Như các bạn đã biết, còi xương là loạn dưỡng xương do cơ thể thiếu hụt vitamin D, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, chuyển hóa canxi và phốt pho. Ngoài phương pháp chữa trị truyền thống là cho trẻ uống thuốc bổ sung vitamin D, kẽm, canxi, các mẹ có thể thêm vào thực đơn của trẻ những món ăn rất bổ dưỡng dành cho trẻ bị còi xương. 1. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết trẻ bị còi xương? Nguyên nhân của còi xương là do thiếu Canxi, vitamin D, MK7 dẫn tới thiếu Canxi trong xương. Trong khi canxi là một vi chất quan trọng tham gia vào nhiều chức năng của cơ thể trong đó tham gia vào điều hòa hệ thần kinh giao cảm. Do đó dấu hiệu đầu tiên đứa trẻ biểu hiện thiếu canxi đó là rối loạn thần kinh thực vật trẻ rất hay khóc về đêm, ra mồ hôi trộm. Đặc biệt sau thời gian dài bị còi xương mà không được điều trị thì sẽ có những biến dạng trên xương như đầu bẹp, trán dô, nặng hơn nữa ở giai đoạn trẻ biết ngồi thì lồng ngực bị dô, rồi cháu có những biểu hiện chậm phát triển về vận động như chậm biết lẫy, biết bò, biết đứng, biết đi, chậm mọc răng. Tiếp theo là đến giai đoạn còi xương di chứng, trẻ có những biến dạng ở xương như chân cong vòng kiềng, hình chữ X chữ O, vòng cổ chân cổ tay, hay ngực xuất hiện những chuỗi hạt sườn hoặc cong vênh xương sườn. Đến giai đoạn này thì dù bệnh còi xương được điều trị tích cực cũng chỉ hết triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật mà không bao giờ hết các di chứng ở xương của trẻ. Do vậy, cần phòng bệnh còi xương ngay từ khi trẻ được sinh ra. Trong trường hợp trẻ có nguy cơ bị còi xương cần điều trị ở giai đoạn sớm khi trẻ mới có các rối loạn thần kinh thực vật như ngủ trằn trọc, khóc đêm, ra nhiều mồ hôi trộm, tóc rụng hình vành khăn… để giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh, tránh để lại các di chứng ở xương của trẻ. 2. Những trẻ có nguy cơ còi xương cao? Những trẻ có nguy cơ cao bị còi xương bao gồm: – Trẻ sinh vào mùa thu, mùa đông, nhà ở thiếu ánh sáng, trẻ không được tắm nắng hàng ngày, hoặc tắm nắng không đúng cách …. – Trẻ sinh non, trẻ sinh đôi, sinh ba, trẻ bị còi xương từ bào thai do chế độ ăn của mẹ thiếu chất… – Trẻ bị hay bị bệnh hô hấp như viêm mũi họng, cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi… – Trẻ bị rối loạn đường tiêu hóa kéo dài như táo bón, phân sống, tiêu chảy, tắc mật bẩm sinh làm cản trở sự […]
Đọc toàn bài →Đối với những người làm mẹ, ai cũng muốn con mình có một cơ thể khỏe mạnh, hồng hào, đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển một cách tốt nhất. Và vấn đề đáng lưu tâm của các người mẹ đó là con mình có hấp thụ được các chất dinh dưỡng hay không, có bị còi xương hay không? Sau đây mời các bạn cùng Blog Mẹ Xuka tìm hiểu về căn bệnh này nhé. Bệnh còi xương là căn bệnh phổ biến ở trẻ. Ở Việt Nam tỉ lệ bệnh còi xương chiếm khoảng 9-10% ở trẻ em dưới 3 tuổi. Bệnh này rất nguy hiểm, gây nhiều biến