Đau bụng là một trong những bệnh lý thường xảy ra nhiều nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Những nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ em có thể thay đổi từ không quan trọng đến đe dọa tính mạng nhưng sự biểu hiện ra ngoài của trẻ chỉ khác nhau một ít. Do đó, khó khăn cho cha mẹ và người nuôi trẻ là phân biệt đâu là đau bụng cần phải cấp cứu và đâu là những cơn đau bụng không cần phải cấp cứu, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh khi mà trẻ chưa biết nói hay biểu hiện, hành động rõ rệt như trẻ lớn. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh đang bị đau bụng Bé bị đau bụng thường khóc vào cùng một thời điểm trong tất cả các ngày. Thường là vào chiều muộn hoặc buổi tối. Bé khóc nấc không dứt mà không rõ nguyên nhân. Nếu bị đau bụng, bé sẽ khóc rất to và mẹ rất khó dỗ dành để giúp bé bình tĩnh trở lại dù đã đã áp dụng nhiều cách ‘dụ dỗ’. Để ý bạn sẽ thấy chân bé co lại, tay nắm chặt, bụng lên gân… khi khóc, đó là do cơn đau bụng đang hành hạ bé. Khoảng 25% trẻ sơ sinh bị đau bụng. Trẻ thường mắc đau bụng vài tuần sau sinh và đến khi bé được 3 tháng tuổi, chứng bệnh này sẽ thuyên giảm. Mặc dù, có rất nhiều bé thường xuyên bị những cơn đau bụng hành hạ, nhưng tình trạng trẻ sơ sinh bị đau bụng sẽ được cải thiện đến 90% khi bé được 9 tháng tuổi. Đặc biệt, nếu thấy da và niêm mạc bé tái nhợt, nôn nhiều, nôn ra nước hoặc máu, đau bụng kèm theo sốt, cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Không cho ăn, uống hay dùng bất kỳ một loại thuốc gì cho đến khi được khám. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đau bụng Bác sĩ cũng chưa thể tìm ra câu trả lời chính xác gây nên chứng đau bụng ở bé sơ sinh nhưng có vài giả thuyết như sau: Bé đau bụng do bị dị ứng sữa công thức có nguồn gốc từ sữa bò (hoặc ngay cả bé bú mẹ hoàn toàn cũng có nguy cơ dị ứng). Nguyên nhân cũng có thể do chế độ dinh dưỡng của mẹ gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa và khiến bé bị đau bụng khi “ti mẹ”. Một vài người mẹ nhận ra rằng, khi họ cắt giảm thực phẩm chứa sữa, trứng, cá, sữa đậu nành, bột mỳ, lạc (đậu phộng) thì tình trạng quấy khóc ở bé cũng giảm. Một trong những nguyên nhân khác khiến bé quấy khóc vì đau bụng là do hiện tượng khó tiêu (hoặc bé bị stress). Nhóm bé bú sữa ngoài thường gặp trục trặc với hệ tiêu hóa hơn nhóm bé bú […]
Đọc toàn bài →Cái tên tàu hũ ky có vẻ lạ lẫm nhưng đích thực đây chính là tên gọi khác của váng đậu. Đây là nguyên liệu cho một số món chay và món mặn ngon miệng với những nguyên liệu khá đơn giản, cùng theo dõi công thức nấu ăn dưới đây bạn nhé. 1/ Hướng dẫn cách làm món đậu hũ ky cuộn mực chiên Nguyên liệu chính: + Tàu hủ ky tươi : 20 miếng (cắt vuông cạnh 12cm) + Mực lá xay sơ : 200g + Giò sống : 50g + Khoai môn cắt sợi nhỏ : 50g + Khoai lang cắt sợi nhỏ : 50g + Cọng cần tàu cắt nhỏ + Tỏi phi + Ớt băm + Bột năng + Dầu ăn, tiêu, xốt mè + Bột ngọt, Hạt nêm + Xốt mayonnaise + Trang trí: Xà lách Mách nhỏ: Cuốn 1 lớp tàu hũ ky để khi chiên tàu hũ ky giòn và không bị dai. Dùng bột năng làm hồ dán để khi chiên bánh không bung ra. Hướng dẫn: – Làm nhân mực: Mực xay trộn chung với giò sống, khoai lang, khoai môn, cọng cần tàu, tỏi phi. Nêm 1 muỗng tiêu, 1/2 muỗng bột ngọt, 1 muỗng hạt nêm, để 15 phút cho thấm gia vị. – Pha bột năng: Cho 3 muỗng nước lọc vào bột năng khuấy đều cho tan bột, sau đó khuấy tiếp với lửa nhỏ đến khi bột năng chín trong và sệt lại, tắt lửa để nguội. – Đặt miếng tàu hủ ky lên dĩa, cho nhân mực vào chính giữa, gấp thành hình vuông cạnh 5cm. – Dùng bột năng dán mí cuộn tàu hủ ky để không bung ra. – Pha xốt: Trộn đều 3 muỗng xốt mayonnaise, 1 muỗng ớt băm và 2 muỗng xốt mè. – Đun nóng dầu ăn, cho bánh vào chiên đến khi bánh chín vàng vớt ra, để ráo dầu. – Xếp bánh ra dĩa, khi ăn chấm kèm xốt pha. 2/ Hướng dẫn cách làm món đậu hũ ky cuộn cá thác lác Nguyên liệu – 300g cá thác lác – 10 lá tàu hũ ky – 1 thìa súp tương ớt – 1 thìa cà phê nước mắm – 1 thìa cà phê hạt nêm – 1/2 thìa cà phê tiêu – 1/2 củ cà-rốt – Hành lá – Dầu ăn. Thực hiện – Cá thát lát quết nhuyễn với nước mắm, hạt nêm, tiêu. Cá-rốt thái hạt lựu chần qua nước sôi. Hành lá thái nhuyễn. – Trộn cá thác lác với cà-rốt, hành lá. Trải miếng tàu hũ ky trên mặt phẳng, thoa nước, quết lớp cá thác lác lên trên, cuộn tròn lại rồi thả vào chảo dầu nóng rán vàng. Dùng với tương ớt. – Tàu hũ ky sẽ béo hơn khi bạn quết lớp nước dừa trước khi cuộn cá. 3/ Cách nấu món khổ qua xào tàu hũ ki Nguyên liệu: – Tàu hũ ki: 2 lá – Khổ qua: 2 quả […]
Đọc toàn bài →Nước chấm là món không thể thiếu trong các bữa ăn của gia đình Việt Nam. Đây có thể xem là linh hồn làm nên vị ngon hoàn hảo cho mỗi món ăn. Trong hầu hết các món Việt, từ món cuốn, món nem, đến các món bún… luôn luôn có một chén nước chấm được pha chế theo một công thức rất đặc trưng. Mời các bạn tham khảo công thức làm 17 loại nước chấm dành riêng cho các món ăn truyền thống Việt nhé! 1. Cách pha nước chấm cho món bánh cuốn 300ml nước sôi để nguội 2 lạng rưỡi đường 2 muỗng canh nước mắm nguyên chất ớt tươi băm nhỏ ít giấm gạo Nếu muốn nước chấm ngọt hơn theo vị của người miền Nam, bạn có thể không dùng giấm chua. Thay vào đó bạn giảm lượng nước và tăng lượng đường trong công thức. Nếu bạn ăn mặn hơn, có thể thêm nửa muỗng canh nước mắm, tương đương khoảng 30ml. 2. Pha nước chấm chả giò ngon miệng 200ml nước sôi để nguội 2,5 muỗng canh đường cát trắng 3,5 muỗng canh nước mắm nguyên chất 3 muỗng canh giấm 3 trái ớt đỏ, bỏ hạt và băm nhỏ 1 củ tỏi, lột vỏ và băm nhỏ Để đơn giản và dễ nhớ hơn bạn có thể pha theo tỷ lệ: 1 nước mắm + 3 nước lọc + 2 đường + tỏi và ớt băm nhỏ. Nước chấm này phải đặc và đậm mới