Lịch làm việc và quy trình khám bệnh mới nhất tại Bệnh viện K

Bệnh viện K là bệnh viện Ung Bướu hàng đầu ở Việt Nam: khám và chẩn đoán các loại ung thư, khối u, xét nghiệm, tầm soát và chữa theo phác đồ mới nhất, công nghệ tiên tiến nhất Việt Nam. Vậy hãy cùng amthucvasuckhoe tìm hiểu xem Bệnh viện K khám có tốt không? Kinh nghiệm khám chữa bệnh ở Bệnh viện K như thế nào? Giờ làm việc của Bệnh viện K như thế nào?

BỆNH VIỆN K HÀ NỘI CÓ KHÁM NGOÀI GIỜ, KHÁM VÀO THỨ 7, CN HAY KHÔNG?

GIỜ KHÁM BỆNH:

Giờ làm việc: 08 giờ đến 17 giờ hàng ngày từ thứ 2 đến thứ 6.

Bệnh viện không làm việc vào thứ 7 và chủ nhật

Ngoài ra, bệnh nhân có thể khám bệnh sớm hơn từ lúc 7h tại khu E ở cơ sở 1: 43 Quán Sứ – Hoàn Kiếm – Hà Nội

+ Cơ sở 1: Số 43 Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
+ Cơ sở 2: Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
+ Cơ sở 3: Số 30 đường Tân Triều, Cầu Bươu, Thanh Trì, Hà Nội.

Số điện thoại đường dây nóng của Bệnh viện K:

Các số điện thoại đường dây nóng của Bệnh viện K luôn hoạt động để giải quyết kịp thời các thắc mắc của người nhà bệnh nhân và bệnh nhân:

Cơ sở Quán Sứ: 0904748808
Cơ sở Tam Hiệp: 0936238808
Cơ sở Tân Triều: 0904690818

Hướng dẫn khám bệnh tại Bệnh viện K

Dấu hiệu báo động ung thư mà bệnh nhân cần đi khám bệnh?

Trước hết BVK nhận các bệnh nhân từ các tuyến bệnh viện Trung Ương, bệnh viện Tỉnh và y tế Huyện có giấy giới thiệu tới để khám chữa bệnh. Người bệnh có các giấy giới thiệu của các tuyến này sẽ được bố trí khám bệnh ở khoa khám bệnh.

Ngoài ra người nào có 1 trong số 9 dấu hiệu báo động về ung thư sau đây nên đến khám tại Bệnh viện K càng sớm càng tốt:

  • Vết loét lâu liền.
  • Ho dai dẳng, tức ngực điều trị không đỡ.
  • Chậm tiêu, khó nuốt.
  • Thay đổi thói quen bài tiết phân, nước tiểu.
  • U ở vú hay ở trên cơ thể.
  • Hạch to lên không bình thường.
  • Chảy máu, dịch bất thường ở âm đạo ngoài kỳ kinh.
  • Ù tai, nhìn lệch.
  • Gầy sút, thiếu máu không giải thích được.

Ngoài 9 dấu hiệu cảnh báo trên, nếu có điều kiện nên khám định kỳ 1 năm 1 lần nhằm phát hiện sớm các ung thư thường gặp như ung thư vú, cổ tử cung ở nữ giới, ung thư gan, phổi, dạ dày, đại trực tràng, vòm . . . ở nam giới.

Đăng ký khám chữa bệnh tại Bệnh viện K như thế nào?

Bệnh viện K có khu khám bệnh chuyên khoa dành cho những người bệnh tự nguyện và có bảo hiểm y tế, có giấy giới thiệu từ các cơ sở y tế tuyến Huyện, Tỉnh và Trung ương gửi đến. Tất cả đối tượng khám từ vùng đầu cổ, thân mình, tứ chi, vù và bộ phận sinh dục đều được thực hiện ở đây theo bảng giá qui định của Bộ Y Tế về thu một phần viện phí.