chứng về sau cho trẻ. Vì thế việc nhận biết trẻ bị còi xương để có biện pháp điều trị kịp thời là một điều vô cùng cần thiết Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ thiếu vitamin D ở trẻ em cũng khá cao so với các nước trong khu vực như: Thái Lan, Malaysia. Tỷ lệ trẻ đến khám bị còi xương năm 2009-2010 đã lên tới 60%. Bệnh còi xương hay xuất hiện ở trẻ dưới 3 tuổi, nhất là trẻ dưới 1 tuổi, trẻ đẻ non, thiếu cân, hay bị các bệnh nhiễm khuẩn cấp (đặc biệt là tiêu chảy). Đây là bệnh toàn thân, ảnh hưởng không những đến hệ xương mà còn đến cả thần kinh, cơ, máu… Nguyên nhân còi xương ở trẻ là do trẻ thiếu vitamin D làm cho cơ thể trẻ không hấp thu đủ lượng canxi ở ruột và thiếu canxi trong máu, do đó cơ thể phải tăng sinh nội tiết tố hoócmôn cận giáp trạng dẫn đến giảm tái hấp thu phốt phát ở thận và cũng làm giảm phốt phát trong máu gây nên hiện tượng rối loạn chức năng thần kinh. Do hiện tượng thiếu D dẫn đến thiếu sự hấp thu canxi trong máu cho nên cơ thể có sự tự điều chỉnh bằng cách huy động canxi từ xương đưa vào máu làm cho xương thiếu canxi gây nên còi xương, loãng xương. GIAI ĐOẠN ĐẦU CÓ DẤU HIỆU TRẺ BỊ CÒI XƯƠNG Giai đoạn này thường bắt đầu từ 6 tháng đầu đời của trẻ và nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh.Trẻ thường có biểu hiện như: – Ngủ không ngon giấc, khi ngủ quẫy đạp không yên – Hay bị giật mình – Hay quấy khóc. – Hay nôn chớ, nấc khi ăn. – Đổ mồ hôi nhiều – Trẻ có biểu hiện mọc ít tóc, tóc mọc khá mỏng đặc biệt là phần tóc phía trước và sau gáy. – Rụng tóc sau gáy hình vành khăn – Chậm liền thóp. – Chậm mọc răng. – Cơ bắc nhão, chậm biết lẫy, biết ngồi, biết bò, biết đi. – Tiếng thở rít, khóc lặng từng cơn. – Hay bị viêm phổi tái đi tái lại. – Thường xuyên bị táo bón hoặc đi ngoài phân […]
Đọc toàn bài →Eczema chàm là một bệnh phát ban trên da kinh niên thường gặp ở trẻ nhỏ. Hầu hết Eczema chàm sẽ biến mất khi trẻ được 3 tuổi mặc dù có thể bất cứ một đứa trẻ hay người trưởng thành nào cũng có thể bị lại căn bệnh này. Vậy khi gặp phải bệnh này, chúng ta cần phải tránh ăn những thức ăn gì để không để bệnh càng nặng hơn? Có nhiều nguyên nhân gây bệnh như cơ địa dị ứng với thời tiết, dị ứng với các tác nhân bên ngoài (nấm mốc, lông chó, con gián…), rối loạn về tiêu hóa… TẠI SAO ĂN TRỨNG BỆNH CHÀM, ECZEMA, VIÊM DA CƠ ĐỊA TRỞ NẶNG? Chào bạn, có bao giờ bạn nghe nói đến Germinal Food chưa. Từ này ít thấy. Khi mình tra từ này trên mạng internet cũng thấy từ này không được nói nhiều lắm. Germinal food là các thực phẩm có mầm (nếu là thực vật) và có phôi (nếu là động vật). Hay còn được gọi là thức ăn có yếu tố sinh sản. Trong nhiều loại hạt cũng có mầm nhé các bạn, hay là các loại trái cây đều có mầm. Bởi vậy các bạn có địa dị ứng, dễ bị mẫn cảm thì khi ăn cần nấu chín kỹ. Trứng là thực phẩm được xem là độc hại bậc nhất đối với người dễ bị dị ứng. Không tin khi bị chàm bạn thử ăn một quả trứng gà vào là biết