đạt yêu cầu. 3. Hướng dẫn pha nước giấm đường cho các món chua ngọt 2 lạng rưỡi đường kính trắng nửa lít giấm gạo Cho đường vào giấm và đun nhỏ lửa hỗn hợp này khoảng 15 phút. Khi giấm nguội, cho vào chai thủy tinh và dùng dần cho các món chua ngọt trong bữa ăn hằng ngày như sườn xào chua ngọt, cá sốt chua ngọt,… 4. Cách pha nước chấm cho món bún thịt nướng Cách 1: Dùng nước giấm trên cho thêm nước mắm và nước đun sôi để nguội. Sau khi nêm nếm vừa ăn cho thêm tỏi băm, ớt băm và ít tiêu xay. Cách 2: Bạn pha nước chấm theo công thức: 1 giấm + 1 đường + 1/2 mắm + 2 nước (nước đun sôi để nguội) + 1 đến 2 muỗng cà phê nước cốt chanh + tỏi và ớt băm. Nếu ăn theo kiểu người Bắc, bạn có thể cho ít đu đủ vào. Bạn mua loại đu đủ xanh, cắt miếng vuông mỏng hoặc cắt sợi sóng theo dụng cụ cắt hoa quả. Sau đó, bóp sơ qua phần đu đủ này với muối và trụng sơ qua nước sôi xả lại trước khi ngâm giấm, vắt khô và thả chúng vào bát nước chấm. 5. Pha nước chấm cho món thịt xá xíu 1/2 chén nước mắm 1 muỗng canh đường 5 củ tỏi, lột vỏ và băm nhỏ 5 trái ớt hiểm, bỏ hạt và băm […]
Đọc toàn bài →Nuôi con bằng sữa mẹ là điều tự nhiên như ăn cơm, uống nước, thở khí trời. Từ kinh nghiệm giúp nhiều mẹ có sữa thì kết luận không có mẹ nào là không có đủ sữa cho con. Vấn đề là làm thế nào để khơi được nguồn sữa đó. Chỉ cần các mẹ quyết tâm, và dành thời gian học hỏi các kiến thức về sữa mẹ, chắc chắn các em bé sẽ được nuôi dưỡng bằng nguồn sữa mẹ ngọt ngào. Lưu ý rằng, mẹ nhiều hay ít sữa không phụ thuộc sinh thường hay sinh mổ, ngực nhỏ hay ngực to đâu mẹ. Các bài thuốc lợi sữa cho mẹ ít sữa 1. Mẹ ít sữa nên ăn đậu phụ, chân lợn Nguyên liệu: 200g đậu phụ 1 cái chân lợn Cách làm: Chân lợn chặt thành miếng, cho nước vừa đủ, ninh nhừ Sau đó cho đậu phụ vào đun sôi, cuối cùng cho hành, ít dầu ăn, gia vị đun vài phút là được. Cho sản phụ ăn khi nóng, ăn hết 1 lần trong ngày. Tác dụng tăng cường khí huyết, tăng thêm sữa. 2. Chữa ít sữa bằng đu đủ, gừng, giấm Nguyên liệu: 500g đu đủ 30g gừng 500ml giấm Cách làm: Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi đất hầm kỹ, chia ra ăn hết trong ngày. Tác dụng tăng cường khí huyết, bổ máu, tăng thêm sữa 3. Mẹ thiếu sữa sau khi sinh nên ăn thịt lợn nạc nấu cải cúc Sau khi đẻ thiếu sữa do khí huyết hư biểu hiện : sau khi đẻ sữa không ra, mặt nhợt nhạt, thở hụt hơi, mệt mỏi, bầu vú mềm, không sưng, không đau, viêm lưỡi, bựa lưỡi mỏng, mạch yếu. Nguyên liệu: 50g cải cúc 200g thịt lợn nạc Cách làm: Cho nguyên liệu vào ninh nhừ, cho vào một ít muối ăn, ăn vào bữa cơm. Tác dụng thông sữa. 4. Phương pháp chữa thiếu sữa ở mẹ từ chân dê Nguyên liệu: Chân dê. Gạo nếp. 10gr thông thảo. 20gr hạt sen. 15 – 20gr ý dĩ. Cách làm: Chân dê lấy từ móng lên khoảng 10 – 15cm đốt sạch lông, đập bỏ móng rồi đem hầm với gạo nếp rồi bỏ hạt sen, thông thảo, ý dĩ vào. Hầm