Kỹ năng sơ cứu khi trẻ bị bỏng nhiệt, bỏng bô xe máy, bỏng do điện giật

Kỹ năng sơ cứu khi trẻ bị bỏng nhiệt, bỏng bô xe máy, bỏng do điện giật

Trẻ em thường rất hiếu động, chỉ một phút lơ là bất cẩn là bé có thể chịu những tổn thương ngoài da do chạy nhảy, nghịch ngợm. Trong đó, tình trạng trẻ bị bỏng là thường gặp nhất. Trẻ có thể bị bỏng do nhiều nguyên nhân như bỏng bô xe máy, bỏng nước sôi, hóa chất, bỏng nắng … Tùy trường hợp mà các bậc phụ huynh sẽ phải có hướng xử lý nhanh và kịp thời để sơ cứu cho bé. Mời các bạn theo dõi bài viết sau nhé. Xem thêm các bài viết khác chuyên đề: Kỹ năng sơ cấp cứu khi trẻ gặp tai nạn Bé bị bỏng lửa, nước sôi: Khi trẻ không may bị bỏng lửa, nước sôi, cha mẹ và người thân cần nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi nguồn gây bỏng và thực hiện các bước sau: – Làm mát vết bỏng, tránh cho da khỏi bị rộp bằng cách mở vòi nước cho chảy chầm chậm lên vết bỏng khoảng 15 – 20 phút. Nước sạch vừa có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm, giảm độ sâu của vết thương. Không dùng nước lạnh, nước đá (trong tủ lạnh) để làm mát da cho trẻ. – Nhẹ nhàng tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giầy, dép, vòng trước khi vết bỏng sưng nề. – Che phủ vùng bỏng bằng gạc vô khuẩn. Nếu không có gạc có thể dùng vải sạch. – An ủi trẻ, cho uống nước và đặt trẻ ở tư thế nằm. – Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ, tổn thương có thể tự liền nhờ quá trình biểu mô hóa, thì sau khi sơ cứu có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu nặng hơn thì ngay sau khi sơ cứu cần chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ điều trị kịp thời. Nếu quần áo trẻ bị cháy: Nếu quần áo trẻ bị bắt lửa, điều trước tiên là phải giữ yên trẻ. Bất cứ sự chuyển động nào cũng sẽ làm ngọn lửa đáng sợ hơn. 1. Chặn bé lại, không để bé hốt hoảng chạy quanh vì như thế sẽ thổi bừng ngọn lửa. Đặt bé nằm trên sàn, phần bị bỏng ở phía trên. 2. Bọc bé trong một cái áo hay một tấm mền thô dày bằng len dạ để dập lửa. Đừng bao giờ dùng hàng nilon vì nó dễ bắt lửa. 3. Lăn bé trên sàn nhà để ngọn lửa tắt hẳn. Dội nước hoặc chất lỏng không bắt lửa, nếu có, lên người bé. Lưu ý: Không cởi đồ bé ra. Quần áo có thể dính sát vào da, cởi quần áo sẽ càng gây tổn thương nhiều hơn. Điều quan trọng là cần phòng tránh nguy cơ gây bỏng cho trẻ. Trẻ nhỏ vốn hiếu động, tò mò,… do đó cha mẹ cần […]

