Cách làm hơn chục món bún, phở ngon đổi khẩu vị cực nhanh cực dễ

Cách làm hơn chục món bún, phở ngon đổi khẩu vị cực nhanh cực dễ

1/ BÚN MỌC SƯỜN Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm món bún mọc sườn ngon: 4 lạng thịt sườn thăn 3 lạng xương ống 50g giò sống 7 lạng bún tươi 3 cái mộc nhĩ Hành lá thái nhỏ, hành củ, ngò, gia vị thông thường Mắm tôm (nếu thích) Rau tía tô, húng quế, rau diếp các thứ để làm rau sống Cách nấu bún mọc sườn: 1. Xương ống mua về rửa sạch, chần qua nước sôi, xả lại nước lạnh rồi bắc nồi nước (sẽ dùng làm nước dùng), cho xương vào ninh cho ra chất ngọt. Trong lúc ninh nhớ hớt bọt, nêm 2 muỗng cafe muối, 2 muỗng cafe hạt nêm. 2. Sườn thăn rửa sạch rồi chặt miếng vừa ăn, để ráo, ướp với 1/3 muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe hạt nêm trong 10 phút. 3. Mộc nhĩ rửa sạch ngâm nước ấm cho nở rồi bắm nhỏ. 4. Giò sống thường khi bán người ta ướp sẵn rồi nên ta không cần nêm. Cho mộc nhĩ và hành lá thái nhỏvào chung với giò sống trộn lên đều rồi vê thành những viên nhỏ. Thả từng viên vào nồi nước dùng, khi chín mọc sẽ nổi lên mặt nước. 5. Bún chần qua nước lạnh, để cho ráo. 6. Bắc chảo cho ít dầu vào làm nóng rồi cho hành củ vào phi thơm, cho tiếp sườn đã ướp vào xào cho se thịt, rồi trút chảo này vào nồi nước dùng đang nấu. Nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn, có thể nêm nhạt để khi ăn cho thêm mắm tôm cho dậy mùi. 7. Cái chảo ban nãy ta phi thêm hành củ thái lát để cho lên mặt bún lúc ăn. 8. Khi ăn cho bún vào bát, xếp sườn lên mặt rồi chan nước dùng + mọc vào, rắc hành lá, ngò và một ít hành củ phi thơm lên trên. Ăn kèm rau sống tùy thích. 2/ BÚN RIÊU NAM BỘ Nguyên liệu: 200g cua xay 150g chả lụa 200g đậu hũ chiên nhỏ 300g bún tươi 500g xương heo 200g huyết heo 100g bò viên Hành tím Ớt băm Me Màu hột điều nước Màu gạch tôm Mắm tôm Chanh 3 quả cà chua Ngò gai, tía tô, húng quế, kinh giới Bắp chuối bào, rau muống bào, giá Cách làm: Chà xát, rửa xương với muối và rửa lại nước sạch nhiều lần. Bắt nước sôi, cho xương vào luộc 1-2 phút rồi đổ ra rổ để ráo nhằm lọc cặn bã và vụn thịt của xương Cho xương vào nồi nước khác, thêm ít muối, màu gạch tôm và hầm nước dùng trong 45 phút. Đổ 1 chén nước lọc vào cua xay Dùng muỗng khuấy đều cua và nước, lọc qua rây. Bạn có thể để cua nguyên chất hoặc thêm hột vịt vào nếu bạn thích Dùng dao cắt hình dấu thập lên bò viên để khi nấu bò viên […]