đến khi nhừ thì rồi cho sản phụ dùng. 5. Bài thuốc lợi sữa từ đậu đỏ Bài thuốc này rất đơn giản. Chỉ cần dùng 1kg đậu đỏ nấu nước uống trong ngày, sản phụ uống liên tục trong 3 ngày sẽ giúp lợi sữa cho bé. 6. Món ăn lợi sữa cho mẹ từ hạt rau diếp cá Nguyên liệu: 15gr hạt rau diếp cá. Gạo nếp. Gạo tẻ. 10gr cam thảo. Cách làm: Dùng hạt rau diếp cá, cùng gạo nếp, gạo tẻ và cam thảo nấu cháo loãng cho sản phụ ăn trong 5 ngày là có kết quả. 7. Chữa chứng thiếu sữa ở mẹ từ vừng đen Nguyên liệu: 30gr vừng đen. 50 gr gạo tẻ. Cách làm: […]
Đọc toàn bài →Do chưa thể nói chuyện nên trẻ sơ sinh chỉ có thể “thông báo” tình hình sức khỏe của mình thông qua những biểu hiện của cơ thể và cả sản phẩm đầu ra. Trên thực tế, có không ít bậc cha mẹ dành phần lớn thời gian để “phân tích” màu sắc và hình dạng phân và nước tiểu để hiểu về sức khỏe của bé. Xem phân đoán bệnh ở trẻ sơ sinh “Sản phẩm phân” đầu tiên của con PHẢI là 1/ Phân su: Tại sao trẻ sơ sinh khi mới chào đời phân lại màu xanh đen? Màu phân này là me bé trong bụng người mẹ trước đó nuốt nước ối, đồng thời thải nốt những tế bào biểu mô, vellus tóc, bã nhờn và mật, tiết đường ruột sản sinh trong quá trình là thai nhi trong bụng mẹ. Thông thường từ 6-12 giờ sau khi sinh trẻ sẽ có phân su màu xanh đậm, nhưng trẻ sinh non có thể sẽ muộn hơn. Phân su có thể hơi khó chùi nhưng sự xuất hiện của nó là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của bé hoạt động bình thường. Phân su màu xanh đậm này thường duy trì 2-3 ngày sau sinh. Về sau, với việc bổ sung sữa mẹ hoặc sữa công thức, phân su sẽ từ từ đổ màu nhạt dần sang vàng. Phân su nói gì về sức khỏe của trẻ sơ sinh? Tuy đa phần trẻ sơ sinh sẽ không gặp vấn đề gì với chất thải này, một số ít có thể mắc phải hội chứng hít nước ối phân su và hội chứng tắc ruột phân su. Hội chứng hít nước ối phân su Tình trạng hít nước ối phân su có thể xảy ra trước, trong và sau khi chuyển dạ và được sinh ra đời, khi bé hít phải hỗn hợp nước ối và phân su. Điều này có thể khiến đường thở của bé bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ. Những kích ứng hóa học do phân su gây ra có gây nhiễm trùng bào thai, dị tật bẩm sinh, viêm phổi… Hiện tượng này đa phần xảy ra ở các bé sinh đủ tháng hoặc già tháng. Những dấu hiệu nhận biết của hội chứng này khi bé được sinh ra là vệt phân su trong nước ối, làn da đổi màu với sắc độ xanh dương hoặc xanh lá, những trở ngại trong hít thở như thở gấp, thở khó hoặc ngưng thở. Chỉ số Apgar (được thực hiện để đánh giá nhanh tình trạng của bé) thấp cũng là một cảnh báo của hội chứng này. Các bác sĩ cũng sẽ chú ý nếu bé có nhịp tim thấp trước khi chào đời, sinh già tháng. Tuy có thể gây biến chứng, đa số các trường hợp hít nước ối phân su sẽ được xử lý kịp thời và không gây hậu quả nghiêm trọng. Các mẹ có thể theo yêu cầu được […]