liền. Bởi vậy có người dị ứng với thức ăn này nhưng không dị ứng với thức ăn kia, nhưng chắc chắn rằng đã bị chàm ai cũng dị ứng với trứng, đặc biệt là trứng gà. Lý do đơn gianr vì trứng là điển hình của Germinal food. Ngoài ra, khi trẻ bị bệnh chàm sữa, ngoài chế độ chăm sóc cẩn thận thì cha mẹ cần tránh cho trẻ ăn 4 thực phẩm sau đây: Các loại hải sản như tôm, mực, cua hay cá biển đều khiến trẻ bị chàm sữa dị ứng, tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Cá biển Các loại cá biển như cá ngừ trắng, cá hồi, cá thu… là một trong những loại thực phẩm được nhiều phụ huynh lựa chọn cho trẻ. Vì đây là thực phẩm rất giàu a-xít béo omega-3 giúp tăng cường hệ miễn dịch, duy trì độ chắc khỏe của xương, rất tốt cho thị lực… Tuy nhiên, với những trẻ bị chàm sữa thì các loại cá biển này rất dễ gây dị ứng, nhất là những bé bị dị ứng với những thức ăn lạ, cơ địa không phù hợp. Nếu trẻ em bị chàm sữa mà ăn cá biển có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Do vậy, trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ bị chàm sữa, cha mẹ cần loại bỏ những món ăn làm từ cá biển. Cua Cua chứa […]
Đọc toàn bài →Eczema chàm là một bệnh phát ban trên da kinh niên thường gặp ở trẻ nhỏ. Hầu hết Eczema chàm sẽ biến mất khi trẻ được 3 tuổi mặc dù có thể bất cứ một đứa trẻ hay người trưởng thành nào cũng có thể bị lại căn bệnh này. Sau đây mời các bạn cùng Blog Mẹ Xuka tìm hiểu thêm về căn bệnh da liễu này nhé. 1/ Bệnh chàm Eczema là gì? Chàm Eczema là tình trạng da bị viêm mãn tính và nó sẽ làm cho da bị đỏ, khô, bong vẩy và ngứa. Hiện nay, vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh này và nó thường phổ biến ở những đối tượng có tiền sử gia đình bị bệnh rối loạn dị ứng như hen suyển hay sốt mùa hè. 50% trẻ em mắc bệnh này sẽ phát triển thành bệnh hen suyễn hay sốt mùa hè trong suốt thời thơ ấu. Một số yếu tố như thời tiết, thực phẩm hay dị ứng môi trường có thể là tác nhân ảnh hưởng đến bệnh lý này và làm cho vùng da bị đỏ trở nên tệ hơn nhưng may mắn là bệnh này không lây truyền từ người này sang người khác. Các trẻ nhỏ thường dễ mắc bệnh này, trong đó có khoảng 15% là trẻ sơ sinh. Bệnh thường sẽ bắt đầu trong năm đầu đời và trước khi bé được 5 tuổi. Bệnh Eczema thường kéo dài hoặc mãn tính nhưng trong nhiều trường hợp, bệnh sẽ khỏi trước khi bé trưởng thành. Tùy cơ địa mỗi người mà bệnh có thể nặng nhẹ khác nhau và các triệu chứng có thể tái đi tái lại. Hiện có ba loại bệnh chàm Eczema phổ biến: • Viêm da Eczema dị ứng là tình trạng da bị phát ban mãn tính ảnh hưởng đến trẻ em trong các gia đình có tiền sử dị ứng. Vùng da phát ban thường khô và ngứa, làn da trở nên đỏ, sưng tấy và nổi vảy. Khi gãi, trên da sẽ xuất hiện những đường nứt, đứt đoạn và nặng hơn sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng thứ cấp và sẽ để lại sẹo. • Viêm da Eczema do tăng tiết bã nhờn còn được gọi là viêm da tiết bã. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh được 3 tháng tuổi. Không giống như tình trạng viêm da dị ứng ở trên, viêm da do tiết bã sẽ làm cho vùng da bị viêm khô, đỏ và hơi nổi vẩy nhưng lại không ngứa. Vùng da dễ bị viêm thường là trên mặt, cổ, ngực, những vùng nếp gấp của da và khu vực mang tã. Với trẻ sơ sinh, bệnh có thể phát triển thành những mảng vẩy màu vàng trên da đầu mà dân gian thường gọi là cứt trâu. Nhìn chung bệnh này sẽ khỏi sau một vài tháng. • Viêm da do tiếp xúc: […]
Đọc toàn bài →Thuỷ đậu là một bệnh lành tính, tuy nhiên nếu như chế độ chăm sóc, dinh dưỡng không được áp dụng đúng cách sẽ để lại sẹo lõm, gây mất thẩm mỹ. Vậy khi trẻ bị thuỷ đậu cần kiêng làm gì và kiêng ăn những loại thực phẩm gì là câu hỏi được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Mời các bạn theo dõi bài viết sau nhé. Những điều tuyệt đối kiêng kị khi bị thủy đậu Vì là một bệnh do virus gây ra, vì thế, việc lây lạn bệnh rất dễ dàng và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, vì thế, khi bị thủy đậu, người bệnh cần kiêng kị một số điều sau: – Không ra chỗ đông người: Vì việc tiếp xúc với người khác có thể lây bệnh, vì virus có thể ủ bệnh từ 1 – 2 tuần, do đó, rất nguy hiểm khi bạn tiếp xúc với quá nhiều người, việc bùng nổ thành dịch là có xác suất rất cao – Không dùng chung đồ với người khác: Chính vì cơ chế lây lan rất nhanh nhạy, nên khi bị thủy đậu bạn không được dùng chung đồ với người khác: khăn mặt, bát đũa, cốc uống nước, nằm chung giường… – Tuyệt đối không được gãi, việc gãi có thể làm cảm giác ngứa nhưng không chấm dứt ngứa, đồng thời khi làm vỡ các nốt bọng nước, thì chắc chắn sẽ để lại sẹo, và khả năng lan ra vùng da bên cạnh là rất lớn. – Cắt móng tay, móng chân tránh trường hợp “ngứa tay” gãi làm vỡ các bọng nước sẽ rất nguy hiểm. Bên cạnh đó phải giữ gìn vệ sinh cơ thể, tắm rửa thường xuyên bằng nước ấm, tránh việc để cơ thể bị bẩn và nhiễm trùng những mụn nước sẽ gây nguy hiểm. Trẻ bị thủy đậu nên kiêng ăn gì? Trong khoảng thời gian ủ bệnh kéo dài từ 10 – 12 ngày, người bị bệnh thủy đậu cần tránh ăn: Thịt gà có tính ôn (ấm) mà bệnh thủy đậu phát sinh do phong nhiệt độc. Nếu ăn vào, bổ sung nhiệt thì bệnh có thể tiến triển xấu thêm. Thịt chó có tính nóng mà thủy đậu thì nguyên nhân gây bệnh là do phong nhiệt. Nếu ăn thịt chó, người bệnh thủy đậu có nguy cơ bội nhiễm và biến chứng. Hải sản chứa nhiều histamine (chất gây dị ứng, ngứa) dễ làm vết thương ngứa hơn, nhất là người tiền sử có cơ địa dị ứng. Vì vậy người bị thủy đậu cần kiêng món này Các chế phẩm từ sữa như sữa, phô mai, kem và bơ nếu ăn vào sẽ làm cho làn da bị nhờn, gây ngứa nhiều hơn. Thức ăn ngọt, béo, mặn sẽ chỉ khiến bệnh tình thêm nặng. Nhất là thực phẩm chứa nhiều muối, sẽ làm trầm trọng thêm các mụn nước, gây ngứa nhiều hơn và để lại […]