Đọc toàn bài

Làm gì khi trẻ sơ sinh thở khò khè, nghẹt mũi có đờm liên tục về đêm

Làm gì khi trẻ sơ sinh thở khò khè, nghẹt mũi có đờm liên tục về đêm

Trong thời điểm giao mùa, các bé thường rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Trong đó trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, sổ mũi, liên tục thở khò khè về đêm là tình trạng thường thấy. Dưới đây là vài bước để bạn làm dịu sự khó chịu của bé khi bị nghẹt mũi. Các mẹ hãy tham khảo nhé. Nguyên nhân trẻ bị nghẹt mũi, ngạt mũi Nguyên nhân nghẹt mũi rất đa dạng. Nhiễm virus gây cảm là nguyên nhân phổ biến ảnh hướng tới hô hấp ở bé. Ngoài ra, trào ngược axit, viêm xoang, adenoiditis (nhiễm khuẩn thứ cấp) cũng có thể khiến dịch mũi đổi màu và có thể kéo dài hơn 2 tuần liên tục. Dị ứng cũng là một “thủ phạm” gây nghẹt mũi cho bé trên 2 tuổi. Thời gian nghẹt mũi phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Nếu nghẹt mũi do một loại virus, các triệu chứng có thể kéo dài 3-7 ngày. Các triệu chứng Nghẹt mũi ở bé mới sinh có thể khó nhận biết. Một số triệu chứng có thể là: khó khăn khi bú; khóc hoặc dễ bị kích động; thở khò khè, khó ngủ, có thể kèm chảy nước mũi; hắt hơi, ho, thở dễ hơn khi được bế đứng… Xử trí khi bé bị nghẹt mũi Nhỏ nước muối natri 0,9% hoặc nước muối biển: Khi bé bị nghẹt mũi, các mẹ hãy nhỏ cho bé ngày 4-5 lần, mỗi lần 2-3 giọt. Kết hợp với nhỏ nước muối trong mũi của bé, mẹ hãy mát xa nhẹ nhàng hai bên cánh mũi cho bé dễ thông. Bình thường, để phòng tránh cho bé, các mẹ vẫn nên duy trì thói quen vệ sinh mũi hàng ngày cho bé bằng nước muối sinh lý. Đừng lo nếu bé hắt hơi một ít trong số nước muối đó ra ngoài, nó vẫn có tác dụng đối với mũi bé. Nếu nước muối chảy ra khỏi mũi, nhẹ nhàng lau sạch cho bé bằng khăn. Dùng tinh dầu bạc hà: Bố mẹ có thể sử dụng tinh dầu bạc hà để bé cảm thấy dễ chịu hơn khi bị nghẹt mũi. Chỉ cần nhỏ một vài giọt tinh dầu bạc hà vào giường, chăn, gối hay quần áo là đã có hiệu quả rồi . Tuy vậy, các mẹ cũng không nên quá lạm dụng vì quá nhiều tinh dầu bạc hà có thể sẽ khiến trẻ bị bỏng. Dùng ống hút mũi: Các mẹ nên chọn mua loại có kích cỡ vừa với lỗ mũi nhỏ xíu của bé. Đặt bé nàm ngửa, bóp bóng để đẩy hết không khí bên trong ra ngoài, nhẹ nhàng đặt đầu ống hút vào trong lỗ mũi bé (hãy chắc là bạn không đẩy vào quá sâu nhé!) Thả bóng để hút nước mũi của bé vào ống, lấy ống ra và lại bóp bóng để xả nước mũi trong ống vào khăn. Làm lại với […]

Đọc toàn bài

Cảnh giác khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi lâu ngày, kéo dài

Cảnh giác khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi lâu ngày, kéo dài

