Mách mẹ các bí quyết để có nhiều sữa cho con bú mà an toàn lại hiệu quả

Với những ai nuôi con bằng sữa mẹ, chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất là rất quan trọng nếu muốn duy trì nguồn sữa dồi dào cho con. Mách mẹ 9 loại thức uống giúp lợi sữa cực kỳ hiệu quả. Đừng bỏ qua mẹ nhé!

Những nguyên nhân gây ít sữa thường gặp

  • Mẹ mắc bệnh mãn tính, cấp tính, hoặc bị phẫu thuật lấy thai… khiến cho sức khoẻ suy yếu
  • Mẹ phải dùng các thuốc gây mất sữa như kháng sinh, aspirin …
  • Bé mắc bệnh hay mẹ bị bệnh nên bé không thể bú trong một thời gian khiến lượng sữa tạo ra bị giảm đi.

Phương pháp khoa học giúp mẹ có nhiều sữa cho con bú sau khi sinh

1. Sinh con tự nhiên

Việc sinh mổ cần dùng nhiều thuốc kháng sinh để tránh nhiễm trùng vết mổ nên sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa sau khi sinh. Còn khi sinh thường, hàm lượng oxytocin và prolactin được tối ưu hóa, kích thích sữa về nhanh và nhiều hơn. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh cũng chịu ít nhiều tác động của các loại thuốc nói trên, ảnh hưởng đến khả năng bú mẹ của bé.

2. Cho con bú ngay sau khi sinh

Sinh thường được coi là bước khởi đầu thuận lợi trong việc nuôi con bằng sữa mẹ nhưng như thế không có nghĩa là những mẹ sinh mổ sẽ không thể cho con bú thành công. Dù sinh thường hay sinh mổ, mẹ đều nên cố gắng cho con bú trong vòng một giờ sau sinh để tận dụng được nguồn sữa non quý giá, đồng thời có những cử chỉ âu yếm, gần gũi với con càng nhiều càng tốt. Ở bên con và cho con bú bất cứ khi nào bé muốn sẽ tạo nên phản xạ tích cực cho cơ chế sản xuất sữa của mẹ.

3. Tích cực cho con bú

Sữa mẹ được sản xuất theo nguyên lý cung – cầu. Mẹ càng cho con bú thường xuyên thì sữa càng tiết ra nhiều. Thế nên, mẹ cứ thoải mái cho bú khi con đòi bú mà không nhất thiết phải tuân theo một “thời gian biểu” cho bú nào cả nhé.

Cho bé bú theo nhu cầu, bất cứ khi nào bé đói và đòi bú, không nhất thiết theo giờ giấc như sai lầm của một số bà mẹ. Không giới hạn thời gian của mỗi bữa bú, để bé bú đến khi nào tự ngưng thì thôi.

Chờ cho bé bú hết sữa một bên vú rồi mới tiếp tục cho bú vú còn lại, làm như thế cả hai vú đều được kích thích tạo sữa cân bằng. Điều quan trọng nhất là cho bé ngậm bắt vú đúng cách: sau đây là các dấu hiệu nhận biết, bạn có thể kiểm tra lúc cho bé bú nhé!

Toàn thân bé hướng sát về phía mẹ, cằm bé chạm vào vú mẹ, miệng bé há rộng (ngậm gần hết quầng vú của mẹ, chứ không phải chỉ đầu vú), môi dưới cong ra ngoài, nhìn thấy bé mút chậm và mạnh, có thể nghe tiếng bé nuốt.

Cuối cùng là bé thư giãn và thoải mái sau bữa bú, còn mẹ thì không cảm thấy đau đầu vú.

4. Hạn chế sử dụng bình sữa

Mẹ có biết rằng trẻ sơ sinh cần sử dụng những cử động lưỡi và hàm khác nhau khi bú mẹ và bú bình? Khi bé mới làm quen với việc bú mẹ nhưng cùng lúc lại “học” bú bình, việc bú mẹ của bé có thể bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu. Do đó, mẹ nên hạn chế việc cho con bú bình, ngay cả khi đó là sữa mẹ, cũng như việc dùng núm vú giả ở thời kỳ đầu sau sinh.

5. Cân nhắc khi dùng máy hút sữa

Khá nhiều mẹ thường dùng máy hút sữa ngay sau mỗi cữ bú của con vì nghĩ rằng việc này sẽ kích thích sản xuất sữa nhiều hơn. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia dinh dưỡng, thói quen này ở những tuần đầu sau sinh sẽ làm mất đi sự cân bằng tự nhiên giữa lượng sữa mà mẹ sản xuất ra với lượng sữa mà bé cần. Các mẹ sẽ mất thêm thời gian cho việc này một cách không cần thiết mà còn có thể dẫn đến tình trạng căng tức ngực hoặc nghiêm trọng hơn là áp xe vú do sữa ra quá nhiều.

6. Chườm nóng và massage ngực

Một trong những bí quyết để kích thích sữa về mà mẹ có thể tự thực hiện tại nhà là chườm nóng kết hợp massage ngực, đồng thời chườm nóng cho vai và lưng trước khi cho con bú.

Thường xuyên massage nhẹ nhàng bầu vú

Trong quá trình mang thai, bạn nên massage nhẹ nhàng theo hướng vòng tròn vừa có tác dụng kích thích tuyến sữa hoạt động vừa giúp bầu vú trở nên săn chắc, đẹp hơn sau khi sinh. Làm các động tác xoa bóp ngực theo chiều từ trên xuống dưới, vừa xoa tròn quanh ngực vừa hơi ép xuống, sau đó dùng ngón trỏ và ngón cái giữ bầu vú, nhẹ kéo núm vú ra một chút. Hơi cúi người về phía trước để sữa chảy ra dễ dàng hơn. Khi tắm dưới vòi hoa sen, nên xả cho dòng nước chảy đều trên ngực.