Đọc toàn bài

Quy trình khám hiếm muộn và thụ tinh trong ống nghiệm ở Bệnh viện Từ Dũ

Quy trình khám hiếm muộn và thụ tinh trong ống nghiệm ở Bệnh viện Từ Dũ

Bệnh viện Từ Dũ là một trong những bệnh viện đầu ngành chuyên sản, phụ khoa và hiếm muộn ở khu vực miền Nam. Hằng ngày, bệnh viện tiếp nhận hàng trăm ca khám hiếm muộn. Với số lượng chờ khám quá đông, việc tìm hiểu trước quy trình khám sẽ giúp các cặp vợ chồng đang mong con tiết kiệm được rất nhiều thời gian để chuẩn bị tiền khám và chờ khám. Xem thêm: Thời gian làm việc và quy trình khám, chữa bệnh, sinh con tại bệnh viện Từ Dũ Địa chỉ : Khoa Hiếm Muộn – Khu Điều trị theo yêu cầu – Bệnh viện Từ Dũ 284 Cống Quỳnh, P. Phạm Ngũ Lão, Tp.HCM Điện thoại: (08) 54042960(08) 54042960 – (08) 39254856(08) 39254856 Đăng ký khám trực tiếp qua tổng đài: 08.1081 1/ Quy trình khám, tư vấn hiếm muộn Thời gian làm việc: – Thứ 2 đến thứ 6: 07g00 – 17g00 – Thứ 7: 07g00 – 16g00 Qui định khám và điều trị bệnh nhân hiếm muộn Quy trình khám hiếm muộn: Đầu tiên, tại bàn nhận bệnh, bệnh nhân sẽ điền vào tờ đăng ký và được hỏi các thông tin sau: – Tên, năm sinh hai vợ chồng – Địa chỉ – Giấy chứng minh nhân dân, đăng ký kết hôn (CMND, ĐKKH), mang theo khi đi khám. – Thời gian vô sinh – Para (tiền căn các lần mang thai trước đây) – Nguyên nhân đi khám … Sau đó, bệnh nhân đóng tiền và chờ vào phòng khám. Khi vào phòng khám, bác sĩ hỏi và tư vấn các thắc mắc của bệnh nhân. Sau đó tùy trường hợp sẽ được khám và làm các xét nghiệm cụ thể. Nếu bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán hiếm muộn và đủ điều kiện điều trị, hai vợ chồng sẽ được làm hồ sơ bệnh mới. Khi này, bệnh nhân sẽ được hỏi thêm thông tin và làm các xét nghiệm như: – Khám phụ khoa, làm Pap’s – Siêu âm – Xét nghiệm máu hai vợ chồng: – HIV, HbsAg, BW – HbeAg, AST, ALT (nếu HbsAg dương tính) – Tinh dịch đồ Tùy trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm – Xét nghiệm nội tiết vợ – Chụp HSG (chụp tử cung vòi trứng cản quang) Các bệnh nhân vô kinh, sảy thai nhiều lần… cũng được khám và làm các xét nghiệm phù hợp. Xét nghiệm tinh trùng (Tinh dịch đồ) Điều kiện để làm tinh dịch đồ là người chồng có HIV âm tính và kiêng xuất tinh từ 3-5 ngày. Nếu đủ tiêu chuẩn trên, bệnh nhân được phát lọ đựng, vào phòng lấy bên cạnh phòng Xét nghiệm Nam khoa lấy tinh dịch theo cách sau: – Nên uống nhiều nước và tiểu sạch trước khi lấy mẫu – Rửa sạch tay và dương vật với nước sạch, không dùng xà bông – Mở nắp lọ để nắp ngửa trên mặt […]