Bệnh nhân đến khám cần đăng ký tại cửa đón tiếp, mua biên lai và nhận số vào khám, cầm sổ y bạ và chờ theo số để vào khám theo quy luật ai đến trước vào trước.

Trẻ em dưới 5 tuổi và người già trên 70 tuổi được ưu tiên, người bệnh nặng cần cấp cứu được nhận khám ngay.

Để phục vụ bệnh nhân, Bệnh viện bố trí một số phòng khám sớm tại cơ sở 1 ở 43 Quán Sứ – Hoàn Kiếm – Hà Nội bắt đầu từ 7h tại nhà E.

Thời gian khám bệnh của bệnh viện K theo giờ hành chính. Tuy nhiên, do số lượng bệnh nhân rất đông, nên bạn cần đi sớm để lấy số thứ tự trước và khám sớm hơn, không phải chờ đợi quá lâu, thậm chí phải chờ sang ngày hôm sau.

Quy trình khám chữa bệnh tại bệnh viện K

Theo quy định của bệnh viện, không được sử dụng sổ khám bệnh bên ngoài.

Sau khi làm thủ tục đăng ký khám theo bảo hiểm y tế ở cửa 11 đến 13, bạn đến nhà E, tầng 1, cửa số 6 để lấy số khám bệnh. Phòng khám bệnh nằm trên tầng 2 nhà E.

Khám xong bác sĩ sẽ đưa bạn 1 số giấy tờ để đi làm thủ tục xét nghiệm . Nếu khám theo bảo hiểm y tế và bác sĩ yêu cầu xét nghiệm, bạn quay lại cửa 14, cạnh khu vực đăng ký bảo hiểm để nộp tiền và đóng dấu vào phiếu xét nghiệm.

Sau đó, di chuyển về phòng xét nghiệm theo chỉ dẫn của nhân viên y tế để nộp phiếu đã đóng dấu, lấy số thứ tự và chờ tới lượt.

Sau khi đã có đầy đủ các kết quả xét nghiệm, bạn quay lại cửa số 6, lấy số thứ tự khám lần 2 và quay lại phòng khám ban đầu để bác sĩ kết luận.

Hướng dẫn điều trị tại bệnh viện K

Đối với người có u lành tính

Phòng tiểu phẫu (gác 2, nhà B) tiếp nhận điều trị phẩu thuật các khối u lành. Người bệnh được mổ và săn sóc sau mổ an toàn để có thể về nhà thật sớm, chi phí tối thiểu. Phí điều trị tùy theo mức độ khó hãy dễ phẩu thuật, theo qui định của Bộ Y Tế. Một số u lành với kích thước lớn, ở vị trí nguy hiểm nhận vào viện mổ nội trú.

Đối với người mắc ung thư

Tùy theo loại ung thư, giai đoạn bệnh ung thư mà người bệnh được tiếp nhận vào các khoa điều trị. Nếu bệnh cần phẩu thuật u vùng đầu cổ vào khoa ngoại A; U vú vào khoa ngoại B; U tổng hợp và tiêu hóa vào khoa ngoại C; U ở phổi và khoa ngoại D; Utử cung, buồng trứng, âm hộ âmvật vào khoa ngoại E. Các trường hợp cần tia xạ trước có thể vào khoa xạ I, khoa xạ II, khoa xạ III. Trường hợp điều trị hóa chất người bệnh nhập viện vào khoa hóa chất.

Các trường hợp ung thư giai đoạn muộn không còn chỉ định điều trị tích cực tại Bệnh viện K sẽ được chuyển đến Khoa điều trị triệu chứng Bệnh viện K cơ sở Tam Hiệp để chăm sóc hoặc được kê đơn và hướng dẫn chăm sóc tại nhà nhằm giảm bệnh, giảm đau đớn.

Các khối u ở trẻ em được điều trị tại cơ sở Tam Hiệp. Một số phẩu thuật da, xương, phần mềm, vú. . . sẽ vào khoa ngoại Tam Hiệp, nơi có 2 buồng mổ hoạt động thường xuyên.

