Trẻ bị tay chân miệng bùng phát vào hè Nguyên nhân, điều trị, chăm sóc tại nhà

Trẻ bị tay chân miệng hiện đã trở thành nỗi lo thường trực của những ai có con nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 5 tuổi trở xuống. Đây cũng là độ tuổi trẻ tập trung ở các nhà trẻ, mẫu giáo khiến căn bệnh có điều kiện lây lan mạnh. Ước tính, cứ một trẻ bị tay chân miệng có biến chứng nặng thì đã lây truyền cho khoảng 400 trẻ ngoài cộng đồng. Vậy ba mẹ đã trang bị cho mình đầy đủ hiểu biết về bệnh tay chân miệng để phòng tránh và chăm sóc trẻ bị bệnh hay chưa, mời các bạn theo dõi bài viết sau.

Xem thêm các bệnh dịch thường bùng phát vào mùa hè

THẾ NÀO LÀ BỆNH TAY – CHÂN – MIỆNG?

Bệnh tay, chân và miệng (TCM) không phải là bệnh mới xuất hiện, trong tài liệu y khoa đã nói đến từ lâu. Tuy nhiên, đa số bác sĩ và người dân đều không biết đến bệnh này vì trước đây bệnh chủ yếu là do tác nhân coxsakie rất lành tính. Gần đây trên thế giới đã phát hiện thêm một tác nhân mới rất nguy hiểm cũng gây ra bệnh là enterovirus 71. Tác nhân này nguy hiểm vì nó có thể gây biến chứng não và tim, gây tử vong cao và rất nhanh.

Bệnh chỉ xảy ra vào thời điểm chuyển mùa

Bệnh xảy ra cả năm. Tuy nhiên theo các chuyên gia y tế, hàng năm bệnh này ở miền Nam thường bùng phát vào 2 thời điểm: Từ tháng 4 đến tháng 6 và từ tháng 10 đến tháng 12, nhất là ở những nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém.

Nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh tay – chân – miệng?

Bệnh Tay – Chân – Miệng do một nhóm virus thuộc nhóm Enterovirus gây nên. Tác nhân thường gặp nhất là Coxsackievirus A16, đôi khi do Enterovirus 71 và các virus ruột khác. Theo các chuyên gia, A16 ít gây biến chứng thần kinh và có thể tự hết trong vài ngày, còn EV 71 là loại nguy hiểm dễ gây các biến chứng thần kinh và tim mạch khiến trẻ tử vong. Nhóm virus ruột bao gồm các phân nhóm virus Poliovirus, coxsackievirus, Echovirus và một số enterovirus khác không xếp vào phân nhóm nào.

Đầu tiên vi rút lan đến mô trong miệng, gần amiđan, và xuống hệ tiêu hóa. Sau đó vi rút có thể lan tới các hạch bạch huyết lân cận và qua máu đi khắp cơ thể. Hệ miễn dịch sẽ chống trả lại vi rút để ngăn nó lan tới những cơ quan trọng yếu, như não.

Bệnh lây lan như thế nào?

Các vi rút gây bệnh tay chân miệng có thể lây theo 2 cách:

– Qua những giọt dịch tiết từ đường hô hấp – gần giống đường lây của cảm cúm

– Qua các bề mặt nhiễm bẩn hoặc chất thải (phân)

Thông thường bệnh lây lan do tay bị dính vi rút từ những đồ vật nhiễm bẩn, sau đó đưa tay lên gần miệng hoặc mũi. Bệnh cũng có thể lây do hít phải vi rút qua những giọt lơ lửng trong không khí.

Vi rút sẽ không lây lan theo cách này một khi người bệnh đã hết triệu chứng.

Tuy nhiên, vi rút cũng có thể có mặt với số lượng lớn ở trong phân của người nhiễm, và có thể tồn tại ở đó trong tới 4 tuần sau khi các triệu chứng đã hết.

Bệnh tay chân miệng cũng sẽ bị lây nếu tiếp xúc với dịch từ các nốt mụn nước hoặc nước bọt của người bệnh.

Phát hiện sớm bệnh tay chân miệng

Thời gian ủ bệnh được tính từ 3-7 ngày.

Giai đoạn đầu tiên của bệnh kéo dài từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày. Một đến hai ngày sau khi xuất hiện sốt trẻ bắt đầu đau miệng.

Sau đó bệnh chuyển sang giai đoạn hai là giại toàn phát: Giai đoạn này có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh như loét miệng. Khám họng trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước và thường tiến triển đến loét. Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má. .

Ban da xuất hiện trong vòng 1 đến 2 ngày với các tổn thương phẳng trên da hoặc có thể gồ lên, máu đỏ và một số hình thành bọng nước. Ban này không ngứa và thường khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Như vậy ban điển hình thường xuất hiện ở các vị trí tay, chân và miệng nên bệnh có tên bệnh tay – chân – miệng. Tuy nhiên, ban có thể xuất hiện ở mông. Một số trường hợp, ban chỉ xuất hiện ở miệng mà không thấy ở các vị trí khác.

Tuy nhiên, nếu trẻ sốt hơn 39 độ C và có những triệu chứng khác như bứt rứt, khó ngủ, quấy khóc hoặc ngủ li bì, thỉnh thoảng giật mình và giơ hai tay lên thì nên nghĩ đến tình trạng biến chứng ở trẻ và cần đưa đến bệnh viện kịp thời. Nếu để trễ từ 6 đến 12 tiếng, bệnh có thể trở nặng, trẻ lừ đừ, run chi, trợn mắt, rung giật cơ, tim nhanh, mạch nhanh, thở nhanh và có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong. Đặc biệt một số biến chứng nguy hiểm thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh như biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp với những trẻ sốt cao và nôn nhiều.

Phát hiện bệnh sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời thì trẻ dù có biến chứng nặng cũng có thể cứu được. Và điều may mắn nhất đến nay là khi được cứu, trẻ bị tay chân miệng không có di chứng nặng nề nào cho sự phát triển về sau.