Đặc biệt, trong quá trình massage bạn không nên chạm hay day bầu vú gây co bóp tử cung nhé, đồng thời nếu nhũ hoa bị tụt vào bên trong thì bạn phải lấy tay kéo ra để khắc phục tình trạng này.

Sau khi sinh, bạn cần dùng cơm nếp nấu hơi nhão + men chua + củ hành tím băm nhuyễn trộn chung vào nhau và để còn ấm nóng, sau đó dùng tay thoa lên bầu vú và massage ngay sau sinh nở sẽ làm cho thông tuyến sữa, không tắc sữa và sữa thơm hơn. Trong những ngày đầu bạn phải liên tục phải massage và cho bé bú trong những ngày sữa về để thông tia, tránh tắc tia sữa và có nhiều sữa sau sinh nhé.

Giữ sạch núm vú

Bạn cần vệ sinh núm vú mỗi ngày bằng nước ấm, giữ sạch núm vú đặc biệt là các kẽ của núm vú để không bị tắc tia sữa. Trước khi cho trẻ bú, phải lau sạch và vắt vài giọt đầu bỏ đi, khi bú xong cũng cần lau sạch và khô. Khi thấy sữa chảy không thành tia hoặc tia bị tắc thì phải dùng tay xoa cho mềm vú, dùng ống hút sữa hoặc dùng tay vắt mạnh để thông sữa.

7. Âu yếm con

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mối liên hệ giữa hành vi chăm sóc của bố mẹ với lượng sữa được sản xuất ra. Theo đó, các hành động như vuốt ve, âu yếm trẻ sơ sinh sẽ thúc đẩy nồng độ oxytocin và prolactin tăng cao trong cơ thể mẹ. Cả hai loại hormone này đều cần thiết cho quá trình sản xuất và tiết sữa mẹ. Các bà mẹ cho con bú cũng có nồng độ oxytocin và prolactin cao trong máu, thúc đẩy mối gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé, tạo ra một chu kỳ tích cực hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ.

8. Luôn ở bên con

Một cách thú vị để tăng cường sự liên kết mẹ – con cũng như tăng sản lượng sữa đó chính là massage cho bé và địu bé trước ngực. Bằng cách này, các bà mẹ trẻ có thể cảm thấy tự tin hơn trong việc giao tiếp cảm xúc với trẻ sơ sinh. Ngoài ra, việc ngủ cùng bé cũng có nhiều tác động tích cực vì như thế sẽ tạo điều kiện để mẹ cho bé bú thường xuyên vào ban đêm.

9. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Để có đủ sữa cho con bú, người mẹ phải biết cách ăn uống và nghỉ ngơi sao cho hợp lý. Thường thường khẩu phần ăn hàng ngày của người mẹ cần có 200 gram thịt cá, 1 quả trứng, 1 lít sữa tươi hoặc sữa bột pha, 200-300 gram hoa quả, 500-600 gram rau. Nói chung danh sách thực phẩm dành cho các bà mẹ trẻ hầu như không có hạn chế gì đáng kể, tuy nhiên một số loại đồ ăn sau nên tránh: tỏi, hành tây và một số gia vị gây ảnh hưởng tới mùi vị của sữa mẹ.

Nên ăn 5-6 lần trong ngày, trước khi cho con bú, để kích thích sinh sữa; uống nước khi khát. Xin nhắc nhở bạn rằng không phải cứ ăn uống thật nhiều là sẽ có nhiều sữa, ngược lại có thể gây rối loạn chức năng đường ruột của người mẹ và thậm chí gây táo bón ở trẻ.

10. Luôn tự nhủ là bạn có đủ sữa

Hiện tượng thiếu sữa hoặc sữa về chậm có thể do vài nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn do đẻ mổ hoặc do uống thuốc để co dạ con sau khi sinh. Để kích thích cho ra sữa, bạn vẫn nên bế con áp vào ngực, cho bé bú ngay khi có thể vì chính động tác mút sữa của bé sẽ khiến cho sữa chảy ra. Đôi khi người mẹ vừa sinh xong có sữa, nhưng vài tuần sau tự nhiên mất dần sữa. Đừng vội nản chí hoặc lo lắng, hãy cho con bú đều đặn để “nhắc” cơ thể tiết sữa. Yếu tố tâm lý vô cùng quan trọng, tức là bạn và người thân phải bình tĩnh và tin tưởng rằng sữa sẽ lại đủ, nếu không bạn có thể bị mất sữa thật. Không nên cho con bú sữa bình ngay, kiên nhẫn một chút, bù lại, không gì so sánh được với sữa mẹ.

11. Chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý

Trạng thái tinh thần tác động rất lớn đến nguồn sữa sau khi sinh cả về số lượng và chất lượng, ít nhất là trong thời kỳ mang thai và cho con bú, các mẹ cần giữ cho mình một trạng thái tinh thần vui vẻ, thoải mái, thư giãn, hạn chế căng thẳng, stress, tránh làm việc quá sức nếu không có thể dẫn đến tình trạng ít sữa, thậm chí mất sữa sau khi sinh nữa đấy.

Trong quá trình chăm sóc bé, các mẹ cần tranh thủ nghỉ ngơi khi bé ngủ nhằm hạn chế tình trạng mệt mỏi do thường xuyên phải thức đêm trông bé gây ảnh hưởng đến nguồn sữa nhé.

Các loại thực phẩm, món ăn lợi sữa cho sản phụ

Xem thêm cái bài thuốc lợi sữa bằng Đông Y

Móng giò là món ăn giúp lợi sữa phổ biến nhất. Song, để chống ngấy, mẹ có thể tăng cường sữa cho con bằng cách ăn thay đổi các loại thực phẩm cũng có khả năng lợi sữa dưới đây:

Chuối sứ: Đây là loại chuối quả to tròn, da hơi nhám. Thịt chuối nhiều hơn so với các loại chuối khác. Đặc biệt, lớp men của loại quả này tốt, sản phụ nếu ăn chuối sứ thường xuyên có thể giúp tăng lượng sữa.