Đọc toàn bài →Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính toàn thân do virus varicella zoster. Khi đã mắc bệnh, con người sẽ có miễn dịch lâu dài suốt đời và ít khi bị lại lần hai. Tuy nhiên, vẫn có thể gặp những trường hợp tái nhiễm có hay không có biểu hiện lâm sàng. Bệnh thường xuất hiện vào cuối đông đầu xuân, kéo dài sang hè. Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu Bệnh thủy đậu do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên, thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền. – Virus gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp (hoặc không khí), người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi… nhất là trẻ em. -Một số cách lây nhiễm khác có thể xảy ra nếu chúng ta không cẩn thận khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu như: bệnh có thể lây từ bóng nước khi bị vỡ ra, lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét từ người mắc bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không may bị nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây cho thai nhi thông qua nhau thai. Triệu chứng bệnh thủy đậu – Khi khởi phát, người bệnh có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, một số trường hợp nhất là trẻ em có thể không có triệu chứng báo động… – Khi bị thủy đậu, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ”. Đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12 – 24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước. – Sau đó cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ”. Đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12 – 24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước. Nốt rạ có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể, số lượng trung bình khoảng 100 – 500 nốt. Trong trường hợp bình thường những mụn nước này khô đi, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4 – 5 ngày. Ở trẻ em, thủy đậu thường kéo dài khoảng 5 – 10 ngày dẫn đến việc phải nghỉ học hoặc nghỉ đến nơi giữ trẻ. Một số rất ít trường hợp, bệnh nhân có thể bị bệnh mà không thấy phát ban. Ban thuỷ đậu thường dưới dạng những chấm đỏ lúc đầu, sau đó phát triển thành mụn nước, vỡ ra thành vết lở, rồi đóng vảy. Thường phát ban đầu tiên ở da đầu, xuống thân mình (nơi ban trổ nhiều nhất), sau cùng xuống đến tay chân. Những phần da nào sẵn bị kích ứng như hăm tã, eczema, cháy nắng v.v. thường bị ban thuỷ đậu tấn công nặng nhất. Ban thuỷ […]
Đọc toàn bài →CHÍCH NGỪA SINGAPORE✈✈✈ Với tình trạng thiếu thốn cạn kiệt vaccine ở VN hiện nay, làm cho các bà mẹ bỉm sữa như chúng ta lúc nào cũng ở trạng thái hoang mang, cứ phân vân là có nên chích Quinvaxem không? Nếu chờ 5in1 dịch vụ thì khi nào sẽ có? Nếu chích Quinvaxem thì tác dụng phụ như thế nào blah blah blah… Thực sự bản thân mình sẽ ko đủ can đảm cho con trai đi chích quinvaxem đâu, chia sẻ thực sự đó ạh. Vì đơn giản với kiến thức mình biết, Quinvaxem đã vô danh sách cấm lưu hành ở các nước phát triển, họ có những văn bản, chứng cứ nói rằng Quinvaxem có quá nhiều tác dụng phụ và tỷ lệ tử vong