáp thắc mắc trẻ bị ho, viêm phổi nên ăn và không nên ăn gì

Blog Mẹ Xuka xin chia sẻ những giải đáp, tư vấn của các bác sĩ nhi chuyên khoa II – Bệnh viện nhi đồng 2 về các thắc mắc chung của các Mẹ có trẻ bị viêm phổi: khi trẻ bị viêm phổi nên ăn gì? Trẻ bị viêm phổi cần kiêng những thức ăn nào? Trẻ bị viêm phổi có nên nằm phòng điều hòa hay không? Trẻ bị viêm phổi có được tắm không? Các Mẹ cùng theo dõi với Mẹ Xuka nhé. TRIỆU CHỨNG BỆNH VIÊM PHỔI THƯỜNG GẶP Ở TRẺ NHỎ – Sốt, trẻ sơ sinh xuất hiện hạ thân nhiệt, mệt mỏi, ăn kém, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi, ho, ho khan hoặc có đờm xanh, khó thở. – Nhịp thở nhanh so với lứa tuổi. Đây được coi là dấu hiệu chính và xuất hiện sớm nhất khi trẻ bị viêm phổi: Dưới 2 tháng: ≥ 60 lần/phút Từ 2 tháng đến 12 tháng: ≥ 50lần/phút Từ 1-5 tuổi: ≥ 40lần/phút Từ 5 tuổi trở lên: > 30 lần/phút – Co rút lõm ngực, cánh mũi phập phồng, bác sĩ khám thấy ran bệnh lý ở phổi. – Chụp phim có hình ảnh tổn thương phổi trên X-quang. – Xét nghiệm có bạch cầu trong máu tăng, CRP tăng (CRP là một glycoprotein được gan sản xuất, bình thường không thấy protein này trong máu). TRẺ BỊ VIÊM PHỔI CẦN KIÊNG NHỮNG THỨC ĂN GÌ? Để trẻ bị viêm phổi nhanh khỏi và tránh các biến chứng, bố mẹ cần chú ý đến những cấm kỵ trong ăn uống dưới đây: Thực phẩm lạnh không tốt cho trẻ khi bị viêm phổi Khi trẻ bị viêm phổi không nên cho bé ăn đồ lạnh hoặc uống các loại đồ uống đông lạnh. Theo quan niệm Đông y, khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây tổn thương cho phổi. Lúc này nếu ăn uống các thực phẩm lạnh dễ gây ra tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Đồng thời, các chứng viêm ít nhiều cũng có quan hệ đến tì. Nếu ăn uống quá nhiều thực phẩm lạnh, cũng có thể gây tổn thương tì vị, khiến chức năng tì bị suy giảm. Thực phẩm ngọt, vị đậm Theo Đông y, viêm phổi phần lớn do phổi bị nhiệt gây ra. Hàng ngày nếu trẻ ăn quá nhiều các thực phẩm béo, ngọt, vị đậm sẽ khiến cơ thể bị bốc hoả, làm triệu chứng viêm nặng hơn. Nhiều bậc cha mẹ cho rằng ăn quýt có thể chữa ho, long đờm. Tuy vỏ quýt có công hiệu trị ho, long đờm, nhưng thịt quýt lại khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn. Thực phẩm chiên, rán Khi trẻ em bị viêm phổi, chức năng tiêu hóa yếu và các loại thực phẩm chiên cung cấp nhiều chất béo tạo nên gánh nặng cho hệ tiêu hóa, sinh nhiều đờm làm tình […]

Đọc toàn bài
Page 3 of 3123