Đọc toàn bài

Chữa bệnh quai bị cho trẻ bằng Đông y hiệu quả, tránh biến chứng vô sinh

Chữa bệnh quai bị cho trẻ bằng Đông y hiệu quả, tránh biến chứng vô sinh

Trẻ bị quai bị thường gặp ở lứa tuổi 5 -14 và vào thời điểm trời chuyển lạnh do đây là lúc trẻ dễ mắc các bệnh liên quan đến hô hấp. Bệnh quai bị chưa có thuốc đặc trị mà chủ yếu là điều trị triệu chứng trong khi đó bệnh lại dễ gây biến chứng nặng nề nếu chăm sóc không đúng cách. Sau đây, mời các bậc phụ huynh tham khảo phương pháp chữa bệnh quai bị bằng thuốc Đông Y hiệu quả lại an toàn của các bác sĩ y học cổ truyền. Dấu hiệu nhận biết và triệu chứng bệnh quai bị Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây truyền qua đường hô hấp hoặc do tiếp xúc với nước bọt của người bệnh. Bệnh do một loại vi-rút thuộc họ Paramyxo gây ra, thường ảnh hưởng đến tuyến nước bọt trong má hay còn gọi là tuyến mang tai gây đau, sưng vùng dưới hàm 1 hoặc 2 bên. 25% các trường hợp nhiễm quai bị không có biểu hiện rõ rệt, nhưng phần lớn sẽ xuất hiện các triệu chứng sau đây: – Sốt cao, thậm chí có thể lên đến 40 độ – Sưng một hoặc hai tuyến mang tai ở phía trước của tai và khoanh vào các góc của hàm – Ho hoặc sổ mũi – Đau đầu và nhức mỏi các cơ – Đau bụng, chán ăn Sau 14-24 ngày tiếp xúc với vi-rút gây bệnh, bé có thể bị sốt nhẹ kèm theo cảm giác đau họng, khó chịu, biếng ăn. Sau đó, tuyến mang tai bắt đầu sưng to 1 hoặc 2 bên trong vòng 3 ngày rồi giảm dần. Vùng sưng có thể lan đến má, hàm dưới, thậm chí lan đến ngực gây phù xương ức. Biến chứng bệnh quai bị ở trẻ em có nguy hiểm? Bệnh quai bị thường lành tính và có thể tự khỏi trong vòng 10 ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn xảy ra các biến chứng nghiêm trọng, nhất là ở trẻ em. – Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn: 20-35% mắc bệnh quai bị sau tuổi dậy thì thường bị viêm tinh hoàn hoặc mào tinh hoàn sau một đợt viêm sốt kéo dài khoảng 7 ngày. 50% các trường hợp teo tinh hoàn có thể làm giảm số lượng tinh trùng và gây vô sinh. – Viêm buồng trứng: 7% các bé gái mắc bệnh quai bị sau tuổi dậy thì có thể dẫn đến viêm buồng trứng. Tuy nhiên, nguy cơ gây vô sinh trong các trường hợp này thường rất hiếm gặp. – Gây tổn hại hệ thần kinh, dẫn đến viêm màng não, viêm não hoặc mất khả năng điều hành tiểu não. – Nhồi máu phổi: Là biến chứng xảy ra sau viêm tinh hoàn, gây thiếu máu nuôi dưỡng phổi, dẫn đến hoại tử mô phổi. Chăm sóc trẻ bị quai bị như thế nào? – Khi […]

Đọc toàn bài

Trẻ bị quai bị: Nguyên nhân, cách điều trị và chăm sóc tại nhà

Trẻ bị quai bị: Nguyên nhân, cách điều trị và chăm sóc tại nhà

Bệnh quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp và thường gặp ở trẻ em từ 4 – 15 tuổi. Bệnh lây lan nhanh và nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ gây biến chứng và để lại những hậu quả nặng nề cho trẻ. Vậy làm sao nhận biết trẻ bị quai bị? Những biến chứng của bệnh quai bị hay cách chăm sóc và điều trị cho trẻ bị quai bị như thế nào? Mời các bậc phụ huynh theo dõi bài viết sau nhé. Thế nào là bệnh quai bị Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus gâv ra, bệnh thường lành tính với tổn thương chính là viêm tuyến nước bọt. Mầm bệnh là một virus RNA thuộc họ Paramyxovirus. Người là ký chú tự nhiên, virus được thải qua đường hô hấp, chúng dễ dàng được cấy trên tế bào thận khí, phôi gà… Quai bị xảy ra ở khắp thế giới, nhiều nhất là vào mùa đông. Khoảng 30% trẻ em mang virus mà không có triệu chứng. Nguồn lây bệnh: Tré bệnh, nhất là 6 ngày trước và 2 – 3 tuần sau khi tuyến nước bọt sưng. Đường truyền nhiễm: Virus trong tuyến nước bọt, rời người bệnh khi ho, hắt hơi. Khối mẫn cảm: Trẻ em 4 – 16 tuổi hay bị bệnh nhất. Bệnh xảy ra quanh năm. Sau khi nhiễm, người bệnh có miễn dịch suốt đời. Nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh quai bị Trẻ bị bệnh quai bị rất dễ lây cho trẻ khác, tuy nhiên sẽ cho miễn dịch bền vững sau khi khỏi bệnh (không mắc lại bệnh lần thứ hai). Bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp bởi các giọt nước bọt nhỏ li ti bắn ra khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi… Bệnh có khả năng lây từ 7 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên và 7 ngày sau khi hết triệu chứng. Người bệnh chính là nguồn bệnh và các vật dụng có nhiễm nước bọt của người bệnh. Điều khó khăn trong việc cách ly nguồn bệnh là thời gian 7 ngày trước khi có biểu hiện lâm sàng. Trẻ em trong độ tuổi 5-15 dễ bị bệnh quai bị nhất (khi chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh), do là một loại bệnh dễ lây nên đa số các trẻ nhỏ bị mắc bệnh này. Qua điều tra nghiên cứu thấy trên 85% người trưởng thành đang khỏe mạnh đã có tiền sử mắc bệnh quai bị. Những nguy cơ mắc bệnh quai bị cá biệt cũng có thể gặp ở trẻ nhỏ hơn, thậm chí mới có 5- 6 tháng tuổi do kháng thể chống quai bị được hưởng thụ từ máu và sữa mẹ cũng đã bị suy giảm và hết. Nên trong thời gian có dịch và nguy cơ nhiễm bệnh lớn cũng phải chú ý bảo vệ các đối tượng […]