Hoa chuối lá hoặc chuối tiêu thái nhỏ, luộc chín ăn hoặc trộn nộm với lạc, vừng rang, ăn 2- 3 bữa liền cũng giúp thông sữa rất tốt.

Rau khoai lang: Luộc hoặc xào lá rau khoai lang ăn hàng ngày vừa giúp nhuận tràng, vừa lợi sữa.

Rau mùi: Hạt mùi 12 g, gạo nếp lức 30 g, nấu cháo ăn, hoặc hạt mùi 6 g cho vào ấm cùng 100 ml nước, đun sôi khoảng 15 phút, lấy nước thuốc chia làm 2 phần uống hết trong ngày sẽ giúp lợi sữa.

Rau đay: Tuần đầu tiên sau khi sinh, sản phụ có thể ăn hằng ngày 150-200g rau đay vào bữa ăn chính, các tuần sau mỗi tuần ăn hai lần với từ 200-250g thì lượng sữa tăng, trong sữa lượng chất béo cũng tăng lên.

Đu đủ xanh: Đu đủ chứa nhiều prtein, chất béo, các loại vitamin A, B, C, D, E… Nấu cháo cùng móng giò và đu đủ xanh là một trong những cách giúp lợi sữa, thông sữa rất hiệu quả cho các bà mẹ đã được lưu truyền và sử dụng rộng rãi. Mặt khác, món ăn này cũng giúp trị chứng ít sữa hoặc sữa quá loãng. Nếu không nấu đu đủ cùng chân giò thì có thể thay thế chân giò bằng cá chép hoặc cá quả cũng có hiệu quả tăng cường sữa.

Sung: Trong 100g quả sung có chứa các chất sau: protein 1g, chất béo 0.4g, đường 12.6g, Ca 49mg, P 23mg, Fe 0.4mg, caroten 0.05mg, dẫn xuất không protein 12.3g, khoáng toàn phần 3.1g. Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, hơi chát, tính mát, tác dụng thông huyết, lợi tiểu, chỉ thống, tiêu đàm, tiêu thủng, tiêu viêm, sát trùng, bổ huyết. Quả sung và lá non giúp lợi sữa cho sản phụ. Liều dùng 10 – 20g quả và lá sắc uống hàng ngày.

Hạt bí: Làm tăng sữa cho sản phụ sau sinh: mỗi lần uống 15 – 20g hạt bí ngô sống, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối. Cách làm: bỏ vỏ hạt lấy nhân giã nát hòa với nước uống khi đói bụng. Cần uống liền 3 – 5 ngày sẽ hiệu quả.

Lạc: Nấu cháo gạo tẻ với lạc nhân; khi cháo chín cho thêm đường phèn vừa ăn.

Bên cạnh chế độ ăn uống dinh dưỡng, các bà mẹ cũng cần lưu ý có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để phục hồi khí huyết, tránh cáu giận, căng thẳng thần kinh làm ảnh hưởng đến quá trình tạo sữa. Uống nhiều nước lọc và các loại nước hoa quả. Chú ý cho con bú đều đặn, đúng cách mới có thể kích thích sữa vì thuốc lợi sữa tốt nhất chính là cho con bú nhiều lần trong ngày.

Ngoài ra có thể sử dụng sản phẩm cốm lợi sữa sẽ giúp ích cho các bà mẹ ít sữa hoặc thiếu sữa.

Thì là (Saunf): Đây là loại thảo dược nổi tiếng với hiệu quả tăng nguồn sữa. Trong thì là có chứa các hợp chất như anethole, dianethole và photoanethole. Theo một báo cáo năm 1980 được công bố trên tạp chí Journal of Ethnopharmacology, các hợp chất này có thể kích thích sự sản xuất estrogen và prolactin – cần thiết để sản xuất sữa mẹ. Cây thì là có thể ăn sống hoặc nấu chín, ví dụ, hấp, xào trong bơ và sau đó nấu trong một chút nước. Theo khuyến nghị các chuyên gia, rau thì là chỉ được sử dụng cho một vài tuần.

Cỏ cà ri (Methi): Loại thảo dược tự nhiên này kích thích tuyến sữa trong vú để sản xuất sữa nhiều hơn. Cỏ cà ri thường được sử dụng để tăng nguồn cung cấp sữa trong ngắn hạn. Tuy nhiên, thảo mộc này cũng có thể được sử dụng một cách an toàn trong một thời gian dài. Phụ nữ có thể sử dụng loại thảo dược này cho đến sữa mẹ đầy đủ hơn.

Nghệ (Haldi): Nghệ có tính chất lactogenic và cũng có thể giúp ngăn ngừa tình trạng viêm.

Hạt mè (Til): Hạt mè đen được sử dụng để tăng sản lượng sữa mẹ ở các quốc gia châu Á. Gạo lức, hạt vừng trắng cũng có hiệu quả và dễ dàng hơn trong việc tiêu hóa.

Mơ (Khubani): Quả mơ chứa nhiều vitamin C và các vitamin khác có lợi cho em bé, đồng thời lại tăng nguồn sữa mẹ nếu mẹ chịu khó ăn quả mơ mỗi ngày.

Cà rốt, củ cải (Shakharkand): Những loại rau màu đỏ có đầy đủ beta-carotene là rất cần thiết trong thời kỳ cho con bú.

Rau xanh: Rau lá xanh là một thực phẩm được khuyến cáo là có thể đẩy mạnh nguồn cung cấp sữa mẹ vì chúng là nguồn tiềm năng khoáng sản, vitamin, enzyme và phytoestrogen có hỗ trợ cho con bú.

Mùi tây (Ajmooda): Mùi tây là một loại thảo dược giúp tăng sản xuất sữa mẹ.

Tỏi: Từ xa xưa, tỏi đã nổi tiếng về tác dụng y tế. Mặc dù mẹ ăn tỏi có thể khiến sữa có mùi nhưng theo các chuyên gia thì nếu mẹ ăn tỏi thì con sẽ bú tích cực hơn và bú nhiều sữa hơn.