Đối với người mắc bệnh không phải là khối u

Trường hợp bệnh viêm nhiễm hoặc dị dạng, đặc biệt là các bệnh tiền thân của ung thư được điều trị theo chỉ định của bệnh. Ví dụ: Phẫu thuật các nốt ruồi, mụn cơm, cắt bao qui đầu, hạ tinh hoàn lạc chỗ. Điều trị chống viêm các bệnh viêm không đặc hiệu hoặc đặc hiệu (Lao), kê đơn các bệnh thông thường về đường tai mũi họng, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục.

Một số phương pháp điều trị tại bệnh viện K

Điều trị phẫu thuật: 6 phòng mổ được trang bị mới từ năm 1996, đảm bảo cho 25-30 ca mổ 1 tuần. Các phẫu thuật gồm: Ung thư da, lưỡi, tuyến giáp, tuyên mang tai, phổi, trung thất, vú, tử cung, gan, lách, thận, tụy, dạ dày, đại trực tràng, u bụng, xương, phần mềm, bộ phận sinh dục.

Điều trị tia xạ: Hiện nay có 3 máy Cobalt 60 và 1 máy gia tốc đang hoạt động, 3 máy xạ trị nạp nguồn sau hàng chục kim và ống Radium của phòng thí nghiệm Marie Curie (Paris). Tia xạ cho các ung thư vòm, vú, cổ tử cung, phổi, trực tràng, phần mềm. . . Kèm theo có khoa vật lý phóng xạ và lập kế hoạch xạ trị chuẩn liều tia xạ. Một máy gia tốc với tiêu chuẩn quốc tế đã được hoàn thiện tại khu tia xạ với một hệ thống mô phỏng hiện đại.

Điều trị hóa chất: Hóa trị liệu ngày càng mở rộng qui mô và chất lượng, bao gồm điều trị khỏi bệnh và giảm bệnh, chống đau, vài chục loại thuốc và hàng chục phác đồ điều trị tiên tiến đang được áp dụng. Một số đề tài nghiên cứu điều trị tài trợ bởi nước ngoài được tiến hành với sự đồng ý tự nguyện của bệnh nhân.

Người bệnh hoặc thân nhân được thông tin đầy đủ trước khi bước vào qui trình điều trị.

Theo dõi tiến triển sau điều trị:

Các bệnh nhân ung thư được theo dõi sát tình hình diễn biến tái phát và di căn sau điều trị. Theo dõi bằng khám bệnh và xét nghiệm. Nhìn chung, năm đầu sau điều trị cứ 3 tháng khám lại 1 lần, năm thứ 2 điều trị hẹn 6 tháng khám lạ 1 lần và những năm sau 1 năm khám lại 1 lần. Nếu có những diễn biến không thuận lợi bệnh viện sẽ nhận điều trị tiếp, hoặc săn sóc theo các triệu chứng rối loạn, kể cả giảm đau do ung thư.

Giờ khám bệnh viện K Hà Nội

CHIA SẺ KINH NGHIỆM KHÁM, ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TẠI BỆNH VIỆN K HÀ NỘI

Bạn lovelygirl1 – Webtretho: Kinh nghiệm khám có bảo hiểm y tế tại Bệnh viện K

Chào cả nhà.

Chờ mãi mà chẳng thấy có ac nào tư vấn giùm nên hôm đưa mẹ đi khám tại viện K em mất thời gian quá.
Hôm nay em xin chia sẻ kinh nghiệm cho các ac nếu có nhu cầu để đi khám cho nhanh ạ.

Đầu tiên trong bệnh viện không có chỗ để xe máy nên các ac có thể gửi xe tại bãi xe bên phòng khám tự nguyện của BV K trên mặt đường Hai Bà Trưng.

Tại chỗ trông xe sẽ có mấy bà “cò mồi” ra hỏi, các ac đừng có nghe nhé, vì mấy bà “cò” chỉ giúp mình chen chân sao cho nhanh khi làm thủ tục thôi, còn em thấy khi vào phòng khám cũng phải chờ hết.