Nghẹt tắc mũi là triệu chứng thường gặp ở trẻ em do rất nhiều nguyên nhân, nhất là khi trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp. Khi bị nghẹt mũi kéo dài lâu ngày, trẻ sẽ thấy khó chịu, quấy khóc,… khó thở, dẫn đến bị thiếu ôxy ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhận biết trẻ bị nghẹt mũi Trong trường hợp mũi bị nghẹt, tắc, trẻ thở khó khăn, thở khò khè, khó ngủ, có thể kèm chảy nước mũi; hắt hơi, ho, thở dễ hơn khi được bế đứng, nằm cao đầu, trẻ cảm thấy mất ngửi… Khi trẻ phải thở bằng miệng nên họng khô, rát. Chất nhày của mũi chảy xuống họng làm cho trẻ vướng họng hay ho và hay bị nôn trớ… Ở trẻ sơ sinh, ngạt tắc mũi làm trẻ bú khó khăn, bú không được dài hơi như trước vì khi bú trẻ không thở được bằng miệng nữa nên cứ bú một lúc lại phải dừng, há mồm thở để lấy thêm ôxy rồi bú tiếp, chính điều này làm cho trẻ dễ bị sặc,… Phương pháp điều trị chứng nghẹt mũi kéo dài ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ – Khi thấy con có dấu hiệu bị bệnh, cần tăng cường sức đề kháng cho bé bằng cách vệ sinh phòng ở: tạo không gian thông thoáng, mát mẻ vào mùa hè và đủ ấm vào mùa đông. Trong phòng ngủ phải ít bụi bặm, không có khói thuốc, khói bếp, vật nuôi, đồ đạc ẩm mốc… – Vệ sinh, làm thông thoáng mũi: Đây là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả và an toàn, giúp làm mềm vẩy cứng; loãng dịch nhầy đóng nghẹt trong mũi để dễ đào thải ra ngoài; thông thoáng mũi, giúp trẻ dễ thở, đào thải các mầm bệnh, cải thiện tình trạng sinh hoạt và vận động của trẻ. Biện pháp này còn giúp sát khuẩn nhẹ, an toàn cho niêm mạc mũi, làm giảm và hết nghẹt mũi. Nên vệ sinh mũi cho trẻ từ 3 – 5 lần một ngày, đặc biệt trước khi cho trẻ bú hoặc ăn. – Nếu thấy hiện tượng chảy nước mũi, sổ mũi… thì ngay lập tức rửa mũi cho con đúng cách bằng nước muối sinh lý 4-6 lần/ngày. Kết hợp với rửa mũi là cho con uống thuốc siro ho chiết xuất thảo dược để con có hơi thở nhẹ nhàng, cảm thấy dễ chịu. – Có thể sử dụng dung dịch nhỏ mũi là nước muối sinh lý 0,9% làm loãng dịch mũi để dễ dàng làm sạch mũi: nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào từng lỗ mũi, chờ vài phút, sau đó làm sạch mũi. Đối với trẻ lớn, hướng dẫn trẻ hỉ sạch mũi từng bên đúng cách. Dùng một ngón tay bịt một lỗ mũi, hỉ mũi bên kia và tiếp theo làm ở bên mũi còn lại. Chú ý nhắc trẻ không hỉ mũi […]

Đọc toàn bài

Đừng xem thường khi trẻ hay bị chảy máu cam sau khi ngủ dậy

Đừng xem thường khi trẻ hay bị chảy máu cam sau khi ngủ dậy

Chắc có không ít bà mẹ hốt hoảng khi đột ngột thấy con em mình bị chảy máu cam. Chảy máu mũi ở trẻ nhỏ thường không đáng lo ngại lắm, tuy nhiên, tình trạng này kéo dài gây nguy hiểm cho em bé và có thể gây ra thiếu máu, chậm tăng trưởng, phát triển và dẫn đến sự suy yếu của hệ thống miễn dịch. Nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam: Mũi là phần đầu của cơ quan hô hấp, có nhiệm vụ lọc, làm ẩm và sưởi ấm không khí trước khi chuyển sâu vào bên trong để thực hiện quá trình hô hấp. Nó còn giữ chức năng lấy oxy và thải khí cacbonic giúp cơ thể duy trì nhịp thở đều đặn. Vì thế, khi mũi bị chấn thương hay gặp các vấn đề rắc rối, dù nhỏ cũng ảnh hưởng tới khả năng hít thở của mỗi người. Để tìm ra hướng giải quyết, việc đầu tiên ba mẹ nên làm là xác định nguyên nhân chính gây tổn thương mũi ở trẻ, nhằm tìm được biện pháp xử trí phù hợp: Chấn thương: Mũi là nơi tập trung nhiều mao mạch, vì thế khi vui chơi hoặc đi lại, vô tình trẻ bị chấn thương hay va đập vào phần mũi. Quá trình tác động này sẽ khiến cho các mạnh máu bị vỡ. Do dị vật: Một số trẻ nhỏ trong quá trình chơi đùa thường vô ý nhét các dị vật là các loại hạt như đậu, lạc, hạt cườm, bi… vào hốc mũi. Các vật này sẽ khiến cho lớp da non bên trong mũi bị tổn thương, xây xước hoặc rách rồi chảy máu. Nguyên nhân sinh lý: Chứng chảy máu cam diễn ra thường xuyên hơn vào mùa hè. Nhiệt độ của thời tiết làm cho cơ thể trẻ trở nên nóng và sinh nhiệt cao hơn đồng thời xuất hiện các triệu chứng khó chịu trong người. Lúc này, trẻ thường có thói quen lấy tay dụi hoặc cho vào mũi, vô tình làm cho lớp chất nhầy bảo vệ bề mặt niêm mạc mũi bị tổn thương, các mạch máu dần bị vỡ và máu sẽ chảy ra. Dùng thuốc quá nhiều do gặp phải chứng cảm cúm, thương hàn, sốt xuất huyết, tim mạch… cũng khiến trẻ gặp phải tình trạng chảy máu cam. Một số nguyên nhân khác cũng rất quan trọng liên quan đến tình trạng chảy máu cam của trẻ đó là sự thiếu hụt vitamin C, các bệnh lý di truyền liên quan đến thay đổi trong cấu trúc của thành mạch máu, tình trạng viêm mạch máu… Trẻ bị chảy máu cam có phải là bệnh lý? Khi không có tác động gì mà bé chảy máu cam thì phụ huynh cần kiểm tra xem trẻ có bệnh lý gì về máu không, bằng cách cho bé kiểm tra các xét nghiệm huyết học. Theo BS Duy Long […]