Phân biệt bệnh tay chân miệng với các bệnh khác

phan-do-lam-sang-benh-tay-chan-mieng-o-tre-em-6

Nhiều vi rút có thể gây các nốt đỏ và loét trong miệng – chứ không chỉ riêng những vi rút gây bệnh tay chân miệng.

 Tuy nhiên, bác sĩ có thể phân biệt bệnh tay chân miệng với các nhiễm vi rút khác bằng:

– Tuổi của người bệnh – bệnh tay chân miệng hay gặp nhất ở trẻ dưới 10 tuổi

– Mô hình triệu chứng – các triệu chứng bắt đầu bằng sốt cao và đau họng; sau đó các vết loét phát triển trong miệng của trẻ, tiếp theo là các nốt phát ban ở bàn tay và bàn chân

– Biểu hiện của các nốt – những nốt này nhỏ hơn nốt thủy đậu và thường có màu sắc, kích thước và hình dạng khác biệt

Có thể khẳng định (hoặc loại trừ) bệnh tay chân miệng bằng cách dùng tăm bông quệt vùng da, họng hoặc trực tràng của người bệnh và mang xét nghiệm. Đối với trẻ em có thể dùng mẫu phân.

Xem thêm: Dấu hiệu phân biệt sởi và các bệnh phát ban khác

Các biến chứng có thể xảy ra ở trẻ bị bệnh tay, chân, miệng

Bệnh tay chân miệng thường nhẹ và tự khỏi mà không cần điều trị. Biến chứng thường hiếm gặp, nhưng có thể gồm:

1. Mất nước: Những nốt loét trong họng và miệng có thể gây khó uống và khó nuốt, dẫn đến mất nước. Điều quan trọng là trẻ phải được uống đủ nước. Khuyến khích trẻ uống nước và sữa thay vì những loại đồ uống có tính a xít như nước trái cây. Có thể sẽ dễ hơn nếu khuyến khích trẻ uống từng ít một nhiều lần thay vì cố uống thật nhiều một lúc.

Hãy liên hệ với bác sĩ nếu trẻ không thể hoặc không muốn uống bất kỳ loại đồ uống nào, hoặc nếu trẻ có những dấu hiệu mất nước, bao gồm::

– Da khô, nhăn, khi véo da chỗ véo lâu hết.

– Không thể đi tiểu, hoặc không có nước tiểu trong 8 giờ

– Quấy khóc

– Mắt trũng

– Trẻ có vẻ mệt mỏi và lờ đờ bất thường

– Thóp trũng (ở trẻ nhỏ)

Những trường hợp mất nước nhẹ có thể điều trị bằng dung dịch bù nước đường uống, có bán sẵn tại phần lớn các hiệu thuốc. Những trường hợp nặng hơn có thể cần điều trị trong bệnh viện.

2. Bội nhiễm: Cũng có nguy cơ các nốt trên da bị nhiễm trùng, nhất là nếu những nốt này bị trầy xước.

Các triệu chứng của nhiễm trùng da gồm:

– Đau, đỏ, sưng và cảm giác nóng ở chỗ nhiễm trùng

– Da rỉ nước hoặc có mủ

Hãy cho trẻ đi khám nếu nghi ngờ bị bội nhiễm ở da, vì trẻ có thể cần điều trị bằng kháng sinh bôi hoặc uống.

3. Viêm màng não do vi rút

theo doi dau hieu giat minh o tre bi tay chan mieng de tranh bien chung

Trong một số hiếm trường hợp, bệnh tay chân miệng có thể dẫn đến viêm màng não do vi rút. Viêm màng não vi rút ít nặng nề hơn viêm màng não vi khuẩn và không gây đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe. Phần lớn các trẻ sẽ phục hồi hoàn toàn trong vòng 2 tuần.

Các triệu chứng thông thường của biến chứng viêm màng não do virus gây ra từ bệnh tay chân miệng bao gồm:

– Sốt cao 38°C hoặc hơn

– Li bì

– Đau đầu

– Cứng gáy

– Sợ ánh sáng

Không có cách điều trị đặc hiệu cho viêm màng não vi rút ngoài việc dùng thuốc giảm đau để giảm triệu chứng.

4. Viêm não

Biến chứng nặng nhất nhưng hiếm gặp nhất của bệnh tay chân miệng là viêm não, có thể gây tổn thương não và đe dọa tính mạng.

Những dấu hiệu sớm của viêm não là những triệu chứng giống như cúm, có thể diễn ra trong vài giờ hoặc vài ngày. Các triệu chứng khác gồm:

– Mệt mỏi

– Thờ ơ, li bì hoặc lú lẫn

– Co giật chân tay

– Yếu hoặc liệt các chi

– Sợ ánh sáng

– Các triệu chứng thần kinh đặc hiệu khác

Trẻ vị viêm não cần được nhập viện để điều trị.

Phần lớn các trường hợp viêm não có liên quan đến bệnh tay chân miệng xảy ra trong những vụ dịch lớn do enterovirus 71.

Xem thêm: các bài viết về bệnh viêm màng não

Tóm lại: Những trường hợp trẻ có thể bị biến chứng

– Sốt hơn 2 ngày.

–  Sốt trên 39 độ C.

– Sốt cao và khó hạ sốt.

– Nôn ói nhiều.

Các bé có dấu hiệu trên nên mang đến bệnh viện khám.

Trẻ nào đang bị biến chứng

 Giật mình chới với (thường lúc bắt đầu thiu thiu ngủ). Phụ huynh cần biết phát hiện dấu hiệu này.

– Li bì, ngủ nhiều.

– Run tay chân, đi đứng loạng choạng, yếu tay, yếu chân.

Các bé có dấu hiệu trên nên nhập viện ngay.

Trẻ nào đã bị biến chứng nặng

tre bi tay chan mieng quay khoc

– Thở mệt.

– Khóc khan.