Bệnh viện K có 2 cổng vào thì cổng vào khu làm thủ tục khám là cổng ở gần phố Tràng Thi nhé.
Khi bước vào cổng ngay chỗ khu làm thủ tục khám tự nguyện (tầng 1 nhà E thì phải), sẽ có 1 bà “cò” nữa. Mới đầu tưởng là nhân viên của phòng khám ra hỏi như thật, em xin kể lại nguyên văn như sau:

– “Đã có sổ chưa em?
– “Dạ em chưa có chị ạ!”
– “Thế khám bảo hiểm hay khám tự nguyện?”
– “Dạ mẹ em khám bảo hiểm chị ạ!”

Sau đó bà “cò” này hỏi tên, tuổi, địa chỉ để ghi vào sổ khám.

-“Khám bảo hiểm giờ này chờ xếp hàng lâu lắm đó em, mà bảo hiểm này của em chị được có 30% thôi, em đi khám thế này cũng chỉ hết dưới 1 triệu là cùng, chờ làm gì cho mất thời gian”
-“Dạ thôi em chờ được chị ạ”
-“uh của em 10.000 đồng, ra đăng ký khám bảo hiểm ở dãy nhà D”.

Các ac mà gặp phải trường hợp như trên thì tránh luôn cho khỏi mất thời gian nhé, em mất 10k để mua sổ, khi vào làm thủ tục khám thì em mất thêm 5k nữa vì vẫn phải mua sổ của bệnh viện. Loanh quanh ra ngoài mới đọc thấy cái biển to lù “KHÔNG MUA SỔ KHÁM BÊN NGOÀI”.

Nếu các ac muốn khám xong trong ngày thì phải đi thật sớm nhé, em đưa mẹ đi đến đấy mới gần 7h mà đã đông kín rồi, nếu có thể thì các ac nên đến sớm hơn để đỡ phải chờ lâu.

Vào khu làm thủ tục đăng ký khám bảo hiểm sẽ thấy có mấy cửa (từ 11-13) thì phải ghi “Nơi đăng ký khám bảo hiểm Y tế”, các ac phải xếp hàng ạ. Khi làm thủ tục khám bảo hiểm họ sẽ yêu cầu phải photo giấy tờ sau:

– Bảo hiểm y tế (phô tô 5 bản)
– Giấy chuyển viện (nếu có) – (cái này thì em không rõ là photo mấy bản)

Ở nơi đăng ký khám có chỗ photo đấy ạ, ngay cửa số 1 thì phải (cửa có biển NƠI PHOTO thì phải) em photo 5 bản Bảo hiểm y tế mất 5k hoặc các ac có thể photo ngay từ nhà cũng được cho rẻ.

Sau khi xếp hàng đăng ký khám bảo hiểm xong, ac ra cửa số 6 (ngay dưới tầng 1 nhà E) để lấy số vào phòng khám. Khu phòng khám ngay trên tầng 2 tòa nhà đó luôn.

Khi khám xong thì bsy sẽ đưa cho ac một số giấy tờ để đi làm thủ tục xét nghiệm, trên phiếu đó sẽ có ghi nơi làm xét nghiêm các ac chú ý nhé. Nếu là xét nghiệm có bảo hiểm thì các ac tới chỗ làm thủ tục khám ban đầu cửa số 14 thì phải để đóng tiền và đóng dấu vào phiếu xét nghiệm nhé.

Đóng tiền xong thì ac về khu họ chỉ định đi xét nghiệm, nộp phiếu yêu cầu xét nghiệm đã đóng dấu, lấy số thứ tự và chờ đến lượt.

Khi đã có tất cả các kết quả xét nghiệm, các ac lại quay lại cửa số 6 để lấy số thứ tự quay lại phòng khám ban đầu để bác sỹ kết luận.

