Eczema chàm là một bệnh phát ban trên da kinh niên thường gặp ở trẻ nhỏ. Hầu hết Eczema chàm sẽ biến mất khi trẻ được 3 tuổi mặc dù có thể bất cứ một đứa trẻ hay người trưởng thành nào cũng có thể bị lại căn bệnh này. Sau đây mời các bạn cùng Blog Mẹ Xuka tìm hiểu thêm về căn bệnh da liễu này nhé.
1/ Bệnh chàm Eczema là gì?
Chàm Eczema là tình trạng da bị viêm mãn tính và nó sẽ làm cho da bị đỏ, khô, bong vẩy và ngứa. Hiện nay, vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh này và nó thường phổ biến ở những đối tượng có tiền sử gia đình bị bệnh rối loạn dị ứng như hen suyển hay sốt mùa hè.
50% trẻ em mắc bệnh này sẽ phát triển thành bệnh hen suyễn hay sốt mùa hè trong suốt thời thơ ấu. Một số yếu tố như thời tiết, thực phẩm hay dị ứng môi trường có thể là tác nhân ảnh hưởng đến bệnh lý này và làm cho vùng da bị đỏ trở nên tệ hơn nhưng may mắn là bệnh này không lây truyền từ người này sang người khác.
Các trẻ nhỏ thường dễ mắc bệnh này, trong đó có khoảng 15% là trẻ sơ sinh. Bệnh thường sẽ bắt đầu trong năm đầu đời và trước khi bé được 5 tuổi. Bệnh Eczema thường kéo dài hoặc mãn tính nhưng trong nhiều trường hợp, bệnh sẽ khỏi trước khi bé trưởng thành. Tùy cơ địa mỗi người mà bệnh có thể nặng nhẹ khác nhau và các triệu chứng có thể tái đi tái lại.
Hiện có ba loại bệnh chàm Eczema phổ biến:
• Viêm da Eczema dị ứng là tình trạng da bị phát ban mãn tính ảnh hưởng đến trẻ em trong các gia đình có tiền sử dị ứng. Vùng da phát ban thường khô và ngứa, làn da trở nên đỏ, sưng tấy và nổi vảy. Khi gãi, trên da sẽ xuất hiện những đường nứt, đứt đoạn và nặng hơn sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng thứ cấp và sẽ để lại sẹo.
• Viêm da Eczema do tăng tiết bã nhờn còn được gọi là viêm da tiết bã. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh được 3 tháng tuổi. Không giống như tình trạng viêm da dị ứng ở trên, viêm da do tiết bã sẽ làm cho vùng da bị viêm khô, đỏ và hơi nổi vẩy nhưng lại không ngứa. Vùng da dễ bị viêm thường là trên mặt, cổ, ngực, những vùng nếp gấp của da và khu vực mang tã. Với trẻ sơ sinh, bệnh có thể phát triển thành những mảng vẩy màu vàng trên da đầu mà dân gian thường gọi là cứt trâu. Nhìn chung bệnh này sẽ khỏi sau một vài tháng.
• Viêm da do tiếp xúc: bệnh này xảy ra do da được tiếp xúc với một lượng hóa chất nhất định như niken, mỹ phẩm, kem và xà phòng cũng như các chất có khả năng gây kích ứng da. Vùng da bị viêm sẽ nổi đỏ và nhìn khá khó chịu, có khi nó sẽ làm xuất hiện một số mụn sẩn/ thịt hoặc mụn nước.Da nổi mẩn đỏ sẽ thường ngứa, có thể hơi ẩm ướt và phồng rộp. Cảm giác tương tự như khi da tiếp xúc với cây thường xuân.
2/ Dấu hiệu và triệu chứng của chàm Eczema
Đối với trẻ em, khi bị chàm Eczema, da của bé thường nổi đỏ thành từng mảng,khô hơn vùng da bình thường và dễ bị viêm nhiễm. Nếu nặng hơn, vùng da bị viêm sẽ trở nên đỏ hơn và ứa nước. Vùng da bị nổi đỏ sẽ khá nhạy cảm và dễ bị kích ứng bởi một số loại xả phòng, bột giặt và nước hoa. Hành động gãi khi chiến đấu với cảm giác ngứa ngáy chỉ làm cho tình trạng bệnh thêm tệ hại hơn và đi vào một vòng luẩn quẩn: da bị nổi đỏ, ngứa, gãi và da lại đỏ hơn, ngứa hơn, gãi nhiều hơn…
Ở trẻ sơ sinh, chàm eczema sẽ thường khởi phát ở trên mặt, trán hoặc da đầu và nó có thể tiến đến tay và chân trước khi nó có thể lan rộng khắp cơ thể. Khu vực mang tã thường được “tha” vì ở những chỗ này bé thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ và ẩm ướt. Ở những trẻ lớn hơn, bệnh thường xuất hiện là mặt sau đầu gối và bên trong khuỷu tay, xung quanh cổ tay và mắt cá chân. Những đối tượng bị bệnh chàm trong một thời gian dài thì vùng da bị tổn thương sẽ trở nên dày hơn, khô hơn và sẫm màu hơn, đây là hậu quả của việc gãi ngứa làm trầy xước da và những lần phát bệnh trước đây để lại.