Gừng: Với những mẹ có nguồn sữa ít thì có thể thử dùng gừng để cải thiện nguồn sữa của mình xem sao.

Đu đủ xanh: Đu đủ xanh có chứa các enzym, vitamin và khoáng chất, bao gồm cả vitamin C, A, B và E. Đu đủ xanh là loại trái cây chưa chín và nó cần phải được nấu cho mềm để mẹ dễ ăn hơn.

Ngũ cốc và đậu: Các hạt nguc cốc được sử dụng phổ biến nhất bao gồm yến mạch, kê, và gạo. Các cây họ đậu nên được bổ sung trong chế độ ăn uống của mẹ bao gồm đậu đen, đậu xanh và đậu lăng.

Quả hạch: Quả hạch cung cấp, hỗ trợ nguồn sữa, bao gồm hạnh nhân, hạt điều.

Chất béo và dầu: Chất béo khỏe mạnh đóng một vai trò quan trọng trong chuyển hóa tế bào và thần kinh. Các loại chất béo một bà mẹ ăn sẽ ảnh hưởng đến thành phần của chất béo trong sữa của mình. Hãy loại bỏ các chất béo không lành mạnh như dầu thực vật hydro hóa…

Yến mạch (Jaee hoặc Avena sativa): Đây là một trong các loại thực phẩm bổ dưỡng có chứa protein, vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng nuôi dưỡng các dây thần kinh, hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất béo và nâng cao tinh thần. Nó là một cách tiềm năng để tăng nguồn sữa mẹ. Theo một số chuyên gia tư vấn cho con bú, yến mạch có thể hỗ trợ cho con bú vì chúng rất giàu chất sắt. Ngoài ra, yến mạch hoạt động như thuốc chống trầm cảm và antispasmodics và làm gia tăng mồ hôi.

Tảo spirulina: Đây là một loại tảo xanh không độc hại và có ích trong việc tăng nguồn cung cấp sữa và các chất béo của sữa ở một số bà mẹ cho con bú. Nó có chứa các protein, enzyme, chất khoáng, vitamin, chất diệp lục và các axit béo thiết yếu. Spirulina là chất dinh dưỡng được hấp thu dễ dàng, dễ tiêu hóa.

Những món ăn bài thuốc giúp lợi sữa

Phụ nữ sau sinh thông thường là lượng sữa tiết ra đủ để nuôi trẻ. Nhưng cũng có người mẹ sau sinh vì nguyên nhân nào đó làm cho lượng sữa tiết ra không đủ cho trẻ bú hàng ngày. Để giúp khắc phục tình trạng này có thể dùng những món ăn thuốc sau tác dụng thúc đẩy tăng tiết sữa ở người mẹ, đó là cách bồi bổ hợp lý những dinh dưỡng cần thiết, lại còn kích thích sinh nhiều sữa đảm bảo dược chất và lượng đáp ứng nhu cầu cần nuôi trẻ.

Món canh móng giò, hoàng kỳ

Nguyên liệu: Móng giò 500g, hoàng kỳ 30g, đương quy 15g, thông thảo 4g. Tất cả cho vào nồi hầm nhừ, cho thêm ít rượu và mấy lát gừng nấu thêm chút nữa là ăn được, ăn hết cả nước lẫn cái. Ăn trong 5-7 ngày.

Món sườn lợn hầm sơn giáp

Nguyên liệu: Sườn lợn 500g, xuyên sơn giáp 10g, hoàng kỳ 30g. Tất cả nấu cùng đến nhừ, thêm chút rượu vào, ăn thịt uống canh. Cần ăn 4-5 ngày.

Món thịt cừu hầm đương quy

Nguyên liệu: Thịt cừu 500g, đương quy 20g, cho cả vào hầm nhừ, sau thêm chút rượu và mấy lát gừng tươi, ăn thịt uống canh. Ăn trong 4-5 ngày.

Món canh móng giò

Nguyên liệu: Móng giò 1 cặp, gia vị vừa đủ, luộc chín vớt ra, giữ nước cho mì vào, ăn mì nước với móng giò. Cần ăn trong 7-10 ngày.

Món canh móng giò, thông thảo

Nguyên liệu: Móng giò 1 chiếc, thông thảo 2g, cho vào cùng luộc nhừ, nêm gia vị vừa miệng, ăn thịt, uống nước canh. Mỗi ngày ăn 1 lần, cần ăn 4-6 ngày.

Món canh móng giò, quất diệp, thanh bì

Nguyên liệu: Móng giò 500g, quất diệp 10g, thanh bì 10g, nấu chín nhừ ăn thịt uống nước canh. Ăn trong 5-7 ngày.

Món canh mạch nha, cá diếc

Nguyên liệu: Cá diếc sống 1 con, mạch nha 20g, nấu chín, nêm đủ gia vị, ăn cá uống nước canh. Cần ăn 5-7 ngày.

Món canh cá diếc, thông thảo

Nguyên liệu: Cá diếc sống 1 con, thông thảo 3g, đương quy 5g, nấu cùng, chín ăn cá, uống nước canh. Cần ăn 5-7 ngày.

Món gà mái hầm hoàng kỳ

Nguyên liệu: Gà mái 1 con, hoàng kỳ 50g, cho hầm nhừ pha chút rượu và mấy lát gừng, ăn cái uống nước canh. Cần ăn 4-5 lần, ngày 1 lần có thể ăn cách nhật.

Món tôm nõn nấu cùng rượu

Nguyên liệu: Tôm nõn 100g, rượu gạo 250g, nấu đến khi tôm nõn chín nhừ, ăn nóng cả nước lẫn cái. Cần ăn trong 5-6 ngày.

Hy vọng những món ăn thuốc trên sẽ có hữu ích khi các bà mẹ sau sinh thiếu sữa cho con bú.

Rau đay – một thực phẩm tuyệt vời cho phụ nữ sau sinh

Việc mà hầu hết các sản phụ quan tâm là sữa có nhanh về và về nhiều sau sinh hay không?

