THẾ NÀO LÀ BỆNH ĐỘNG KINH?
Cơn động kinh tùy từng loại, có các biểu hiện như co giật một phần cơ thể, thị giác bất thường, cảm giác lo lắng, khó chịu ở vùng dạ dày hoặc chóng mặt, lú lẫn, co giật, nhìn chằm chằm và mắt có thể cuộn lên trên…
Theo một thống kê gần đây, mỗi người có 10% nguy cơ bị một cơn động kinh trong cuộc đời. Các cơn động kinh do sốt ảnh hưởng khoảng 5% trẻ dưới 5 tuổi. Động kinh không do sốt ảnh hưởng 4-8% dân số ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Tỷ lệ động kinh khoảng 0,4-0,8% dân số.
Trò chuyện với thầy thuốc tại Trung tâm truyền thông Giáo dục sức khỏe TP HCM mới đây, tiến sĩ Lê Văn Tuấn, Đại học Y Dược TP HCM cho biết, cơn động kinh được định nghĩa là tình trạng bệnh lý ở não, đặc trưng bởi sự phóng lực quá mức, đồng bộ và tạm thời của một nhóm các nơron trong não, có những triệu chứng tương ứng với vùng não bị kích thích.
Động kinh được đặc trưng bởi các cơn động kinh tái phát. Thông thường một bệnh nhân được chẩn đoán là động kinh khi có ít nhất hai cơn động kinh, nếu chỉ có một cơn duy nhất thì chưa gọi là động kinh.
Theo bác sĩ Tuấn, động kinh không phải là một bệnh tâm thần. Một số tình trạng nội khoa khác có thể gây ra các cơn động kinh như co giật do sốt, do ngưng thuốc, do ngộ độc, do phản ứng dị ứng, do nhiễm trùng, do rối loạn điện giải, đường huyết… Tuy nhiên những tình trạng này không được xem là động kinh. Thỉnh thoảng cơn động kinh không được chú ý hay có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác như đột quỵ hay đau đầu migraine (đau nửa đầu).
Động kinh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nhiều người bị động kinh ở tuổi nhỏ và đến tuổi trưởng thành có khuynh hướng giảm về cường độ và số lần xuất hiện cơn động kinh. Tỷ lệ động kinh cũng tăng ở người lớn tuổi. Vài nghiên cứu cho thấy người sau 60 tuổi mới bị động kinh chiếm tỷ lệ khoảng 25%. Động kinh có thể dẫn đến hội chứng tử vong đột ngột không dự đoán trước. Hội chứng thường gặp ở người 20-40 tuổi, bị động kinh trên một năm.
TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT TRẺ BỊ ĐỘNG KINH
Các thể động kinh
Các bác sĩ cho biết, bệnh động kinh ở trẻ em có nhiều dạng với những biến chứng khác nhau. Tuy nhiên, ở nước ta bệnh động kinh ở trẻ em thường gặp có ba dạng bao gồm: Động kinh toàn thân, động kinh cục bộ và động kinh kịch phát Rolando.
Động kinh toàn thân
Là dạng phổ biến thường gặp ở nhiều trẻ em hiện nay. Bệnh được chia làm 3 giai đoạn phát triển:
Giai đoạn trương lực: Là giai đoạn mới phát bệnh, bệnh nhân có biểu hiện như: tự nhiên bị ngất đột ngột, chân tay co cứng lại, không thở được, da xanh tái, hai răng nghiến chặt vào nhau, mắt trợn ngược thường kéo dài khoảng 30 giây.
Giai đoạn giật rung: Ở giai đoạn này toàn thân trẻ sẽ bị rung bởi những cơn co giật mạnh, kèm theo lưỡi bị thụt vào thụt ra theo từng cơn co giật, hai răng cắn chặt vào nhau gây chảy máu ở lưỡi hoặc ở miệng. Ngoài ra, các cơ ở mặt cũng bị rung giật theo, gây méo mặt, trẻ sẽ bị sùi bọt mép. Mặt khác, nhiều trẻ không kiểm soát được tiểu tiện, có thể tè ra quần trong các cơn co giật. Giai đoạn này, thường kéo dài 3 phút, sau đó trẻ chuyển sang hôn mê và mềm nhũn người ra.