Đọc toàn bài

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt siêu vi và cách chăm sóc, phòng tránh

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt siêu vi và cách chăm sóc, phòng tránh

Trẻ em thường bị mắc bệnh sốt siêu vi trùng (sốt virus) ít nhất một lần trong đời. Bệnh tuy kéo dài nhưng thường không gây nguy hiểm đến tính mạng vì hết đợt sốt thì bé lại khỏe mạnh bình thường mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách để bé bị sốt siêu vi kèm theo một bệnh khác thì triệu chứng có thể nặng nề hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nhiều hơn. Vậy làm sao nhận biết dấu hiệu trẻ bị sốt siêu vi và cách chăm sóc như thế nào là đúng cách? Mời các bạn theo dõi bài viết sau. Thế nào là sốt siêu vi? Sốt siêu vi là thuật ngữ chỉ chung những trường hợp sốt do nhiễm các loại siêu vi trùng (virut) khác nhau. Một số trường hợp sốt siêu vi có thể chẩn đoán rõ ràng nhờ đặc điểm dịch tễ và các biểu hiện của bệnh. Nhiều trường hợp khác không thể chẩn đoán nguyên nhân. Hầu hết các trường hợp sốt siêu vi có biểu hiện đau đầu, đau nhức mình mẩy và nổi ban. Loại bệnh này chỉ điều trị triệu chứng như hạ sốt, chống mất nước, nghỉ ngơi, cách ly tránh lây nhiễm để tránh bùng phát dịch bệnh. Phần lớn sốt siêu vi không nguy hiểm và có thể tự hết, tuy nhiên cũng có một số bệnh nhanh chóng đưa đến tử vong đặc biệt là đối với trẻ em. Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt siêu vi: Các biểu hiện chung thường thấy ở bệnh nhân nhiễm siêu vi là sốt cao (từ 39-40 °C) kèm theo mệt mỏi, đau cơ, đau họng, chán ăn, đối với trẻ thì có quấy khóc. Ở trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi), khi sốt cao không được hạ sốt kịp thời, trẻ dễ bị co giật. Đáng lưu ý là khi trẻ bị co giật nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến suy hô hấp, thiếu ôxy não, làm suy giảm trí tuệ hay nặng hơn là để lại di chứng nặng nề về não. Một số biểu hiện cụ thể là: Sốt cao: Đây là biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt do virut, thường từ 38-39 °C, thậm chí lên đến 40-41 °C. Đau đầu: Đây cũng là biểu hiện thường gặp, bệnh nhân thường có dấu hiện quay cuồng, nhức đầu dữ dội, trong đầu có cảm giác chao đảo, nguyên nhân do sốt nên tuần hoàn máu mạnh và mạch máu căng ra. Khi sờ vào hai huyệt thái dương của người bệnh đang đau đầu thì có thể cảm giác thái dương đập mạnh. Người đau đầu có xu hướng nhắm nghiền mắt và nằm co lại, li bì đi vì choáng váng. Lúc này trông người bệnh khuôn mặt như phù nề, mắt sưng húp. Đối với […]