Đó là tất cả chu trình mà em đã trải qua khi đưa mẹ đi khám tại bệnh viện K, nói chung là rất mệt mỏi vì phải chờ đợi.

Bạn phutanhuong – Webtretho: Kinh nghiệm khám tự nguyện không bảo hiểm y tế tại Bệnh viện K

Chào anh chị

Hôm qua (27/11/2014) tôi có đưa vợ đi khám tự nguyện ở bệnh viện K Quán sứ Hà Nội. Tôi xin chia sẻ với mọi người như sau:

Vợ chồng tôi gửi xe bên phía đường Hai Bà Trưng (Giá vé 5000K/buổi. Chúng tôi vào đăng ký khám tự nguyện bên phía đường Hai Bà Trưng ở của 1: sổ cộng phí khám là 75.000k, sau đó lấy số thứ tự để khám là 27 (Phòng 2).

Sau khi đợi giao ca xong khoảng hơn 9h gì đó thì đến lượt vợ tôi vào khám. Sau khi khám xong vợ tôi được bác sĩ chỉ định làm 2 xét nghiệm: Siêu âm và xét nghiệm tế bào

Các bạn chú ý phải siêu âm trước rồi mới vào phòng lấy tế bào.

Vợ chồng tôi ngồi đợi mãi vì số thứ tự siêu âm của vợ tôi là 59 mà trong bản điện tử mới có 18. Ngời đợi nóng cả ruột tầm 10h bảng điện tử mới nhảy lên số 20. Lúc này tôi mới chú ý. Thì ra họ một số người có số tự 78, 79… họ vẫn đc vào siêu âm trước. Như vậy tôi đã hiểu vì sao số bản điện tử này luôn chạy rất chậm. Tôi để ý có 1 số cò trong đó có cả 1 bảo vệ trong đó luôn nhận tiển của người bệnh để sắp xếp cho họ vào siêu âm trước.

Vợ chồng tôi đợi mãi số bảng điện tử vẫn chạy rất chậm. sau đó chúng tôi được thông báo từ số 50 trở lên đến chiều mới làm.

Đầu giờ chiều tầm 2h họ bắt đầu làm. Lần này rút kinh nghiệm chúng tôi đến đủ số lượng người vào là phải vào ngay để cho họ khỏi chèn người khác vào.

Và cuối cùng vợ tôi cũng đc siêu âm, sau đó chuyển sang phòng lấy tế bào. Họ bảo sau 2 tiếng mới có kết quả. Khoảng 4h chiều vợ tôi lấy kết quả và quay trở lại phòng số 2 để được bác sĩ kết luận. Rất may vợ tôi chỉ bị u nang tuyến sữa không việc gì cả.

Ở đây có hệ thống cò mồi móc nối với các phòng (nhất là phòng siêu âm) nên mọi người phải chú ý.

Trên đây là kinh nghiệm đi khám tại bệnh viện K. Chúc mọi người sức khỏe để khỏi phải đi viện.

Bạn ba30 – webtretho: Hỏi kinh nghiệm chữa ung thư ở viện K

Mẹ em ko may bị u lympho ác tính ko Hoplkin (dân gian gọi là ung thư hạch) đang điều trị ở viện K, khoa Nội I. Đã truyền hoá chất đc 3 đợt (mỗi đợt 2 ngày, 20 ngày 1 đợt). Nhà em có bảo hiểm y tế, nên mỗi lần khám để truyền, đều hỏi bs là gia đình muốn dùng thuốc tốt, nên nếu thuốc bên ngoài tốt hơn thuốc trong bảo hiểm, thì nhờ bs kê giúp, gia đình sẽ cố gắng mua để đạt kết quả điều trị tốt nhất. Nhưng lần nào bs cũng bảo là ko cần và bảo có tiến triển tốt (biểu hiện là hạch đã tan, chỉ còn chân hạch). Hôm nay, hỏi 1 người bạn, bố bạn ấy trước đây bị ung thư mạc teo (em cũng ko nhớ rõ lắm), bảo truyền hoá chất 6 đợt, người ta cho ra viện nhưng lên gặp bs xin điều trị thêm. Tổng cộng truyền 20 lần (mỗi lần 5 ngày, 1 tháng 1 lần), giờ đc 6 năm rồi, vẫn đang rất khoẻ mạnh. E đang rất phân vân, ko hiểu như vậy là như thế nào. Nếu bệnh chưa tiến triển thì mới điều trị tiếp chứ, còn nếu ổn thì bs mới cho dừng điều trị. Nếu điều trị xong rồi, mình có phải xin bs để điều trị thêm ko?