Lưu ý: Ở giai đoạn này, để tránh trẻ cắt đứt lưỡi khi con có biểu hiện trên ba mẹ cần dùng vật cứng cạy miệng giữ cho hai răng không nghiến chặt vào nhau, để tránh nguy hiểm đến tính mạng của con.
Giai đoạn hôn mê: Là giai đoạn cuối của dạng động kinh toàn thân. Ở giai đoạn này trẻ sẽ có những biểu hiện như sau: toàn thân mềm nhũn, nằm yên một chỗ, thở khò khè, trẻ sẽ rơi vào trạng thái hôn mê bất tỉnh kèm da xanh tái. Thường kéo dài trong vòng 15 phút, cho tới 1 giờ đồng hồ. Sau đó, trẻ sẽ tỉnh lại, cơ thể mệt mỏi, mất sức và không còn nhớ chuyện gì đã xảy ra với mình.
Động kinh cục bộ
Là dạng động kinh chỉ xảy ra ở một bộ phận nào đó trên cơ thể, có thể là phần bên dưới, trên, trái hoặc bên phải của cơ thể. Trẻ sẽ có những biểu hiện tương tự như động kinh toàn thân nhưng nó chỉ diễn ra ở một bộ phận nào đó mà thôi.
Bệnh nhân bị động kinh cục bộ đa phần không có hiện tượng bị ngất xỉu và hôn mê, một nửa bị co giật nhưng nửa kia vẫn khỏe mạnh. Có những trường hợp động kinh cục bộ lan ra toàn thân thì triệu chứng vẫn tương tự như cơn động kinh toàn thân.
Động kinh kịch phát Rolando
Là sự kết hợp giữa động kinh toàn thân và động kinh cục bộ. Trẻ sẽ có biểu hiện có lúc là động kinh toàn thân, có lúc lại chỉ xảy ra ở một bộ phận nào đó trên cơ thể. Thể động kinh Ronaldo thông thường chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ và chỉ diễn ra khi trẻ đang ngủ.
Nguyên nhân phát bệnh
– Do não trẻ bị tổn thương bởi các yếu tố sau:
+ Do khó sinh: Trong quá trình chuyển dạ, người mẹ gặp khó khăn trong việc đẩy em bé ra ngoài. Vì thế, các bác sĩ phải can thiệp bằng cách dùng kẹp lôi ra hoặc giác hút. Hơn nữa những trẻ sinh khó, thường lâu ra ngoài khi nước ối đã vỡ nên dễ bị ngạt thở, dẫn đến thiếu oxy lên não, làm tổn thương não. Nếu không được chữa trị kịp thời, trẻ sẽ dễ bị động kinh về sau.
+ Do trẻ bị các bệnh viêm não và viêm màng não: Khi trẻ bị các chứng bệnh này nếu không điều trị sớm sẽ để lại di chứng giống như vết sẹo, nếu để lâu ngày sẽ gây nên bệnh động kinh ở trẻ.
+ Do trẻ bị va đập hoặc chấn thương ở đầu: Trẻ bị ngã đập đầu, hoặc bị tai nạn xe, các vật cứng đập vào đầu sẽ làm tổn thương đến não bộ. Đây là nguyên nhân chính, thường gặp của bệnh động kinh ở trẻ em.
+ Trẻ bị u não: U não càng phát triển lớn, sẽ chèn lên các dây thần kinh, làm tê liệt hệ thống dây thần kinh và gây ra bệnh động kinh ở trẻ.
+ Do yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có ông bà, hoặc cha mẹ bị bệnh động kinh thì nguy cơ trẻ bị động kinh là rất cao. Tuy nhiên điều này rất khó phát hiện bằng mắt thường mà phải thông qua điện não đồ mới có thể xác định cụ thể.
Cách chăm sóc và phòng chống tai nạn cho trẻ bị động kinh
Bệnh động kinh được y học xác định là bệnh rất nguy hiểm, có thể để lại nhiều di chứng hoặc thậm chí gây tử vong cho trẻ. Do vậy, việc chăm sóc trẻ bị động kinh và phòng tránh các tai nạn khi trẻ bị động kinh là điều hết sức quan trọng mà các bậc phụ huynh cần hết sức cẩn thận và lưu tâm.
Mặc dù được cảnh báo là nguy hiểm nhưng bệnh động kinh hoàn toàn có thể chữa khỏi, cần điều trị trong thời gian dài, bệnh sẽ giảm dần mà không cần dùng thuốc. Điều này đòi hỏi người bệnh và gia đình phải kiên nhẫn và cần sự hợp tác chặt chẽ giữa gia đình và bác sĩ.