Đọc toàn bài

Cập nhật vacxin chích ngừa ở Hà Nội và TP.HCM ngày 18.12.2015

Cập nhật vacxin chích ngừa ở Hà Nội và TP.HCM ngày 18.12.2015

Trước tình hình khan hiếm vacxin hiện nay, việc cập nhật thông tin vacxin hàng ngày để biết bệnh viện nào còn vắc xin 6 trong 1; vắc xin 5 trong 1; vắc xin thủy đậu … là điều rất cần thiết cho các ba mẹ có con đang tới lịch chủng ngừa. Hiểu được tâm lý sốt ruột, lo lắng của các mẹ, Blog Mẹ Xuka sẽ cập nhật tình hình vacxin chủng ngừa còn tại các trung tâm y tế lớn trên cả nước liên tục cho các mẹ dễ theo dõi. Ngoài ra, xin chia sẻ kinh nghiệm chích ngừa vacxin ở Singapore của một mẹ bỉm sữa trong tình trạng khan hiếm vacxin ở Việt Nam như hiện nay cho các mẹ tham khảo: Chia sẻ kinh nghiệm chích ngừa vắc xin dịch vụ 5 in 1 ở Singapore Khi nào có lại vắc xin 6 trong 1, vắc xin 5 trong 1 dịch vụ?  Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng, vắc xin “5 trong 1” phải giữa năm mới về khoảng 40.000 – 50.000 liều/tháng, còn văc xin 6 trong 1 thì phải hết năm 2015 mới có, với số lượng khoảng 30.000 liều. Cập nhật: Theo dự kiến của phòng tiêm chủng Polyvac thì đầu tháng 12 này sẽ đưa vào thị trường một số lượng vacxin 5 trong 1 dịch vụ.  Như vậy các mẹ có trẻ nào đang chờ chích ngừa 5 trong 1 dịch vụ thì nhớ phải hằng ngày cập nhật tình hình thuốc về để kịp đưa trẻ đi khám nhé. Cách tốt nhất là các mẹ nên gọi điện trực tiếp lên các trung tâm chích ngừa để hỏi thuốc vì lượng người dân chờ chích rất đông nên đôi khi sáng cập nhật còn thuốc mà chiều thì có thể hết thuốc hoặc ngược lại. Số điện thoại và lịch làm việc của các trung tâm chích ngừa các mẹ xem chi tiết ở dưới nhé.  Hết thuốc 6 trong 1 dịch vụ cho trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng; phụ huynh nên làm thế nào?  Có thể tiêm phòng cho trẻ vắcxin 5 trong 1 thay thế cho vắcxin 6 trong 1 không là câu hỏi của rất nhiều ông bố bà mẹ quan tâm trong tình hình thiếu vắc xin 6 trong 1 tới cuối năm. Vậy ba mẹ cần phải làm sao? Tư vấn của bác sĩ bệnh viện nhi đồng 2 Vacxin 6 trong 1 (Infanrix hexa – Bỉ) bao gồm 6 thành phần là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan siêu vi B và các bệnh gây ra do vi khuẩn Haemophilus influenzase (Hib) đặc biệt là viêm màng não mủ trong một mũi tiêm. Vacxin 5 trong 1 dịch vụ (pentaxim – Pháp) là vaccine tổng hợp phòng 5 bệnh: bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và phòng nhiễm khuẩn xâm lấn do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp b (viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết…) ở trẻ em từ […]

Đọc toàn bài

Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ bị còi xương: nên ăn và không nên ăn gì.

Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ bị còi xương: nên ăn và không nên ăn gì.