Mẹ em được bs Mai A (trưởng khoa Nội I) điều trị ạ. Mới đầu, cũng chả có kinh nghiệm gì cả. Nhập viện, bs cho phác đồ điều trị là điều trị luôn, có nghĩ được gì nữa đâu. Lúc ấy, cả nhà ai nấy đều lo sợ và bối rối. Đến lần 2 mới nghĩ đến chuyện hỏi thuốc tốt. Mẹ em truyền đc 3 đợt, đợt 4 này (13-6), ngoài xét nghiệm máu như thông thường, còn thêm chụp X-quang phổi và siêu âm vùng bụng nữa. Em đang lo lắng quá. Chắc làm những xét nghiệm này để đánh giá hiệu quả thuốc?

Bạn Mebeo_Bobeo trả lời:

Bs Mai A là một trong 2 bác sĩ nội giỏi nhất viện K đấy. Nếu mẹ bạn được cô ấy trực tiếp điều trị thì đúng là chẳng gì bằng. Như tớ lúc vào viện K cũng bon chen lắm mà có được cô ấy điều trị cho đâu. Cho nên bạn cứ yên tâm đi. Cô ấy giỏi lắm đấy. Tớ truyền xong 6 đợt rồi. Ngày 12-6 này tớ cũng đi kiểm tra tổng thể lại rồi có quyết định có mổ hay không? Vì trường hợp của tớ khối u to nên phải hóa trị trước khi mổ. Sau mổ là xạ trị. Tớ bị K vú giai đoạn 3. Trước khi truyền khối u của tớ to lắm, phải hơn 10cm cơ, giờ tự mình sờ thì thấy chỉ còn khoảng hơn 2cm thôi. Chồng tớ bảo để mổ xong có khi xin truyền tiếp, nhưng tớ đang để xem thế nào đã. Tốt nhất là đợi kết quả tổng thể và sau đó là kết quả của PET CT rồi tính sau. Truyền 3 lần đầu chưa mệt lắm đâu, về sau mới mệt nhiều. Nhưng trường hợp như mẹ bạn, tớ nghĩ hóa chất chưa chắc đã mạnh vì còn tùy thuộc từng loại bệnh và thể trạng người bệnh mà bs kê thuốc nữa. Khi truyền như thế cơ thể mẹ bạn rất dễ bị nhiễm độc gan, thận. Bạn cho mẹ uống nước gạo lứt rang và tăng liều thuốc bổ gan lên. Đừng lo lắng quá. Mọi thứ sẽ ổn thôi bạn ạ.