Tư vấn của các bác sĩ về cách xử trí khi trẻ bị động kinh, co giật
Bệnh có thể xuất phát từ vô căn hoặc cũng có thể do các yếu tố khác như: u não, dị dạng mạch máu não, chậm phát triển, trẻ sinh non, tổn thương khi sinh, gia đình có người bị động kinh, chấn thương đầu, từng nhiễm trùng hệ thần kinh.
Cần phân biệt co giật do động kinh với co giật do những nguyên nhân khác, như sốt gây co giật, co giật kèm sốt do nhiễm trùng hệ thần kinh vì viêm não, viêm màng não; co giật do thiếu ôxy não, thiếu máu não, rối loạn chuyển hóa hoặc nhiễm độc. Trong các trường hợp này, cơn co giật thường dưới 5 phút, sau đó bé hoàn toàn tỉnh táo và không bị yếu liệt bộ phận nào trong cơ thể.
Để xác định bé co giật có phải do động kinh hay không, phụ huynh có thể đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán bằng điện não đồ, chẩn đoán hình ảnh.
Theo bác sĩ Vân, trẻ mắc bệnh thường ngất trong giây lát kèm theo giật cơ. Các bộ phận thường co giật là tay, đầu, cổ. Một số bé đang cầm đồ vật thì đánh rơi trong vô thức, đầu gật nhẹ, ngón tay máy liên tục. Cũng có khi bé la hét, ói mửa hoặc tím tái thoáng qua. “Nếu người lớn không biết cách xử trí, người lớn có thể gây hại cho bệnh nhi”, bác sĩ Vân nói.
Theo bác sĩ Vân, những điều cần tránh là thái độ hốt hoảng quá mức; tránh tụ tập quá đông quanh bé; không được cố đè để kiềm chế cơn co giật; không vắt chanh vào miệng, cạo gió, cạy răng hoặc chèn muỗng đũa vào miệng trẻ.
Khi bé bị lên cơn co giật, điều cần làm là đặt bé nằm ở nơi rộng rãi, đầu hơi nghiêng sang một bên. Bệnh nhi cũng cần được nới lỏng quần áo, khăn quàng cổ, tránh va đập cơ thể vào vật cứng.
Sau khi cơn động kinh kết thúc, cha mehãy để trẻ nghỉ ngơi đồng thời kiểm tra và chữa trị các chấn thương nếu có. Không nên cho trẻ ăn hoặc uống bất cứ thứ gì cho đến khi trẻ hoàn toàn tỉnh táo.
Phụ huynh cũng cần ghi nhận đặc điểm của cơn co giật như thời gian co giật, kiểu co giật, biểu hiện của bé trong và sau cơn co giật. Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ co giật trên 10 phút, bệnh nhân không tỉnh, rối loạn nhịp thở.
Ngoài ra, các bâc cha mẹ cần ghi lại nhật ký về diễn biến của tất cả cơn động kinh cũng như các vấn đề có thể gây ra các cơn động kinh ở trẻ như: tình trạng thiếu ngủ, sốt cao, bệnh tật và căng thẳng …
Theo Tiến sĩ Adam Hartman, một chuyên gia thần kinh và động kinh nhi khoa tại Trung tâm Trẻ em Johns Hopkins ở Baltimore (Mỹ) cho biết, tất cả cơn động kinh xảy ra lần đầu tiên ở trẻ đòi hỏi phải được giám định y khoa và chăm sóc y tế khẩn cấp.
Trong các lần động kinh sau, các bậc cha mẹ không cần chăm sóc y tế khẩn cấp cho trẻ, ngoại trừ các trường hợp:
-Cơn động kinh kéo dài hơn năm phút.
-Cơn động kinh diễn biến một cách khác thường so với cơn động kinh trước.
-Một chuỗi cơn động kinh xảy ra liên tục cùng lúc; trẻ hôn mê vài phút sau cơn động kinh.
-Sau cơn động kinh môi và da trẻ trở nên xanh tái do thiếu oxy.
Theo Tiến sĩ – bác sĩ Lê Văn Tuấn, Phó bộ môn Thần Kinh – ĐH Y dược TP HCM, trẻ bị động kinh cũng có thể có cuộc sống bình thường như trẻ khác. Điểm khác là do cơn động kinh xảy ra đột ngột nên phụ huynh cần phải có những biện pháp bảo vệ cần thiết dưới đây.