Như các bạn đã biết, còi xương là loạn dưỡng xương do cơ thể thiếu hụt vitamin D, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, chuyển hóa canxi và phốt pho. Ngoài phương pháp chữa trị truyền thống là cho trẻ uống thuốc bổ sung vitamin D, kẽm, canxi, các mẹ có thể thêm vào thực đơn của trẻ những món ăn rất bổ dưỡng dành cho trẻ bị còi xương. 1. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết trẻ bị còi xương? Nguyên nhân của còi xương là do thiếu Canxi, vitamin D, MK7 dẫn tới thiếu Canxi trong xương. Trong khi canxi là một vi chất quan trọng tham gia vào nhiều chức năng của cơ thể trong đó tham gia vào điều hòa hệ thần kinh giao cảm. Do đó dấu hiệu đầu tiên đứa trẻ biểu hiện thiếu canxi đó là rối loạn thần kinh thực vật trẻ rất hay khóc về đêm, ra mồ hôi trộm. Đặc biệt sau thời gian dài bị còi xương mà không được điều trị thì sẽ có những biến dạng trên xương như đầu bẹp, trán dô, nặng hơn nữa ở giai đoạn trẻ biết ngồi thì lồng ngực bị dô, rồi cháu có những biểu hiện chậm phát triển về vận động như chậm biết lẫy, biết bò, biết đứng, biết đi, chậm mọc răng. Tiếp theo là đến giai đoạn còi xương di chứng, trẻ có những biến dạng ở xương như chân cong vòng kiềng, hình chữ X chữ O, vòng cổ chân cổ tay, hay ngực xuất hiện những chuỗi hạt sườn hoặc cong vênh xương sườn. Đến giai đoạn này thì dù bệnh còi xương được điều trị tích cực cũng chỉ hết triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật mà không bao giờ hết các di chứng ở xương của trẻ. Do vậy, cần phòng bệnh còi xương ngay từ khi trẻ được sinh ra. Trong trường hợp trẻ có nguy cơ bị còi xương cần điều trị ở giai đoạn sớm khi trẻ mới có các rối loạn thần kinh thực vật như ngủ trằn trọc, khóc đêm, ra nhiều mồ hôi trộm, tóc rụng hình vành khăn… để giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh, tránh để lại các di chứng ở xương của trẻ. 2. Những trẻ có nguy cơ còi xương cao? Những trẻ có nguy cơ cao bị còi xương bao gồm: – Trẻ sinh vào mùa thu, mùa đông, nhà ở thiếu ánh sáng, trẻ không được tắm nắng hàng ngày, hoặc tắm nắng không đúng cách …. – Trẻ sinh non, trẻ sinh đôi, sinh ba, trẻ bị còi xương từ bào thai do chế độ ăn của mẹ thiếu chất… – Trẻ bị hay bị bệnh hô hấp như viêm mũi họng, cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi… – Trẻ bị rối loạn đường tiêu hóa kéo dài như táo bón, phân sống, tiêu chảy, tắc mật bẩm sinh làm cản trở sự […]

Đọc toàn bài

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị còi xương và cách chăm sóc trẻ bị còi xương.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị còi xương và cách chăm sóc trẻ bị còi xương.