– Da nổi bông, lạnh tay chân.

– Mạch nhanh.

– Huyết áp cao.

Các bé có dấu hiệu trên cần nhập viện gấp và theo dõi sát.

Xem thêm: trẻ bị sốt cao, co giật cần xử lý kịp thời như thế nào?

Trẻ bị tay chân miệng nên làm gì?

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị chống EV71, vì vậy việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và các biện pháp điều trị tích cực nhằm duy trì chức năng sống đối với các trường hợp nặng, đặc biệt có suy tuần hoàn, hô hấp.

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị chống virut EV71. Một số nghiên cứu dùng acyclovir là thuốc kháng virut hoặc dùng interferon là một nhóm protein tự nhiên được sản xuất bởi các tế bào của hệ miễn dịch của hầu hết các động vật nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh như virut, vi khuẩn, ký sinh trùng và tế bào ung thư. Hiện nay, các chế phẩm interferon gamma chủ yếu được dùng trong các bệnh viêm gan do virut B, C hoặc HIV/AIDS. Còn các loại interferon có khả năng ức chế EV71 vẫn đang được thử nghiệm.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương có đưa ra hướng dẫn xử trí bệnh TCM từ năm 2011 như sau:

– Nếu trẻ mới có các dấu hiệu như sốt hoặc bệnh sử có sốt, ban sẩn mụn nước ở tay chân, có thể loét miệng hoặc không. Đây là giai đoạn không có biến chứng có thể điều trị tại nhà các triệu chứng này: dùng paracetamol hạ sốt giảm đau. Uống bù nước và điện giải bằng dung dịch oresol. Dùng dung dịch sát khuẩn da như xanhmethylen, milian… và niêm mạc như zytee, kamistad… cho các vết loét. Và hướng dẫn cha mẹ nhận biết các dấu hiệu nguy cơ như sốt cao, li bì, nôn… để đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Theo dõi các dấu hiệu lâm sàng chưa có nguy cơ từ 1 – 2 ngày hoặc tới 1 tuần lúc đó bé sẽ hồi phục.

– Tuy nhiên, nếu trẻ sốt hơn 39 độ C và có những triệu chứng khác như bứt rứt, khó ngủ, quấy khóc hoặc ngủ li bì, thỉnh thoảng giật mình và giơ hai tay lên thì nên nghĩ đến tình trạng biến chứng ở trẻ và cần đưa đến bệnh viện kịp thời. Nếu để trễ từ 6 đến 12 tiếng, bệnh có thể trở nặng, trẻ lừ đừ, run chi, trợn mắt, rung giật cơ, tim nhanh, mạch nhanh, thở nhanh và có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong.

Lưu ý: Bệnh TCM là bệnh nhiễm khuẩn do virut đường ruột, nên kháng sinh thông thường không có tác dụng. Các bà mẹ thấy con bị bệnh TCM là dùng ngay kháng sinh mà không biết rằng bệnh TCM do virut nên việc dùng kháng sinh không những không có tác dụng gì đối với bệnh mà chỉ gây hại sức khỏe, làm bệnh nặng lên và tạo nên tình trạng kháng thuốc trong cộng đồng rất khó khăn cho việc điều trị bệnh nói chung và bệnh TCM nói riêng.

Biện pháp điều trị bệnh tay chân miệng

Không có thuốc đặc trị cho bệnh tay chân miệng. Bệnh thường tự khỏi sau 7-10 ngày.

Bệnh do virus gây ra, nghĩa là không thể điều trị bằng kháng sinh. Các thuốc chống virus cũng không hiệu quả trong điều trị bệnh tay chân miệng.

Có thể giảm nhẹ triệu chứng ở trẻ bằng cách:

– Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi và uống nhiều nước (tốt nhất là nước thường hoặc sữa; tránh những đồ uống có tính a xít như cô ca hay nước cam).

– Cho trẻ ăn thức ăn mềm như khoai tây nghiền và súp, vì việc ăn và nuốt sẽ khá khó khăn.

– Dùng thuốc điều trị triệu chứng.

Thuốc giảm đau

Các thuốc không cần đơn như paracetamol và ibuprofen, có thể giúp giảm đau họng và hạ sốt. Với phụ nữ có thai, paracetamol được ưa chuộng hơn ibuprofen. Không dùng aspirin cho trẻ dưới 16 tuổi.

Có nhiều loại gel, thuốc xịt và nước súc miệng để điều trị loét miệng, mặc dù chưa rõ hiệu quả thực sự của chúng. Những thuốc này bao gồm:

– Gel lidocaine – có thể dùng cho trẻ mọi lứa tuổi.

– Xịt miệng benzydamine – dùng cho trẻ từ 5 tuổi trở lên.

– Súc miệng benzydamine – dùng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên.

– Gel choline salicylate – chỉ phù hợp cho người lớn từ 16 tuổi trở lên và không nên dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng vì có thể chỉ dùng thuốc một vài lần trong ngày.

Một cách khác là súc miệng bằng nước muối ấm – pha nửa thìa cà phê muối (2,5g) với 1/4 lít nước. Điều quan trọng là không được nuốt, vì thế cách này không được khuyên dùng cho trẻ nhỏ.

Nếu trẻ có mụn nước, tránh làm vỡ mụn vì dịch bên trong làm bệnh lây lan. Các nốt mụn nước sẽ khô và hết trong vòng 7 ngày.

Theo dõi sát sao trẻ, khi phát hiện các dấu hiệu ban đầu của bệnh tay chân miệng, cha mẹ đưa con đi khám bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị ngay tại nhà cho bé.

– Giảm đau, hạ sốt: Chỉ dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt từ 380C trở lên. Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Vệ sinh răng miệng bằng cách cho trẻ súc miệng với nước muối pha loãng.

– Để trẻ nghỉ ngơi trong không gian sạch sẽ đã được tẩy trùng.

– Sử dụng thêm các vitamin C, vitamin PP, vitamin A và kèm theo toa bác sĩ để hỗ trợ cho da, niêm mạc mau lành.