Đọc toàn bài

Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa lên mũi, nôn trớ sữa liên tục phải làm sao???

Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa lên mũi, nôn trớ sữa liên tục phải làm sao???

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa việc xử lý cũng khá đơn giản nhưng phần lớn các mẹ mới nuôi trẻ sơ sinh lần đầu thì thường khá lúng túng, lo lắng. Amthucvasuckhoe.com sau đây sẽ chia sẻ đến các bà mẹ trẻ một số kiến thức về nguyên nhân và quá trình cho con bú để tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa. Xử lý khi trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa Khi trẻ được khoảng 1 đến 2 tháng tuổi, hệ thống tiêu hóa của trẻ còn yếu, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ. Khi bú trẻ có thể nuốt hơi theo vào dạ dày gây no, sau đó nếu mẹ lại đặt nằm ở tư thế nghiêng thì trẻ dễ bị ọc sữa. Đây là hiện tượng ọc sữa sinh lý, mẹ có thể giúp bé tránh được bằng cách chia nhỏ thời gian cho bú, giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn. Nếu trẻ bú bình, mẹ nên giữ bình sữa nghiêng 45 độ, núm vú cao su luôn đầy sữa để trẻ không bú hơi tránh làm căng dạ dày, hạn chế việc trẻ ọc sữa. Tuy nhiên, nếu trẻ bị ọc sữa nhiều lần trong khi mẹ đã cố gắng khắc phục tình trạng ọc sữa sinh lý, thì nên xét tới nguyên nhân khác mà theo bác sĩ nhi khoa khuyến cáo. Nếu ọc sữa và kèm theo một số biểu hiện khác thường có thể gặp trong những bệnh lý như: các dị tật ở đường tiêu hóa như hẹp thực quản, hẹp tá tràng là khi trẻ có biểu hiện ọc sữa liên tục mặc dù không bú cũng ọc, hoặc ói ra rồi bú, bú xong lại ói ra; một số bệnh đường tiêu hóa tắc ruột, lồng ruột hay gặp ở những trẻ sau 3 tháng tuổi, trẻ đột nhiên ói, đang bú bình thường bỗng nhiên khóc thét lên, ưỡn bụng, bụng có thể nổi phồng lên … cần phải xử trí cấp cứu càng sớm càng tốt. Trong trường hợp này, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được xử lý kịp thời. Một điều đáng lưu ý là trẻ không chỉ ọc sữa mà còn bị giật mình kèm co giật trong lúc ngủ, vặn mình thì người mẹ cần xem lại chế độ ăn uống của mình vì đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đang thiếu canxi. Theo thống kê từ các bệnh viện nhi tại TP.HCM, mỗi năm hàng trăm trẻ thiếu canxi có biểu hiện tương tự. Nguyên nhân và cách xử trí nôn trớ ở trẻ Nôn trớ liên quan đến ăn uống. Hay gặp ở trẻ nhỏ do ép trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, bú chai, ngậm vú giả, pha sữa không đúng cách, không dung nạp sữa bò hoặc bắt đầu ăn bổ sung với thức ăn mới lạ… Nôn thường xuất hiện sớm, số lượng chất […]