“Nếu cơn động kinh kéo dài 5 phút hay hơn, hay có nhiều cơn động kinh và bệnh nhân không hồi phục đầy đủ giữa các cơn động kinh thì cần phải được xử trí cấp cứu ngay nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân hay để lại di chứng lâu dài”, bác sĩ Tuấn nhấn mạnh.
Sau cơn động kinh thì người bệnh có thể hồi phục lại ngay hay có thể cảm thấy mệt mỏi, lú lẫn hay rối loạn định hướng mà kéo dài vài phút, vài giờ hay thậm chí vài ngày sau đó bệnh nhân từ từ tỉnh lại.
Theo bác sĩ Tuấn hiện nay phương pháp điều trị chủ yếu là dùng thuốc. Có nhiều loại thuốc chống động kinh và việc chọn lựa thuốc tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loại cơn động kinh, nguyên nhân, tuổi, giới tính, tình trạng bệnh lý đi kèm…người bệnh không nên tự đi mua thuốc và việc chọn lựa loại thuốc, liều dùng và cách dùng sẽ do bác sĩ chỉ định. Khi dùng thuốc thì 50% bệnh nhân sẽ không còn cơn động kinh, 30% còn cơn nhưng giảm về cường độ và số lần xuất hiện, 20% không đáp ứng với thuốc. Nếu việc chọn lựa thuốc không thích hợp thì tỉ lệ không đáp ứng sẽ cao hơn.
Ngoài ra, có thể dùng phương pháp chế độ ăn sinh ceton, ăn theo thực đơn chọn sẵn với nhiều mỡ, ít chất bột và đạm. Phương pháp này thường được áp dụng ở trẻ em 1-8 tuổi.
Phương pháp bảo vệ khi bé bị động kinh
Ở nhà: Mài bằng các cạnh nhọn của vật dụng trong nhà. Che chắn trước nơi có lửa, nước sôi. Tạo không gian thông thoáng. Nên ở cạnh khi trẻ tắm, bé lớn vẫn không nên cho tắm khi không có người lớn ở nhà. Không nên thiết kế cửa phòng tắm có chốt khóa bên trong. Trong phòng ngủ nên dùng gối an toàn tránh ngạt thở; tránh dùng giường tầng; nên cho trẻ ngủ giường thấp hoặc dưới sàn.
Ở trường: Thông báo cho thầy cô, bảo mẫu, y tế trường và tài xế biết bé có bệnh động kinh để tiện xử trí ban đầu và giúp các bé khác hiểu tình trạng bệnh của bạn để tránh kỳ thị. Trao đổi với y tế trường về những loại thuốc bé đang dùng.
Ở nơi công cộng: Luôn đội mũ bảo hiểm cho trẻ. Nên hỏi ý kiến của bác sĩ về khả năng có cho bé tự đi xe hay không. Khi đưa bé đến hồ bơi cần mang áo phao và giám sát liên tục. Không để bé đứng một mình ở những vị trí cao.
Bệnh động kinh cần được điều trị bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu điều trị sớm, trẻ có cơn động kinh có thể hồi phục sau thời gian dùng thuốc. Việc làm này giảm khả năng sa sút trí tuệ của các bé.
Xem thêm: Các loại thuốc điều trị bệnh động kinh và cách sử dụng
Trẻ bị động kinh phải điều trị lâu dài
Trẻ em bị động kinh phải được thày thuốc các chuyên khoa nhi, thần kinh và tâm thần điều trị, theo dõi ngoại trú trong khoảng 2-3 năm. Không nên ngừng điều trị khi thấy trẻ có vẻ đã hết cơn giật.
Động kinh là một bệnh của não do sự phóng điện đột ngột quá mức của các tế bào thần kinh. Biểu hiện là co giật cục bộ hoặc toàn thể từng cơn, thời gian ngắn vài giây đến vài phút; cơn có tính định hình, tái diễn.
Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở người lớn thường là do chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não, kén sán não, nhiễm khuẩn và động kinh nguyên phát. Ở trẻ nhỏ, động kinh có thể do đẻ ngạt, đẻ có chỉ huy, chấn thương sản khoa, sau nhiều lần sốt cao co giật, sau viêm màng não mủ, sau chảy máu nội sọ, sau chấn thương sọ não hoặc bệnh não bẩm sinh, bệnh có tính di truyền. Có gần 50% các trường hợp không rõ nguyên nhân.