– Dùng kháng sinh theo toa bác sĩ khi có bội nhiễm.

– Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 7 ngày đầu của bệnh.

Theo dõi các dấu hiệu nặng: khi có một trong các triệu chứng sau: sốt cao trên 390C, giật mình liên tục, run chi, chới với, quấy khóc, bứt rứt, co giật thì người nhà cần đưa bé vào bệnh viện ngay.

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

tre bi ta chan mieng can giu ve sinh sach se 1

Bệnh tay chân miệng rất dễ lây. Cách tốt nhất để tránh mắc bệnh và lây lan bệnh là tránh tiếp xúc gần với người bệnh và:

– Luôn rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi thay tã cho trẻ, và trước khi chuẩn bị thức ăn

– Khuyến khích trẻ bị bệnh rửa tay thường xuyên

– Tránh dùng chung vật dụng với người nhiễm bệnh.

– Đảm bảo các bề mặt làm việc luôn sạch sẽ

– Giặt chăn ga gối hoặc quần áo có thể dính nước bọt, dịch từ mụn nước hoặc phân bằng nước nóng

Với nơi làm việc, trường học và nhà trẻ

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu sốt hay nổi bóng nước ở bàn tay bàn chân, nên đưa trẻ đi khám ngay. Nếu trẻ được chẩn đoán mắc bệnh tay chân miệng, cần cách ly trẻ ngay và thông báo cho địa phương để có biện pháp khử khuẩn môi trường xung quanh, hạn chế tối đa khả năng lây lan bệnh tạo nên ổ dịch.

Nếu trẻ đang đi học, ngoài địa phương, cha mẹ còn cần thông báo cho trường học để nhà trường cũng có biện pháp vệ sinh, khử khuẩn trường lớp kịp thời, thậm chí cho học sinh nghỉ học tạm thời nếu có nhiều trẻ bị biến chứng nặng, đồng nghĩa với việc phát hiện một ổ dịch ngay tại trường.

Trong mọi trường hợp, cần tuân thủ yêu cầu của bác sĩ. Nếu bác sĩ xác định bệnh ở thể nhẹ thì cho bé về nhà theo dõi và nhất thiết phải tái khám theo lịch hẹn. Nếu bác sĩ cân nhắc thấy cần nhập viện, hãy nhập viện ngay để trẻ được theo dõi trong môi trường bệnh viện.

Dù được về nhà cũng phải theo dõi trẻ và khám lại ngay nếu có dấu hiệu trở nặng. Đặc biệt theo dõi giấc ngủ và cơn giật mình ở trẻ, nếu có. Đây là hai dấu hiệu quan trọng cho thấy trẻ bị biến chứng nặng. Những cơn giật mình thường xuất hiện khi trẻ thiu thiu ngủ, nhưng cũng có lúc trẻ giật mình khi hoàn toàn đang tỉnh táo, đang chơi đùa.

Khi trẻ bệnh, phải có chế độ chăm sóc hợp lý.

  • Khuyến khích và hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ thường xuyên, đúng cách bằng xà phòng và nước sạch dưới vòi nước chảy để ngăn ngừa sự tái nhiễm virus tay chân miệng qua đường tay – miệng.
  • Trước khi được giặt sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch, quần áo, tã lót của trẻ bệnh nên được ngâm dung dịch sát khuẩn như dung dịch Cloramin B 2% hoặc luộc nước sôi.
  • Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày bằng xà phòng nước sạch.
  • Cần luộc sôi và sử dụng vật dụng cá nhân ăn uống của trẻ như bình sữa, ly uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn riêng biệt cho từng trẻ.
  • Khi chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng tại nhà tuyệt đối không được kiêng tắm, kiêng gió – ủ trẻ quá kỹ – châm chích cho mụn nước mau vỡ ra. Điều này sẽ làm cho bệnh nặng thêm và làm tăng nguy có bội nhiễm cho trẻ.

tre bi ta chan mieng can giu ve sinh sach se

Về dinh dưỡng, cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất, uống sữa, ăn cháo bình thường, tăng cường uống nước hoa quả để bổ sung vitamin cho trẻ.

Tạo môi trường sống trong lành và an toàn giúp trẻ khỏe mạnh hơn

Người chăm sóc bé cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch để hạn chế sự gieo rắc vi rút gây bệnh tay chân miệng cho những trẻ lành khác trong gia đình, trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi làm vệ sinh, thay tã lót cho trẻ.

Phòng ốc nơi trẻ sinh hoạt cần thông thoáng, đủ dưỡng khí nhất là sàn nhà nên được lau chùi sạch sẽ thường xuyên

Đồ chơi và vật dụng thường dùng của trẻ cần phải được tẩy trùng sạch sẽ bằng những dung dịch sát khuẩn.

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?

Ngoài việc phòng tránh, người lớn cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh.

Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, gặp nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi.

Trẻ bị tay chân miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau đớn. Hơn nữa, cơ thể sốt, đau họng… khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu và thường xuyên quấy khóc nên dễ sụt cân. Do vậy, chuyện ăn uống của trẻ mắc bệnh cần chú ý một số điểm sau:

  • Cho trẻ ăn những món ăn mà trẻ thích.
  • Do đau trong miệng (miệng loét) nên trẻ thường khảnh ăn. Vì thế, để trẻ dễ ăn hơn, cần nấu thức ăn thật nhuyễn, mềm, đủ chất. Cho ăn thức ăn như bình thường nhưng làm lỏng, mềm như cháo bột (kể cả trẻ lớn) vì thức ăn cứng làm trẻ đau rát miệng.
  • Không nên cho trẻ ăn thức ăn còn nóng. Có thể làm mát đồ ăn nhằm tạo cảm giác dễ chịu, kích thích trẻ ăn uống ngon miệng hơn.
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn. Không cố gắng ép trẻ ăn (vì trẻ đau miệng, ăn nhiều một lúc sẽ gây cảm giác khó chịu).
  • Cần chú ý: Tránh chọn những loại muỗng, thìa có cạnh sắc để đút cho trẻ. Không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi làm trẻ đau dẫn đến sợ hãi, không ăn.
  • Trẻ có thể ăn sữa chua, sữa bột, hoặc bột dinh dưỡng, cháo nấu thật nhuyễn, súp hầm kỹ, nước hoa quả tươi mát. Có thể thay một bữa ăn bằng một hũ yaourt, một ly sữa mát.
  • Nên lưu ý: Với trẻ còn bú mẹ cần cho bú như bình thường, có thể tăng số lần lên vì trẻ mỗi lần bú không được nhiều như lúc khỏe mạnh. Khi trẻ hồi phục và hết các vết loét gây đau trong miệng, cần động viên trẻ ăn uống bình thường trở lại.
  • Sau khi ăn cần súc miệng sạch sẽ và để trẻ nghỉ ngơi ( nhịn hoàn toàn) trong 3- 4 giờ sau đó mới cho ăn bữa khác.

Khi trẻ giảm bệnh (thường là sau 4 – 5 ngày) cho bé quay trở lại ăn uống theo chế độ dinh dưỡng hợp với lứa tuổi, không kiêng khem.

Bổ sung Vitamin C phòng bệnh tay chân miệng

Nhiều chuyên gia nhận định, trẻ mắc bệnh tay chân miệng, phần nhiều là do sức đề kháng của trẻ em còn yếu, hệ miễn dịch của cơ thể bé chưa phát triển toàn diện. Giống như các hệ thống khác trong cơ thể người, hệ miễn dịch cũng cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là vitamin C để có thể hoạt động tốt.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Mỹ, trẻ đang mắc bệnh viêm nhiễm hoặc đang sống trong môi trường ô nhiễm, có dịch bệnh thì nồng độ vitamin C trong tế bào bạch cầu và hoạt động của một số protein miễn dịch sẽ bị suy giảm.

Do đó, việc bổ sung vitamin C là điều vô cùng cần thiết đối với trẻ em, nhất là với lứa tuổi từ 1-6, sẽ giúp cơ thể bé tăng sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch chống lại nhiều bệnh tật như: bệnh tay chân miệng, bệnh ho, cảm cúm, sưng nướu răng, dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus…

Cần phải bổ sung Vitamin C hàng ngày:

Vitamin C là loại hợp chất mà cơ thể người không thể tự tổng hợp, cần được bổ sung. Bên cạnh đó, cơ thể trẻ cũng không thể “để dành” vitamin C nên sẽ hao hụt nhanh. Vì vậy, cần bổ sung vitamin C cho trẻ thường xuyên, để đảm bảo cơ thể bé có đủ lượng vitamin C cần thiết, giúp cho bé tăng sức đề kháng và nâng cao khả năng miễn dịch.

Có 2 cách bổ sung vitamin C cho trẻ: một là từ dinh dưỡng – vitamin tự nhiên, hai là dưới dạng thuốc – viên nén hoặc siro – vitamin tổng hợp. Bổ sung Vitamin C trong các trường hợp sau:

– Khi trẻ không ăn đủ lượng rau xanh, quả chín để cung cấp đủ vitamin C thì nên bổ sung thêm vitamin C.

– Khi trẻ nhiễm khuẩn, nhiễm virut thì nên bổ sung vitamin C để giúp nâng cao miễn dịch cho trẻ, chống lại tác nhân gây bệnh.

– Khi trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt, nên bổ sung thêm vitamin C để tăng cường hấp thu sắt.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nên cho trẻ uống vitamin C vào buổi sáng thì cơ thể sẽ hấp thu tốt hơn vào buổi tối, và nếu uống vào buổi tối sẽ làm cho trẻ khó ngủ. Không cho trẻ uống vitamin C ngay trước bữa ăn, dễ đau dạ dạy. Cũng không uống ngay sau bữa ăn vì khiến sự hấp thụ thức ăn của trẻ bị kém đi.

Những sai lầm khiến dễ lây bệnh tay chân miệng

Hiểu sai như người lớn không mắc bệnh tay chân miệng, trẻ từng bị bệnh không tái lại, bệnh chỉ xuất hiện theo mùa… sẽ lây nhiễm bệnh, nhất là trong mùa hè.

Tay chân miệng là một trong những căn bệnh truyền nhiễm phổ biến mà trẻ hay mắc. Theo báo cáo của Sở Y tế TP HCM, từ đầu năm đến nay, các bệnh viện trên địa bàn tiếp nhận gần 1.800 ca tay chân miệng, riêng từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 4 có 508 trường hợp.

Bác sĩ Huỳnh Lê Mai tại khoa Nhi Phòng khám Daisy cho biết, nguyên tắc chung để phòng ngừa tay chân miệng là cần rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi chăm sóc trẻ, trước khi chế biến thức ăn. Tránh để trẻ ngậm đồ chơi, mút tay, thường xuyên rửa sạch đồ chơi, vật dụng bằng xà phòng diệt khuẩn. Bố mẹ không nên đưa trẻ đang nghi ngờ mắc bệnh đến trường hoặc nơi tập trung đông người vì nguy cơ lây lan bệnh cho các bé khác.

Bác sĩ cũng khuyến cáo một số quan niệm sai lầm sau đây khiến cho bệnh tay chân miệng gia tăng:

Chỉ trẻ nhỏ mới mắc tay chân miệng

Bệnh xảy ra cho mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là nhóm dưới 3 tuổi. Sở dĩ trẻ nhỏ dễ mắc bệnh vì ý thức tự vệ sinh chưa có. Tuy vậy, theo báo cáo giám sát dịch bệnh, tỷ lệ mắc bệnh tay chân miệng ở người lớn vẫn chiếm một tỷ lệ nhất định trong số trường hợp mắc, vào khoảng 1%.