Đọc toàn bài

Xử trí khi trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa, nôn trớ nhiều sau khi bú, nôn trớ kèm đi ngoài

Xử trí khi trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa, nôn trớ nhiều sau khi bú, nôn trớ kèm đi ngoài

Nôn trớ là triệu chứng hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng. Nôn trớ có thể lành tính, tự khỏi khi trẻ lớn hơn. Có khi nôn trớ là biểu hiện của những bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, có thể là triêu chứng của bệnh lý đường hô hấp hay là bệnh lý toàn thân,v.v… Mời các bậc phụ huynh tìm hiểu xem nguyên nhân trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa, nôn trớ nhiều sau khi bú và cách xử trí nhé. Xem thêm: Cách xử trí khi trẻ bị sặc sữa, sặc cháo Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là bình thường hay bất thường? Nôn trớ là hiện tượng phổ biến trong những tuần đầu sau sinh, khi bé vừa ăn xong hay bé vặn người. Bé chớ ra sữa vón cục và điều này có thể làm bé sợ, khóc nhiều hơn. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé trớ, từ việc đi xe ô tô đến rối loạn tiêu hoá, thậm chí khóc hay ho kéo dài cũng có thể kích thích phản xạ này. Và đây là lý do vì sao trẻ thường nôn trớ nhiều trong những năm đầu tiên sau khi chào đời. Nôn trớ thường tự hết sau 6 – 24 giờ mà không cần phải áp dụng bất kỳ cách điều trị đặc biệt nào. Miễn là bé vẫn khoẻ mạnh và tiếp tục lên cân thì bạn không cần phải lo lắng về hiện tượng này. Trẻ sơ sinh bị nôn trớ liên tục, ọc sữa lên mũi phải bệnh lý bất thường? Trong những tháng đầu tiên sau sinh, hiện tượng nôn trớ có thể là biểu hiện của một vấn đề nào đó liên quan đến ăn uống chẳng hạn như ăn quá no. Sau thời kỳ này, nguyên nhân có thể là do một loại vi rút dạ dày. Đôi khi, dù rất hiếm, nôn trớ ít khi là biểu hiện của một tình trạng viêm nhiễm nào đó ở hệ hô hấp, tiết niệu hay thậm chí là tai. Bé càng lớn mà tình trạng nôn trớ càng nghiêm trọng thì đừng do dự, hãy đưa bé tới bác sĩ ngay. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo cần tới bệnh viện ngay: – Đau bụng quằn quại – Bụng trướng – Lơ mơ hay ở trạng thái kích thích – Co giật – Liên tục nôn trớ hay tiếp tục nôn trớ trên 24 tiếng – Có dấu hiệu cơ thể bị khử nước như miệng khô, ít nước mắt, ít đi tiểu (thay ít hơn 6 tã lót/ngày) – Xuất hiện máu hay mật (màu xanh) khi nôn trớ Một chút máu tươi khi nôn trớ thường không đáng lo ngại bởi đó là do các mao mạch ở thực quản bị xước khi […]