3/ Làm thế nào để ngăn chặn bệnh chàm Eczema?
Nhiều trường hợp eczema là do di truyền và không thể ngăn chặn được. Tuy nhiên với những bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời sẽ có thể tránh được một số trường hợp của bệnh chàm.
Để hạn chế bệnh bùng phát, bạn nên giữ trẻ ra khỏi bụi, phấn hoa, lông vật nuôi và một số loại thực phẩm nhất định. Tránh sử dụng các loại xà phòng có độ kiềm mạnh, chất tẩy rửa hoặc bất cứ thứ gì có thể gây kích ứng da. Không nên cho trẻ tắm quá thường xuyên vì sẽ làm cho da bé dễ bị khô. Việc chà xát hay làm khô da sau khi tắm cũng có thể làm da bé bị tổn thương và làm cho bệnh trở nên nặng hơn.
Chúng ta nên thoa kem dưỡng ẩm cho bé 2-3 lần một ngày, nhất là sau khi tắm, ngay cả khi bé chưa mắc bệnh eczema. Bạn nên cho bé mặc đồ vải cotton mềm mại, rộng rãi để hạn chế việc cọ xát, gây kích ứng da. Khuyến khích bé uống nhiều nước để tăng cường độ ẩm trong cơ thể và thướng xuyên cắt móng tay cho bé để tránh trường hợp bé gãi, dễ làm trầy xước da. Nếu đi khám, các bác sỹ sẽ thường chỉ định cho uống thuốc kháng histamine để hạn chế cảm giác ngứa ngáy.
4/ Hướng điều trị bệnh chàm Eczema
Nguyên tắc điều trị cơ bản của bệnh chàm Eczema là tránh xa những thứ có khả năng gây kích ứng da, thường xuyên giữ ẩm cho da để giảm bớt tình trạng da bị khô và sử dụng một số loại thuốc để làm giảm tình trạng viêm nhiễm khi cần thiết. Ngay cả khi bệnh chưa xuất hiện, mẹ nên thoa kem hoặc dầu dưỡng ẩm mỗi ngày và việc sử dụng dầu tắm có thể giúp tăng cường độ mềm mại cho da để ngăn chặn các bệnh chàm bùng phát.
Trong giai đoạn bệnh trở nên nặng hơn, việc sử dụng thuốc mỡ hay kem steroid tại chỗ trong một thời gian ngắn là cần thiết. Nếu bệnh vẫn chưa thuyên giảm, bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc kháng histamine hay steroid đường uống. Khi bệnh chàm đã bị viêm nhiễm, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc kháng sinh đường uống hoặc thoa khác. Trong một số trường hợp, trẻ sẽ cần làm xét nghiệm dị ứng để tìm ra nguyên nhân làm cho da bé nổi mẩn đỏ. Một kế hoạch điều trị cụ thể cho con vì việc điều trị sẽ cần thay đổi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Khi da bị trầy xước do gãi ngứa hay chà xát, vùng da bị tổn thương rất dễ bị nhiễm trùng. Các bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất là do vi khuẩn tụ cầu gây ra và thường gây mưng mủ. Vùng da bị tổn thương sẽ trở nên đỏ hơn so với bình thường, ẩm ướt hơn cũng như mềm hơn khi chạm vào. Lúc này, trẻ có thể bị sốt. Nếu trẻ còn kết hợp mắc bệnh thủy đậu hay nhiễm trùng do vi-rút herpes, vùng da mẩn đỏ sẽ trở nên tệ hại hơn và nhìn chung, tình trạng sức khỏe của bé sẽ khá nghiêm trọng. Trẻ cần được chuyển đến các cơ sở y tế gấp để được theo dõi và có biện pháp xử lý kịp thời.
Trẻ bị chàm Eczema có chữa khỏi dứt điểm được hay không?
Eczema chàm là một bệnh phát ban trên da kinh niên thường gặp ở trẻ nhỏ. Hầu hết Eczema chàm sẽ biến mất khi trẻ được 3 tuổi mặc dù có thể bất cứ một đứa trẻ hay người trưởng thành nào cũng có thể bị lại căn bệnh này.
Triệu chứng của bệnh: nổi đám mảng đỏ trên da, mụn nước, ngứa. Nguyên nhân của bệnh phúc tạp do cả yếu tố bên trong lẫn bên ngoài và liên quan đến vai trò thể địa dị ứng.