Vậy làm thế nào để sữa nhanh về và về nhiều sau khi sinh nở? Tất cả đều có những mánh nhỏ đấy các mẹ à.

Với những mẹ bầu nhiều sữa và có sữa ngay từ trước khi sinh nở thì có lẽ không lo lắng nhiều đến vấn đề này nhưng không phải ai cũng có được may mắn đó. Rất nhiều mẹ bầu phải rất khó khăn mới có được giọt sữa đầu tiên cho con uống. Nhiều mẹ bầu có sữa nhưng chỉ được 2-3 tháng là sữa lại chạy đi đâu mất tiêu khiến việc nuôi con vô cùng vất vả.

Hôm nay, chúng tôi sẽ gợi ý đến các mẹ một vài phương cách đón sữa nhanh về và về nhiều sau sinh. Đây là những cách mà một độc giả của Eva.vn đã gửi về chuyên mục mong được chia sẻ với hầu hết chị em sắp sinh nở và những người đang nằm ổ. Mẹ này có chia sẻ với chúng ta những bài thuốc giúp kích thích tiết sữa và tạo chất lượng sữa tốt từ những thực phẩm ngay trong vườn nhà hoặc bạn có thể dễ dàng mua ngoài chợ.

Đầu tiên là sử dụng rau đay ăn hàng ngày. Với sản phụ tuần đầu tiên sau sinh nên ăn 150-200 g rau đay vào những bữa chính hàng ngày. Các tuần sau, mỗi tuần ăn 2 lần với từ 200-250 g sẽ rất có tác dụng tăng lượng sữa và lượng chất béo trong sữa. Các mẹ có thể dùng rau đay để nấu canh, rất dễ ăn và đặc biệt đây là loại rau phổ biến trong mùa hè nên rất dễ kiến.

Một bài thuốc nữa cũng có tác dụng lợi sữa là ăn đu đủ xanh. Đu đủ xanh là loại thực phẩm chứa nhiều protein, chất béo, các loại vitamin A, B, C, D, E…. Nếu hầm canh đu đủ xanh cùng móng giò, chúng ta sẽ có một trong những món giúp lợi sữa, thông sữa rất hiệu quả. Đây cũng là món ăn rất tốt cho người ít sữa hoặc sữa quá loãng. Món đu đủ xanh hầm cá chép hoặc cá lóc cũng có hiệu quả rất tốt cho việc tăng cường sữa.

Dù vậy, mẹ này cũng chia sẻ thêm rằng loại thuốc lợi sữa nhất cho chị em sản phụ đó chính là cho con bú đều và nhiều lần trong ngày. Chị em nên dành 4-6 tháng đầu cho con bú thường xuyên sẽ không bị mất sữa mà còn cải thiện được chất lượng sữa. Ngoài ra, chị em nên uống nhiều loại nước hoa quả, nước lọc và dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để nhanh lấy lại sức sau sinh. Tránh căng thẳng thần kinh và cáu giận cũng giúp quá trình tạo sữa diễn ra dễ dàng.

Các loại thực phẩm tốt cho sữa mẹ

Đối với các bà mẹ mới sinh con để đảm bảo cho sức khỏe của mình và hơn hết là đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con, bạn cần phải biết cách kết hợp đa dạng nhiều thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng cho sữa trong thực đơn của mình.

1. Uống sữa nóng

Một cốc sữa nóng giúp mẹ về sữa rất nhanh mà sữa lại đặc. Trong thời kỳ cho con bú, sản phụ nên uống sữa đều đặn không những để tăng tiết sữa mà còn giúp cơ thể mau hồi phục sau sinh.

2. Rau mùng tơi

Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt nên rất tốt cho sản phụ…

3. Cà chua

Trong cà chua có rất nhiều chất xơ, vitamin C, E, K, B1, B6, B2, B3, chất sắt, mangan, kali và rất nhiều chất khác có lợi cho sức khỏe.

Vì vậy phụ nữ đang trong thời gian cho con bú được khuyên nên ăn càng nhiều cà chua càng tốt để tăng lượng lycopene trong sữa mẹ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng các sản phẩm làm từ cà chua như nước sốt cà chua sẽ tăng lượng lycopene trong sữa mẹ nhiều hơn ăn cà chua tươi.

4. Ngó sen

Ngó sen là loại thực phẩm có công dụng thanh nhiệt, thanh huyết, nhuận tràng. Ăn nhiều ngó sen có thể giúp sản phụ tiêu ứ máu, chống suy nhược cơ thể, tăng sự thèm ăn, thúc đẩy tiêu hóa , tăng tiết sữa.

5. Quả mướp

Quả mướp có tác dụng lợi sữa cho sản phụ mới sinh, giúp huyết lưu thông tốt, làm dịu các cơn đau do co thắt tử cung

6.Rong biển

Rong biển rất giàu chất dinh dưỡng. Ngoài thành phần đạm rất cao rong biển còn chứa rất nhiều khoáng chất, các yếu tố vi lượng và vitamin, trong đó nổi bật là iốt ( yếu tố vi lượng tối cần thiết cho tuyến giáp), canxi với hàm lượng cao hơn trong sữa, vitamin A cao gấp 10 lần trong bơ, vitamin B2 gấp 7 lần trong trứng, vitamin C, E cao gấp nhiều lần trong rau quả.

Sản phụ ăn nhiều rong biển có thể chống mệt mỏi, làm tăng tiết sữa, có lợi cho sự phát triển cơ thể trẻ sơ sinh.

7. Quả sung

Trong 100g quả sung có chứa protein 1g, chất béo 0.4g, đường 12.6g, Ca 49mg, P 23mg, Fe 0.4mg, caroten 0.05mg, dẫn xuất không protein 12.3g, khoáng toàn phần 3.1g. Quả và lá non rất tốt cho sản phụ, có thể ăn sung muối, luộc hoặc nấu canh, nấu cháo…

Ngược lại, một số thực phẩm dưới đây có thể làm ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ đó là: dầu mỡ động vật, gia vị, đồ chua cay, đồ lạnh khiến trẻ bú sữa mẹ dễ bị đi ngoài, và người mẹ sau này dễ bị hậu sản.