Bệnh chỉ xảy ra vào thời điểm chuyển mùa

Bệnh xảy ra cả năm. Tuy nhiên theo các chuyên gia y tế, hàng năm bệnh này ở miền Nam thường bùng phát vào 2 thời điểm: Từ tháng 4 đến tháng 6 và từ tháng 10 đến tháng 12, nhất là ở những nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém.

Bệnh có liên quan đến virus viêm da

Khi mắc bệnh, trẻ thường có những triệu chứng như nổi những nốt hồng ban bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, trong miệng, đầu gối, mông, hay nổi rải rác ở những vị trí khác trên cơ thể nên rất dễ nhầm lẫn bệnh tay chân miệng với vài bệnh khác như dị ứng da, nhiễm trùng da… Bệnh không liên quan đến virus gây viêm da. Bệnh do Enterovirus (nhóm virus đường ruột) gây ra, thường gặp nhất là chủng virus Coxsackie A16.

Tỷ lệ biến chứng của bệnh rất cao

Bệnh tay chân miệng có thể gây ra các biến chứng, song độ nguy hiểm thấp. Do đó không nên hốt hoảng khi phát hiện mắc bệnh. Nhiều người khi phát hiện trẻ bệnh thường bọc bé trong chăn kín, bắt ở nhà, không cho tiếp xúc với gió, ánh nắng mặt trời, vô tình làm cho bệnh ngày càng nặng hơn. Một số người sốt ruột chọc vỡ bóng nước là hoàn toàn không nên. Cũng không nên lơ là khi trẻ bệnh. Cách chăm sóc tốt nhất là giữ cho trẻ sạch sẽ, ăn uống nhẹ và hợp vệ sinh, cho nghỉ học đến khi hết bệnh. Phần lớn trẻ sẽ phục hồi hoàn toàn trong vòng 7-10 ngày.

Trẻ từng bị bệnh sẽ không mắc lại

Người từng bị bệnh tay chân miệng vẫn có khả năng mắc lại vì có nhiều chủng siêu vi gây ra bệnh này. Thường gặp nhất là chủng virus Coxsackie A16, bên cạnh đó còn có Coxsackie nhóm A khác (A5, A7, A9, A10) hoặc Coxsackie nhóm B (B2, B5 và EV-17).

Không cần đưa trẻ bệnh tay chân miệng đi viện

Phần lớn trường hợp bệnh tay chân miệng không cần vào viện vì triệu chứng nhẹ sẽ hết trong vòng 7-10 ngày không cần điều trị. Trong trường hợp trẻ xuất hiện triệu chứng bệnh tay chân miệng nhưng chưa biết chắc chắn, cha mẹ có thể đưa bé đi khám bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc và điều trị đúng cách. Bên cạnh đó, phụ huynh cần theo dõi bé kỹ lưỡng nhằm phát hiện các triệu chứng nặng như co giật, đi loạng choạng, nôn ói liên tục, sốt cao khó hạ, phải đưa trẻ vào bệnh viện ngay.

Nhiễm virus bệnh tay chân miệng là sẽ phát bệnh

Mọi người đều có thể nhiễm virus nhưng không phải tất cả người nhiễm đều biểu hiện bệnh. Trẻ nhũ nhi, trẻ em và thiếu niên dễ bị nhiễm bệnh khi cơ thể chưa có kháng thể chống lại bệnh này.

Bóng nước do bệnh tay chân miệng gây đau nhức

Bóng nước của bệnh thủy đậu thường gây ngứa và đau khi ấn lên vùng da có bóng nước, còn bóng nước của bệnh tay chân miệng không gây ngứa và ấn không đau. Khi bóng nước khô sẽ để lại vết thâm da, không loét, không bao giờ có sẹo. Trẻ quấy khóc hay khó chịu khi mắc bệnh tay chân miệng thường là do các triệu chứng khác như sốt, nhức đầu, ói mửa, đau họng, tiêu chảy. Do đó người nhà không nên tự ý bôi các thuốc ngoài da để bác sĩ thăm khám dễ phân biệt bệnh tay chân miệng với các bệnh da liễu khác.

Chủ quan trong việc giữ vệ sinh

Hiện bệnh tay chân miệng chưa có văcxin phòng ngừa và thuốc đặc trị. Bệnh chủ yếu lây qua tiếp xúc với dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các mụn bóng nước, phân nhiễm virus. Trẻ nhỏ hay cho tay, đồ chơi vào miệng nên virus (nếu vương trên đồ chơi) có thể theo đường miệng vào cơ thể.

“Biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất là vệ sinh cá nhân, đồng thời hạn chế cho trẻ đến nơi đông người, tránh tiếp xúc với người bệnh khác”, bác sĩ Lê Mai khuyên.

Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con bị tay chân miệng độ 2B và đã khỏi

Sự việc này đã xảy ra cách đây 1 năm, khi con mình mới 6 tháng tuổi. Mỗi lần nghĩ lại, mình không khỏi hoảng sợ và lo lắng, mình đã muốn quên hẳn cái ký ức khi con bị bệnh tay chân miệng, để khỏi phải thần hồn nát thần tính mỗi lần thấy con hơi nóng đầu. Nhưng hôm nay mình vẫn quyết tâm dành hẳn 1 buổi tối ngồi viết bài này để chia sẻ kinh nghiệm & thực tế mình đã trải qua như là trách nhiệm mình cần phải làm với cộng đồng, cho các bố mẹ nhìn nhận đúng đắn hơn sự nguy hiểm của bệnh này để ko chủ quan nếu con bị bệnh.