Đọc toàn bài

Trẻ bị tay chân miệng có thể tử vong, viêm não nếu chăm sóc không đúng cách

Trẻ bị tay chân miệng có thể tử vong, viêm não nếu chăm sóc không đúng cách

Bệnh tay chân miệng (TCM) là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột của họ Picornaviridae gây ra. Giống vi rút gây bệnh TCM phổ biến nhất là Coxsackie A và virus Enterovirus 71 (EV-71). Đây là một bệnh thường gặp ở nhũ nhi và trẻ em mà không phải ông bố bà mẹ nào cũng có đầy đủ hiểu biết để chăm sóc trẻ đúng cách. Mời các bậc phụ huynh tham khảo tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa sau đây nhé. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sớm trẻ bị tay chân miệng Bệnh tay chân miệng do vi trùng đường ruột Ente’virus (E71) và Coxcakieruses gây nên. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá, từ người sang người nên các yếu tố sinh hoạt tập thể như ở trường học khiến nguy cơ lây bệnh tăng cao, đặc biệt là trong các đợt bùng phát bệnh. Triệu chứng đầu tiên thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng. Một đến hai ngày sau khi xuất hiện sốt trẻ bắt đầu đau miệng. Khám họng trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước và thường tiến triển đến loét. Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má. Ban da xuất hiện trong vòng 1 đến 2 ngày với các tổn thương phẳng trên da hoặc có thể gồ lên, máu đỏ và một số hình thành bọng nước. Ban này không ngứa và thường khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Như vậy ban điển hình thường xuất hiện ở các vị trí tay, chân và miệng nên bệnh có tên Bệnh Tay – Chân – Miệng. Tuy nhiên ban có thể xuất hiện ở mông. Một số trường hợp, ban chỉ xuất hiện ở miệng mà không thấy ở các vị trí khác. Các biểu hiện của bệnh tay chân miệng bao gồm: Sốt Nhức đầu Ói mửa Mệt mỏi Khó chịu Đau lan lỗ tai Đau họng Thương tổn đau rát ở răng và miệng Phát ban không ngứa toàn thân, kèm theo đó là nhiều nốt mụn trên lòng bàn tay và lòng bàn chân Loét miệng Mụn lở và giộp da trên xuất hiện trên mông của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi trở nên khó chịu Biếng ăn Tiêu chảy Thời kỳ ủ bệnh thường thấy (thời gian từ khi nhiễm bệnh và bắt đầu có triệu chứng) là 3-7 ngày. Triệu chứng ban đầu có thể là sốt thường kèm theo một cơn đau họng. Chán ăn và khó chịu nói chung cũng có thể xảy ra. Từ một đến hai ngày sau khi bị sốt, các nốt mụn lở đau rát (tổn thương) có thể xuất hiện trong miệng và / hoặc cổ họng. Chứng phát ban có thể nhìn thấy rõ ràng trên bàn tay, […]

Đọc toàn bài

Làm gì khi trẻ bị sốt cao tay chân lạnh, phải dùng thuốc hạ sốt như thế nào?

Làm gì khi trẻ bị sốt cao tay chân lạnh, phải dùng thuốc hạ sốt như thế nào?

Hầu hết các mẹ đều rất lo lắng khi thấy bé bị sốt rất cao nhưng tay chân lạnh ngắt. Vậy khi trẻ bị sốt tay chân lạnh như thế này có nguy hiểm không? Nhiều mẹ đôi khi còn hiểu sai, thấy con lạnh lại ủ ấm thêm cho bé làm cho bệnh tình lại càng nặng. Mời các mẹ tham khảo tư vấn của các bác sĩ sau đây để biết cách xử trí khi bé sốt cao tay chân lạnh nhé. Hỏi bác sĩ: Vì sao bé bị sốt mà chân tay lạnh? Con gái em được 14 tháng, nặng 10.8kg, cao 78cm. Cho em hỏi bé như vậy có phải suy dinh dưỡng không? Bé bị sốt mà bàn tay, bàn chân lạnh nhưng đầu thì nóng như vậy có sao không BS? Ở nhà cũng cho uống thuốc hạ sốt rồi nhưng hạ xong rồi lại sốt. BS cho em hỏi bé bệnh gì? Trả lời của bác sĩ nhi khoa: Chào em, Với cân nặng và chiều cao trên ở bé gái 14 tháng tuổi, cho thấy bé phát triển thể chất khá tốt theo tuổi rồi em, chứ không phải suy dinh dưỡng như em lo nghĩ. Vấn đề bé sốt cao nhưng tay chân lạnh là do rối loạn vận mạch, lúc này em cần nhanh chóng hạ sốt xuống thì biểu hiện trên sẽ hết, nhưng nếu em cho mặc ấm hoặc trùm thêm chăn mền thì bé càng lạnh run và sốt càng cao hơn dẫn đến co giật. Còn sốt do bệnh gì thì em nên đưa bé đi khám BS chuyên nhi, nếu cần phải làm thêm xét nghiệm máu em nhé! Trẻ bị sốt cao, kèm theo chân tay lạnh, mẹ chớ coi thường Theo Bác sĩ Tiến, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc BV Nhi Đồng 1, TP HCM, sốt là triệu chứng rất thường gặp, là phản ứng thông thường của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi… xâm nhập. Trong một số căn bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm não, viêm màng não… người ta có thể sốt rất cao và khó hạ dù đã được uống thuốc và lau mát. “Sốt trên 40 độ C, kéo dài, chân tay lạnh mà không được can thiệp kịp thời có thể gây những biến chứng như co giật, mất nước, biến chứng về hô hấp và tim mạch, rối loạn đông máu, di chứng thần kinh, vận động…, thậm chí có thể tử vong nếu diễn tiến nặng gây suy đa cơ quan. Một dạng rất đáng chú ý là sốt do viêm não có thể gây rối loạn trung tâm điều nhiệt khiến trẻ tử vong hoặc để lại di chứng não dù được cứu sống” – BS Tiến nói. Theo BS Tiến, cơn sốt từ 38 độ C trở lên (đo qua cặp nhiệt ở nách) cần được xử lý. […]