8. Các loại quả chín mọng

Bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn trái cây hay sinh tố hai lần hoặc nhiều hơn thế mỗi ngày. Những loại quả chín giàu chất chống oxy hóa là sự lựa chọn tuyệt vời giúp bạn đáp ứng những nhu cầu của bạn. Những loại trái cây chín mọng ngon lành này chứa đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe và sẽ cung cấp một liều đầy đủ carbohydrate giúp bạn duy trì năng lượng của bạn mức cao.

9. Gạo lức

Giảm cân quá nhanh dẫn đến cơ thể của bạn sản xuất không đủ sữa cho con của bạn và làm cho bạn cảm giác mệt mỏi và chậm chạp. Tốt nhất là nên kết hợp việc ăn kiêng của bạn một cách lành mạnh như sử dụng gạo lức trong thực đơn ăn kiêng để giữ năng lượng của bạn ở mức cao. Và thực phẩm như gạo lức cung cấp cho cơ thể bạn đủ lượng calories cần thiết để sản suất sữa tốt nhất cho em bé.

10. Thịt bò nạc

Bạn đang tìm kiếm những loại thực phẩm tăng cường năng lượng, hãy chọn những thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò. Một khi chất sắt trong cơ thể không được cung cấp đầy đủ có thể làm cho bạn cảm giác mệt mỏi và kiệt quệ, vì thế rất khó cho bạn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, khi bạn nuôi con bằng sữa mẹ, bạn cần ăn thực phẩm giàu chất đạm và vitamin B12. Thịt bò là nguồn cung cấp hai chất dinh dưỡng này tuyệt vời nhất.

Thức uống giúp mẹ cưc nhiều sữa

1/ Uống sữa nóng mỗi ngày

Chẳng cần sữa nhập ngoại hay đắt tiền, mẹ chỉ cần uống một cốc sữa đặc nóng trước khi cho con bú khoảng 15-20 phút, lượng sữa tiết ra nhanh chóng. Uống sữa nóng sau sinh không chỉ lợi sữa mà còn giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng giúp cơ thể mẹ hồi phục nhanh hơn.

2/ Uống nước lá đinh lăng

Từ xưa đến nay, các mẹ cho con bú thường uống nước lá đinh lăng để tăng tiết sữa, vừa đơn giản, vừa lành tính mà còn hiệu quả. Cách nấu nước lá đinh lăng: Mua lá đinh lăng rửa sạch, cho nước sôi để nguội đổ ngập vào nồi lá, đun sôi, chắt nước uống. Uống tốt nhất khi nước còn ấm. Hạn chế uống lạnh.

3/ Thức uống lợi sữa: Nước gạo lứt

Gạo lứt là thực phẩm giúp thanh lọc, giải độc cơ thể. Đây chính là lý do vì sao khi chị em phụ nữ ăn kiêng, rất hay chọn loại ngũ cốc dinh dưỡng này. Uống nước gạo lứt rang, mẹ có thể yên tâm với nguồn sữa về nhiều, thơm ngon và bổ dưỡng dành cho con.

Chọn gạo lứt nguyên vỏ về rang và đun nước uống, bởi nó chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng như B1, B2, B3, B5, B6, canxi, sắt, magiê, selen, kali, natri… rất tốt cho sự phát triển của trẻ sơ sinh.

4/ Uống nước rau má để tăng tiết sữa

Ngoài uống nước ép rau má hằng ngày, mẹ có thể dùng rau má chế biến các món canh bổ dưỡng cùng thịt bò, heo, gà… để bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết. Rau má được mệnh danh là loại rau có tác dụng lợi sữa, kháng khuẩn, và còn giúp cải thiện làn da sau sinh.

5/ Nước đậu hỗn hợp

Với độ lành tính, giúp thanh lọc, giải nóng cho cơ thể, nước uống từ các loại đậu nhất định mẹ phải thêm vào danh sách thực phẩm lợi sữa. Chọn các loại đậu và gạo gồm đậu xanh, đậu đỏ, gạo tẻ hoặc nếp và một ít hạt sen, ninh lấy nước uống hằng ngày.

6/ Uống nước lá hoặc hạt thì là

Có thể loại nước uống này sẽ hơi khó uống vì mùi và hương vị đặc trưng của thì là. Tuy nhiên, nếu chịu khó uống khoảng 10 phút trước khi cho con bú, mẹ sẽ cảm nhận sữa về dồi dào hơn trông thấy. Thực hiện: Mua hạt hoặc lá về rửa sạch, hãm trong 10 phút như hãm trà, sau đó uống khi còn ấm.

7/ Thức uống lợi sữa từ lá mít non

Dùng lá mít non tươi hoặc cụm hoa đực (dái mít) sắc nước uống hằng ngày, duy trì ít nhất liên tục trong vòng một tháng để sữa về nhiều và lâu dài.

8/ Nước lá rau ngót

Nếu rau ngót bị cấm trong thai kỳ 3 tháng đầu và những tháng gần cuối, sau sinh cho con bú lại khuyến khích mẹ nên dùng loại rau này. Rửa sạch lá rau ngót, xay lấy nước uống hoặc ăn canh, sẽ giúp tăng tiết sữa đáng kể.

9/ Uống nước lá chè vằng

Không chỉ giúp mẹ có nguồn sữa dồi dào, nước lá chè vằng còn giúp cơ thể mẹ sớm hồi phục sau sinh nhờ khả năng kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa, vị giác. Hãm chè vằng uống hằng ngày là lựa chọn hoàn hảo cho chị em phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Uống ấm sẽ giúp sữa về nhanh hơn là để nguội.