Đối với những người làm mẹ, ai cũng muốn con mình có một cơ thể khỏe mạnh, hồng hào, đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển một cách tốt nhất. Và vấn đề đáng lưu tâm của các người mẹ đó là con mình có hấp thụ được các chất dinh dưỡng hay không, có bị còi xương hay không? Sau đây mời các bạn cùng Blog Mẹ Xuka tìm hiểu về căn bệnh này nhé. Bệnh còi xương là căn bệnh phổ biến ở trẻ. Ở Việt Nam tỉ lệ bệnh còi xương chiếm khoảng 9-10% ở trẻ em dưới 3 tuổi. Bệnh này rất nguy hiểm, gây nhiều biến chứng về sau cho trẻ. Vì thế việc nhận biết trẻ bị còi xương để có biện pháp điều trị kịp thời là một điều vô cùng cần thiết Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ thiếu vitamin D ở trẻ em cũng khá cao so với các nước trong khu vực như: Thái Lan, Malaysia. Tỷ lệ trẻ đến khám bị còi xương năm 2009-2010 đã lên tới 60%. Bệnh còi xương hay xuất hiện ở trẻ dưới 3 tuổi, nhất là trẻ dưới 1 tuổi, trẻ đẻ non, thiếu cân, hay bị các bệnh nhiễm khuẩn cấp (đặc biệt là tiêu chảy). Đây là bệnh toàn thân, ảnh hưởng không những đến hệ xương mà còn đến cả thần kinh, cơ, máu… Nguyên nhân còi xương ở trẻ là do trẻ thiếu vitamin D làm cho cơ thể trẻ không hấp thu đủ lượng canxi ở ruột và thiếu canxi trong máu, do đó cơ thể phải tăng sinh nội tiết tố hoócmôn cận giáp trạng dẫn đến giảm tái hấp thu phốt phát ở thận và cũng làm giảm phốt phát trong máu gây nên hiện tượng rối loạn chức năng thần kinh. Do hiện tượng thiếu D dẫn đến thiếu sự hấp thu canxi trong máu cho nên cơ thể có sự tự điều chỉnh bằng cách huy động canxi từ xương đưa vào máu làm cho xương thiếu canxi gây nên còi xương, loãng xương. GIAI ĐOẠN ĐẦU CÓ DẤU HIỆU TRẺ BỊ CÒI XƯƠNG Giai đoạn này thường bắt đầu từ 6 tháng đầu đời của trẻ và nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh.Trẻ thường có biểu hiện như: – Ngủ không ngon giấc, khi ngủ quẫy đạp không yên – Hay bị giật mình – Hay quấy khóc. – Hay nôn chớ, nấc khi ăn. – Đổ mồ hôi nhiều – Trẻ có biểu hiện mọc ít tóc, tóc mọc khá mỏng đặc biệt là phần tóc phía trước và sau gáy. – Rụng tóc sau gáy hình vành khăn – Chậm liền thóp. – Chậm mọc răng. – Cơ bắc nhão, chậm biết lẫy, biết ngồi, biết bò, biết đi. – Tiếng thở rít, khóc lặng từng cơn. – Hay bị viêm phổi tái đi tái lại. – Thường xuyên bị táo bón hoặc đi ngoài phân […]

Đọc toàn bài

Trẻ bị chàm eczema nên kiêng những gì ?

Trẻ bị chàm eczema nên kiêng những gì ?

Eczema chàm là một bệnh phát ban trên da kinh niên thường gặp ở trẻ nhỏ. Hầu hết Eczema chàm sẽ biến mất khi trẻ được 3 tuổi mặc dù có thể bất cứ một đứa trẻ hay người trưởng thành nào cũng có thể bị lại căn bệnh này. Vậy khi gặp phải bệnh này, chúng ta cần phải tránh ăn những thức ăn gì để không để bệnh càng nặng hơn? Có nhiều nguyên nhân gây bệnh như cơ địa dị ứng với thời tiết, dị ứng với các tác nhân bên ngoài (nấm mốc, lông chó, con gián…), rối loạn về tiêu hóa… TẠI SAO ĂN TRỨNG BỆNH CHÀM, ECZEMA, VIÊM DA CƠ ĐỊA TRỞ NẶNG? Chào bạn, có bao giờ bạn nghe nói đến Germinal Food chưa. Từ này ít thấy. Khi mình tra từ này trên mạng internet cũng thấy từ này không được nói nhiều lắm. Germinal food là các thực phẩm có mầm (nếu là thực vật) và có phôi (nếu là động vật). Hay còn được gọi là thức ăn có yếu tố sinh sản. Trong nhiều loại hạt cũng có mầm nhé các bạn, hay là các loại trái cây đều có mầm. Bởi vậy các bạn có địa dị ứng, dễ bị mẫn cảm thì khi ăn cần nấu chín kỹ. Trứng là thực phẩm được xem là độc hại bậc nhất đối với người dễ bị dị ứng. Không tin khi bị chàm bạn thử ăn một quả trứng gà vào là biết liền. Bởi vậy có người dị ứng với thức ăn này nhưng không dị ứng với thức ăn kia, nhưng chắc chắn rằng đã bị chàm ai cũng dị ứng với trứng, đặc biệt là trứng gà. Lý do đơn gianr vì trứng là điển hình của Germinal food. Ngoài ra, khi trẻ bị bệnh chàm sữa, ngoài chế độ chăm sóc cẩn thận thì cha mẹ cần tránh cho trẻ ăn 4 thực phẩm sau đây: Các loại hải sản như tôm, mực, cua hay cá biển đều khiến trẻ bị chàm sữa dị ứng, tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.   Cá biển Các loại cá biển như cá ngừ trắng, cá hồi, cá thu… là một trong những loại thực phẩm được nhiều phụ huynh lựa chọn cho trẻ. Vì đây là thực phẩm rất giàu a-xít béo omega-3 giúp tăng cường hệ miễn dịch, duy trì độ chắc khỏe của xương, rất tốt cho thị lực… Tuy nhiên, với những trẻ bị chàm sữa thì các loại cá biển này rất dễ gây dị ứng, nhất là những bé bị dị ứng với những thức ăn lạ, cơ địa không phù hợp. Nếu trẻ em bị chàm sữa mà ăn cá biển có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Do vậy, trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ bị chàm sữa, cha mẹ cần loại bỏ những món ăn làm từ cá biển. Cua Cua chứa […]