Bệnh phát triển qua 4 giai đoạn: đỏ da, mụn nước, lên da non, liken hóa (hăm cổ trâu).
Các thể Eczema: Eczema tiếp xúc; Eczema thể địa; Eczema nhiễm khuẩn; Eczema đồng tiền và Eczema da dày.
Phương pháp điều trị: Điều trị theo từng giai đoạn của bệnh, nhưng có nguyên tắc chung là:
– Giai đoạn cấp cần nghỉ ngơi, hạn chế kích thích rượu, cà phê; tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng; tránh cào gãi, trà sát, rửa bằng xà phòng; nếu có nhiễm khuẩn thì nên dùng kháng sinh (Erythromyein, Tetracylin – uống một đợt 7-10 ngày).
– Điều trị tại chỗ: Dùng các thuốc dịu da như thuốc tím pha loãng 1/4.000, nước muối sinh lý 9 phần ngàn, Rivanol 1 phần ngàn trong 5-7 ngày đầu, sau đó bôi thuốc tím Metyl 1%.
– Khi tổn thương khô, bôi tiếp mỡ corticoid.
– Dùng kháng sinh như cream synalar-neomycin; cream celestoderm-Neomyein.
– Với Eczema mãn tính: có thể dùng Goudron, mỡ corticoid, mỡ Dipsosalic.
Ở Hà Nội có thể đi khám và chữa bệnh tại Trung tâm Da liễu (BV Bạch Mai).
Ở TPHCM, khám và chữa chàm eczame tại Bệnh Viện Da Liễu, Bệnh viện Nhi Đồng 1,2
Chữa chàm eczema cho trẻ bằng thuốc Đông Y, Y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, chàm ở trẻ em có 3 thể với các triệu chứng khác nhau:
– Thể thấp nhiệt :
Triệu chứng : Da đỏ hồng, ngứa, nóng, rát, có mụn nước, loét, chảy nước vàng, môi lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc dày tính, mạch hoạt sác.
– Thể phong nhiệt :
Triệu chứng : Da đỏ, ngứa nhiều, có mụn nước phát ra toàn thân, ấn loét, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác.
– Thể huyết táo ( mãn tính )
Triệu chứng : Da dày, thô khô, ngứa nhiều có nổi cục, hay gặp ở cổ tay, cổ chân, khuỷu tay, kheo.
Điều trị:
– Thể thấp nhiệt :
Bài thuốc :
Thổ phục linh 12g Hạ khô khảo 12g
Khổ sâm 8g Ké đầu ngựa 12g
Nhân trần 12g Hoàng bá 8g
Kim ngân hoa 12g Hoạt thạch 12g
Cách dùng : Sắc uống ngày 1 thang.
– Thể phong nhiệt :
Bài thuốc :
Kinh giới 12g Sinh địa 12g
Thuyền thoái 4g Phòng phong 8g
Khố sâm 8g Thạch cao 8g
Tri mẫu 6g Mộc thông 8g
Cách dùng : Sắc uống 1 ngày 1 thang, chia 2 lần.
– Thể huyết táo :
Bài thuốc :
Ké đầu ngựa 12g Phù bình 12g
Bạch dược 8g Kinh giới 12g
Sinh địa 10g Thục địa 8g
Phòng phong 8g Đương quy 10g
Hà thủ ô 12g
Cách dùng : Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần
Chú ý : cần rửa hàng ngày cho trẻ bằng nước vối hoặc nước chè tươi.
Các mẹ lưu ý: Đọc ngay nếu con bị chàm
Bác sĩ bế cháu bé từ phòng hộ sinh bước ra, cả nhà đang vui bỗng tắt lịm nụ cười. Khuôn mặt nhỏ, tròn của bé phủ một lớp da đỏ loang lổ lẫn lộn…khó tả.
Cả nhà hồi hộp chờ đợi giây phút cháu gái ra đời. Khi trong phòng hộ sinh có tiếng khóc oe…oe…oe, cả nhà mừng rỡ, lắm tay nhau. Mẹ tròn con vuông rồi. Bác sĩ bế cháu bé từ phòng hộ sinh bước ra, cả nhà đang vui bỗng tắt lịm nụ cười. Khuôn mặt nhỏ, tròn phủ một lớp da đỏ loang lổ lẫn lộn…khó tả. Bà ngoại tự nhủ chắc tại trời tối, với lại do nước ối bám vào nên khuôn mặt mới vậy. Một vài ngày sẽ khác, trẻ sơ sinh thay đổi theo từng ngày mà.
Khi bé mớt lọt lòng mà có bị chàm đỏ, hãy kiên trì lăn tôm với nước dừa, vết chàm đỏ sẽ hết. Đây cũng là một mẹo dân gian ngày xưa các cụ để lại rất có hiệu quả.