17 thực phẩm cần tránh khi đang cho con bú

Cà phê không tốt trong quá trình cho con bú

Nếu có thói quen hay yêu thích cà phê, bạn nên cẩn thận. Các loại thức uống chứa caffeine (cà phê, soda, hay trà) có thể nhiễm chất này vào sữa mẹ và vào cơ thể bé. Do không bài tiết caffeine được như người lớn nên bé bị ngứa ngáy, khó chịu và thậm chí là không ngủ được nếu có nhiều caffeine trong cơ thể.

Nếu bạn vẫn thường dùng cà phê để thức canh con thì hãy cẩn thận và hạn chế tối đa. Một bà mẹ nuôi con có thể rất mệt mỏi khi chăm bé, nhưng một đứa bé khóc quấy có thể khiến mọi thứ tồi tệ hơn. Nếu không thể bỏ được thói quen này, bạn có thể hạn chế điều này bằng cách chỉ uống ngay sau thời điểm vừa cho bé bú xong. Như vậy, vào lúc bạn cho bé bú lại thì caffeine sẽ chỉ còn trong máu của bạn mà thôi.

Sô cô la

Đây cũng là một loại thực phẩm có chứa caffeine, tuy không nhiều bằng cà phê hay soda nhưng bạn cũng cần cẩn trọng nếu thấy bé khóc quấy nhiều sau đó.

Trường hợp này bạn cần tạm ngưng dùng vài ngày, nếu thấy triệu chứng của bé tiến triển tốt hơn thì có lẽ bạn nên tránh dùng sô cô la thường xuyên.

Trái cây họ cam

Nước cam tươi ép có rất nhiều vitamin C, tuy tốt cho sức khỏe của bà mẹ, nhưng một số thành phần có trong trái cây và nước ép họ cam có thể gây ngứa thời gian dài, dẫn đến bé khóc quấy, nôn mửa và thậm chí là nổi mẫn đỏ trên da.

Nếu phải ngừng sử dụng cam, bưởi chùm (bưởi đắng – không phải bưởi Việt Nam), chanh và những trái cây thuộc họ cam khác vì con thì bạn có thể thay thế nguồn bổ sung vitamin C bằng đu đủ hay xoài.

Bông cải xanh

Theo kinh nghiệm của người già, ăn bông cải xanh, súp lơ và những loại rau gây đầy hơi có thể khiến con bạn ngứa ngáy, trướng bụng. Tuy nhiên theo nhiều bà mẹ thì mỗi người đều có những kinh nghiệm khác nhau về món rau này.

Tốt nhất, nếu nghi ngờ bông cải xanh là thủ phạm, bạn có thể ngừng ăn vài ngày để theo dõi triệu chứng của con bạn có tiến triển tốt hơn không. Tuy vậy bạn cũng không nên ngưng hoàn toàn mà hãy ăn lại với lượng nhỏ từ từ để xem phản ứng của bé vì đây là loại rau rất tốt cho sức khỏe. Nếu có thể, bạn nên hấp sơ thay vì ăn sống, sẽ giúp cải thiện chứng đầy hơi của bé.

Chất cồn

Thỉnh thoảng chỉ một ly rượu trong bữa tối thì không có vấn đề gì, điều này đã được các chuyên gia đồng tình. Thế nhưng, theo Viện Nhi của Mỹ, nếu bạn có thói quen uống rượu nhiều hoặc không điều độ, bạn có thể gặp tác dụng phụ như: mơ màng, ngủ quá nhiều, yếu ớt và trẻ tăng cân bất thường, và có thể bị giảm phản xạ tiết sữa của người mẹ.

Nếu bạn cần giảm stress trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, hãy thử tắm thư giãn, dùng một tách trà hoa cúc hoặc mát-xa.

Thực phẩm cay

Nhiều người vẫn có thói quen ăn cay kể cả khi trong thời gian nuôi con bằng sữa. Thế nhưng điều này có thế khiến bé ngứa ngáy và khóc quấy hàng giờ.

Hãy thử thêm gia vị cho món ăn mà không dùng đến nước sốt nóng, chẳng hạn như cho vào món gà một ít nước cốt chanh. Nếu cần thay thế nước sốt nóng cho một món xào, bạn hãy cho vài món ăn một ít gừng cho ấm. Bạn nên biết gừng còn là gia vị có thể giúp làm dịu bụng của bé.

Tỏi gây khó chịu khi cho bé bú

Thực phẩm có chứa tỏi có thể nhiễm mùi vào bầu sữa của bạn (mùi tỏi có thể thâm nhập vào sữa mẹ tới 2 giờ sau bữa ăn). Một vài trẻ có thể thấy khó chịu hoặc khóc quấy khi bú nếu phát hiện mùi tỏi trong sữa.

Không có khuyến cáo nào rõ ràng về tỏi đối với các bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Tại Ý, nơi tỏi được tiêu thụ thường xuyên, các chuyên gia khuyên các bà mẹ không nên ăn tỏi trong vài tháng đầu khi cho con bú. Nhưng ở Ấn Độ thì lại được khuyến khích ăn tỏi tùy thích vì người dân ở đây tin rằng việc này sẽ giúp bé phát triển quen dần với hương vị thực phẩm dành cho người lớn. Do vậy, bạn hãy “nghe” theo vị giác của bé mà quyết định.

Lúa mì

Nếu bạn ăn một miếng sandwich hoặc đĩa mì ống trước khi cho bú sau đó khiến bé xuất hiện các triệu chứng như khóc liên tục, tỏ vẻ đau đớn, hay đi cầu ra máu, có thể lúa mì là nguyên nhân.
Để kiểm tra do dị ứng hay nhạy cảm, bạn hãy bỏ thức phẩm có lúa mì ra khỏi khẩu phần ăn từ 2-3 tuần. Nếu các triệu chứng của bé có cải thiện hoặc hoàn toàn biến mất, có thể sẽ cần phải tránh tiêu thụ thực phẩm từ lúa mì. Nếu triệu chứng của bé vẫn không cải thiện, hãy thử loại trừ những thực phẩm nghi ngờ khác từng món một để tìm ra nguyên nhân.