Đọc toàn bài

Hướng dẫn phân biệt phát ban do bệnh tay chân miệng và do sốt virus

Hướng dẫn phân biệt phát ban do bệnh tay chân miệng và do sốt virus

Tay chân miệng là một trong những bệnh có nhiều thể khác nhau. Giai đoạn ủ bệnh có thể kéo dài từ 3 – 7 ngày, sau đó đến giai đoạn khởi phát: 1 – 2 ngày và cuối cùng là giai đoạn toàn phát: 3 – 10 ngày. Chính vì giai đoạn ủ bệnh khá dài nên cha mẹ cần phải chú ý để có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. PHÂN BIỆT BỆNH TAY CHÂN MIỆNG VỚI BỆNH SỐT VIRUS PHÁT BAN Như trường hợp tử vong mới đây ở Hà Nội, bé khởi bệnh với triệu chứng mệt mỏi, nôn, sốt và được chẩn đoán theo dõi sốt virus. Tuy nhiên, một ngày sau bé vẫn không hết sốt, bắt đầu xuất hiện nốt ban đỏ dạng chấm ở bàn tay, nghi mắc tay chân miệng. Sau đó thì có kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của trẻ dương tính với virus tay chân miệng EV71. Tiến sĩ Trần Minh Điển, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, chẩn đoán bệnh tay chân miệng dựa chủ yếu vào các biểu hiện lâm sàng, chứ không chờ vào xét nghiệm. Vì thế, bác sĩ, thậm chí người dân có thể phân biệt được 2 bệnh này. Cụ thể: Sốt virus: – Bắt đầu từ giai đoạn 6 tháng tuổi là trẻ có thể bị sốt virus, đôi khi sốt cao 38,5 độ, 39,5 độ, sốt liên tục. Dùng thuốc hạ sốt thì trẻ đỡ, nhưng sau đó lại sốt, sốt có thể kéo dài 2-4 ngày, thậm chí là 6 ngày. – Ngoài sốt, trẻ có thể kèm theo các biểu hiện viêm đường hô hấp trên như: ho, sổ mũi… – Tuy nhiên xét về toàn trạng thì trẻ vẫn tỉnh táo, chơi tốt, khám không thấy dấu hiệu nhiễm trùng ở họng, phổi, đường ruột… – Sau khi hết sốt, trẻ có thể nổi ban nhưng ban mỏng, rải rác, nhưng cũng có thể mọc toàn thân, hồng ban xen kẽ, ít dạng sẩn, thường có hạch sau tai. – Sốt virus có thể tự khỏi trong 2-4 ngày. Trẻ có thể bị sốt virus trở lại với tần xuất 2-3 lần, thậm chí 5-6 lần một năm. – Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tay chân miệng: – Tùy từng thể bệnh mà có biểu hiện điển hình hay không. Trẻ có thể sốt cao liên tục 39, 40 độ C và không đáp ứng thuốc hạ sốt, nhưng có trẻ lại chỉ sốt nhẹ. Chẳng hạn với thể tối cấp thì bệnh diễn tiến rất nhanh, có các biến chứng nặng như suy tuần hoàn, hô hấp, hôn mê dẫn đến tử vong trong 2-4 ngày. Với thể không điển hình thì dấu hiệu phát ban không rõ hoặc chỉ có vết loét miệng hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban loét miệng. – Tuy nhiên, […]