sau tiêm có % cao nhất. Chính phủ đã không tạo cơ hội giúp ng dân bảo vệ sức khoẻ thì bản thân mỗi chúng ta phải sáng suốt tìm ra giải pháp cho mình. Không lý nào đi chích vaccine để ngừa bệnh lại trở thành “chuột bạch thí nghiệm” cho các công ty dược phẩm??? Vì lẽ đó, những gia đình có điều kiện họ sẵn sàng chi 1 số tiền không hề nhỏ để tự bảo vệ sức khoẻ, tương lai cho con cái họ. Mình viết note này ở đây sẽ chia sẻ kinh nghiệm của bản thân mình khi đưa bé đi Sing và liệt kê những chi phí cần thiết, giúp cho các mẹ có thể dự trù, tính toán, cân nhắc xem có nên cho con đi chích không? Vì thực sự là chi phí cũng nằm trong khả năng thôi, không gọi là quá xa xỉ gì đâu ạh. Mình sẽ list hết các danh sách bệnh viện tư + công và các Clinics( phòng khám tư) ở sing cho các mẹ dễ lựa chọn, phòng khi chỗ này kín lịch, thì mình sẽ alo chỗ khác để book hen. DANH SÁCH CÁC BỆNH VIỆN: 1.Mount Elizabeth Hospital Website: http://www.mountelizabeth.com.sg VP đại diện tại HCM city Tel: (84) 8 3823 0096 Email: parkwaymrchcm@vnn.vn Website: www.parkway.com.vn Bv này là 1 trong những bv tư lớn nhất Sing, cũng rất phổ biến với người Vn mình nữa. Mẹ nào quan tâm thì có thể liên hệ trực tiếp với VP tại vn để xin lịch hẹn trước khi qua Sing nhé. 2. SBCC Baby and Children Clinic http://www.sbcc.sg Tiền khám ở sbcc sẽ rẻ hơn, ko tính phí thủ thuật, nhưng bù lại tiền vaccine thì bị mắc hơn KK từ $50 trở lên. Ở đây chích xong họ còn tặng kèm thuốc hạ sốt smile emoticon 3. SGH Baby and Child Clinic – trực thuộc bv công lớn nhất Singapore General Hospital Block 5 Level 1, O & G Center appointments@sgh.com.sg 4. NUH National University Hospital https://www.nuh.com.sg 5. Polyclinic (tiền vaccine hơi mắc tý) https://www.nhgp.com.sg/Find_A_Polyclinic_Near_You/ Đây là 1 chuỗi các phòng khám được hỗ trợ bởi chính phủ Singapore, nên phí khám ở […]
Đọc toàn bài →Ruột thừa hay còn gọi là ruột dư. Có người bị đau ruột thừa dữ dội buộc phải cắt bỏ, nhưng cũng có những người cả đời sống chung với ruột thừa không phải lo nghĩ gì. Khi bị viêm ruột thừa, cần phải phát hiện sớm và cấp cứu kịp thời nếu không sẽ bị nguy hiểm tính mạng. RUỘT THỪA LÀ GÌ: Ruột thừa (ruột dư) là một đoạn ruột hẹp, kín, tận cùng, dài khoảng vài centimet và bám dính vào manh tràng (đoạn đầu tiên của ruột già). Lớp lót bên trong lòng ruột thừa tiết ra ít chất nhầy và chảy vào manh tràng. Thành của ruột thừa chứa mô bạch huyết, là một phần của hệ miễn dịch sản xuất kháng thể. Giống như những đoạn còn lại của đại tràng (ruột già) thì thành của ruột thừa cũng có chứa lớp cơ nhưng lớp cơ này phát triển kém. VIÊM RUỘT THỪA LÀ GÌ? Viêm ruột thừa là tình trạng viêm của ruột thừa. Người ta nghĩ rằng viêm ruột thừa là do lỗ thông giữa ruột thừa và manh tràng bị tắc nghẽn. Hiện tượng tắc nghẽn này là do tích tụ nhiều chất dịch nhầy trong lòng ruột thừa hoặc do phân từ manh tràng đi vào ruột thừa. Chất nhầy hay phân trở nên