Các sản phẩm bơ sữa

Nhiều trẻ không thể dung nạp sữa bò các loại. Khi bạn tiêu thụ các thực phẩm làm từ bơ sữa (yogurt, kem và phô mai), các tác nhân gây dị ứng đó có thể theo vào bầu sữa của bạn, gây những triệu chứng dị ứng hoặc nhạy cảm với bơ sữa của bé như đau bụng và ói, không ngủ được và chàm, hoặc các vết đỏ khô ráp trên da có xu hướng bị hở, lở loét và chảy nước.

Bạn có thể thử ngưng sử dụng các sản phẩm làm từ bơ sữa từ 2-3 tuần để kiểm tra. Một số trẻ cũng có thể dị ứng với cả sữa dê hoặc sữa cừu. Ngoài ra, một vài trường hợp trẻ đồng thời phản ứng với cả thịt bò trong chế độ ăn của người mẹ.

Bắp (ngô)

Dị ứng với bắp cũng khá phổ biến, nhưng lại rất khó xác định.

Bạn nên ghi lại cẩn thận chi tiết khẩu phần ăn của mình thật cụ thể (ví dụ thay vì ghi bim bim thì hãy ghi cụ thể là bim bim bắp) và bất kỳ triệu chứng dị ứng nào mà bé thể hiện trong ngày hôm đó. Nếu phát hiện các cơn đau bụng hoặc khoảng thời gian bé khóc tăng cao sau khi bạn dùng những thực phẩm làm từ bắp, có lẽ bạn cần phải kiêng món này.

Các loại hải sản có vỏ cứng

Theo các chuyên gia, nếu người trong gia đình có tiền sử dị ứng với một loại thực phẩm nào đó, khả năng trẻ sơ sinh dị ứng với thực phẩm đó cũng cao và sớm hơn. Nói một cách khác, nếu cha của đứa trẻ bị dị ứng với hải sản có vỏ nhưng bạn không có vấn đề gì với tôm và cua, rất có thể bạn sẽ phải “nhịn” loại thực phẩm này trong suốt khoảng thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.

Đậu phộng

Nếu gia đình bạn có thành viên dị ứng với thực phẩm, bạn nên thận trọng trước khi thêm các sản phẩm làm từ đậu phộng (lạc) hay các loại hạt vào khẩu phần ăn của mình.

Hãy chú ý trong trường hợp bạn ăn thực phẩm làm từ đậu phộng và con bạn có triệu chứng nhạy cảm hoặc dị ứng, như nổi mẫn đỏ, phát ban, chàm hoặc thở khò khè. Tuy nhiên, một số bé lại không thể hiện triệu chứng khi bị dị ứng với đậu phộng.

Đậu nành

Nhiều trẻ không dung nạp được bơ sữa cũng thể hiện triệu chứng tương tự khi bị dị ứng với đậu nành.
Nếu bạn nghi ngờ đậu nành có thể là nguyên nhân gây rắc rối cho bé, hãy xem xét loại đậu nành mà bạn tiêu thụ. Các dạng chế biến của đậu nành thành dạng thanh hay dạng uống có thể kích hoạt cơ chế nhạy cảm của cơ thế bé. Các thực phẩm được chế biến bằng đậu nành lên men có thể được cơ thể bé chấp nhận hơn.

Trứng

Dị ứng với trứng (thường là do nhạy cảm với lòng trắng trứng) khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nhưng vì trứng có mặt trong hầu hết mọi loại thức ăn, từ bánh mì đến bim bim cho đến cả kem, nên việc xác định có thể rất khó khăn.

Cách để các bà mẹ đang cho con bú có thể áp dụng là loại trừ tất cả các thực phẩm dễ gây dị ứng nhất ra khỏi thực đơn (bơ sữa, đậu nành, lòng trắng trứng, lúa mì, đậu phộng và các loại hạt, các loại hải sản có vỏ). Sau hai tuần, thì có thể ăn lại dần dần từng loại thực phẩm dễ gây dị ứng nói trên cách quãng thời gian là 4 ngày để theo dõi triệu chứng của trẻ.

Cá không khiến trẻ khó chịu khóc quấy hay trướng bụng, nhưng thủy ngân vốn có trong cá có thể nhiễm vào bầu sữa của bạn. Theo khuyến cáo của FDA, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn ít nhất 2 khẩu phần các loại cá và hải sản có vỏ ít thủy ngân trong mỗi tuần. Năm loại “cá” thông dụng ít có thủy ngân là tôm, cá ngừ đóng hộp, cá hồi, cá pô-lắc (cá minh thái) và cá da trơn. Các loại cá bạn nên tránh khi đang cho con bú là cá mập, cá kiếm, cá thu hoàng hậu và cá kình.

Bạc hà

Trà bạc hà thường được dùng làm phương thuốc để ngưng tiết sữa sau giai đoạn cai sữa cho bé do trong bạc hà có một số thành phần giúp giảm lượng sữa của bạn. Điều này đã được các chuyên gia thảo dược xác nhận.

Bạn có thể thay thế bằng một tách trà hoa cúc. Các thành phần trong hoa cúc khi vào sữa mẹ có tác dụng làm dịu cho bé và cả bạn nữa. Bạn cũng cần phải hạn chế sử dụng kẹo bạc hà và thuốc ho bạc hà vì cả hai đều có chứa tinh dầu bạc hà.

Rau mùi tây

Rau mùi tây cũng là một thảo dược cùng họ với bạc hà, nên cũng có thể giảm lượng sữa của bạn khi được tiêu thụ số lượng lớn. Nếu bạn hay dùng thuốc nam, hãy kiểm tra kỹ để bảo đảm không tiêu thụ một lượng đáng kể rau mùi tây. Tuy nhiên, nếu chỉ trang trí bữa ăn bằng vài cọng mùi tây, hoặc thỉnh thoảng làm một tô rau trộn thì không sao cả.

Leave a Reply