Trẻ em bị động kinh phải được chẩn đoán, điều trị, theo dõi ngoại trú lâu dài trong 2-3 năm. Bệnh thường được biểu hiện: co giật tay chân, run giật nửa người hay cả hai tay, hai chân, mắt nhìn ngược, giật mắt rồi giật tay chân; cơn lặng người (vắng ý thức) hay đột nhiên trẻ mềm nhũn hoặc tím ngắt. Các cơn co giật kéo dài vài chục giây đến một phút và được lặp lại ở các ngày khác.
Khi trẻ lên cơn co giật, phải đặt trẻ nằm nghiêng sang bên phải để nếu trẻ nôn thì chất nôn dễ chảy ra khỏi miệng, tránh bị sặc. Ở tư thế này, người trông coi dễ dàng móc nước bọt, chất nôn khi trẻ co giật kéo dài. Cởi bỏ khăn quấn cổ, cúc áo cổ để trẻ dễ thở. Nhanh chóng đặt khăn mặt hoặc vật nhựa mềm giữa hai hàm răng để trẻ không cắn vào lưỡi.
Không nên giữ chặt khi trẻ đang lên cơn co giật, mà lúc này phải quan sát xem trẻ giật như thế nào, bắt đầu từ đâu, run giật cơ nào hay hai bàn tay nắm chặt, co cứng hay ưỡn cứng.
Gia đình cần cung cấp những thông tin chi tiết về cơn co giật để bác sĩ phân loại được cơn động kinh thì mới chọn được thuốc kháng động kinh thích hợp. Vì trong trường hợp bác sĩ chưa chứng kiến được cơn co giật thì chỉ có thể căn cứ vào sự mô tả lại diễn biến của cơn động kinh và kết quả điện não đồ để kê đơn thuốc.
Cần cặp nhiệt độ, nếu trẻ có sốt thì cần cho uống thuốc hạ sốt, chườm mát vào trán và bẹn.
Tốt nhất gia đình nên ghi nhật ký hằng ngày về thời gian xảy ra các cơn co giật, kiểu giật, thời gian cơn giật kéo dài.
Về thuốc, cho trẻ uống thuốc theo đơn chỉ dẫn của bác sĩ, thường là các thuốc chống co giật, uống 2-3 lần/ngày (sáng, trưa, tối). Phải cho trẻ uống thuốc đều đặn, liên tục không nghỉ buổi nào để duy trì thường xuyên nồng độ thuốc trong cơ thể.Nếu trẻ có bệnh động kinh bị ốm, thì ngoài thuốc để điều trị bệnh đó, vẫn phải cho trẻ uống thuốc chống co giật. Tuy nhiên, gia đình phải báo cho bác sĩ khám bệnh về thuốc trẻ đang uống để tránh tương tác thuốc.
Liều thuốc phải dùng bắt đầu từ liều thấp sau tăng dần. Khi mới uống thuốc, có thể trẻ vẫn lên cơn co giật. Nếu cơn co giật không giảm, nên đưa trẻ đến bác sĩ khám thường xuyên hơn để có hướng tăng liều thuốc hoặc cho trẻ nhập viện để cắt cơn co giật.
Khi cho trẻ uống thuốc, phải theo dõi để phát hiện các tác dụng phụ của thuốc (như ngủ nhiều, tiêu chảy, nổi mẩn trên da, buồn nôn…); không tự ý ngưng thuốc. Có nhiều gia đình thấy con không bị giật nữa đã chủ động ngưng thuốc. Nhưng sau một thời gian, thậm chí vài năm, trẻ lại xuất hiện cơn co giật. Kể cả liều thuốc cũng không nên tự giảm. Việc giảm liều phải do bác sĩ quyết định khi trẻ đã điều trị được một năm kể từ khi không còn cơn co giật nào, với kết quả điện não đồ ổn định. Việc giảm liều thuốc phải tiến hành từ từ, cứ 3 tháng một lần.
Trẻ đang uống thuốc chống co giật nếu không thấy co giật nữa thì có thể tiếp tục đến lớp, song phải thông báo cho thầy cô giáo của cháu biết để nếu trẻ có lên cơn ở lớp, thì thầy cô, bạn bè biết cách xử lý.