Đọc toàn bài →Sinh con là một công việc đầy khó khăn, tổn hao sinh lực và vô cùng mệt mỏi, người mẹ sẽ có cảm giác hoàn toàn kiệt sức ngay sau khi bé vừa chào đời. Nhưng bạn sẽ bạn cảm nhận được niềm hạnh phúc, sung sướng tràn ngập không gì bằng khi bạn có thể được tự tay ôm bé vào lòng. Sau khi sinh, đa số bà mẹ thường cảm thấy thật nhẹ nhõm và bình yên khi được ôm ấp, nựng nịu thiên thần nhỏ của mình. Và trong vòng 72 giờ sau sinh là thời điểm vàng để con được bú những dòng sữa non ngọt ngào đầy dinh dưỡng của mẹ, các mẹ nhớ đừng bỏ lỡ cho con yêu của mình nhé. 1. Đón nhận bé ra đời: Cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho mọi thành viên trong gia đình giây phút đón nhận bé, nhất là đối với các bà mẹ sinh con so. Đây là giây phút rất quan trọng và rất hồi hộp với bà mẹ vì sau một giai đoạn mang thai kéo dài khoảng 9 tháng 10 ngày thì đây là lần đầu người mẹ được thấy bé thực sự bằng xương bằng thịt. Thời điểm này có thể đến đúng theo dự kiến nhưng cũng có thể đến khá bất ngờ trong những trường hợp sinh non. Bạn sẽ thực sự rất sung sướng khi ngay sau cuộc sanh được sớm tiếp nhận bé yêu xinh xắn khỏe mạnh. Lúc đó mọi đau đớn, mệt mỏi của cuộc sanh và bao lo âu thấp thỏm trước sinh sẽ gần như tan biến hết để nhường chỗ cho một cảm giác hạnh phúc tuyệt vời. Sau khi sinh, nếu bé khỏe thì các NHS sẽ lau khô cho trẻ theo qui trình trước khi cho bé bú sữa mẹ. 2. Cho trẻ bú mẹ: – Sữa mẹ luôn hoàn hảo và tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. – Nên cho trẻ tiếp xúc da kề da và nút vú mẹ sớm ngay trong giờ tuổi đầu tiên. Động tác bú của trẻ rất cần thiết để kích thích tuyến vú của mẹ tạo sữa, do vậy nếu trẻ bú mẹ càng sớm và càng thường xuyên thì mẹ càng mau có đủ sữa cho trẻ. Việc cho bú mẹ sớm còn giúp cho tử cung của mẹ co tốt hơn và giúp mẹ chậm có thai trở lại cũng như giúp mẹ giảm được một số nguy cơ bệnh tật. – Nên cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú mẹ cho đến khi bé được 2 tuổi. – Sữa mẹ cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết và thích hợp nhất cho trẻ sơ sinh. Sữa mẹ giúp bé kháng được nhiều bệnh nhất là các bệnh nhiễm trùng đồng thời giúp trẻ phát triển hài hòa, gắn kết tình cảm giữa mẹ và con. Sữa mẹ luôn có […]
Đọc toàn bài →Không chỉ đơn thuần là mệt, đói hay uớt tã, tiếng khóc của bé cưng còn mang theo rất nhiều ý nghĩa khác nữa. Nếu lần đầu làm mẹ, có lẽ bạn cần một ít “trợ giúp” để có thể hiểu chính xác con đang muốn gì. Hãy cùng Blog mẹ Xuka giải mã tiếng khóc trẻ sơ sinh để hiểu tại sao trẻ sơ sinh hay khóc đêm nhé Giải mã tiếng khóc của trẻ sơ sinh Khóc được xem là lời chào đầu tiên của bé với thế giới. Đau đớn, đói bụng, nhõng nhẽo hay sợ hãi đều là những nguyên nhân có thể khiến bé cưng khóc ré lên. Tùy từng mức độ và tình huống, tiếng khóc của bé có thể mang theo nhiều ý nghĩa khác nhau. 1/ Bé khóc do sinh lý – Đói bụng Một tiếng kêu chậm, lớn hoặc một tiếng kêu lớn bị gián đoạn bởi tiếng mút tay có thể là lời kêu cứu vì đói của con. Đặc biệt, nếu lần cuối bạn cho bé ăn là cách bây giờ 2 tiếng đồng hồ, khả năng này còn cao hơn rất nhiều nữa đấy! Khát nước cũng là một nguyên nhân làm bé khóc như vậy. Mẹ nên cho con uống nước hoặc sữa để làm dịu cơn khác hoặc đói của con. – Buồn ngủ Để thông báo rằng mình đang buồn ngủ, bé có thể bắt đầu với một tiếng khóc nhỏ. Sau đó, nếu bé vẫn không ngủ được, tiếng khóc sẽ lớn dần và ngày càng ồn ào hơn. Lúc này, bạn cần vỗ về và an ủi một chút để nhóc có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ. – Sợ hãi Bụng mẹ là môi trường bé đã quen thuộc suốt trong nhiều tháng liền. Chính vì vậy, nhiều bé sẽ cảm thấy không thoải mái khi tiếp xúc với một môi trường mới. Bé sẽ dễ giật mình và khóc. Nếu nhóc của bạn cũng đang như vậy, bạn nên an ủi con và tạo cho bé cảm giác an toàn và được bảo vệ. – Cảm giác không thoải mái Có rất nhiều nguyên nhân làm bé không thoải mái, như cảm giác khó chịu vì ẩm uớt, đầy hơi hay tiếng ồn ào… Tất cả đều có thể làm bé khóc. Những lúc như vậy, mẹ nên kiểm tra kỹ để tìm nguyên làm con khóc. Nếu khóc vì tã uớt, mẹ hãy thay tã cho bé. Còn nếu vì thời tiết quá nóng làm con khó chịu, mẹ nên thay quần áo mỏng và thấm hút hơn cho con. – Bị đau Nếu bạn nghe tiếng khóc thét lên của con, có thể bé đang bị đau một chỗ nào đó trên cơ thể. Có thể do côn trùng cắn hoặc cũng có thể là do bao tay qúa chặt làm con bị đau. Ngay lúc đó, mẹ nên kiểm tra toàn thân của con, xác định bé bị đau ở […]
Đọc toàn bài →Khi trẻ ra mồ hôi trộm nhiều vào ban đêm, mồ hôi sẽ thấm ngược trở vào quần áo và cơ thể bé, bé dễ bị cảm lạnh, viêm phổi. Vậy biện pháp phòng ngừa và chữa trị chứng ra mồ hôi trộm cho trẻ như thế nào, mời các mẹ tham khảo nhé. Phân biệt trẻ sơ sinh đổ mồ hôi do sinh lý và đổ mồ hôi do bệnh lý Mồ hôi trộm sinh lý: Nguyên nhân trẻ đổ mồ hôi là vì hệ thần kinh đại não của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, trẻ bị đổ mồ hôi trộm là vì sự trao đổi chất ở trẻ nhỏ diễn ra mạnh hơn người lớn, nếu tăng thêm một chút hưng phấn và kích thích thì sẽ ra mồ hôi trộm để tỏa nhiệt trong cơ thể. Đây cũng là sự điều chỉnh giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn hằng định. Đây cũng là sự điều chỉnh giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn hằng định. Khi thân nhiệt tăng do thời tiết ấm hoặc do mặc nhiều quần áo, đắp nhiều chăn thì trẻ chỉ có cách thông qua mồ hôi để điều tiết nhiệt độ cơ thể. Ngoài ra trẻ uống sữa hay đồ uống khác trước khi đi ngủ cũng dẫn đến sự ra mồ hôi. Mồ hôi sinh lý thường ra nhiều ở đầu và cổ, thường phát sinh vào lúc đi ngủ khoảng 30 phút và khoảng 60 phút sau thì không còn nữa. Mồ hôi trộm sinh lý thường không gây ảnh hưởng đáng ngại