Đọc toàn bài

Lưu ý khi trẻ sơ sinh bị chàm sữa, chàm cơ địa, chàm eczema và cách chăm sóc

Lưu ý khi trẻ sơ sinh bị chàm sữa, chàm cơ địa, chàm eczema và cách chăm sóc

Eczema chàm là một bệnh phát ban trên da kinh niên thường gặp ở trẻ nhỏ. Hầu hết Eczema chàm sẽ biến mất khi trẻ được 3 tuổi mặc dù có thể bất cứ một đứa trẻ hay người trưởng thành nào cũng có thể bị lại căn bệnh này. Sau đây mời các bạn cùng Blog Mẹ Xuka tìm hiểu thêm về căn bệnh da liễu này nhé. 1/ Bệnh chàm Eczema là gì? Chàm Eczema là tình trạng da bị viêm mãn tính và nó sẽ làm cho da bị đỏ, khô, bong vẩy và ngứa. Hiện nay, vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh này và nó thường phổ biến ở những đối tượng có tiền sử gia đình bị bệnh rối loạn dị ứng như hen suyển hay sốt mùa hè. 50% trẻ em mắc bệnh này sẽ phát triển thành bệnh hen suyễn hay sốt mùa hè trong suốt thời thơ ấu. Một số yếu tố như thời tiết, thực phẩm hay dị ứng môi trường có thể là tác nhân ảnh hưởng đến bệnh lý này và làm cho vùng da bị đỏ trở nên tệ hơn nhưng may mắn là bệnh này không lây truyền từ người này sang người khác. Các trẻ nhỏ thường dễ mắc bệnh này, trong đó có khoảng 15% là trẻ sơ sinh. Bệnh thường sẽ bắt đầu trong năm đầu đời và trước khi bé được 5 tuổi. Bệnh Eczema thường kéo dài hoặc mãn tính nhưng trong nhiều trường hợp, bệnh sẽ khỏi trước khi bé trưởng thành. Tùy cơ địa mỗi người mà bệnh có thể nặng nhẹ khác nhau và các triệu chứng có thể tái đi tái lại. Hiện có ba loại bệnh chàm Eczema phổ biến: • Viêm da Eczema dị ứng là tình trạng da bị phát ban mãn tính ảnh hưởng đến trẻ em trong các gia đình có tiền sử dị ứng. Vùng da phát ban thường khô và ngứa, làn da trở nên đỏ, sưng tấy và nổi vảy. Khi gãi, trên da sẽ xuất hiện những đường nứt, đứt đoạn và nặng hơn sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng thứ cấp và sẽ để lại sẹo. • Viêm da Eczema do tăng tiết bã nhờn còn được gọi là viêm da tiết bã. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh được 3 tháng tuổi. Không giống như tình trạng viêm da dị ứng ở trên, viêm da do tiết bã sẽ làm cho vùng da bị viêm khô, đỏ và hơi nổi vẩy nhưng lại không ngứa. Vùng da dễ bị viêm thường là trên mặt, cổ, ngực, những vùng nếp gấp của da và khu vực mang tã. Với trẻ sơ sinh, bệnh có thể phát triển thành những mảng vẩy màu vàng trên da đầu mà dân gian thường gọi là cứt trâu. Nhìn chung bệnh này sẽ khỏi sau một vài tháng. • Viêm da do tiếp xúc: […]

Đọc toàn bài
Page 4 of 17« First...23456...10...Last »