Về ăn uống, chăm sóc, cần cho trẻ ăn đủ chất, đặc biệt đối với trẻ dưới một tuổi. Từ tháng thứ 6, ngoài sữa mẹ, phải cho trẻ ăn bổ sung. Cần chia đều các bữa ăn vì não ở những trẻ này rất cần chất đạm, béo, đường… Luôn chú ý tránh các stress, căng thẳng thần kinh do học tập liên miên. Không nên quát mắng, đánh đập, dọa nạt làm trẻ sợ, rơi vào tình trạng bị ức chế. Nên luôn nhẹ nhàng, âu yếm trẻ.
Mỗi ngày trẻ bị động kinh phải được ngủ 8-10 tiếng. Không nên cho trẻ thức khuya xem vô tuyến, hoặc chơi trò chơi điện tử. Không nên đánh thức, bắt trẻ dậy đột ngột khi đang ngủ. Không nên kể về bệnh tật của trẻ cho người khác nghe trước mặt trẻ vì sẽ tạo cho trẻ ấn tượng bị bệnh, dễ dẫn đến tự ti, có thể tạo ra những hành động bất thường giả bệnh. BS Nguyễn Chiến Thắng tư vấn.
Cách chăm sóc trẻ bị bệnh động kinh
Trẻ bị động kinh cần được động viên, khích lệ
Bệnh động kinh xuất phát từ hiện tượng rối loạn đột ngột trong hoạt động của vỏ não, biểu hiện bằng các triệu chứng vận động, cảm giác hoặc hành vi… Sự ức chế hay hưng phấn quá mức là nguyên nhân thúc đẩy cơn động kinh tái phát.
Như vậy, một trong những yếu tố giúp trẻ khỏi bệnh là giữ được trạng thái thoải mái, vui vẻ, góp phần giảm tần suất các cơn động kinh. Vì thế, điều quan trọng là ba mẹ, bạn bè, người thân cần dành cho trẻ tình yêu thương, sự quan tâm của gia đình, tránh gây ra các ức chế, hay sự hưng phấn quá mức.
Bên cạnh đó, trẻ cũng cần sự thông cảm của bạn bè và những người xung quanh… để không cảm thấy mặc cảm mình bị bệnh.
Đảm bảo ăn uống và sinh hoạt điều độ
Bên cạnh tạo tâm lý thoải mái thì chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng đóng vai trò quan trọng để hạn chế các cơn động kinh tái phát. Ba mẹ nên cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, các thức ăn lành tính, hạn chế các chất kích thích như cay, nóng, đồ uống có men.
Ngoài ra, trẻ cần được hướng dẫn đi ngủ đúng giờ, đủ giấc và duy trì những bài tập có động tác nhẹ nhàng, đều đặn hàng ngày, tránh tập những động tác gây mất nhiều sức và mệt mỏi.
Giám sát để giảm thiểu tránh tai nạn
Nhiều trẻ bị động kinh xảy ra các tai nạn đáng thương như đuối nước, tai nạn xe, ngã chấn thương, cắn vào lưỡi… khi lên cơn. Hầu hết các bệnh nhân này đều thiếu sự giám sát, chăm sóc sát sao của người thân.
Với trẻ bị động kinh, gia đình nên hạn chế cho trẻ đi, chơi một mình tại các nơi có khả năng nguy hiểm như bờ hồ, sông suối, cũng không để trẻ đi xe một mình, trèo cây, chơi các trò tốc độ cao…
Sử dụng thuốc và sản phẩm hỗ trợ
Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ, bệnh động kinh có thể giảm được cơn co giật và có khả năng khỏi tương đối cao. Điều quan trọng trong điều trị là cần uống thuốc thường xuyên, đúng liều.
Trẻ nên được dùng các sản phẩm có tác dụng bảo vệ não, ổn định điện thế tế bào não, ức chế sự hưng phấn của thần kinh trung ương, ổn định dẫn truyền thần kinh cũng như giúp hồi phục tổn thương sau mỗi lần lên cơn động kinh.
Bài viết trên đây tổng hợp tất cả những thông tin mà ba mẹ cần biết về bệnh động kinh ở trẻ nhỏ. Hy vọng, ba mẹ sẽ biết cách chăm sóc con em mình đúng cách và hiệu quả nhất.