Chính xác là truyền xong không mệt lắm đâu, 3,4 ngày sau mới mệt, và mệt trong 1 tuần. Có khi còn bị rối loạn tiêu hóa và đau hết xương khớp. Bs của tớ cũng kê cho 1 viên 1 ngày nhưng chồng tớ bắt tớ uống 6 viên. Híc. Tớ liền hỏi lại bs là em tăng liền lên 6 viên có được không? Bs cười bảo là 4 viên là được rồi. Hi. Về sau mẹ bạn có khả năng mệt hơn nhiều đấy. Như tớ 3 lần đầu khỏe re, đi làm, đi mấy trăm cây số bình thường, đi ăn đám giỗ, đám cưới đội tóc giả vào không ai biết mình bị bệnh. Đến lần thứ 4 thì mệt hơn. Nhưng lần thứ 5 là mệt nhất, lần này thì tớ lại bình thường. Nói chung mỗi người một kiểu. Nhưng ai cũng công nhận càng về sau càng mệt. Bạn mua gạo lứt rồi về tự rang đến khi có màu vàng sẫm có mùi thơm thì hãm lấy nước cho mẹ uống. Về ăn uống thì tớ ăn đơn giản lắm, loanh quanh chỉ có mấy món canh cua mùng tơi, rau ngót, canh khoai, canh bí đỏ,… Chứ tớ cũng chẳng bồi bổ gì. Thịt chó, hải sản giúp có nhiều đạm để người bệnh khỏe hơn nhưng tớ trộm vía không yếu lắm nên cũng không động mấy thứ đó. Nước linh chi tớ thấy mọi người cũng khen tốt, tớ được cho 1 ít nhưng chưa uống. À, khi nào mẹ bạn bị đau người quá bạn cho mẹ uống 1 viên sủi Paracetamol cũng đỡ đấy, nếu không thì cử người xoa bóp cho mẹ. Nhà tớ có 2 vợ chồng, lại còn con nhỏ, chẳng nhờ được ai nên cái gì tớ cũng đơn giản hóa đi. Đau cũng chẳng dám kêu.

À, chia sẻ cho chủ top kinh nghiệm ngày 13 này đưa mẹ đi khám thì để mẹ tự lấy máu xét nghiệm trên khoa còn người nhà xuống nhà A lấy số thật sớm. Vì chụp X quang thì nhanh lắm, còn siêu âm thì đợi dài cả cổ. Thế nên lấy số sớm để mẹ được khám sớm cho đỡ mệt mỏi.

Bạn hiepsihhllhh: chia sẻ bác sĩ khám bệnh tốt ở Viện K

Vừa rồi mình cũng đi mổ ở K, trước khi đi thì có vụ lùm xùm về chuyện “ma hút máu” ở viện K cũng hơi nản nhưng vẫn phải đi, nhưng mình may mắn gặp được các bác sĩ tốt không hề cáu gắt hay đòi hỏi gì cả mà rất vui vẻ truyện trò với bệnh nhân từ lúc khám đến khi làm thủ tục mổ và chăm sóc sau mổ, các bác sĩ luôn rất quan tâm đến bệnh nhân của mình. Sau mổ mình cũng có chút quà cảm ơn các bác sĩ nhưng là cảm ơn thật lòng mình vì sự tận tâm của các bác sĩ chứ không phải là sự ép buộc. Lại nhưng, đây chỉ là một số ít các bác sĩ thôi. Cám ơn bác sĩ Nguyễn Trường Kiên và bác sĩ Dũng ở viện K Tam Hiệp rất nhiều.

Bạn Xu-Chip2318: chia sẻ bác sĩ khám bệnh tốt ở Viện K

Bạn cứ mang hồ sơ bệnh án hay giấy tờ liên quan đến bệnh lên Khoa Nội II, phòng bác sỹ Thuấn – Phó GĐ bệnh viện để hỏi về tình trạng bệnh, trước bố mình cũng làm vậy và cũng chuyển về K. Nhưng bố mình điều trị bên Nội I, bên Nội I thì chủ yếu là bảo hiểm, ng nhà có xin điều trị thuốc ngoài bảo hiểm cũng k đc, nhưng nếu sang Nội II thì ngta sẽ hỏi mình là dùng bảo hiểm kiểu j, toàn bộ bảo hiểm hay 50/50, cái này thì được kê dùng những thuốc tốt và phác đồ điều trị thuốc tốt hơn. Đấy là mình nghe bạn mình nói vậy vì bố mình từng nằm Nội I và xin mua thêm thuốc tốt bổ sung mà bác sỹ cứ nói k cần, được cái các bác sỹ bên Nội I đều nhẹ nhàng và nhiệt tình.

Hy vọng với bài tổng hợp trên, các bạn có những thông tin hữu ích trang bị cho mình.

Leave a Reply