Đọc toàn bài

Trẻ bị viêm họng cấp, sốt cao liên tục mấy ngày phải điều trị làm sao?

Trẻ bị viêm họng cấp, sốt cao liên tục mấy ngày phải điều trị làm sao?

Mùa mưa với thời tiết thất thường dễ dàng “hạ gục”sức đề kháng của bất kỳ ai. Kéo theo đó là nguy cơ trẻ bị viêm họng có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào. Vậy làm sao để chăm sóc và điều trị trẻ bị viêm họng cấp, mời các bạn cùng theo dõi bài viết ở Blog Mẹ Xuka dưới đây nhé. Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng Trẻ bị viêm họng có thể do virus (thường xảy ra khi cảm cúm hoặc cảm lạnh) hoặc do vi khuẩn (như nhiễm khuẩn liên cầu). Có đến hơn 200 chủng virus có thể trở thành tác nhân gây viêm họng. Trẻ dễ dàng bị nhiễm khi đi mưa và bị cảm cúm, cảm lạnh. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị lây từ người nhà, bạn bè hoặc do đến những nơi đông người, phương tiện công cộng. Thông thường, trẻ bị viêm họng có thể tự khỏi sau một thời gian, rất ít khi phải nhập viện khẩn cấp. Trừ trường hợp cổ họng nhiễm khuẩn đến mức không thể ăn uống, khó thở, sốt cao, chảy dãi liên tục. Khi nào bệnh viêm họng trở nên nguy hiểm Trẻ bị viêm họng được gọi là nguy hiểm khi nguyên nhân gây viêm họng do liên cầu bêta tan huyết nhóm A. Nguyên nhân là do vỏ của loại liên cầu này có cấu trúc gần giống cấu tạo của màng thận, màng tim, màng khớp, do đó khi mắc bệnh và không được điều trị kịp thời, cơ thể tự sản sinh ra kháng thể chống lại loại liên cầu này, đồng thời tấn công cả vào thận, tim và khớp gây viêm khớp, viêm cầu thận, thấp tim để lại hậu quả rất nặng nề cho bản thân người bệnh nhân và cộng đồng. Triệu chứng và biểu hiện ở trẻ bị viêm họng cấp Mẹ có thể nhận biết dấu hiệu trẻ bị viêm họng cấp với các biểu hiện quấy khóc, kém bú, chán ăn. Kèm theo đó, nếu bé bị viêm họng sốt cao đến các nhiệt độ sau, mẹ cần đưa bé đi khám ngay: – Bé dưới 3 tháng: sốt đến 38 độ – Bé từ 3 đến 6 tháng: 38,3 độ – Bé trên 6 tháng: 39 độ Mẹ cũng nên cho con đi khám nếu bé có dấu hiệu đau khoang miệng, cổ họng sưng (tấy), chảy dãi nhiều, hơi thở khó nhọc, nhịp thở nhanh. Ngoài ra, mẹ cần lưu ý các dấu hiệu viêm họng do liên cầu bêta tan huyết nhóm A: – Bệnh khởi phát đột ngột với biểu hiện sốt cao 30 – 40 độ C, người mệt mỏi. – Khám họng thấy có mủ trắng bẩn ở khe, hốc amiđan hai bên. – Sờ thấy hạch dưới hàm cả hai bên, di động, ấn đau. – Bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao khi lấy máu làm xét nghiệm. Trẻ bị viêm họng […]

Đọc toàn bài
Page 7 of 17« First...56789...Last »