cứng, giống như đá và làm tắc nghẽn lỗ thông. Hiện tượng phân cứng như đá được gọi là “sỏi phân” (phân có kích thước bằng hạt đậu, cứng và bị can xi hóa gây tắc nghẽn lỗ thông giữa ruột thừa và manh tràng). Có thể có hiện tượng mô bạch huyết của ruột thừa bị phù và làm tắc nghẽn ruột thừa. Sau khi hiện tượng tắc nghẽn xãy ra, các vi khuẩn bình thường thường trú trong lòng ruột thừa bắt đầu xâm lấn vào thành ruột thừa. Cơ thể đáp ứng với hiện tượng xâm lấn này bằng cách tấn công các vi khuẩn. Hiện tượng tấn công các vi khuẩn đó được gọi là viêm. Nếu hiện tượng viêm và nhiễm trùng lan rộng đến thành ruột thừa thì ruột thừa sẽ bị vỡ ra. Sau khi ruột thừa vỡ, nhiễm trùng sẽ lan rộng vào trong ổ bụng. Tuy nhiên hiện tượng nhiễm trùng này thường giới hạn thành một vùng nhỏ xung quanh ruột thừa được gọi là áp xe quanh ruột thừa. Đôi khi viêm ruột thừa có thể tự khỏi mà không cần phẩu thuật nếu hiện tượng viêm và nhiễm trùng không lan rộng vào ổ bụng. Viêm, đau và các triệu chứng sẽ biến mất. Trường hợp này có thể gặp ở những người già và được sử dụng kháng sinh. Những bệnh nhân này có thể một thời gian lâu sau khi bị viêm ruột thừa sẽ đến gặp bác sĩ vì một khối ở vùng bụng dưới phải do kết quả của hiện tượng tự “chữa lành” của cơ thể. DẤU HIỆU NHẬN […]
Đọc toàn bài →Đau bụng là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, mỗi vị trí đau là biểu hiện của từng bệnh khác nhau. Nhưng làm sao dựa vào vị trí đau để bắt đúng bệnh và xử trí đúng cách thì không phải ông bố bà mẹ nào cũng biết. Mời các bạn cùng Blog Mẹ Xuka tham khảo bài viết sau nhé. Vì nhiều tạng trong bụng cần cho sự sống và tín hiệu chúng gửi đi khá phức tạp, nên việc xác định nguyên nhân đau bụng có thể rất khó khăn. Tuy nhiên, xác định vị trí đau giúp bác sĩ sớm phát hiện nguyên nhân gốc rễ gây đau. Nhưng ở một số trường hợp, vị trí có thể bị sai. Xem thêm: Bắt bệnh cho trẻ qua vị trí cơn đau bụng – Đau bụng quanh vùng rốn. Đau gần rốn có thể liên quan tới rối loạn ruột non hoặc viêm ruột thừa. Viêm ruột thừa là một cấp cứu ngoại khoa. Nếu không điều trị, ruột thừa bị viêm có thể vỡ và gây viêm phúc mạc. Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm ruột thừa bao gồm buồn nôn, nôn, chán ăn, sốt nhẹ, có nhu cầu trung tiện hoặc đại tiện. – Đau bụng trên rốn. Ngay trên rốn ở vùng trên-giữa của bụng là vùng thượng vị. Đây là nơi bạn có thể có cảm giác đau liên quan tới a-xít dạ dày. Đau kéo dài ở vùng này có thể báo hiệu rối loạn tá tràng, tụy hoặc túi mật. – Đau bụng dưới rốn. Đau dưới rốn và lan sang bên có thể báo hiệu rối loạn đại tràng. Với phụ nữ, nguyên nhân hay gặp của đau vùng này là viêm đường tiết niệu và viêm tiểu khung. – Đau bụng trên bên trái. Ít khi đau vùng này. Khi bị đau, có thể là rối loạn đại tràng, dạ dày hoặc tụy. – Đau bụng trên bên phải. Đau dữ dội bụng trên bên phải thường liên quan tới viêm túi mật. Đau có thể lan ra giữa bụng và xuyên ra sau lưng. Đôi