Như mọi người đã biết, bệnh tay chân miệng là một bệnh do virus gây ra, ở miền Bắc thường có 2 mùa cao điểm của dịch, từ tháng 4 cho tới tháng 7, và tháng 9 cho đến tháng 12. Triệu chứng thường là sốt theo cơn, sốt cao hay thấp tùy vào thể trạng của từng bé, kèm theo những mụn nước trên lòng bàn tay, đầu gối và vét loét ở miệng. Bệnh tay chân miệng thông thường ko có gì nguy hiểm vì sau khi sốt từ 5-7 ngày virus hết thì sẽ tự khỏi. Nhưng sẽ cần phải rất cẩn thận nếu xét nghiệm máu có virus EV71, vì loại virus này dễ gây biến chứng viêm cơ tim, viêm não, tỷ lệ tử vong và tàn tật rất cao.

Mình sẽ kể lại câu chuyện của con mình, nếu các bố mẹ kiên nhẫn đọc hết thì sẽ thấy tiến trình phát triển của bệnh, phác đồ điều trị của bác sỹ, các loại thuốc bác sỹ đã dùng, và cuối cùng là các khuyến cáo mình nghĩ các bố mẹ cần phải lưu ý những gì.

Bé nhà mình lúc đó 6 tháng tuổi. 5h chiều ngày đầu tiên bé sốt nhẹ trên dưới 38,5 độ, ban đầu mình nghĩ bé có thể sốt mọc răng. Sáng ngày thứ 2 mình đưa bé vào tự nguyện A của nhi TW khám, lúc đó chân bé có lên một loạt nốt ban nhỏ, dầy, mịn như nhung. Sau khi xét nghiệm máu ( âm tính với EV71) bác sỹ kết luận bé bị sốt phát ban và cho về. Đêm hôm đó bé vẫn sốt, có lúc sốt hơn 39 độ, mình rất lo lắng và đến chiều hôm sau ( tức là ngày thứ 3 ) mình quyết định mang bé vào Việt Pháp nằm nội trú vì sợ nhỡ sốt cao lên cơn do giật. Sáng ngày thứ 4, bác sỹ ở Việt Pháp yêu cầu con mình làm lại xét nghiệm máu, vì thấy một vết loét nhỏ ở miệng và bé ko chịu ăn. Lúc đó kết quả virus EV71 là dương tính. Bác sỹ giải thích cho mình rằng, nhiều khi phải sau sốt 72 tiếng xét nghiệm virus dòng EV mới chuẩn. Mình lập tức yêu cầu chuyển viện quay lại tự nguyện A của nhi TW nằm, vì mình sợ nếu bị nặng hơn bác sỹ ở Việt Pháp ko đủ khả năng cấp cứu. Sau khi quay lại tự nguyện A, họ có làm thêm xét nghiệm PCR lấy dịch ngoáy họng nhưng sau 2 lần lấy dịch ngoáy họng vẫn là âm tính. 3 ngày nằm ở tự nguyện A, con mình ko hề hạ được sốt, cứ trung bình 4 tiếng phải cho uống một liều hạ sốt,mà có hạ cũng chỉ xuống đến 38,5 hoặc 38,7 độ sau đó lại vọt lên gần 40 độ, Nhiều khi cứ 2 tiếng một lần y tá phải cho con mình uống xen kẽ thêm cả Ibrufen lẫn Efferegan để hạ sốt. Ngoài ra bác sỹ cũng cho dùng thêm kháng sinh Aumentin để tránh bội nhiễm. Đến chiều ngày thứ 6 sau sốt thấy tình trạng của bé xấu đi, sốt cao liên tục, có dấu hiệu giật mình, bác sỹ ở tự nguyện A quyết định chuyển con mình sang hồi sức tích cực. Thú thực lúc nghe bác sỹ nói con mình phải chuyển sang hồi sức tích cực, mình đã suýt ngất xỉu, vì mình quá hiểu phải vào đến khoa đó thì ít bé lành lặn đi ra.

Khi vào hồi sức tích cực, tuy rằng con mình vẫn tỉnh táo nhưng các bác sỹ lập tức cho đặt trước mọi thiết bị theo dõi nhịp tim, huyết áp, oxy máu, động mạch tĩnh mạch , nhìn quanh người con gắn toàn dây dợ mà mình cảm giác muốn đổ sụp. Bác sỹ cho truyền Globulin là một loại huyết thanh để tăng sức đề kháng giúp cơ thể chiến đầu với virus. Đêm đầu tiên vào hồi sức tích cực ( tức là ngày thứ 7 sau sốt ) thực sự là một đêm kinh hoàng mình chỉ muốn quyên đi. Con sốt ko cách nào hạ xuống nổi, cứ gần 40 độ suốt một đêm, lúc đó nhịp tim tăng rất cao gần 150, oxy máu xuống chỉ còn 80% phải hỗ trợ thở oxy. Bác sỹ làm đủ xét nghiệm cấy máu, chụp X-quang tim phổi. Nếu tình hình đến sáng ko khả quan họ sẽ phải lọc máu. Thật may mắn đến gần 4h sáng sau khi truyền 4 ống huyết thanh globulin và các biện pháp hạ sốt chườm ấm và 2 cái quạt thổi ấm chuyên dụng con mình đã hạ được sốt xuống 37,5 độ . Sáng hôm sau bé có sốt lên 39 độ nhưng uống thuốc là hạ sốt được. Cơn nguy kịch đã qua, bé nằm thêm 2 ngày để hết hẳn sốt thì được ra viện – lành lặn một cách may mắn…..

4 ngày con nằm trong hồi sức tích cực là một ký ức cứ mỗi lần nghĩ đến mình lại khóc. Con mình là đứa bé duy nhất khóc trong khoa hồi sức tích cực, nó khóc mỗi khi tỉnh dậy, nó khóc mỗi khi thấy bác sỹ hay y tá vào phòng. Bác sỹ nói may mắn là nó còn khóc được. Ở khoa đó ko có tiếng trẻ con khóc, lúc nào cũng im như tờ, chỉ có tiếng tít tít của các loại máy móc theo dõi chỉ số sinh tồn, chỉ có tiếng bước chân nhanh của bác sỹ mỗi khi một máy nào đó rú lên báo động, chỉ có tiếng khóc thảm thiết của người nhà những em bé mới ra đi, mà hầu như ngày nào cũng có em bé ra đi ở khoa đấy. Mình đã nhìn thấy nằm trong khoa gần chục trường hợp các bé bị tay chân miệng nhưng ko may mắn như con mình do phát hiện bệnh muộn, do bố mẹ chủ quan, do điều trị ko tích cực nên để lại di chứng nặng nề. Có bé thì liệt cơ nuốt, có bé thì ko cai nổi máy thở, rút máy thở ra là chết, bé thì sống thực vật hoàn toàn…..Y tá nói rằng mỗi mùa tay chân miệng phải vào khoa hồi sức tích cực thì nhiều, nhưng đi ra lành lặn như con mình là sốt rất ít, chỉ chiếm dưới 10%. Trộm vía con….