đối với sức khỏe của trẻ, phụ huynh đừng quá lo lắng. Nhiều mồ hôi bệnh lý xuất hiện ở những trẻ mắc bệnh còi xương, lao sơ nhiễm, biểu hiện là đầu có nhiều mồ hôi. Khi bú hoặc sau khi ngủ, mồ hôi tăng tiết, sau hết dần mà không liên quan đến thời tiết, đồng thời có biểu hiện khác của còi xương như thóp chậm liền, đầu xương to, ngực dô mình gà…, chân vòng kiềng hoặc có biểu hiện của lao sơ nhiễm (ho kéo dài, ăn uống kém, Xquang có tổn thương lao sơ nhiễm). Khi mồ hôi ra quá nhiều và liên tục, cơ thể sẽ mất đi một lượng nước và muối sẽ khiến cơ thể trẻ yếu đi, người mệt hơn, lỗ chân lông mở rộng là những nguyên nhân làm cho cơ thể bé dễ bị ngấm lạnh, phổ biến thường thấy là các chứng bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm phổi, bé thường hay bị cảm, ho, sổ mũi… Nếu hiện tượng đó kéo dài và liên tục ngày này sang ngày khác, cơ thể trẻ sẽ bị suy kiệt. Nhìn chung trẻ nhỏ ra mồ hôi khi ngủ có nhiều nguyên nhân nên cha mẹ phải biết phân biệt giữa mồ hôi sinh lý hay mồ hôi bệnh lý như đã nói ở trên. Khi nghi trẻ có bệnh cần đưa […]
Đọc toàn bài →Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng với trẻ sơ sinh. Trẻ ngủ đủ giấc sẽ phát triển về cả trí tuệ và tinh thần. Vì thế việc chăm sóc cho giấc ngủ của trẻ sơ sinh cũng là một việc quan trọng. Các mẹ hãy theo dõi tổng hợp bài viết sau để nuôi con khỏe mạnh nhé. Xem thêm: Làm sao cho bé sơ sinh tập ngủ đêm ngoan Thời gian ngủ của trẻ theo từng độ tuổi 1/ Thời gian ngủ cho trẻ từ 1 đến 4 tuần tuổi Trẻ độ tuổi này thường sẽ ngủ từ 15-18 giờ một ngày, nhưng mỗi lần chỉ khoảng 2-4 tiếng. Trong khi những bé sinh non sẽ có xu hướng ngủ lâu hơn, những bé đang bị đau bụng sẽ có giấc ngủ ngắn hơn. Trẻ sơ sinh chưa phát triển nhịp sinh họ, theo kịp chu kỳ ngày và đêm của mẹ. Do đó, bé chưa có khung giờ cố định cho giấc ngủ. 2/ Thời gian ngủ cho trẻ từ 1 đến 4 tháng tuổi Trẻ từ 1 đến 4 tháng tuổi cần khoảng 14-15 giờ ngủ mỗi ngày. Khi được sáu tuần tuổi, bé bắt đầu hình thành khung giờ ngủ cố định. Tại một giờ cố định trong ngày, bé sẽ có một giấc ngủ kéo dài 6 tiếng và có xu hướng ổn định thường xuyên hơn vào buổi tối. 3/ Thời gian ngủ cho trẻ từ 4 đến 12 tháng tuổi Thời gian ngủ lý tưởng cho trẻ em 4 đến 12 tháng tuổi là 15 giờ một ngày, nhưng hầu hết trẻ chỉ ngủ khoảng 12 tiếng. Điều quan trọng là thiết lập thói quen ngủ đúng giờ ở thời điểm này để khuyến khích trẻ ngủ và giao tiếp xã hội nhiều như người lớn. Giấc ngủ cố định thường xuyên sẽ khích lệ giúp nhịp sinh học hình thành bình thường. 