khi, viêm tụy hoặc tá tràng cũng có thể đau vùng này. – Đau bụng dưới bên trái. Đau ở đây thường là rối loạn đại tràng xuống, nơi phân được thải ra. Các rối loạn có thể gồm viêm túi thừa hoặc viêm đại tràng – bệnh Crohn hoặc viêm loét tá tràng. – Đau bụng dưới bên phải. Viêm đại tràng có thể gây đau bụng dưới bên phải. Một nguyên nhân khác có thể và có lẽ nặng hơn là viêm ruột thừa. – Đau di chuyển. Một trong những đặc điểm bất thường của đau bụng là khả năng di chuyển dọc theo đường dẫn truyền thần kinh sâu và đau ở các vị trí xa nơi gây bệnh. Thí dụ: đau do viêm túi mật có thể lan lên ngực và dọc vai phải. Đau do rối […]
Đọc toàn bài →Với những ai nuôi con bằng sữa mẹ, chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất là rất quan trọng nếu muốn duy trì nguồn sữa dồi dào cho con. Mách mẹ 9 loại thức uống giúp lợi sữa cực kỳ hiệu quả. Đừng bỏ qua mẹ nhé! Những nguyên nhân gây ít sữa thường gặp Mẹ mắc bệnh mãn tính, cấp tính, hoặc bị phẫu thuật lấy thai… khiến cho sức khoẻ suy yếu Mẹ phải dùng các thuốc gây mất sữa như kháng sinh, aspirin … Bé mắc bệnh hay mẹ bị bệnh nên bé không thể bú trong một thời gian khiến lượng sữa tạo ra bị giảm đi. Phương pháp khoa học giúp mẹ có nhiều sữa cho con bú sau khi sinh 1. Sinh con tự nhiên Việc sinh mổ cần dùng nhiều thuốc kháng sinh để tránh nhiễm trùng vết mổ nên sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa sau khi sinh. Còn khi sinh thường, hàm lượng oxytocin và prolactin được tối ưu hóa, kích thích sữa về nhanh và nhiều hơn. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh cũng chịu ít nhiều tác động của các loại thuốc nói trên, ảnh hưởng đến khả năng bú mẹ của bé. 2. Cho con bú ngay sau khi sinh Sinh thường được coi là bước khởi đầu thuận lợi trong việc nuôi con bằng sữa mẹ nhưng như thế không có nghĩa là những mẹ sinh mổ sẽ không thể cho con bú thành công. Dù sinh thường hay sinh mổ, mẹ đều nên cố gắng cho con bú trong vòng một giờ sau sinh để tận dụng được nguồn sữa non quý giá, đồng thời có những cử chỉ âu yếm, gần gũi với con càng nhiều càng tốt. Ở bên con và cho con bú bất cứ khi nào bé muốn sẽ tạo nên phản xạ tích cực cho cơ chế sản xuất sữa của mẹ. 3. Tích cực cho con bú Sữa mẹ được sản xuất theo nguyên lý cung – cầu. Mẹ càng cho con bú thường xuyên thì sữa càng tiết ra nhiều. Thế nên, mẹ cứ thoải mái cho bú khi con đòi bú mà không nhất thiết phải tuân theo một “thời gian biểu” cho bú nào cả nhé. Cho bé bú theo nhu cầu, bất cứ khi nào bé đói và đòi bú, không nhất thiết theo giờ giấc như sai lầm của một số bà mẹ. Không giới hạn thời gian của mỗi bữa bú, để bé bú đến khi nào tự ngưng thì thôi. Chờ cho bé bú hết sữa một bên vú rồi mới tiếp tục cho bú vú còn lại, làm như thế cả hai vú đều được kích thích tạo sữa cân bằng. Điều quan trọng nhất là cho bé ngậm bắt vú đúng cách: sau đây là các dấu hiệu nhận biết, bạn có thể kiểm tra lúc cho bé bú nhé! Toàn thân bé hướng […]
Đọc toàn bài →