Sáng hôm sau, bác sĩ bước vào phòng kiểm tra và chẩn đoán không phải do nước ối mà do bé bị chàm. Những vết chàm loang lổ trên vùng chán, dưới má của bé cũng có. Mẹ bé cởi quần áo của bé ra thấy chỗ nào cũng chàm, loang lổ những chàm đỏ, cả chàm đen ở vùng gáy, chân, tay, chỗ nào cũng thấy. Thôi thì ở chân cũng không sao, nhưng trên mặt thì hơi ái ngại. Dì bế con vào lòng mà thương vô hạn. Con là con gái mà, chàm như vậy thì…Rồi mọi người bảo thời buổi khoa học hiện đại bố mẹ cứ tiết kiệm để dành tiền sau này thẩm mỹ sẽ hết thôi mà. Chị y tá bảo xưa con chị sinh ra cũng bị chàm nhưng bà nội chữa mẹo theo cách dân gian khỏi luôn. Bà ngoại bé kiên nhẫn làm thử coi. Phải làm lúc ở cữ ấy. Bà ra ngoài chợ, mua tôm rồi về bóc nõn đem tẩm với nước dừa. Cứ sáng sớm và tối muộn lăn vào vùng chàm cho bé, vết chàm sẽ mờ…lâu dần sẽ hết. Làn da bé non nớt là vậy, lăn tôm với nước dừa có sợ da bé dị ứng rồi nhiễm trùng không? Thôi thì cứ thử xem thế nào, dù sao chị ấy cũng là y tá mà con chị ấy cũng bị và thử rồi mà.
Vậy là sáng sáng bà ngoại ra chợ mua tôm (lúc đầu bà chỉ hỏi giá nhưng không mua, chị bán tôm thấy bà nhón một con như hiểu ra điều gì và vờ cho bà lấy). Hôm sau, bà ra mua chị nhanh nhảu, bà cứ lấy đi không phải ngại…Rồi hàng xóm, ai đi chợ về cũng ghé qua mang cho mẹ bé một con tôm, cũng chỉ mong bài dân gian đó sẽ hiệu nghiệm. Mẹ bé kiên trì, cẩn thận lăn tôm trên vầng trán và hai bên má của bé. Lăn đến khi con tôm chuyển từ màu trắng đục sang màu đỏ; má, trán của bé căng lại vì tôm với nước dừa. Nghĩ sao ai mà ác độc vậy, đổ khắp người con bé. Nếu bạn nhìn bé sẽ không giấu nổi niềm thương, những chấm chàm đen, nâu lốm đốm, rồi mỗi lần nhìn bé vặn mình, khuôn mặt lại dâng lên vết chàm đỏ. Tôi lang thang trên mạng cầu cứu mọi người xem ai có bí quyết gì giúp bé, cháu gái tôi bị chàm…
Nhưng với lòng kiên trì, tình yêu thương của mẹ và lòng tốt bụng, sự giúp đỡ của mọi người xung quanh, vết chàm của bé dần dần bay theo thời gian. Hết bốn tháng cữ, trên khuôn mặt của bé ở vầng trán và má bé đã không còn nốt chàm đỏ nữa. Mà kỳ lại lắm làn da của bé trắng hồng lên. Khuôn mặt rạng ngời, đôi mắt sáng long lanh lúc nào cũng toe toét nụ cười. Nhưng tôi vẫn buồn vì mỗi lần tắm cho bé vết chàm đen, nâu trên người bé thì không hết vì nó quá nhiều. Thôi thì cũng tự an ủi mình vì khuôn mặt của bé giờ không còn nốt chàm đỏ nữa.
Chuyện tôi kể với các bạn hoàn toàn là sự thật. Đó là cháu gái của tôi và tôi cũng cảm ơn những bài thuốc dân gian mà các cụ xưa truyền miệng đến tận ngày nay để cháu gái tôi không còn bị chàm nữa. Nếu ai có con bị chàm đỏ hãy kiên trì lăn tôm bóc nõn với nước dừa thật sự sẽ khỏi.
Sẽ có ai đó khi đọc xong sẽ hỏi sao mẹ bé không lăn tôm với nước dừa lên những vết chàm khác. Gia đình tôi cũng kiên trì tắm lá canh giới cho bé theo lời mách của một vài người, để đỡ ngứa, rôm xảy và chữa chàm nhưng thật tình mà nói cháu gái tôi có quá nhiều chàm nên không thể lăn tôm được, nhưng bù lại bé có một làn da trắng mịn màng, nụ cười rạng ngời và đôi mắt sáng. Hy vọng bé sẽ có một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc về sau.
Trên đây là tổng hợp tất cả những kiến thức về bệnh chàm eczema, hy vọng qua bài viết trên, các Mẹ sẽ trang bị cho mình những kiến thức tốt để chăm sóc bé cưng của mình.