4/ Thời gian ngủ cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi Ở giai đoạn từ 18-21 tháng, bé có thể sẽ chỉ có một giấc ngủ ngắn trong ngày, nhưng trẻ mới biết đi vẫn cần đến 14 giờ mỗi ngày. Hầu hết trẻ tập đi sẽ cần giấc ngủ kéo dài 10 tiếng. Trẻ em 21-36 tháng vẫn sẽ cần một giấc ngủ ngắn, có thể dài 1-3 giờ. Mẹ nên khuyến khích bé ngủ từ khoảng 7-9 giờ tối đến 6-8 giờ sáng. 5/ Thời gian ngủ cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi Ở lứa tuổi này, bé vẫn sẽ cần một giấc ngủ ngắn mỗi ngày, nhưng nhiều bé bỏ qua điều này vào khoảng 5 tuổi. Ngủ trưa là khoảng thời gian quan trọng, giúp trẻ phục hồi năng lượng. Bé sẽ cần từ 10-12 tiếng cho giấc ngủ mỗ ngày. 6/ Thời gian ngủ cho trẻ từ 7 đến 12 tuổi Hầu hết trẻ 12 tuổi sẽ lên giường khoảng lúc 9 giờ, nhưng giờ đi ngủ có thể khác nhau rất nhiều. Lượng thời gian […]
Đọc toàn bài →Giấc ngủ của trẻ sơ sinh luôn là nỗi ám ảnh của mỗi bà mẹ. Đa số trẻ sơ sinh hay thức đêm, nên có nhiều mẹ có cảm giác sợ hãi khi mỗi đêm đến vì sắp phải đối diện với một đêm trắng dỗ bé ngủ. Thay vì lịch sinh hoạt của mẹ phải đảo lộn theo ý bé, mẹ hãy thử cải thiện tình hình bằng cách luyện cho bé ngủ theo giờ mình muốn. Như vậy mẹ vừa khỏe, con lại ngoan, còn gì bằng. Trẻ sơ sinh ngủ như thế nào? Trẻ mới sinh đến 1 tháng tuổi (trẻ sơ sinh) gần như ngủ suốt ngày đêm, chỉ thức dậy để bú (khoảng 2 đến 3 giờ bú một lần). Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể tích dạ dày nhỏ nên mau đói, vì vậy phải thức dậy sau vài giờ để bú . Trẻ sơ sinh cũng chưa phân biệt được ngày đêm nên có những bé sẽ ngủ suốt vào ban ngày và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ ngủ tổng cộng khoảng 8 đến 9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm. Hầu hết trẻ nhỏ sẽ bắt đầu ngủ suốt đêm (6 đến 8 giờ) không thức giấc khi được 3 tháng tuổi hay khi được khoảng 6 ký. Thông thường, không cần phải đánh thức trẻ sơ sinh dậy để cho bú nhưng cũng không nên để bé ngủ quá 3 giờ mà không cho bú. Các trường hợp đặc biệt như non tháng, nhẹ cân, trào ngược dạ dày thực quản…có thể phải cho bú thường xuyên hơn. Xem thêm: Các bài viết chuyên đề về “Bệnh thường gặp khi ngủ ở trẻ sơ sinh” Các giai đoạn của một giấc ngủ Cũng giống như người lớn, giấc ngủ của trẻ nhỏ cũng chia ra nhiều giai đoạn khác nhau. Tùy từng giai đoạn mà trẻ có thể nằm yên hay vẫn có những cử động. Có 2 loại giấc ngủ: Giấc ngủ nhanh (REM – rapid eye movement: cử động mắt nhanh): Đây là giấc ngủ nông, trẻ sẽ nằm mơ và mắt sẽ cử động nhanh theo chiều trước sau. Mặc dù trẻ nhỏ ngủ khoảng 16 giờ mỗi ngày, nhưng khoảng phân nửa thời gian là giấc ngủ REM. Tức là bé chỉ ngủ sâu khoảng 8 giờ. Trẻ lớn và người lớn ngủ ít hơn nhưng ngủ REM cũng ít hơn. Giấc ngủ chậm (Non-REM – Non- rapid eye movement: không cử động mắt nhanh): Có 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: buồn ngủ – mí mắt sụp xuống hay có thể chớp liên tục, ngủ gà ngủ gật. Giai đoạn 2: ngủ lơ mơ – trẻ có thể vẫn cử động, giật mình, vặn mình, kêu “è è” Giai đoạn 3: ngủ sâu – trẻ im lặng và không cử động Giai đoạn 4: ngủ rất sâu – trẻ im lặng và không cử động Giấc ngủ […]
Đọc toàn bài →