Sau đây là những điều lưu ý với các bố mẹ khi con bị chân tay miệng rút từ kinh nghiệm của mình

1. Nếu bé sốt cao theo cơn kèm bỏ ăn, lập tức phải nghĩ đến ngay bệnh tay chân miệng. Kể cả trước đó đã làm xét nghiệm máu hay khám rồi, vì đôi khi phải sốt sau 72 tiếng xét nghiệm Ev71 mới chuẩn.

2. Nếu đã xác định bé bị tay chân miệng kèm theo có virus EV71 thì lúc nào cũng phải có người thay phiên theo dõi từng biểu hiện của bé, ko được phép ngủ. Nhất là những trẻ dưới 1 tuổi thì có khi chỉ sau vài tiếng đồng hồ tình hình bệnh có thể đã xấu đi rất nhanh vì sức đề kháng của bé còn rất kém, ko bao giờ được chủ quan. Phải cặp nhiệt độ liên tục trước và sau khi uống thuốc, xem nhiệt độ lúc cao nhất và lúc hạ sốt rồi còn bao nhiêu. Nên ghi ra giấy thời gian uống thuốc, cơn sốt / nhiệt độ của bé. Nên dùng nhiệt kế thủy ngân là chính xác nhất.

3. Nếu bé có dấu hiệu giật mình khi ngủ, hay giật mình thảng thốt lúc tỉnh lập tức phải thông báo ngay cho bác sỹ. Nếu trong vòng 30 phút có 2 lần giật mình thì đó là dấu hiệu bệnh có thể nặng lên, phải hết sức đề phòng và ghi ra giấy thời gian bé giật mình, cho bác sỹ xem chi tiết để bác sỹ có quyết định đúng nên làm gì tiếp theo. Hoặc nếu bạn cảm thấy thể trạng con yếu đi rõ rệt, cũng phải miêu tả chi tiết cho bác sỹ.

4. Bạn nên nhớ một điều rất quan trọng sau đây : Bác sỹ là người khám triệu chứng lâm sàng, đưa ra phác đồ dùng thuốc, nhưng bác sỹ chỉ nhìn thấy con bạn 5 phút mỗi ngày. Chính bố mẹ & người chăm sóc trẻ mới là người đóng vai trò quan trọng nhất trong việc miêu tả bệnh chi tiết giúp bác sỹ đưa ra những quyết định kịp thời. Mỗi ngày bác sỹ có hàng chục bệnh nhân nội trú phải phụ trách, hàng trăm bệnh nhân ngoại trú phải khám, nếu bạn ko liên tục thông báo bệnh tình con thì họ sẽ bỏ qua rất nhiều chi tiết bệnh. Khi con mình nằm viện, mình và chồng gần như thức trắng cả tuần, thay nhau chợp mắt chứ ko dám ngủ, lúc nào cũng phải quan sát từng biểu hiện của con. Mình đã suốt ngày sùng sục đi tìm bác sỹ để hỏi han thông tin, thông báo bệnh tình của con đến nỗi lắm lúc làm bác sỹ phát cáu ( may mà tự nguyện A nên bác sỹ thái độ cũng nhẹ nhàng hơn ). Nhưng đến giờ nghĩ lại mình thấy đúng là ko hối hận vì cái bệnh lo lắng thái quá của mình. Lúc thấy con bắt đầu có dấu hiệu giật mình, gần như cứ 30 phút, 1 tiếng mình lại chạy ra thúc bác sỹ vào xem cho con. Họ thấy con mình vẫn còn quá bé, thể trạng yếu, lại có nguy cơ bệnh nặng lên nên ko ngần ngừ chuyển ngay con sang hồi sức tích cực. Vào đến khoa hồi sức tích cực thì mới thấy y tá, bác sỹ giỏi, thăm khám liên tục, thiết bị chuyên dụng cho cấp cứu đầy đủ hơn hẳn những khoa nội trú thường.

Đến giờ con đã 18 tháng, phát triển chiều cao câng nặng, trí tuệ rất bình thường. Mỗi lần nhìn ngắm con, mới thấy gia đình mình may mắn biết nhường nào, vì qua một cơn bạo bệnh mà con vẫn lành lặn nguyên vẹn. Từ sau đợt đó, con còn ốm rất nhiều trận kinh khủng nữa, mình vẫn ko từ bỏ được cái tính cẩn thận thái quá, lo lắng thái quá, như gia đình mình vẫn bảo. Chỉ cần con hu hi, nóng đầu, hắt hơi là mình lập tức mang khám bác sỹ, sốt 2 ngày là phải đi thử máu, sốt cao trên 39 độ là nhập viện luôn. Chồng mình và ông bà nhiều khi xót cháu nên cứ rên rỉ kêu mẹ gì chả thương con, hơi tý mang đi cho bác sỹ lấy máu chọc ngoáy, nhưng thực tế đã chứng minh sự cẩn thận với sức khỏe của con ko bao giờ thừa. Nếu mình ko ” thái quá ” như thế, chắc bây giờ con mình ko còn lành lặn thế này. Hi vọng sau khi đọc bài viết của mình, các bố mẹ sẽ cẩn thận hơn chăm sóc cho con khi mùa tay chân miệng sắp đến.

Leave a Reply